Bằng công nhận trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia bị thu hồi khi nào?
Bằng công nhận trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia bị thu hồi khi nào?
Căn cứ Điều 39 Quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường tiểu học được ban hành kèm theo Thông tư 17/2018/TT-BGDĐT quy định như sau:
Thu hồi Bằng công nhận trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia
1. Trường hợp Bằng công nhận trường đạt chuẩn quốc gia còn thời hạn mà trường tiểu học không còn đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định tại Chương II của Quy định này thì Bằng công nhận trường đạt chuẩn quốc gia bị thu hồi.
2. Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ khi có kết luận của sở giáo dục và đào tạo về việc trường tiểu học không còn đáp ứng các tiêu chuẩn đánh giá, Giám đốc sở giáo dục và đào tạo đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định thu hồi Bằng công nhận trường đạt chuẩn quốc gia.
3. Quyết định thu hồi Bằng công nhận trường đạt chuẩn quốc gia đối với trường tiểu học được công bố công khai trên trang thông tin điện tử của sở giáo dục và đào tạo.
Vậy, Bằng công nhận trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia bị thu hồi khi trường tiểu học không còn đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định tại Chương 2 Quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường tiểu học được ban hành kèm theo Thông tư 17/2018/TT-BGDĐT.
Giám đốc sở giáo dục và đào tạo đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định thu hồi Bằng công nhận trường đạt chuẩn quốc gia trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ khi có kết luận của sở giáo dục và đào tạo về việc trường tiểu học không còn đáp ứng các tiêu chuẩn đánh giá.
Bằng công nhận trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia bị thu hồi khi nào? (Hình từ Internet)
Điều kiện được công nhận trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia thế nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 37 Quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường tiểu học được ban hành kèm theo Thông tư 17/2018/TT-BGDĐT có nội dung như sau:
Công nhận trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia
1. Điều kiện công nhận:
Trường tiểu học được công nhận đạt chuẩn quốc gia khi đáp ứng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 34 và có kết quả đánh giá ngoài đạt từ Mức 2 trở lên theo quy định tại khoản 1 Điều 6 của Quy định này.
2. Mức độ công nhận:
a) Mức độ 1: Trường được đánh giá đạt Mức 2 theo quy định tại khoản 1 Điều 6 của Quy định này;
b) Mức độ 2: Trường được đánh giá đạt Mức 3 trở lên theo quy định tại khoản 1 Điều 6 của Quy định này.
Như vậy, trường tiểu học được công nhận đạt chuẩn quốc gia cần đáp ứng điều kiện là có ít nhất một khóa học sinh đã hoàn thành Chương trình tiểu học theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 34 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 17/2018/TT-BGDĐT.
Bên cạnh đó, trường tiểu học có kết quả đánh giá ngoài đạt từ Mức 2 trở lên theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 17/2018/TT-BGDĐT:
Các mức đánh giá trường tiểu học
1. Trường tiểu học được đánh giá theo các mức sau:
...
b) Mức 2: Đáp ứng quy định tại Mục 2 Chương II của Quy định này;
...
Theo đó, Trường tiểu học đạt Mức 2 khi đảm bảo các quy định tại Mục 1 và Mục 2 Chương 2 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 17/2018/TT-BGDĐT về:
- Tổ chức và quản lý nhà trường;
- Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh;
- Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học;
- Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội;
- Hoạt động giáo dục và kết quả giáo dục.
Mục tiêu của việc giáo dục tiểu học tại trường tiểu học là gì?
Căn cứ tại Điều 29 Luật Giáo dục 2019 quy định về mục tiêu của giáo dục phổ thông như sau:
Mục tiêu của giáo dục phổ thông
1. Giáo dục phổ thông nhằm phát triển toàn diện cho người học về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo; hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho người học tiếp tục học chương trình giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp hoặc tham gia lao động, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
2. Giáo dục tiểu học nhằm hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, năng lực của học sinh; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học trung học cơ sở.
3. Giáo dục trung học cơ sở nhằm củng cố và phát triển kết quả của giáo dục tiểu học; bảo đảm cho học sinh có học vấn phổ thông nền tảng, hiểu biết cần thiết tối thiểu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông hoặc chương trình giáo dục nghề nghiệp.
4. Giáo dục trung học phổ thông nhằm trang bị kiến thức công dân; bảo đảm cho học sinh củng cố, phát triển kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và có hiểu biết thông thường về kỹ thuật, hướng nghiệp; có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học chương trình giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp hoặc tham gia lao động, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Như vậy, mục tiêu của việc giáo dục tiểu học tại trường tiểu học là hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, năng lực của học sinh; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học trung học cơ sở theo quy định.
- Chế độ giảm định mức tiết dạy với giáo viên phổ thông kiêm nhiệm công tác Đảng trong nhà trường?
- Tiêu chuẩn cơ sở vật chất của Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên thế nào?
- Điều kiện thành lập văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài tại Việt Nam là gì?
- Vật liệu polime là gì? Vật liệu polime được học trong chương trình lớp mấy?
- Top bàn luận về việc học sinh đi học muộn? Ngữ liệu trong Ngữ văn lớp 9 phải đảm bảo tiêu chí nào?
- Chỉ thị toàn dân kháng chiến ra đời khi nào? Học sinh lớp 9 được xem là cấp mấy?
- Top 05 mẫu viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc đối với một người mà em yêu quý ngắn gọn, cảm xúc môn Tiếng Việt lớp 3?
- Tác động của trật tự thế giới hai cực Ianta đối với Việt Nam là gì? Trật tự thế giới được học trong môn Lịch sử lớp 12 đúng không?
- Mẫu đoạn văn kể lại Sự tích cây thì là bằng lời văn của em mới nhất 2024? Mục đích đánh giá học sinh lớp 5 là gì?
- Phân tích nhân vật mẹ Lê trong Nhà mẹ Lê? Quyền và nghĩa vụ của học sinh lớp 10 là gì?