Bảng chữ số La Mã từ 1 đến 100 như thế nào? Học sinh được học nhận biết chữ số La Mã ở lớp mấy?

Tổng hợp cách viết bảng chữ số La Mã từ 1 đến 100? Học sinh được học nhận biết chữ số La Mã ở lớp mấy?

Bảng chữ số La Mã từ 1 đến 100 như thế nào?

Dưới đây là bảng tổng hợp chữ số la Mã từ 1 đến 100 dành cho các em học sinh:

CHỮ SỐ LA MÃ TỪ 1 ĐẾN 100

1 = I

26 = XXVI

51 = LI

76 = LXXVI

2 = II

27 = XXVII

52 = LII

77 = LXXVII

3 = III

28 = XXVIII

53 = LIII

78 = LXXVIII

4 = IV

29 = XXIX

54 = LIV

79 = LXXIX

5 = V

30 = XXX

55 = LV

80 = LXXX

6 = VI

31 = XXXI

56 = LVI

81 = LXXXI

7 = VII

32 = XXXII

57 = LVII

82 = LXXXII

8 = VIII

33 = XXXIII

58 = LVIII

83 = LXXXIII

9 = IX

34 = XXXIV

59 = LIX

84 = LXXXIV

10 = X

35 = XXXV

60 = LX

85 = LXXXV

11 = XI

36 = XXXVI

61 = LXI

86 = LXXXVI

12 = XII

37 = XXXVII

62 = LXII

87 = LXXXVII

13 = XIII

38 = XXXVIII

63 = LXIII

88 = LXXXVIII

14 = XIV

39 = XXXIX

64 = LXIV

89 = LXXXIX

15 = XV

40 = XL

65 = LXV

90 = XC

16 = XVI

41 = XLI

66 = LXVI

91 = XCI

17 = XVII

42 = XLII

67 = LXVII

92 = XCII

18 = XVIII

43 = XLIII

68 = LXVIII

93 = XCIII

19 = XIX

44 = XLIV

69 = LXIX

94 = XCIV

20 = XX

45 = XLV

70 = LXX

95 = XCV

21 = XXI

46 = XLVI

71 = LXXI

96 = XCVI

22 = XXII

47 = XLVII

72 = LXXII

97 = XCVII

23 = XXIII

48 = XLVIII

73 = LXXIII

98 = XCVIII

24 = XXIV

49 = XLIX

74 = LXXIV

99 = XCIX

25 = XXV

50 = L

75 = LXXV

100 = C

Bảng chữ số La Mã từ 1 đến 100 như thế nào? Học sinh được học nhận biết chữ số La Mã ở lớp mấy?

Bảng chữ số La Mã từ 1 đến 100 như thế nào? Học sinh được học nhận biết chữ số La Mã ở lớp mấy? (Hình từ Internet)

Học sinh được học nhận biết chữ số La Mã ở lớp mấy?

Căn cứ mục V Chương trình giáo dục phổ thông môn Toán ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định về yêu cầu cần đạt khi học số tự nhiên trong môn Toán lớp 3 như sau:

- Đối với nội dung số và cấu tạo thập phân của một số:

+ Đọc, viết được các số trong phạm vi 10 000; trong phạm vi 100 000.

+ Nhận biết được số tròn nghìn, tròn mười nghìn.

+ Nhận biết được cấu tạo thập phân của một số.

+ Nhận biết được chữ số La Mã và viết được các số tự nhiên trong phạm vi 20 bằng cách sử dụng chữ số La Mã.

- Đối với nội dung so sánh các số:

+ Nhận biết được cách so sánh hai số trong phạm vi 100 000.

+ Xác định được số lớn nhất hoặc số bé nhất trong một nhóm có không quá 4 số (trong phạm vi 100 000).

+ Thực hiện được việc sắp xếp các số theo thứ tự (từ bé đến lớn hoặc ngược lại) trong một nhóm có không quá 4 số (trong phạm vi 100 000).

Từ quy định trên có thể thấy học sinh được học nhận biết chữ số La Mã ở chương trình giáo dục môn Toán lớp 3.

Những yêu cầu cơ bản trong phương pháp dạy học môn Toán cấp tiểu học là gì?

Theo quy định tại mục VI Chương trình giáo dục phổ thông môn Toán ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT thì phương pháp dạy học trong Chương trình môn Toán cần đáp ứng các yêu cầu cơ bản sau:

- Phù hợp với tiến trình nhận thức của học sinh (đi từ cụ thể đến trừu tượng, từ dễ đến khó); không chỉ coi trọng tính logic của khoa học toán học mà cần chú ý cách tiếp cận dựa trên vốn kinh nghiệm và sự trải nghiệm của học sinh;

- Quán triệt tinh thần “lấy người học làm trung tâm”, phát huy tính tích cực, tự giác, chú ý nhu cầu, năng lực nhận thức, cách thức học tập khác nhau của từng cá nhân học sinh; tổ chức quá trình dạy học theo hướng kiến tạo, trong đó học sinh được tham gia tìm tòi, phát hiện, suy luận giải quyết vấn đề;

- Linh hoạt trong việc vận dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực; kết hợp nhuần nhuyễn, sáng tạo với việc vận dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học truyền thống; kết hợp các hoạt động dạy học trong lớp học với hoạt động thực hành trải nghiệm, vận dụng kiến thức toán học vào thực tiễn. Cấu trúc bài học bảo đảm tỉ lệ cân đối, hài hoà giữa kiến thức cốt lõi, kiến thức vận dụng và các thành phần khác.

- Sử dụng đủ và hiệu quả các phương tiện, thiết bị dạy học tối thiểu theo quy định đối với môn Toán; có thể sử dụng các đồ dùng dạy học tự làm phù hợp với nội dung học và các đối tượng học sinh; tăng cường sử dụng công nghệ thông tin và các phương tiện, thiết bị dạy học hiện đại một cách phù hợp và hiệu quả.

Môn Toán cấp tiểu học cần có những thiết bị dạy học tối thiểu nào?

Theo quy định tại mục VIII Chương trình giáo dục phổ thông môn Toán ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT thì những thiết bị dạy học tối thiểu môn Toán cấp tiểu học gồm những thiết bị sau:

- Số và Phép tính: Gồm các bộ thiết bị dạy học về Số tự nhiên và các phép tính (cộng, trừ, nhân, chia) với số tự nhiên; Phân số và các phép tính (cộng, trừ, nhân, chia) với phân số; Số thập phân và Các phép tính về số thập phân; Tỉ số phần trăm.

- Hình học và Đo lường: Gồm các bộ thiết bị dạy học về nhận biết, mô tả hình dạng và đặc điểm của một số hình phẳng và hình khối; thực hành đo, vẽ, lắp ghép, tạo hình (tương ứng với chương trình môn Toán mỗi lớp); thực hành cân, đo, đong, đếm, xem thời gian, mua bán.

- Một số yếu tố thống kê và xác suất: Gồm các bộ thiết bị dạy học về Đọc, mô tả, biểu diễn số liệu vào các bảng, biểu đồ thống kê; làm quen với khả năng xảy ra của một sự kiện.

Môn Toán lớp 3
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Top dạng toán về phép chia có dư lớp 3? Hoạt động thực hành và trải nghiệm trong môn Toán lớp 3 là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Bảng chữ số La Mã từ 1 đến 100 như thế nào? Học sinh được học nhận biết chữ số La Mã ở lớp mấy?
Hỏi đáp Pháp luật
Công thức tính chu vi hình tam giác là gì? Tính chu vi hình tam giác là nội dung trong chương trình môn Toán lớp mấy?
Hỏi đáp Pháp luật
Công thức tính chu vi hình chữ nhật là gì? Công thức tính chu vi hình chữ nhật được học từ lớp mấy?
Hỏi đáp Pháp luật
Công thức tính diện tích hình chữ nhật là gì? Lớp mấy được học công thức tính diện tích hình chữ nhật?
Hỏi đáp Pháp luật
Công thức cấp số nhân là gì? Học sinh sẽ được học từ lớp mấy?

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;