Bản mẫu sách giáo khoa là gì? Bản mẫu sách giáo khoa được tạo ra trong giai đoạn nào?

Như thế nào là bản mẫu sách giáo khoa? Trong giai đoạn nào thì bản mẫu sách giáo khoa được tạo ra?

Bản mẫu sách giáo khoa là gì?

* Lưu ý: Quy định tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa sách giáo khoa, tiêu chuẩn tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa; tổ chức và hoạt động của Hội đồng Quốc gia thẩm định sách giáo khoa được ban hành kèm theo Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT (viết tắt là Quy định ban hành kèm theo Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT).

Căn cứ theo Điều 2 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT, quy định về khái niệm bản mẫu sách giáo khoa như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong văn bản này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Sách giáo khoa là xuất bản phẩm cụ thể hóa các yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông; được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt, cho phép sử dụng làm tài liệu dạy học chính thức trong các cơ sở giáo dục phổ thông.
2. Bản mẫu sách giáo khoa là bản thảo sách giáo khoa hoàn chỉnh đã biên tập, chế bản và in dưới dạng sách, trên bìa 1 và bìa phụ (trang ghi tên sách) có cụm từ bản mẫu.

Như vậy, bản mẫu sách giáo khoa là bản thảo sách giáo khoa hoàn chỉnh đã biên tập, chế bản và in dưới dạng sách, trên bìa 1 và bìa phụ (trang ghi tên sách) có cụm từ bản mẫu.

Bản mẫu sách giáo khoa là gì?

Bản mẫu sách giáo khoa là gì? Bản mẫu sách giáo khoa được tạo ra trong giai đoạn nào? (Hình từ Internet)

Bản mẫu sách giáo khoa được tạo ra trong giai đoạn nào?

Căn cứ tại Điều 9 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 05/2022/TT-BGDĐT quy định về quy trình biên soạn và chỉnh sửa sách giáo khoa cụ thể như sau:

Giai đoạn 1. Quy trình biên soạn sách giáo khoa

- Tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa lựa chọn tác giả biên soạn sách giáo khoa đáp ứng tiêu chuẩn quy định tại Điều 11 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT (được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 05/2022/TT-BGDĐT và khoản 1 Điều 1 Thông tư 23/2020/TT-BGDĐT)

Tác giả nghiên cứu chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành để xây dựng đề cương tổng thể, đề cương chi tiết, kế hoạch biên soạn;

Phân công nhiệm vụ của tổng chủ biên, chủ biên (nếu sách có tổng chủ biên, chủ biên), tác giả bảo đảm sự phù hợp về khối lượng công việc và thời gian thực hiện để bảo đảm chất lượng và tiến độ hoàn thành bản mẫu sách giáo khoa;

- Tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa tổ chức biên soạn, biên tập, thiết kế, minh họa, hoàn thành ít nhất 01 (một) bài học, tổ chức dạy thực nghiệm, góp ý sau khi dạy thực nghiệm để hoàn thiện bài học đó với sự tham gia đóng góp và thống nhất của toàn thể tác giả trước khi tổ chức biên soạn các bài học khác; tổ chức biên soạn, biên tập, thiết kế, minh họa, dạy thực nghiệm, tổ chức lấy ý kiến của giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, nhà khoa học, nhà giáo dục am hiểu về giáo dục phổ thông nhận xét, đánh giá bản mẫu sách giáo khoa theo nội dung từng khoản quy định tại Điều 4, Điều 5, Điều 6, Điều 7 và Điều 8 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT (yêu cầu cụ thể theo Tiêu chí đánh giá sách giáo khoa kèm theo Thông tư này); hoàn thành bản mẫu sách giáo khoa gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo để tổ chức thẩm định;

- Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức thẩm định bản mẫu sách giáo khoa theo quy định tại Chương 4 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT;

- Tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa hoàn thiện bản mẫu sách giáo khoa sau thẩm định;

- Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt, cho phép sử dụng sách giáo khoa;

- Tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa tổ chức xuất bản, phát hành sách giáo khoa theo quy định của pháp luật.

Giai đoạn 2. Yêu cầu và quy trình thực nghiệm sách giáo khoa

- Đối với mỗi bản mẫu sách giáo khoa, lựa chọn các bài học để tổ chức thực nghiệm mang tính đại diện về loại bài, thể hiện điểm mới về nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học theo chương trình môn học, hoạt động giáo dục;

Tổ chức thực nghiệm ít nhất 10% tổng số tiết đối với các môn học, hoạt động giáo dục có từ 105 tiết/năm học trở lên, ít nhất 15% tổng số tiết đối với các môn học, hoạt động giáo dục có từ 70 tiết/năm học đến dưới 105 tiết/năm học, ít nhất 20% tổng số tiết đối với các môn học, hoạt động giáo dục còn lại;

Mỗi bài học được dạy thực nghiệm ít nhất 02 (hai) lần, sau lần dạy thực nghiệm thứ nhất, tổ chức rút kinh nghiệm, chỉnh sửa bài học trước khi tổ chức dạy thực nghiệm lần thứ hai;

- Cơ sở giáo dục phổ thông được lựa chọn để tổ chức dạy thực nghiệm bảo đảm tính đại diện vùng, miền; lớp học sinh được lựa chọn để tổ chức dạy thực nghiệm thuộc khối lớp có sách giáo khoa được thực nghiệm; việc dạy thực nghiệm được thực hiện đối với học sinh toàn lớp vào thời điểm phù hợp với năng lực của học sinh.

Giáo viên dạy học và giáo viên dự giờ dạy thực nghiệm là những người đang trực tiếp dạy học môn học có sách giáo khoa được thực nghiệm; mỗi tiết dạy thực nghiệm bảo đảm có ít nhất 03 (ba) giáo viên dự giờ và tham gia góp ý bài học thực nghiệm;

- Tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa tổ chức đánh giá bài học thực nghiệm theo nội dung từng khoản (trừ những nội dung không thể hiện trong bài học) quy định tại Điều 4, Điều 5, Điều 6, Điều 7 và Điều 8 của Quy định ban hành kèm theo Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT (yêu cầu cụ thể theo Quy định ban hành kèm theo Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT).

Giai đoạn 3. Quy trình chỉnh sửa sách giáo khoa

- Trong quá trình sử dụng, sách giáo khoa có thể được chỉnh sửa;

- Quy trình chỉnh sửa sách giáo khoa thực hiện như quy trình biên soạn sách giáo khoa được quy định tại khoản 1 Điều này trừ quy định về thực nghiệm sách giáo khoa. Trường hợp phải tổ chức thực nghiệm sách giáo khoa chỉnh sửa do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định.

Giai đoạn 4. Bộ trưởng Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định cụ thể quy trình biên soạn, chỉnh sửa sách giáo khoa quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 9 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT đối với việc biên soạn, chỉnh sửa sách giáo khoa sử dụng ngân sách nhà nước.

Như vậy, đối chiếu quy định trên thì bản mẫu sách giáo khoa sẽ được tạo ra trong giai đoạn 1 của quy trình biên soạn và chỉnh sửa sách giáo khoa và việc tạo ra bản mẫu sách giáo khoa cũng là mục tiêu chung trong giai đoạn 1 này.

Mẫu đơn đề nghị thẩm định bản mẫu sách giáo khoa là mẫu nào?

Mẫu đơn đề nghị thẩm định bản mẫu sách giáo khoa được quy định tại Quy định ban hành kèm theo Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT sau đây:

Mẫu đơn đề nghị thẩm định sách giáo khoa cấp 2

Tải về Mẫu đơn đề nghị thẩm định bản mẫu sách giáo khoa mới nhất

Sách giáo khoa
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Bổ sung quy định về hồ sơ đề nghị thẩm định sách giáo khoa được chỉnh sửa từ 09/02/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy trình tổ chức lựa chọn sách giáo khoa hiện nay được tổ chuyên môn thực hiện ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Người thân của người từng biên soạn sách giáo khoa có được làm thành viên Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa?
Hỏi đáp Pháp luật
Sách giáo khoa sử dụng trong trường trung học do ai phê duyệt?
Hỏi đáp Pháp luật
Sách giáo khoa giáo dục phổ thông được quy định như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Sách giáo khoa sử dụng trong trường tiểu học phải đảm bảo yêu cầu gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Sách giáo khoa toán 7 chân trời sáng tạo mới nhất được quy định ở đâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Sách giáo khoa tin học 7 năm học 2024-2025 gồm những sách nào?
Hỏi đáp Pháp luật
SGK âm nhạc 9 năm học 2024-2025 gồm những sách nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Sách giáo khoa sinh học 12 năm học 2024-2025 là các sách nào?
Tác giả: Lê Đình Khôi
Lượt xem: 122

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;