Bài thu hoạch chính trị hè 2024: Trắc nghiệm tác phẩm Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng?
Bài thu hoạch chính trị hè 2024: Trắc nghiệm về tác phẩm Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng?
Câu hỏi trắc nghiệm có đáp án về tác phẩm Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh bài thu hoạch chính trị hè 2024 như sau:
Câu 1. Lễ ra mắt tác phẩm “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh” của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vào ngày, tháng, năm nào?
Ngày 02/02/2023
Câu 2. Tác phẩm “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh” của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gồm bao nhiêu trang, bao nhiêu hình ảnh minh họa và được chia làm mấy phần?
623 trang, 111 hình ảnh minh họa, chia thành 3 phần
Câu 3. Phần thứ nhất có tiêu đề là gì và từ trang bao nhiêu?
Một số vấn đề rút ra từ thực tiễn công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở Việt Nam (từ trang 11 - trang 206).
Câu 4. Phần thứ hai có tiêu đề là gì? Từ trang bao nhiêu? Gồm bao nhiêu bài viết của Tổng Bí thư
Nhất quán phương châm: Phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực từ sớm từ xa, cả ngọn lẫn gốc; từ trang 207 - trang 522; gồm 22 bài viết của Tổng Bí thư.
Câu 5. Phần thứ ba có tiêu đề là gì? Từ trang bao nhiêu?
Tiêu đề “Trên dưới đồng lòng, dọc ngang thông suốt”; từ trang 523 - trang 619
Lưu ý: Đáp án bài thu hoạch chính trị hè trên mang tính chất tham khảo.
Bài thu hoạch chính trị hè 2024: Trắc nghiệm tác phẩm Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng? (Hình từ Internet)
Biên soạn tài liệu phù hợp với loại hình tổ chức bồi dưỡng thường xuyên giáo viên như thế nào?
Căn cứ điểm d khoản 1 Điều 7 Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông và giáo viên trung tâm giáo dục thường xuyên (Quy chế) ban hành kèm theo Thông tư 19/2019/TT-BGDĐT, tài liệu bồi dưỡng thường xuyên được tổ chức biên soạn phù hợp với loại hình tổ chức bồi dưỡng thường xuyên như sau:
- Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên tập trung: Được tổ chức biên soạn và phát hành dưới dạng ấn phẩm, băng tiếng, băng hình và các thiết bị lưu trữ thông tin khác đảm bảo theo quy định của Chương trình bồi dưỡng thường xuyên và quy định tại Quy chế này.
- Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên từ xa: Được biên soạn dưới dạng học liệu bảo đảm cung cấp và chuyển tải đầy đủ nội dung, yêu cầu cần đạt của Chương trình bồi dưỡng thường xuyên để người học có thể tự học, tự bồi dưỡng theo quy định tại Quy chế này.
(băng đĩa ghi hình ảnh, âm thanh, đoạn phim ngắn; chương trình phát thanh, chương trình truyền hình; sách in, tài liệu hướng dẫn dạy và học với sự trợ giúp của máy tính; bài tập trên internet và các buổi trao đổi thảo luận, truyền hình hội nghị từ xa; bài thực tập ảo, bài thực tập mô phỏng và thực tập thực tế hoặc các học liệu khác phù hợp)
- Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên bán tập trung: Kết hợp tài liệu bồi dưỡng thường xuyên tập trung và tài liệu bồi dưỡng thường xuyên từ xa.
Cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng thường xuyên giáo viên được quy định thế nào?
Căn cứ Điều 10 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 19/2019/TT-BGDĐT, cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng thường xuyên giáo viên được quy định như sau:
(1). Cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng thường xuyên gồm:
- Cơ sở giáo dục bồi dưỡng giáo viên: Trường sư phạm, cơ sở giáo dục có khoa sư phạm, cơ sở giáo dục được phép đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo;
- Cơ sở giáo dục bồi dưỡng cán bộ quản lý: Trường sư phạm, cơ sở giáo dục đại học có khoa quản lý giáo dục, cơ sở giáo dục được phép đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục.
(2). Cơ sở giáo dục được thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng thường xuyên phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Là cơ sở giáo dục được quy định tại khoản 1 Điều 10 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 19/2019/TT-BGDĐT;
- Đảm bảo năng lực xây dựng tài liệu bồi dưỡng thường xuyên theo quy định tại Điều 7 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 19/2019/TT-BGDĐT;
- Đảm bảo đội ngũ báo cáo viên đạt tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 9 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 19/2019/TT-BGDĐT;
- Có cơ sở vật chất thiết bị, kỹ thuật, cơ sở thực hành đáp ứng được công tác bồi dưỡng, trong đó đảm bảo có hệ thống thông tin tích hợp để định kỳ thu thập và xử lý dữ liệu về báo cáo viên, giáo viên và cán bộ quản lý;
Có hệ thống ghi nhận và xử lý phản hồi từ các bên có liên quan về các tiến bộ trong bồi dưỡng nhằm cải tiến, nâng cao chất lượng bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý; hệ thống phần cứng và phần mềm công nghệ được duy trì thường xuyên và luôn sẵn sàng để báo cáo viên và giáo viên, cán bộ quản lý có thể sử dụng hiệu quả;
(3). Cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng thường xuyên theo phương thức giao nhiệm vụ hoặc ký hợp đồng.
- Mẫu bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống lớp 7? Học sinh lớp 7 được đánh giá bằng nhận xét như thế nào?
- Loại gió thịnh hành ở nước ta vào mùa hạ có hướng gì? Học viên giáo dục thường xuyên cấp THCS được đánh giá bằng điểm số ra sao?
- Đồng bằng sông Cửu Long có bao nhiêu tỉnh thành phố?
- Mẫu Viết thư mời dự tiệc Giáng sinh bằng Tiếng Anh hay nhất? Các chủ điểm gợi ý trong dạy học môn Tiếng Anh ở các cấp học là gì?
- Mẫu viết bài văn kể lại một chuyến đi tham quan một di tích lịch sử văn hóa rừng Trần Hưng Đạo? 4 hình thức khen thưởng học sinh THCS?
- Mục đích bồi dưỡng nâng cao năng lực cho nhân viên y tế trường học là gì?
- Hướng dẫn tổ chức giờ ăn đối với học sinh tiểu học?
- Điều kiện giáo viên nước ngoài dạy ngoại ngữ trong trường mầm non?
- Hướng dẫn xử lý khi xảy ra bạo lực học đường?
- Vì sao nói Công xã Paris là nhà nước kiểu mới? Lớp học Lịch sử của học sinh lớp 8 được tổ chức thế nào?