Bài tập xác định trợ từ và thán từ có đáp án lớp 8? Học sinh lớp 8 được học các kiến thức tiếng Việt nào?
Bài tập xác định trợ từ và thán từ có đáp án lớp 8?
Trợ từ, thán từ là phần nội dung quan trọng được học trong chương trình Ngữ văn lớp 8. Dưới đây là bài tập xác định trợ từ và thán từ có đáp án mà học sinh có thể tham khảo.
Bài 1: Xác định từ loại cho các từ in đậm sau đây: a) Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc…Toàn những cớ cho ta tàn nhẫn. b) Đường trơn, trời lạnh mà nó vẫn đến đúng giờ mà. c) Có mà mày bị điếc. d) Anh ấy đang học bài. e) Có chí thì nên. f) Anh nên đi vào buổi sáng. g) Vì hoa nên phải đánh đường tìm hoa. h) Em đừng khóc nữa mà. i) Anh nói như vậy thì tôi sẽ đi. k) Trời mưa nên tôi đành ở nhà vậy. l) Anh à, em muốn hỏi anh bài toán này. m) Khốn nạn! Nó bỏ đi rồi ư? n) Đích thị là nó chạy ra ngõ. Đáp án: a. những: lượng từ b. mà: quan hệ từ c. mà: trợ từ d. đang: phó từ e. nên: danh từ f. nên: động từ g. nên: quan hệ từ h. mà: trợ từ i. vậy: đại từ k. nên: quan hệ từ l. à: thán từ m. khốn nạn: tình thái từ n. đích thị: trợ tù Bài 2: Tìm và xác định ý nghĩa của trợ từ trong các câu sau: a) Mặc dù non một năm ròng, mẹ tôi không gửi cho tôi lấy một lá thư, nhắn người thăm tôi lấy một lời và gửi cho tôi lấy một đồng quà. b) Nhưng họ thách nặng quá: nguyên tiền mặt phải 100 đồng bạc, lại còn cau, còn rượu thì mất đến 200 bạc. c) Tính ra cậu Vàng cậu ấy ăn khỏe hơn cả tôi ông giáo ạ. d) Rồi cứ mỗi năm Rằm tháng 8. Tựa nhau trông xuống thế gian cười. e) Nó hát những mấy ngày liền. f) Chính các bạn đã giúp Lan học tốt. g) Nó ăn mỗi bữa chỉ lưng bát cơm. h) Ngay cả bạn thân, nó cũng ít tâm sự. i) Anh tôi toàn những lo là lo. Đáp án: a, Mặc dầu non một năm ròng mẹ tôi không gửi cho tôi lấy một lá thư, nhắn người thăm tôi lấy một lời và gửi cho tôi lấy một đồng quà. Trợ từ lấy được lặp lại 3 lần. Nhằm biểu thị tình cảm của nhân vật với mẹ, dù mẹ không quan tâm hỏi han nhưng tình cảm của Hồng với mẹ không “rắp tâm nào” có thể làm thay đổi được. b, Trợ từ “nguyên” nhấn mạnh duy chỉ một thứ. Trợ từ “đến” nhấn mạnh mức độ cao, làm ít nhiều ngạc nhiên. c,Trợ từ “cả” biểu thị nhấn mạnh về mức độ cao, ý bao hàm. d,Trợ từ “cứ” biểu thị nhấn mạnh thêm về sắc thái khẳng định, không kể khách quan như thế nào. e, Trợ từ "những" biểu thị việc diễn đạt một sự việc khách quan như trên,còn có ý nhấn mạnh nó hát nhưng mấy ngày liền g, Trợ từ "chỉ" biểu thị sắc thái không bình thường về số lượng không đạt mức bình thường (quá ít). Bài 3: Tìm trợ từ, thán từ trong đoạn trích sau: “Ốm dậy tôi về quê, hành lí vẻn vẹn chỉ có một cái vali đựng toàn những sách. Ôi những quyển sách rất nâng niu! Tôi đã nguyện giữ chúng suốt đời, để lưu lại những kỉ niệm một thời chăm chỉ, hăng hái và tin tưởng, đầy những say mê và khát vọng.” Đáp án: Trợ từ: những Thán từ: ôi Bài 4: Xác định trợ từ, thán từ, tình thái từ trong các câu sau: - Những là rày ước mai ao. - Vâng! Cháu cũng nghĩ như cụ. - Đích thị là nó rồi. - Sướng vui thay miền Bắc của ta. - Có thể tôi mới tin mọi người. - Bạn cứ nói mãi điều tôi không thích làm gì vậy? - Em không! Nào! Em không cho chị bán chị Tí. - Ồ tất cả của ta đây, sướng thật! - Cái bạn này hay thật! Đáp án: a) những b) này c) vậy d) đích e) mới Bài 5: Đặt câu với những thán từ sau đây: à, úi chà, chết thật, eo ôi, ơi, trời ơi, vâng, bớ người ta. Đáp án: * A ! Mẹ em đã về! * Úi chà cái con mèo này, thì ra mày đã gặm miếng thịt của bà! * Chết thật, nhà ấy đã có trộm vào rồi đấy! * Eo ơi, bãi rác của Philipins thật kinh khung! * Trời ơi con với cái! *Vâng, cháu biết rồi ạ! * Bớ người ta có cướp! Bài 6: Đặt câu có sử dụng tình thái từ để biểu thị các ý sau đây: - miễn cưỡng - kính trọng - thân thương - thân mật - phân trần Đáp án: + Bạn miễn cưỡng à? + Chúng ta phải kính trọng người lớn tuổi nhé! + Người đó đã dành cho tôi bao nhiêu cảm xúc thân thương chăng? + Cảm xúc yêu thương tràn ngập khi đi với bạn + Hãy thân mật với tớ nhé !!! + Bạn phân vân không biết làm sao à??? + Tôi thật ngạc nhiên khi nghe tin đó! + Tôi thật bất ngờ sau lần kiểm tra này + Chúng ta phải lễ phép khi giao tiếp với người khác nhé! Bài 7: Ghi lại một đoạn văn bất kì trong các tác phẩm đã học có sử dụng trợ từ, thán từ, tình thái từ. Đáp án: Một hôm đi học về, Lan gặp Hà - người bạn cũ của mình, nay đã chuyển đy trường khác ngạc nhiên, Lan hỏi: - Ủa, hôm nay trường cậu được nghỉ à? Lan nhanh nhảu trả lời: - Trường tớ được nghỉ những 1 tuần cơ đấy! - Ừ -Lan vỗ nhẹ lên vai bạn - Vậy chiều nay đi chơi với tớ nhé. Vậy là hai bạn cùng đi thăm lại ngôi trường ngày thơ ấu của họ.... |
Lưu ý: Nội dung Bài tập xác định trợ từ và thán từ có đáp án chỉ mang tính chất tham khảo.
Bài tập xác định trợ từ và thán từ có đáp án lớp 8? Học sinh lớp 8 được học các kiến thức tiếng Việt nào? (Hình từ Internet)
Học sinh lớp 8 được học các kiến thức tiếng Việt nào?
Căn cứ Mục 5 Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định học sinh lớp 8 được học các kiến thức tiếng Việt như sau:
- Nghĩa của một số thành ngữ và tục ngữ tương đối thông dụng
- Sắc thái nghĩa của từ ngữ và việc lựa chọn từ ngữ
- Từ tượng hình và từ tượng thanh: đặc điểm và tác dụng
- Nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng (ví dụ: vô, hữu) và nghĩa của những từ có yếu tố Hán Việt đó (ví dụ: vô tư, vô hình, hữu quan, hữu hạn)
- Trợ từ, thán từ: đặc điểm và chức năng
- Thành phần biệt lập trong câu: đặc điểm và chức năng
- Câu kể, câu hỏi, câu khiến, câu cảm; câu khẳng định và câu phủ định: đặc điểm và chức năng
- Biện pháp tu từ đảo ngữ, câu hỏi tu từ: đặc điểm và tác dụng
- Nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn của câu
- Các đoạn văn diễn dịch, quy nạp, song song, phối hợp: đặc điểm và chức năng
- Kiểu văn bản và thể loại
+ Văn bản tự sự: bài văn kể lại một chuyến đi hay một hoạt động xã hội
+ Văn bản biểu cảm: thơ sáu chữ, bảy chữ; đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ sáu, bảy chữ
+ Văn bản nghị luận: luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng; bài thảo luận về một vấn đề của đời sống; bài phân tích một tác phẩm văn học
+ Văn bản thông tin: thông tin khách quan, ý kiến chủ quan và mục đích của văn bản; văn bản thuyết minh để giải thích một hiện tượng tự nhiên; bài giới thiệu một cuốn sách; văn bản kiến nghị
- Từ ngữ toàn dân và từ ngữ địa phương: chức năng và giá trị
- Biệt ngữ xã hội: chức năng và giá trị
- Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ: hình ảnh, số liệu, biểu đồ,...
Căn cứ đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh lớp 8 là gì?
Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 8 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT quy định về căn cứ đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh lớp 8 dựa vào:
- Yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và năng lực chung theo các mức độ phù hợp với môn học, cấp học quy định trong Chương trình tổng thể.
- Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù quy định trong Chương trình môn học trong Chương trình giáo dục phổ thông.
- Hình thức tham gia cuộc thi chăm sóc mắt và phòng chống suy giảm thị lực ở học sinh? Thời gian thực hiện chương trình giáo dục THCS?
- Phân tích bức tranh thiên nhiên và hình ảnh người lính trong bài thơ Tây Tiến? Học sinh lớp 12 cần đạt những kiến thức văn học gì?
- Đề thi thử Trạng Nguyên Tiếng Việt lớp 5 cấp huyện có đáp án? Quy trình viết của môn Tiếng Việt lớp 5?
- Mẫu viết một đoạn văn bày tỏ suy nghĩ của em về lời khuyên hãy tiết kiệm lời hứa môn GDCD lớp 7? Mục tiêu cấp THCS môn GDCD ra sao?
- Quy trình dạy học vần tập đọc lớp 1? Giáo viên tiểu học có những nhiệm vụ gì?
- Liên Xô trước khi tan rã gồm bao nhiêu nước? Đặc điểm của môn Lịch sử lớp 12 là gì?
- Hướng dẫn đăng ký thi Trạng nguyên Tiếng Việt 2024 2025? Có mấy phương pháp đánh giá học sinh tiểu học?
- Top 30 mẫu lời chúc Giáng sinh ngắn gọn? Học sinh có thể gửi lời chúc đến giáo viên của mình trong ngày lễ Giáng sinh 2024 không?
- Phân tích nổi khổ của người nông dân Tây Bắc? Kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 có bao nhiêu bài thi?
- Soạn Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài ngắn nhất? Học sinh lớp 11 sinh năm bao nhiêu?