Bài tập đọc cho học sinh lớp 1 hay chọn lọc? Bao nhiêu tuổi thì được học lớp 1?

Tổng hợp bài tập đọc cho học sinh lớp 1 hay chọn lọc? Bao nhiêu tuổi thì được học lớp 1?

Bài tập đọc cho học sinh lớp 1 hay chọn lọc?

Bài tập đọc cho học sinh lớp 1 hay chọn lọc là những bài đọc được lựa chọn kỹ càng, phù hợp với khả năng nhận thức và trình độ đọc của trẻ 6-7 tuổi. Các bài đọc này thường ngắn gọn, dễ hiểu, có hình ảnh minh họa sinh động và nội dung gần gũi với cuộc sống của trẻ.

*Mời các bạn học sinh và thầy cô tham khảo các mẫu bài tập đọc cho học sinh lớp 1 hay chọn lọc dưới đây

Bài tập đọc cho học sinh lớp 1 hay chọn lọc?

Bài 1: Trăng sáng sân nhà em

Sân nhà em sáng quá,

Nhờ ánh trăng sáng ngời,

Trăng tròn như mắt cá

Chẳng bao giờ chớp mi.

Những đêm nào trăng khuyết

Trông giống con thuyền trôi.

Em đi trăng theo bước

Như muốn cùng đi chơi.

---------------------------

Bài 2: Trí khôn

Một hôm, nom thấy bác thợ cày bảo gì trâu phải nghe nấy, Cọp lấy làm lạ hỏi:

- Này, Trâu kia, mày to xác như thế này sao dại thế, sao lại để cho bác ta sai khiến như thế?

- Bác ấy có trí khôn.

Cọp ngạc nhiên quay sang bác thợ cày:

- Này bác, trí khôn của bác để đâu?

- Ta để ở nhà.

- Bác về lấy cho ta xem!

- Ta về, Cọp ăn mất Trâu của ta thì sao? Có thuận cho ta cột vào cây kia thì ta về lấy cho mà xem!

Cọp muốn xem, nên thuận ngay. Sau khi Cọp bị cột chặt vào gốc cây, bác nông dân lấy bắp cày phang cho nó một trận nên thân hồn. Vừa phang bác vừa nói:

- Trí khôn của ta đây! Trí khôn của ta đây!

---------------------------

Bài 3: Chú ếch

Có chú là chú ếch con

Hai mắt mở tròn nhảy nhót đi chơi

Gặp ai ếch cũng thế thôi

Hai cái mắt lồi cứ ngước trơ trơ.

Em không như thế bao giờ

Vì em ngoan ngoãn biết thưa, biết chào.

---------------------------

Bài 4: Đẹp mà không đẹp

Thấy bác Thành đi qua, Hùng liền gọi:

- Bác Thành ơi, bác xem con ngựa của cháu vẽ có đẹp không?

Trên bức tường trắng hiện lên những nét than đen vẽ hình một chú ngựa đang leo núi. Bác Thành nhìn vào bức vẽ rồi trả lời:

- Cháu vẽ đẹp đấy nhưng có cái không đẹp.

Hùng vội hỏi:

- Cái nào không đẹp hả bác?

Bác Thành bảo:

- Cái không đẹp là bức tường của nhà trường đã bị vẽ bẩn cháu ạ!

---------------------------

Bài 5: Hoa sen

Hoa sen đã nở

Rực rỡ đầy hồ

Thoang thoảng gió đưa

Mùi hương thơm ngát.

Lá sen xanh mát

Đọng hạt sương đêm

Gió rung êm đềm

Sương long lanh chạy.

---------------------------

Bài 6: Mô-da

Có lần, một nhà quyền quý đưa con đến nhà Mô-da giúp đỡ:

- Thưa nhạc sư, xin nhạc sư bảo giùm cháu nên sáng tác thế nào?

Sau khi nghe chàng thanh niên ấy đàn. Mô-da khuyên:

- Hãy chờ đã, còn sớm quá!

- Sao lại sớm quá? Chính nhạc sư đã sáng tác nhạc từ năm lên bốn cơ mà?

- Vâng, chỉ có cái là chú bé Mô da lên bốn tự mình làm lấy, chứ đâu có nhờ ai bảo giùm nên sáng tác như thế nào.

Bài 7: Bàn tay cô giáo

Bàn tay cô giáo

Tết tóc cho em

Về nhà mẹ khen

Tay cô rất khéo.

Bàn tay cô giáo

Vá áo cho em

Như tay chị cả

Như tay mẹ hiền

Cô cầm tay em

Nắn từng nét chữ

Em viết đẹp thêm

Điểm mười trang vở.

Bài 8: Giàn mướp

Thật là tuyệt!

Mấy bông hoa vàng tươi như những đốm nắng đã nở sáng trưng trên giàn mướp xanh mát.

Cái giàn trên mặt ao soi bóng xuống làn nước lấp lánh hoa vàng. Mấy chú cá rô cứ lội quanh lội quẩn ở đó chẳng muốn đi đâu. Cứ thế hoa nở tiếp hoa. Rồi quả thi nhau chồi ra... bằng ngón tay... bằng con chuột...rồi bằng con cá chuối to...Có hôm, chị em tôi hái không xuể. Bà tôi sai mang đi biếu cô tôi, dì tôi, cậu tôi, chú tôi, bác tôi mỗi người một quả.

---------------------------

Bài 9: Tay bé

Bàn tay bé uốn uốn

Là dải lụa bay ngang

Bàn tay bé nghiêng sang

Là chiếc dù che nắng

Bàn tay bé dang thẳng

Là cánh con ngỗng trời

Bàn tay bé bơi bơi

Là mái chèo nho nhỏ.

Bàn tay bé xòe nở

Là năm cánh hoa tươi

Là mọc dậy mặt trời

Bé dâng lên tặng mẹ

---------------------------

Bài 10: Lời khuyên của bố

Học quả là khó khăn, gian khổ. Bố muốn con đến trường với niềm hăng say và niềm phấn khởi. Con hãy nghĩ đến những người thợ, tối đến trường sau một ngày lao động vất vả. Cả những người lính vừa ở thao trường về là ngồi ngay vào bàn đọc đọc, viết viết. Con hãy nghĩ đến các em nhỏ bị câm điếc mà vẫn thích học.

Con hãy tưởng tượng mà xem, nếu phong trào học tập ấy bị ngừng lại thì nhân loại sẽ chìm đắm trong cảnh ngu dốt, trong sự dã man. Bố tin rằng con sẽ luôn cố gắng và không bao giờ là người lính hèn nhát trên mặt trận đầy gian khổ ấy.

*Lưu ý: thông tin về bài tập đọc cho học sinh lớp 1 hay chọn lọc chỉ mang tính chất tham khảo./.

Tổng hợp bài tập đọc cho học sinh lớp 1 hay chọn lọc? Bao nhiêu tuổi thì được học lớp 1?

Tổng hợp bài tập đọc cho học sinh lớp 1 hay chọn lọc? Bao nhiêu tuổi thì được học lớp 1? (Hình từ Internet)

Bao nhiêu tuổi thì được học lớp 1?

Căn cứ khoản 1 Điều 28 Luật giáo dục 2019 quy định về độ tuổi và cấp học như sau:

Cấp học và độ tuổi của giáo dục phổ thông
1. Các cấp học và độ tuổi của giáo dục phổ thông được quy định như sau:
a) Giáo dục tiểu học được thực hiện trong 05 năm học, từ lớp một đến hết lớp năm. Tuổi của học sinh vào học lớp một là 06 tuổi và được tính theo năm;
b) Giáo dục trung học cơ sở được thực hiện trong 04 năm học, từ lớp sáu đến hết lớp chín. Học sinh vào học lớp sáu phải hoàn thành chương trình tiểu học. Tuổi của học sinh vào học lớp sáu là 11 tuổi và được tính theo năm;
c) Giáo dục trung học phổ thông được thực hiện trong 03 năm học, từ lớp mười đến hết lớp mười hai. Học sinh vào học lớp mười phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở. Tuổi của học sinh vào học lớp mười là 15 tuổi và được tính theo năm.
...

Do đó, căn cứ theo các quy định nêu trên thì độ tuổi được đi học lớp 1 là 6 tuổi, từ lớp 1 đến lớp 5 sẽ được tính tuổi theo năm.

Tuy nhiên không áp dụng đối với những trường hợp học vượt lớp, học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định

Học sinh lớp 1 có nhiệm vụ như thế nào khi đi học?

Căn cứ theo Điều 34 Điều lệ Trường tiểu học được ban hành kèm theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT, khi đi học, học sinh vào học lớp 1 có nhiệm vụ như sau:

- Học tập, rèn luyện theo kế hoạch giáo dục, nội quy của nhà trường; có ý thức tự giác học tập, rèn luyện để phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực theo mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học.

- Thực hiện đầy đủ và hiệu quả nhiệm vụ học tập; biết cách tự học dưới sự hướng dẫn của giáo viên; chủ động, tích cực tham gia các hoạt động trải nghiệm, vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống; rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh cá nhân.

- Hiếu thảo với cha mẹ, ông bà; kính trọng, lễ phép với thầy giáo, cô giáo và người lớn tuổi; đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ bạn bè, em nhỏ, người già, người khuyết tật và người có hoàn cảnh khó khăn.

- Chấp hành nội quy, bảo vệ tài sản nhà trường và nơi công cộng; chấp hành trật tự an toàn giao thông; giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường.

- Góp phần vào các hoạt động xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường, địa phương.

Môn Tiếng Việt lớp 1
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Tập viết chữ đẹp PDF? Các yêu cầu khi đánh giá học sinh tiểu học năm học 2024 2025 là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Bài tập đọc cho học sinh lớp 1 hay chọn lọc? Bao nhiêu tuổi thì được học lớp 1?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu kể chuyện Sự tích hoa cúc trắng? Sách giáo khoa môn Tiếng Việt của học sinh lớp 1 do ai phê duyệt?
Hỏi đáp Pháp luật
Top 20 bài thơ khi mới đi học hay nhất? 5 yêu cầu cần đạt trong kỹ thuật đọc môn Tiếng Việt lớp 1 là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ chỉ sự vật là gì? Kèm theo ví dụ và bài tập đầy đủ? Từ chỉ sự vật học ở lớp mấy?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn cách học thuộc lòng 4 5 đoạn thơ hoặc bài thơ đã học lớp 1? Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù khi dạy môn Tiếng Việt lớp 1 ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy tắc đặt dấu thanh trong tiếng Việt ra sao? Đặt dấu thanh được học trong chương trình môn Tiếng Việt lớp mấy?
Hỏi đáp Pháp luật
Top 20 mẫu viết 2 3 câu kể về việc làm ở nhà hay nhất?
Tác giả:
Lượt xem: 29

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;