Âm nhạc lớp 1 bài 'Học sinh lớp một vui ca' ra sao?
Môn Âm nhạc lớp 1 bài "Học sinh lớp một vui ca" ra sao?
Âm nhạc lớp 1 bài "Học sinh lớp một vui ca" là một trong những bài dành cho các em học sinh lớp 1
Cụ thể bài "Học sinh lớp một vui ca" như sau:
Học sinh lớp một vui ca
Tạm biệt trường mầm non chúng em vào lớp Một.
Từ hôm nay chúng em luôn chăm ngoan học tốt.
Để thầy cô khen, cha mẹ vui lòng.
Bạn ơi hát lên chúng ta cùng nhau vui múa ca.
(Nhạc và lời: Hoàng Long)
*Lưu ý: Thông tin về bài "Học sinh lớp một vui ca" chỉ mang tính chất tham khảo./.
Âm nhạc lớp 1 bài "Học sinh lớp một vui ca" ra sao? (Hình từ Internet)
Chương trình dạy môn Âm nhạc lớp 1 đảm bảo cho học sinh mục tiêu gì?
Căn cứ theo Mục III Phụ lục Chương trình giáo dục phổ thông môn Âm nhạc ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT xây dựng chương trình môn Âm nhạc lớp 1 như sau:
Chương trình môn Âm nhạc cấp tiểu học giúp học sinh bước đầu làm quen với kiến thức âm nhạc phổ thông, sự đa dạng của thế giới âm nhạc và các giá trị âm nhạc truyền thống;
Hình thành một số kĩ năng âm nhạc ban đầu; nuôi dưỡng cảm xúc thẩm mĩ và tình yêu âm nhạc, hứng thú tham gia các hoạt động âm nhạc phù hợp với lứa tuổi;
Góp phần hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất chủ yếu (yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm) và các năng lực chung (tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo).
Đặc điểm đối với môn Âm nhạc lớp 1 là gì?
Căn cứ theo Mục I Phụ lục Chương trình giáo dục phổ thông môn Âm nhạc ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT đặc điểm đối với môn Âm nhạc lớp 1 như sau:
- Âm nhạc là loại hình nghệ thuật sử dụng âm thanh để diễn tả cảm xúc, thái độ, nhận thức và tư tưởng của con người.
Âm nhạc là một phần thiết yếu của các nền văn hoá, gắn bó và ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống xã hội.
Âm nhạc làm phong phú những giá trị tinh thần của nhân loại, là phương tiện giúp con người khám phá thế giới, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.
- Trong nhà trường, giáo dục âm nhạc tạo cơ hội cho học sinh được trải nghiệm và phát triển năng lực âm nhạc - biểu hiện của năng lực thẩm mĩ với các thành phần sau: thể hiện âm nhạc, cảm thụ và hiểu biết âm nhạc, ứng dụng và sáng tạo âm nhạc; góp phần phát hiện, bồi dưỡng những học sinh có năng khiếu âm nhạc.
Đồng thời, thông qua nội dung các bài hát, các hoạt động âm nhạc và phương pháp giáo dục của nhà sư phạm, giáo dục âm nhạc góp phần phát triển ở học sinh các phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm, cùng các năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo để trở thành những công dân phát triển toàn diện về nhân cách, hài hoà về thể chất và tinh thần.
- Trong chương trình giáo dục phổ thông, nội dung môn Âm nhạc được phân chia theo hai giai đoạn.
- Giai đoạn giáo dục cơ bản: Âm nhạc là môn học bắt buộc từ lớp 1 đến lớp 9, bao gồm những kiến thức và kĩ năng cơ bản về hát, nhạc cụ, nghe nhạc, đọc nhạc, lí thuyết âm nhạc, thường thức âm nhạc.
Chương trình giáo dục âm nhạc giúp học sinh trải nghiệm, khám phá và thể hiện bản thân thông qua các hoạt động âm nhạc nhằm phát triển năng lực thẩm mĩ, nhận thức được sự đa dạng của thế giới âm nhạc và mối liên hệ giữa âm nhạc với văn hoá, lịch sử cùng các loại hình nghệ thuật khác; đồng thời hình thành ý thức bảo vệ và phổ biến các giá trị âm nhạc truyền thống.
- Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp: Âm nhạc là môn học được lựa chọn theo nguyện vọng và định hướng nghề nghiệp của học sinh.
Nội dung môn học bao gồm kiến thức và kĩ năng mở rộng, nâng cao về hát, nhạc cụ, nghe nhạc, đọc nhạc, lí thuyết âm nhạc, thường thức âm nhạc. Những học sinh có sở thích, năng khiếu hoặc định hướng nghề nghiệp liên quan còn được chọn thêm các chuyên đề học tập.
Nội dung giáo dục âm nhạc ở giai đoạn này giúp học sinh tiếp tục phát triển các kĩ năng thực hành, mở rộng hiểu biết về âm nhạc trong mối tương quan với các yếu tố văn hoá, lịch sử và xã hội, ứng dụng kiến thức vào đời sống, đáp ứng sở thích cá nhân và tiếp cận với những nghề nghiệp liên quan đến âm nhạc.
Quan điểm xây dựng chương trình dạy học môn Âm nhạc lớp 1 như thế nào?
Căn cứ theo Mục II Phụ lục Chương trình giáo dục phổ thông môn Âm nhạc ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT đặc điểm đối với môn Âm nhạc lớp 1 như sau:
Chương trình môn Âm nhạc tuân thủ các quy định cơ bản được nêu trong Chương trình tổng thể, bao gồm: những định hướng chung cho tất cả các môn học (quan điểm, mục tiêu, yêu cầu cần đạt, kế hoạch giáo dục và các định hướng về nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục, điều kiện thực hiện và phát triển chương trình); định hướng xây dựng chương trình môn Âm nhạc ở ba cấp học. Đồng thời, xuất phát từ đặc điểm môn học, các quan điểm sau được nhấn mạnh trong xây dựng chương trình:
Quan điểm 1. Chương trình tập trung phát triển ở học sinh năng lực âm nhạc, biểu hiện của năng lực thẩm mĩ trong lĩnh vực âm nhạc thông qua nội dung giáo dục với những kiến thức cơ bản, thiết thực; chú trọng thực hành; góp phần phát triển hài hoà đức, trí, thể, mĩ và định hướng nghề nghiệp cho học sinh.
Quan điểm 2. Chương trình kế thừa và phát huy những ưu điểm của chương trình môn Âm nhạc hiện hành, đồng thời tiếp thu kinh nghiệm xây dựng chương trình của một số nền giáo dục tiên tiến trên thế giới. Nội dung giáo dục của chương trình được thiết kế theo hướng kết hợp giữa đồng tâm với tuyến tính; thể hiện rõ đặc trưng nghệ thuật âm nhạc và bản sắc văn hoá dân tộc; tích hợp cao ở các lớp học dưới, phân hoá dần ở các lớp học trên.
Quan điểm 3. Chương trình xây dựng những hoạt động học tập đa dạng, với sự phong phú về nội dung và hình thức, nhằm đáp ứng nhu cầu, sở thích của học sinh; tạo được cảm xúc, niềm vui và hứng thú trong học tập.
Quan điểm 4. Chương trình vừa bảo đảm những nội dung giáo dục cốt lõi thống nhất trong cả nước, vừa có tính mở để phù hợp với sự đa dạng về điều kiện và khả năng học tập của học sinh các vùng miền.
- Bài thi viết đoạn văn cảm nhận cuốn sách mà em thích nhất? Năng lực văn học mà học sinh lớp 8 phải đạt được?
- Thời điểm thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân? Yêu cầu cần đạt trong phần Việt Nam từ năm 1918 đến năm 1945 là gì?
- Đã có Dự thảo về Quy chế tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ? Tiêu chuẩn của đơn vị tổ chức thi đánh giá năng lực ngoại ngữ như thế nào?
- Đáp Án Tuần 1 Cuộc Thi Quân Đội Nhân Dân Việt Nam 80 năm 2024 trên Báo Cáo Viên? Cuộc thi có phải do Bộ Giáo dục tổ chức không?
- Lịch bồi dưỡng STEM tháng 12 năm 2024 TP Hồ Chí Minh? Quy trình xây dựng bài học STEM có gì?
- Mẫu bài văn nghị luận xã hội 600 chữ về sự thiếu kiên nhẫn của tuổi trẻ hiện nay? Yêu cầu cần đạt khi tìm hiểu phong cách sáng tác của lớp 12?
- Công thức tính mol? Công thức tính mol có được học trong môn Khoa học tự nhiên lớp 8 không?
- Mẫu viết đoạn văn nêu ý kiến về một hiện tượng xã hội lớp 5? 05 kiểu văn bản mà học sinh lớp 5 được học là gì?
- Đề đọc hiểu Ngữ văn lớp 10 có đáp án mới nhất? Điều kiện để học sinh lớp 10 được lên lớp là gì?
- Cách mở bài hay nhất cho tất cả các tác phẩm văn học lớp 12? Môn Ngữ văn lớp 12 có những nội dung gì?