Ai là người có thẩm quyền giải thể cơ sở giáo dục nghề nghiệp?

Ai là người có thẩm quyền giải thể cơ sở giáo dục nghề nghiệp? Trình tự thủ tục giải thể cơ sở giáo dục nghề nghiệp như thế nào?

Ai là người có thẩm quyền giải thể cơ sở giáo dục nghề nghiệp?

Căn cứ khoản 4 Điều 21 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 quy định như sau:

Giải thể cơ sở giáo dục nghề nghiệp
...
3. Quyết định giải thể cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải xác định rõ lý do giải thể, các biện pháp bảo đảm lợi ích hợp pháp của nhà giáo, viên chức, người học và người lao động. Quyết định giải thể cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải được công bố công khai trên phương tiện thông tin đại chúng.
4. Người có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập thì có quyền giải thể hoặc cho phép giải thể cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương quy định thủ tục giải thể hoặc cho phép giải thể cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
...

Bên cạnh đó, khoản 6 Điều 18 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 quy định thẩm quyền cơ sở giáo dục nghề nghiệp như sau:

Thành lập, sáp nhập, chia, tách hoặc cho phép thành lập, sáp nhập, chia, tách cơ sở giáo dục nghề nghiệp
...
6. Thẩm quyền thành lập, sáp nhập, chia, tách hoặc cho phép thành lập, sáp nhập, chia, tách cơ sở giáo dục nghề nghiệp được quy định như sau:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp công lập thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; cho phép thành lập trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp tư thục và trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn;
b) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, người đứng đầu cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội quyết định thành lập trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp công lập trực thuộc cơ quan, tổ chức mình;
c) Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương quyết định thành lập trường cao đẳng công lập; cho phép thành lập trường cao đẳng tư thục, trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài;
d) Người có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập thì có quyền sáp nhập, chia, tách hoặc cho phép sáp nhập, chia, tách cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
...

Từ những quy định trên, có thể thấy người có thẩm quyền giải thể cơ sở giáo dục nghề nghiệp là người có thẩm quyền thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cụ thể là các cơ quan sau:

(1) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

(2) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, người đứng đầu cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội;

(3) Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương.

Ai là người có thẩm quyền giải thể cơ sở giáo dục nghề nghiệp?

Ai là người có thẩm quyền giải thể cơ sở giáo dục nghề nghiệp? (Hình từ Internet)

Hồ sơ giải thể cơ sở giáo dục nghề nghiệp gồm những gì?

Theo khoản 3 Điều 11 Nghị định 143/2016/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm a khoản 8 Điều 1 Nghị định 24/2022/NĐ-CP quy định về hồ sơ giải thể cơ sở giáo dục bao gồm những giấy tờ sau:

- Văn bản đề nghị giải thể của cơ quan chủ quản đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập; văn bản đề nghị giải thể của tổ chức, cá nhân sở hữu hoặc hội đồng quản trị đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục theo Mẫu số 01 Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 24/2022/NĐ-CP;

- Đề án giải thể cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo Mẫu số 02 Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 24/2022/NĐ-CP.

Thủ tục giải thể cơ sở giáo dục nghề nghiệp như thế nào?

Theo khoản 4 Điều 11 Nghị định 143/2016/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm b khoản 8 Điều 1 Nghị định 24/2022/NĐ-CP quy định về thủ tục giải thể cơ sở giáo dục nghề nghiệp như sau:

- Cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị giải thể cơ sở giáo dục nghề nghiệp gửi hồ sơ theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 11 Nghị định 143/2016/NĐ-CP qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc bưu chính hoặc trực tiếp đến cơ quan, tổ chức quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều 8 Nghị định 143/2016/NĐ-CP.

- Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền kiểm tra hồ sơ và trình người có thẩm quyền quy định tại điểm d khoản 4 Điều 11 Nghị định 143/2016/NĐ-CP quyết định giải thể, cho phép giải thể cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo Mẫu số 03 Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 24/2022/NĐ-CP. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ hoặc không quyết định giải thể, cho phép giải thể thì có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

- Trường hợp cơ sở giáo dục nghề nghiệp vi phạm một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật giáo dục nghề nghiệp 2014 mà không có văn bản đề nghị của cơ quan chủ quản hoặc của tổ chức, cá nhân, đại diện hợp pháp của những người góp vốn thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp thì người có thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo quy định tại Điều 7 Nghị định 143/2016/NĐ-CP xem xét, quyết định giải thể cơ sở giáo dục nghề nghiệp;

- Quyết định giải thể cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải ghi rõ lý do giải thể, biện pháp bảo đảm quyền lợi của người học, giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý, nhân viên, người lao động và thực hiện nghĩa vụ về tài chính theo quy định; phương án giải quyết tài sản của cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Quyết định giải thể được thông báo đến cơ quan liên quan biết để phối hợp thực hiện và được công bố công khai trên phương tiện thông tin đại chúng;

- Người có thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo quy định tại Điều 7 Nghị định 143/2016/NĐ-CP thì có quyền giải thể, cho phép giải thể cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Thời hạn gửi quyết định giải thể cơ sở giáo dục nghề nghiệp là bao lâu?

Theo quy định tại khoản 5 Điều 11 Nghị định 143/2016/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm c khoản 8 Điều 1 Nghị định 24/2022/NĐ-CP thì thời hạn gửi quyết định giải thể cơ sở giáo dục nghề nghiệp được quy định như sau:

- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện công khai quyết định giải thể, cho phép giải thể cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên trang thông tin điện tử của cơ quan mình;

- Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày ban hành quyết định giải thể, cho phép giải thể trường cao đẳng, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội gửi quyết định đến cơ quan chủ quản của trường cao đẳng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi trường cao đẳng trước khi giải thể đặt trụ sở chính hoặc phân hiệu để theo dõi, quản lý;

- Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày ban hành quyết định giải thể trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp công lập trực thuộc, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội gửi quyết định đến Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp), Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi trung tâm giáo dục nghề nghiệp trước khi giải thể đặt trụ sở chính, nơi trường trung cấp trước khi giải thể đặt trụ sở chính hoặc phân hiệu để theo dõi, quản lý;

- Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày ban hành quyết định giải thể trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp công lập trực thuộc hoặc quyết định cho phép giải thể trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp tư thục trên địa bàn, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi quyết định đến Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp) để theo dõi, quản lý.

Cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu 1B Đề án thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài?
Hỏi đáp Pháp luật
Ai là người có thẩm quyền giải thể cơ sở giáo dục nghề nghiệp?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức phụ cấp đặc thù đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn đề nghị miễn giảm học phí cho người học tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập?
Tác giả: Nguyễn Như Quỳnh
Lượt xem: 271
Bài viết mới nhất

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;