Ai có thẩm quyền cho phép trường trung học phổ thông chuyên hoạt động giáo dục?
Trường trung học phổ thông chuyên là gì?
Theo khoản 1 Điều 62 Luật Giáo dục 2019 thì trường chuyên là trường được thành lập ở cấp trung học phổ thông dành cho học sinh đạt kết quả xuất sắc trong học tập nhằm phát triển năng khiếu về một số môn học trên cơ sở bảo đảm giáo dục phổ thông toàn diện, tạo nguồn đào tạo nhân tài, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước.
Ai có thẩm quyền cho phép trường trung học phổ thông chuyên hoạt động giáo dục?(Hình từ Internet)
Ai có thẩm quyền cho phép trường trung học phổ thông chuyên hoạt động giáo dục?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 58 Nghị định 46/2017/NĐ-CP quy định như sau:
Thủ tục để trường trung học phổ thông chuyên hoạt động giáo dục
1. Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo nơi đặt trụ sở trường chuyên ra quyết định cho phép trường chuyên được hoạt động giáo dục.
2. Hồ sơ và trình tự, thủ tục cho phép trường trung học phổ thông chuyên hoạt động giáo dục thực hiện như đối với trường trung học theo quy định tại Điều 28 của Nghị định này.
Như vậy, thẩm quyền cho phép trường trung học phổ thông chuyên hoạt động giáo dục thuộc về Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo nơi đặt trụ sở trường chuyên.
Điều kiện để trường trung học phổ thông chuyên hoạt động giáo dục là gì?
Căn cứ tại Điều 57 Nghị định 46/2017/NĐ-CP quy định về điều kiện để trường trung học phổ thông chuyên hoạt động giáo dục như sau:
Điều kiện để trường trung học phổ thông chuyên hoạt động giáo dục
Đáp ứng các điều kiện hoạt động như đối với trường trung học phổ thông quy định tại Điều 27 của Nghị định này và các điều kiện sau đây:
1. Có chương trình giáo dục và tài liệu giảng dạy, học tập theo quy định đối với trường chuyên.
2. Có đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đủ số lượng, phẩm chất, năng lực và trình độ đào tạo đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ của trường chuyên.
Như vậy, điều kiện để trường trung học phổ thông chuyên hoạt động giáo dục như sau:
(1) Đáp ứng các điều kiện hoạt động như đối với trường trung học phổ thông, cụ thể:
- Có quyết định thành lập hoặc quyết định cho phép thành lập của người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 26 Nghị định 46/2017/NĐ-CP.
- Có đất đai, trường sở, cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động giáo dục. Cơ sở vật chất gồm:
+ Phòng học được xây dựng theo tiêu chuẩn, đủ bàn ghế phù hợp với tầm vóc học sinh, có bàn ghế của giáo viên, có bảng viết và bảo đảm học nhiều nhất là hai ca trong một ngày;
+ Phòng học bộ môn: Thực hiện theo quy định về quy chuẩn phòng học bộ môn do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;
+ Khối phục vụ học tập gồm nhà tập đa năng, thư viện, phòng hoạt động Đoàn - Đội, phòng truyền thống;
+ Khối hành chính - quản trị gồm: Phòng làm việc của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, văn phòng, phòng họp toàn thể cán bộ, giáo viên và nhân viên nhà trường, phòng các tổ chuyên môn, phòng y tế trường học, nhà kho, phòng thường trực, phòng của các tổ chức Đảng, đoàn thể;
+ Khu sân chơi, bãi tập: Có diện tích ít nhất bằng 25% tổng diện tích sử dụng của trường, có đủ thiết bị luyện tập thể dục, thể thao và bảo đảm an toàn;
+ Khu để xe: Bố trí hợp lý trong khuôn viên trường, bảo đảm an toàn, trật tự, vệ sinh;
+ Có hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin kết nối Internet đáp ứng yêu cầu quản lý và dạy học.
- Địa điểm của trường bảo đảm môi trường giáo dục, an toàn cho học sinh, giáo viên, cán bộ và nhân viên. Trường học là một khu riêng, có tường bao quanh, có cổng trường và biển tên trường.
- Có chương trình giáo dục và tài liệu giảng dạy, học tập theo quy định phù hợp với mỗi cấp học.
- Có đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý đạt tiêu chuẩn về phẩm chất và đạt trình độ chuẩn được đào tạo phù hợp với từng cấp học; đủ về số lượng theo cơ cấu về loại hình giáo viên, bảo đảm thực hiện chương trình giáo dục và tổ chức các hoạt động giáo dục.
- Có đủ nguồn lực tài chính theo quy định để bảo đảm duy trì và phát triển hoạt động giáo dục.
- Có quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường.
(2) Có chương trình giáo dục và tài liệu giảng dạy, học tập theo quy định đối với trường chuyên.
(3) Có đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đủ số lượng, phẩm chất, năng lực và trình độ đào tạo đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ của trường chuyên.
Thủ tục để trường chuyên hoạt động giáo dục như thế nào?
Căn cứ tại Điều 58 Nghị định 46/2017/NĐ-CP quy định như sau:
Thủ tục để trường trung học phổ thông chuyên hoạt động giáo dục
1. Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo nơi đặt trụ sở trường chuyên ra quyết định cho phép trường chuyên được hoạt động giáo dục.
2. Hồ sơ và trình tự, thủ tục cho phép trường trung học phổ thông chuyên hoạt động giáo dục thực hiện như đối với trường trung học theo quy định tại Điều 28 của Nghị định này.
Như vậy, thủ tục để trường chuyên hoạt động giáo dục như sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ
Trường chuyên công lập, đại diện của tổ chức hoặc cá nhân đối với trường chuyên tư thục gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ đến Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo nơi đặt trụ sở trường chuyên.
Hồ sơ gồm:
- Tờ trình đề nghị cho phép nhà trường hoạt động giáo dục;
- Bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu quyết định thành lập hoặc quyết định cho phép thành lập trường;
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ
Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo nơi đặt trụ sở trường chuyên tiếp nhận hồ sơ.
Nếu hồ sơ chưa đúng quy định thì thông báo bằng văn bản những nội dung cần chỉnh sửa, bổ sung cho trường trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ;
Bước 3: Thẩm định và quyết định cho phép hoạt động giáo dục
Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo nơi đặt trụ sở trường chuyên tổ chức thẩm định hồ sơ và thẩm định thực tế điều kiện hoạt động giáo dục của trường;
Nếu đủ điều kiện thì ra quyết định cho phép hoạt động giáo dục.
Nếu chưa quyết định cho phép hoạt động giáo dục thì có văn bản thông báo cho trường nêu rõ lý do và hướng giải quyết.
- Khai bút đầu năm là gì? Khai bút đầu năm 2025 nên viết gì? Năm học 2024 2025 đánh giá, nhận xét học sinh theo Thông tư nào?
- Mùng 1 tết cha, mùng 2 tết mẹ, mùng 3 tết thầy nghĩa là gì?
- Danh sách thí sinh vào Vòng bán kết Bảng B Cuộc thi Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh?
- Chính thức: Kết quả vào Vòng bán kết Bảng A Cuộc thi Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh?
- Công thức tính hình trụ là gì? Công thức tính hình trụ được học ở chương trình lớp mấy?
- 3+ Tả cảnh quê hương em những ngày đầu xuân năm mới? Nội dung văn bản văn học của ngữ liệu môn Tiếng Việt lớp 4 ra sao?
- Top 3+ dàn ý tả mẹ lớp 5? Sách giáo khoa học sinh tiểu học do ai quyết định lựa chọn?
- 20+ câu chúc tết hay cho khách hàng đối tác ý nghĩa?
- 8+ viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một nhân vật lớp 4? Mục tiêu của chương trình môn Tiếng Việt lớp 4 ra sao?
- 12+ mở bài nghị luận xã hội về tuổi trẻ hay và ngắn gọn? Quyền của học sinh lớp 12 tại trường học ra sao?