7 điều kiện để các trường đại học mở ngành đào tạo mới là gì? Điều kiện về giảng viên khi mở ngành đào tạo trình độ đại học mới?
7 điều kiện để các trường đại học mở ngành đào tạo mới là gì?
Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 02/2022/TT-BGDĐT, cơ sở đào tạo là trường đại học phải đáp ứng điều kiện chung khi mở ngành đào tạo trình độ đại học, trình độ thạc sĩ hoặc trình độ tiến sĩ, bao gồm:
Điều kiện (1) Đáp ứng các yêu cầu đối với ngành đào tạo và trình độ đào tạo dự kiến mở.
Điều kiện(2) Đáp ứng các yêu cầu về đội ngũ giảng viên.
Điều kiện (3) Đáp ứng các yêu cầu về cơ sở vật chất
Điều kiện (4) Chương trình đào tạo của ngành đề xuất mở được xây dựng, thẩm định và ban hành bảo đảm theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đáp ứng chuẩn chương trình đào tạo của lĩnh vực, nhóm ngành, ngành đào tạo và phù hợp với Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Điều kiện (5) Cơ sở đào tạo đã có đơn vị chuyên môn cấp khoa hoặc tương đương để quản lý các hoạt động chuyên môn, giảng viên, người học và các nhiệm vụ quản lý khác đối với ngành đào tạo dự kiến mở.
Điều kiện (6) Cơ sở đào tạo phải đáp ứng các yêu cầu, điều kiện tối thiểu theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo để sẵn sàng chuyển sang dạy học trực tuyến bảo đảm chất lượng đào tạo theo quy định.
Điều kiện (7) Hội đồng trường đã có nghị quyết thông qua chủ trương mở ngành đào tạo của cơ sở đào tạo.
Trong trường hợp cơ sở đào tạo chưa có hội đồng trường phải có văn bản phê duyệt chủ trương mở ngành đào tạo của cơ quan quản lý trực tiếp cơ sở đào tạo.
7 điều kiện để các trường đại học mở ngành đào tạo mới là gì? Điều kiện về giảng viên khi mở ngành đào tạo trình độ đại học mới? (Hình từ Internet)
Khi mở ngành đào tạo trình độ đại học mới cần phải đáp ứng về giáo viên như thế nào?
Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 02/2022/TT-BGDĐT quy định thì khi mở ngành đào tạo trình độ đại học mới cần phải đáp ứng về giáo viên như sau:
- Có ít nhất 01 tiến sĩ ngành phù hợp là giảng viên cơ hữu, không trùng với giảng viên cơ hữu là điều kiện mở ngành đào tạo trình độ đại học của các ngành khác (trường hợp ngành đào tạo dự kiến mở là ngành ghép bởi các ngành học từ các nhóm ngành khác nhau, hoặc ngành đào tạo mang tính liên ngành được sắp xếp đồng thời vào một số nhóm ngành khác nhau, yêu cầu mỗi ngành được ghép phải có ít nhất 01 tiến sĩ ngành phù hợp là giảng viên cơ hữu), có kinh nghiệm quản lý đào tạo hoặc giảng dạy đại học tối thiểu từ 03 năm trở lên chịu trách nhiệm chủ trì xây dựng, tổ chức thực hiện chương trình đào tạo.
- Có ít nhất 05 tiến sĩ là giảng viên cơ hữu có chuyên môn phù hợp để chủ trì giảng dạy chương trình (tính cả tiến sĩ ngành phù hợp quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 02/2022/TT-BGDĐT), trong đó mỗi thành phần của chương trình đào tạo phải có giảng viên với chuyên môn phù hợp chủ trì giảng dạy.
Riêng đối với các ngành đào tạo giáo viên tiếng dân tộc thiểu số Việt Nam, ngành đào tạo Ngôn ngữ, văn học và văn hóa Việt Nam, ngành đào tạo Ngôn ngữ, văn học và văn hóa nước ngoài, ngành đào tạo Thể dục, thể thao (theo quy định tại Danh mục thống kê ngành đào tạo), ngành đào tạo thuộc lĩnh vực Nghệ thuật (quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 02/2022/TT-BGDĐT), phải bảo đảm tối thiểu có 03 tiến sĩ là giảng viên cơ hữu có chuyên môn phù hợp.
- Có đội ngũ giảng viên thực hiện chương trình đào tạo (quy định tại điểm a khoản 2 Điều 3 Thông tư 02/2022/TT-BGDĐT) bảo đảm đủ cho 02 năm học đầu của chương trình đào tạo và bảo đảm mỗi học phần của chương trình đào tạo phải có ít nhất 02 giảng viên có chuyên môn phù hợp đảm nhiệm, bảo đảm tỉ lệ sinh viên trên giảng viên theo quy định;
Có kế hoạch, phương án tuyển dụng, phát triển đội ngũ giảng viên cho các năm học tiếp theo của toàn khóa học để từ năm học thứ 3 chậm nhất trước 01 năm tính đến thời điểm bắt đầu diễn ra năm học mới phải bảo đảm có đầy đủ về số lượng và chất lượng đội ngũ giảng viên để thực hiện chương trình đào tạo cho từng năm học của khóa học.
Riêng đối với các ngành đào tạo thuộc lĩnh vực Sức khỏe, lĩnh vực Pháp luật, lĩnh vực Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên (theo quy định tại Danh mục thống kê ngành đào tạo), phải đáp ứng đầy đủ điều kiện về đội ngũ giảng viên để thực hiện chương trình đào tạo (quy định tại điểm a khoản 2 Điều 3 Thông tư 02/2022/TT-BGDĐT) cho toàn bộ khóa học tại thời điểm nộp hồ sơ đề nghị mở ngành đào tạo.
- Đối với ngành đào tạo thuộc lĩnh vực Sức khỏe, phải đáp ứng các điều kiện theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 Điều 4 Thông tư 02/2022/TT-BGDĐT và bảo đảm các điều kiện cụ thể về giảng viên đối với từng ngành đào tạo theo quy định tại Bảng 1, Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 02/2022/TT-BGDĐT. Đối với ngành đào tạo thuộc lĩnh vực Pháp luật, phải đáp ứng các điều kiện theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 Điều 4 Thông tư 02/2022/TT-BGDĐT và có tối thiểu 03 tiến sĩ với ngành học thuộc lĩnh vực Pháp luật.
- Điều kiện về cơ sở vật chất theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 3 Thông tư 02/2022/TT-BGDĐT phải bảo đảm đủ cho 02 năm học đầu của chương trình đào tạo, và phải có kế hoạch, phương án đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm thiết bị cho các năm học tiếp theo của toàn khóa học để từ năm học thứ 3, chậm nhất trước 01 năm tính đến thời điểm bắt đầu diễn ra năm học mới phải bảo đảm có đầy đủ điều kiện về cơ sở vật chất theo yêu cầu của chương trình đào tạo cho từng năm học của khóa học.
Riêng đối với các ngành đào tạo thuộc lĩnh vực Sức khỏe, lĩnh vực Pháp luật, lĩnh vực Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên, phải đáp ứng đầy đủ điều kiện về cơ sở vật chất (quy định tại điểm b khoản 3 Điều 3 Thông tư 02/2022/TT-BGDĐT) cho toàn bộ khóa học tại thời điểm nộp hồ sơ đề nghị mở ngành đào tạo.
- Đối với ngành đào tạo thuộc lĩnh vực Sức khỏe phải đáp ứng các điều kiện theo quy định tại khoản 5 Điều 4 Thông tư 02/2022/TT-BGDĐT và phải bảo đảm các điều kiện cụ thể về phòng thí nghiệm, thực hành đối với từng ngành đào tạo theo quy định tại Bảng 2, Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 02/2022/TT-BGDĐT. Đối với ngành đào tạo thuộc lĩnh vực Pháp luật, phải đáp ứng các điều kiện theo quy định tại khoản 5 Điều 4 Thông tư 02/2022/TT-BGDĐT và bảo đảm có phòng diễn án, trung tâm thực hành (tư vấn) pháp luật.
Trách nhiệm xây dựng đề xuất chủ trương mở ngành đào tạo trình độ đại học tại trường đại học thuộc về ai?
Theo khoản 1 Điều 7 Thông tư 02/2022/TT-BGDĐT quy định về xây dựng, đề xuất và phê duyệt chủ trương mở ngành đào tạo như sau:
Xây dựng, đề xuất và phê duyệt chủ trương mở ngành đào tạo
1. Giám đốc, viện trưởng, hiệu trưởng cơ sở đào tạo (gọi chung là hiệu trưởng) chỉ đạo, tổ chức việc xây dựng và đề xuất chủ trương về việc mở ngành đào tạo.
...
Theo đó, người có trách nhiệm xây dựng đề xuất chủ trương mở ngành đào tạo trình độ đại học tại các trường đại học là giám đốc, viện trưởng, hiệu trưởng cơ sở đào tạo đó.
Như vậy, tức nghĩa rằng trách nhiệm xây dựng đề xuất chủ trương mở ngành đào tạo trình độ đại học tại trường đại học sẽ là hiệu trưởng trường đại học đó.
- Đáp Án Tuần 1 Cuộc Thi Quân Đội Nhân Dân Việt Nam 80 năm 2024 trên Báo Cáo Viên? Cuộc thi có phải do Bộ Giáo dục tổ chức không?
- Lịch bồi dưỡng STEM tháng 12 năm 2024 TP Hồ Chí Minh? Quy trình xây dựng bài học STEM có gì?
- Mẫu bài văn nghị luận xã hội 600 chữ về sự thiếu kiên nhẫn của tuổi trẻ hiện nay? Yêu cầu cần đạt khi tìm hiểu phong cách sáng tác của lớp 12?
- Công thức tính mol? Công thức tính mol có được học trong môn Khoa học tự nhiên lớp 8 không?
- Mẫu viết đoạn văn nêu ý kiến về một hiện tượng xã hội lớp 5? 05 kiểu văn bản mà học sinh lớp 5 được học là gì?
- Đề đọc hiểu Ngữ văn lớp 10 có đáp án mới nhất? Điều kiện để học sinh lớp 10 được lên lớp là gì?
- Cách mở bài hay nhất cho tất cả các tác phẩm văn học lớp 12? Môn Ngữ văn lớp 12 có những nội dung gì?
- Cách viết kết quả thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 trong bản kiểm điểm cuối năm 2024?
- Top 05 mẫu bài nghị luận xã hội 600 chữ về những vấn đề tiêu cực trong giới trẻ hiện nay? Có mấy kiểu văn bản trong môn Ngữ văn lớp 12?
- Mẫu báo cáo nghiên cứu đặc điểm hình thức thơ Đường luật qua một số bài thơ đã học?