6 Thành phố trực thuộc Trung ương năm 2025 của Việt Nam chính thức? Môn Lịch sử và Địa lí ở cấp tiểu học có phải môn bắt buộc hay không?

Tìm hiểu về 6 Thành phố trực thuộc Trung ương năm 2025 của Việt Nam chính thức? Môn Lịch sử và Địa lí ở cấp tiểu học có phải môn bắt buộc hay không?

6 Thành phố trực thuộc Trung ương năm 2025 của Việt Nam chính thức?

Căn cứ theo Phụ lục I ban hành kèm theo Quyết định 891/QĐ-TTg năm 2024 về Quy hoạch hệ thống đô thị đến năm 2023 "Danh mục các đô thị loại đặc biệt, loại I, loại II, loại III" cụ thể như sau:

STT

Đô thị

Dự kiến loại đô thị đến năm 2030

I

Đô thị trực thuộc trung ương


1

Thủ đô Hà Nội

Loại đặc biệt

2

Thành phố Hồ Chí Minh

Loại đặc biệt

3

Hải Phòng

Loại I

4

Cần Thơ

Loại I

5

Đà Nẵng

Loại I

Và căn cứ theo Nghị quyết 175/2024/QH15 thành lập thành phố Huế trực thuộc trung ương do Quốc hội ban hành ngày 30/11/2024 như sau:

Thành lập thành phố Huế
Thành lập thành phố Huế là thành phố trực thuộc trung ương trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên là 4.947,11 km2 và quy mô dân số là 1.236.393 người của tỉnh Thừa Thiên Huế.
Thành phố Huế giáp thành phố Đà Nẵng, tỉnh Quảng Nam, tỉnh Quảng Trị; nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào và Biển Đông.

Như vậy, 6 Thành phố trực thuộc Trung ương năm 2025 của Việt Nam chính thức như sau:

- Thành phố Hà Nội

- Thành phố Hồ Chí Minh

- Thành phố Hải Phòng

- Thành phố Đà Nẵng

- Thành phố Cần Thơ

- Thành phố Huế

*Lưu ý: Thành phố trực thuộc Trung ương thứ 6 là Thành phố Huế từ 01/01/2025.

6 Thành phố trực thuộc Trung ương năm 2025 của Việt Nam chính thức? Môn Lịch sử và Địa lí ở cấp tiểu học có phải môn bắt buộc hay không?

6 Thành phố trực thuộc Trung ương năm 2025 của Việt Nam chính thức? Môn Lịch sử và Địa lí ở cấp tiểu học có phải môn bắt buộc hay không? (Hình từ Internet)

Môn Lịch sử và Địa lí ở cấp tiểu học có phải môn bắt buộc hay không?

Căn cứ theo Mục 1 Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử và Địa lí ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT, đặc điểm môn học Lịch sử và Địa lí cấp tiểu học như sau:

I. ĐẶC ĐIỂM MÔN HỌC
Lịch sử và Địa lí ở cấp tiểu học là môn học bắt buộc, được tổ chức dạy và học ở lớp 4 và lớp 5. Môn học được xây dựng trên cơ sở kế thừa và phát triển từ môn Tự nhiên và Xã hội các lớp 1, 2, 3 và là cơ sở để học môn Lịch sử và Địa lí ở cấp trung học cơ sở, đồng thời góp phần đặt nền móng ban đầu cho việc giáo dục về khoa học xã hội ở các cấp học trên. Môn học góp phần hình thành và phát triển ở học sinh những phẩm chất chủ yếu và năng lực chung đã được xác định trong Chương trình tổng thể.
Chương trình môn Lịch sử và Địa lí cấp tiểu học gồm các mạch kiến thức và kĩ năng cơ bản, thiết yếu về địa lí, lịch sử của địa phương, vùng miền, đất nước Việt Nam, các nước láng giềng và một số nét cơ bản về địa lí, lịch sử thế giới. Nội dung chương trình môn Lịch sử và Địa lí còn liên quan trực tiếp với nhiều môn học và các hoạt động giáo dục khác như: Đạo đức, Tiếng Việt, Hoạt động trải nghiệm,...

Như vậy, môn Lịch sử và Địa lí ở cấp tiểu học là môn học bắt buộc, được tổ chức dạy và học ở lớp 4 và lớp 5.

Môn Lịch sử và Địa lí ở cấp tiểu học góp phần hình thành và phát triển ở học sinh những phẩm chất chủ yếu và năng lực chung đã được xác định trong Chương trình tổng thể.

Yêu cầu về nội dung giáo dục môn Lịch sử và Địa lí ở cấp tiểu học ra sao?

Căn cứ Điều 30 Luật giáo dục 2019 quy định về yêu cầu về nội dung giáo dục môn Lịch sử và Địa lí ở cấp tiểu học như sau:

Yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục phổ thông
1. Nội dung giáo dục phổ thông phải bảo đảm tính phổ thông, cơ bản, toàn diện, hướng nghiệp và có hệ thống; gắn với thực tiễn cuộc sống, phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh, đáp ứng mục tiêu giáo dục ở mỗi cấp học.
2. Yêu cầu về nội dung giáo dục phổ thông ở các cấp học được quy định như sau:
a) Giáo dục tiểu học phải bảo đảm cho học sinh nền tảng phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, kỹ năng xã hội; có hiểu biết đơn giản, cần thiết về tự nhiên, xã hội và con người; có nhận thức đạo đức xã hội; có kỹ năng cơ bản về nghe, nói, đọc, viết và tính toán; có thói quen rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh; có hiểu biết ban đầu về hát, múa, âm nhạc, mỹ thuật;
b) Giáo dục trung học cơ sở củng cố, phát triển nội dung đã học ở tiểu học, bảo đảm cho học sinh có hiểu biết phổ thông cơ bản về tiếng Việt, toán, lịch sử dân tộc; kiến thức khác về khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, pháp luật, tin học, ngoại ngữ; có hiểu biết cần thiết tối thiểu về kỹ thuật và hướng nghiệp;
c) Giáo dục trung học phổ thông củng cố, phát triển nội dung đã học ở trung học cơ sở, hoàn thành nội dung giáo dục phổ thông; bảo đảm chuẩn kiến thức phổ thông cơ bản, toàn diện và hướng nghiệp cho học sinh, có nội dung nâng cao ở một số môn học để phát triển năng lực, đáp ứng nguyện vọng của học sinh.
3. Phương pháp giáo dục phổ thông phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc trưng từng môn học, lớp học và đặc điểm đối tượng học sinh; bồi dưỡng phương pháp tự học, hứng thú học tập, kỹ năng hợp tác, khả năng tư duy độc lập; phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực của người học; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào quá trình giáo dục.

Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì yêu cầu về nội dung giáo dục môn Lịch sử và Địa lí ở cấp tiểu học quy định như sau:

- Phải bảo đảm cho học sinh nền tảng phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, kỹ năng xã hội;

- Có hiểu biết đơn giản, cần thiết về tự nhiên, xã hội và con người;

- Có nhận thức đạo đức xã hội;

- Có kỹ năng cơ bản về nghe, nói, đọc, viết và tính toán;

- Có thói quen rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh;

- Có hiểu biết ban đầu về hát, múa, âm nhạc, mỹ thuật;

Môn Lịch sử và Địa lí lớp 4
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Top 5 mẫu đề thi môn Lịch sử và Địa lí lớp 4 có đáp án chi tiết nhất? Học sinh lớp 4 phải có thái độ nghiêm túc trong giờ học đúng không?
Hỏi đáp Pháp luật
6 Thành phố trực thuộc Trung ương năm 2025 của Việt Nam chính thức? Môn Lịch sử và Địa lí ở cấp tiểu học có phải môn bắt buộc hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Vì sao Lý Thái Tổ chọn vùng đất Đại La làm kinh đô? Phương pháp đánh giá học sinh tiểu học như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Vì sao vùng đồng bằng Bắc Bộ có dân cư tập trung đông đúc nhất nước ta? Nội dung đánh giá học sinh tiểu học?
Có mấy loại tư liệu lịch sử lấy ví dụ? Tư liệu lịch sử được áp dụng cho học sinh từ lớp mấy?
Có mấy loại tư liệu lịch sử lấy ví dụ? Tư liệu lịch sử được áp dụng cho học sinh từ lớp mấy?
Tư liệu lịch sử là gì? Biết sử dụng và sưu tầm nguồn tư liệu lịch sử có phải là yêu cầu cần đạt trong môn Lịch sử cấp tiểu học không?
Tư liệu lịch sử là gì? Biết sử dụng và sưu tầm nguồn tư liệu lịch sử có phải là yêu cầu cần đạt trong môn Lịch sử và Địa lí cấp tiểu học không?
Hỏi đáp Pháp luật
Năng lực đặc thù của môn Lịch sử và Địa lí lớp 4 như thế nào?
Tác giả:
Lượt xem: 108
Bài viết mới nhất

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;