6 loại hình trường nào phải có môn giáo dục Quốc phòng và An ninh?

Quy định hiện nay thì 6 loại hình trường nào phải có môn giáo dục Quốc phòng và An ninh?

6 loại hình trường nào phải có môn giáo dục Quốc phòng và An ninh?

Căn cứ theo quy định tại Điều 11 Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh năm 2013 có nêu rõ như sau:

Trường trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề
1. Giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề là môn học chính khóa.
2. Bảo đảm cho học sinh có những hiểu biết ban đầu về nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân; về truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc, lực lượng vũ trang nhân dân và nghệ thuật quân sự Việt Nam; có kiến thức cơ bản, cần thiết về phòng thủ dân sự và kỹ năng quân sự; sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ quân sự bảo vệ Tổ quốc.
3. Tổ chức dạy và học theo phân phối chương trình. Trong năm học, căn cứ vào điều kiện cụ thể, phối hợp với cơ quan, tổ chức, đơn vị liên quan tổ chức cho học sinh học tập ngoại khoá với nội dung và hình thức thích hợp.

Bên cạnh đó, căn cứ theo Điều 10 Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh năm 2013 Trường tiểu học, trung học cơ sở

Điều 12 Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh năm 2013 Trường cao đẳng nghề, cơ sở giáo dục đại học

Điều 13 Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh năm 2013 Trường của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội

Như vậy, 6 loại hình trường nào phải có môn giáo dục Quốc phòng và An ninh gồm:

[1] Trường trung học phổ thông,

[2] Trung cấp chuyên nghiệp,

[3] Trung cấp nghề

[4] Trường tiểu học, trung học cơ sở

[5] Trường cao đẳng nghề, cơ sở giáo dục đại học

[6] Trường của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội

Lưu ý: môn giáo dục Quốc phòng và An ninh trong các trường này đều bắt buộc là môn học chính khóa.

Môn Giáo dục quốc phòng và an ninh

6 loại hình trường nào phải có môn giáo dục Quốc phòng và An ninh? (Hình từ Internet)

Yêu cầu cần đạt các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung môn giáo dục Quốc phòng và an ninh cấp THPT ra sao?

Căn cứ theo Mục 4 Chương trình ban hành kèm theo Thông tư 46/2020/TT-BGDĐT có nêu rõ yêu cầu cần đạt đối với môn giáo dục Quốc phòng và an ninh cấp THPT như sau:

Yêu cầu cần đạt về các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung

Môn Giáo dục quốc phòng và an ninh góp phần hình thành, phát triển ở học sinh các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung theo các mức độ phù hợp với môn học, cấp học đã được quy định trong Chương trình tổng thể ban hành kèm theo Chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

5 quan điểm xây dựng chương trình môn giáo dục Quốc phòng và an ninh cấp THPT ra sao?

Căn cứ tại Mục 6 Chương trình ban hành kèm theo Thông tư 46/2020/TT-BGDĐT có nêu rõ định hướng chung của phương pháp giáo dục môn giáo dục Quốc phòng và an ninh cấp THPT như sau:

Chương trình môn Giáo dục quốc phòng và an ninh được xây dựng trên cơ sở các quan điểm sau:

1. Tính kế thừa và hiện đại

Chương trình môn Giáo dục quốc phòng và an ninh được xây dựng trên cơ sở các quan điểm, chủ trương đường lối của Đảng, pháp luật Nhà nước về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Được xây dựng dựa trên nền tảng lí luận và thực tiễn truyền thống kinh nghiệm đánh giặc giữ nước của cha ông, nghệ thuật quân sự Việt Nam và cập nhật thành tựu của khoa học quân sự, sư phạm quân sự hiện đại.

2. Phát triển phẩm chất, năng lực chung, năng lực đặc thù

Chương trình xác định rõ các phẩm chất, năng lực có thể hình thành và phát triển ở học sinh thông qua môn học: một mặt chương trình căn cứ vào yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực làm cơ sở và xuất phát điểm để lựa chọn nội dung giáo dục; mặt khác chương trình hình thành và phát triển các phẩm chất chủ yếu, năng lực cốt lõi cho học sinh thông qua việc hướng dẫn học sinh tiếp thu, vận dụng nội dung môn học vào thực tiễn.

3. Tính thực hành, thực tiễn

Chương trình xác định thực hành, luyện tập, vận dụng là nội dung quan trọng, đồng thời là phương thức thiết thực, hiệu quả để phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh. Nội dung này chú trọng việc vận dụng kiến thức quốc phòng, an ninh và kĩ năng vận dụng vào thực tiễn nhằm góp phần phát triển các năng lực đặc thù môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh.

4. Tính dân tộc và nhân văn

Giúp học sinh nhận thức đúng về chủ nghĩa yêu nước, tinh thần dân tộc, nhân văn, sự đoàn kết toàn dân của dân tộc Việt Nam trong công cuộc dựng nước và giữ nước; tinh thần đoàn kết quốc tế; giúp học sinh phát triển các giá trị nhân văn, tinh thần cộng đồng hướng tới các giá trị khoan dung, nhân ái, tôn trọng, hòa bình, hòa hợp, hợp tác và vì sự tiến bộ và phát triển xã hội.

5. Tính mở, liên thông

Trên cơ sở đảm bảo nội dung theo các chủ đề thống nhất trong cả nước, chương trình dành thời lượng nhất định để các nhà trường hướng dẫn học sinh tìm hiểu các vấn đề về quốc phòng, an ninh, truyền thống và nghệ thuật đánh giặc giữ nước của địa phương, xây dựng kế hoạch giáo dục phù hợp với điều kiện địa phương.

Chương trình môn học, bố trí bài giảng phù hợp có tính liên thông bổ trợ kiến thức từ lớp 10 đến lớp 12, đáp ứng yêu cầu về dạy học môn Giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường trung học phổ thông, phù hợp với nhận thức, phát triển thể lực và đặc thù môn học.

Giáo dục quốc phòng và an ninh
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Hồ Chí Minh muốn nói điều gì qua tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp? Nội dung lồng ghép giáo dục quốc phòng và an ninh THCS?
Hỏi đáp Pháp luật
Sinh viên học Giáo dục quốc phòng an ninh bao nhiêu tiết?
Hỏi đáp Pháp luật
Đoàn viên đủ 18 tuổi có thuộc đối tượng bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh?
Hỏi đáp Pháp luật
Trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh bao gồm những loại hình nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Lịch sử, truyền thống của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sẽ học mấy tiết trong môn Giáo dục Quốc phòng và an ninh?
Hỏi đáp Pháp luật
Môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh giữ vai trò gì trong giáo dục?
Hỏi đáp Pháp luật
Chạy vũ trang là gì? Định hướng chung về phương pháp giáo dục môn Giáo dục Quốc phòng và an ninh cấp THPT ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
6 loại hình trường nào phải có môn giáo dục Quốc phòng và An ninh?
Hỏi đáp Pháp luật
Chủ đề lồng ghép nội dung giáo dục quốc phòng và an ninh cấp trung học cơ sở như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 diễn ra khi nào? Giáo viên giáo dục quốc phòng có phải là công chức?
Tác giả: Lê Đình Khôi
Lượt xem: 149

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;