3 tiêu chuẩn của thành viên của Hội đồng thẩm định sách giáo khoa là gì?

Thành viên Hội đồng thẩm định sách giáo khoa cần phải có 3 tiêu chuẩn vậy đó là những tiêu chuẩn gì?

3 tiêu chuẩn của thành viên của Hội đồng thẩm định sách giáo khoa là gì?

* Lưu ý: Quy định tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa sách giáo khoa, tiêu chuẩn tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa; tổ chức và hoạt động của Hội đồng Quốc gia thẩm định sách giáo khoa được ban hành kèm theo Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT (viết tắt là Quy định ban hành kèm theo Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT).

Căn cứ theo Điều 13 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT (được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Thông tư 05/2022/TT-BGDĐT) như sau:

Tiêu chuẩn thành viên Hội đồng
1. Có phẩm chất đạo đức, tư tưởng tốt; có đủ sức khỏe và thời gian tham gia thẩm định sách giáo khoa.
2. Có trình độ từ đại học trở lên, am hiểu về khoa học giáo dục, có chuyên môn phù hợp với sách giáo khoa được thẩm định.
3. Đã từng tham gia một trong các công việc sau: xây dựng chương trình giáo dục phổ thông, thẩm định chương trình giáo dục phổ thông, biên soạn sách giáo khoa, thẩm định sách giáo khoa, có ít nhất 03 (ba) năm trực tiếp giảng dạy, nghiên cứu tại các cơ sở đào tạo giáo viên về chuyên môn phù hợp với môn học, hoạt động giáo dục có sách giáo khoa được thẩm định; hoặc có ít nhất 03 (ba) năm trực tiếp dạy học môn học, hoạt động giáo dục có sách giáo khoa được thẩm định.

Bên cạnh đó, tại khoản 2 Điều 32 Luật Giáo dục 2019 cũng có quy định như sau:

Sách giáo khoa giáo dục phổ thông
...
2. Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thành lập theo từng môn học, hoạt động giáo dục ở từng cấp học để thẩm định sách giáo khoa. Hội đồng gồm nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, nhà khoa học có kinh nghiệm, uy tín về giáo dục và đại diện cơ quan, tổ chức có liên quan. Hội đồng phải có ít nhất một phần ba tổng số thành viên là nhà giáo đang giảng dạy ở cấp học tương ứng. Hội đồng và thành viên Hội đồng phải chịu trách nhiệm về nội dung và chất lượng thẩm định.
...

Như vậy, đối chiếu quy định trên thì 3 tiêu chuẩn của thành viên của Hội đồng thẩm định sách giáo khoa gồm:

[1] Có phẩm chất đạo đức, tư tưởng tốt; có đủ sức khỏe và thời gian tham gia thẩm định sách giáo khoa.

[2] Có trình độ từ đại học trở lên, am hiểu về khoa học giáo dục, có chuyên môn phù hợp với sách giáo khoa được thẩm định.

[3] Đã từng tham gia một trong các công việc sau:

- Xây dựng chương trình giáo dục phổ thông, thẩm định chương trình giáo dục phổ thông, biên soạn sách giáo khoa, thẩm định sách giáo khoa, có ít nhất 03 (ba) năm trực tiếp giảng dạy, nghiên cứu tại các cơ sở đào tạo giáo viên về chuyên môn phù hợp với môn học, hoạt động giáo dục có sách giáo khoa được thẩm định;

- Hoặc có ít nhất 03 (ba) năm trực tiếp dạy học môn học, hoạt động giáo dục có sách giáo khoa được thẩm định.

Bên cạnh đó, Hội đồng phải có ít nhất một phần ba tổng số thành viên là nhà giáo đang giảng dạy ở cấp học tương ứng. Hội đồng và thành viên Hội đồng phải chịu trách nhiệm về nội dung và chất lượng thẩm định.

3 tiêu chuẩn của thành viên của Hội đồng thẩm định sách giáo khoa là gì?

3 tiêu chuẩn của thành viên của Hội đồng thẩm định sách giáo khoa là gì? (Hình từ Internet)

Hội đồng thẩm định sách giáo khoa phải có ít nhất mấy người?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 12 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT, quy định về Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa như sau:

Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa
1. Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa (sau đây gọi tắt là Hội đồng) là tổ chức do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thành lập theo từng môn học, hoạt động giáo dục ở từng cấp học, giúp Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thẩm định sách giáo khoa.
2. Hội đồng bao gồm các nhà khoa học, nhà giáo dục, nhà quản lý giáo dục có kinh nghiệm, uy tín về giáo dục và đại diện các tổ chức có liên quan; có ít nhất 1/3 (một phần ba) tổng số thành viên là các nhà giáo đang giảng dạy môn học, hoạt động giáo dục ở cấp học tương ứng. Số lượng thành viên Hội đồng là số lẻ, tối thiểu là 7 (bảy) người.
...

Như vậy, Hội đồng thẩm định sách giáo khoa phải có ít nhất 7 (bảy) người và số lượng thành viên phải là số lẻ.

Hội đồng thẩm định sách giáo khoa làm việc theo nguyên tắc nào?

Căn cứ theo Điều 15 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT thì Hội đồng thẩm định sách giáo khoa sẽ làm việc theo nguyên tắc sau đây:

Nguyên tắc 1. Hội đồng làm việc theo nguyên tắc tập trung, dân chủ, khách quan, trung thực.

Nguyên tắc 2. Cuộc họp của Hội đồng được coi là hợp lệ khi có ít nhất 2/3 (hai phần ba) tổng số thành viên Hội đồng tham gia, trong đó có Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Thư ký;

Các thành viên vắng mặt gửi bản nhậnxét, đánh giá bản mẫu sách giáo khoa bằng văn bản đựng trong phong bì được niêm phong cho đơn vị tổ chức thẩm định trước thời điểm tổ chức cuộc họp.

Trong các cuộc họp của Hội đồng phải có đại diện đơn vị tổ chức thẩm định.

Nguyên tắc 3. Nội dung mỗi cuộc họp của Hội đồng phải được ghi biên bản có chữ ký của các thành viên Hội đồng dự họp và đại diện đơn vị tổ chức thẩm định.

Nguyên tắc 4. Trong quá trình thẩm định, Hội đồng có thể đề xuất với đơn vị tổ chức thẩm định để xin ý kiến chuyên môn của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan nếu cần thiết.

Sách giáo khoa
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Danh mục sách giáo khoa Đạo đức lớp 1 năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Sách giáo khoa tiếng Việt lớp 2 gồm các sách nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Trọn bộ danh mục sách giáo khoa lớp 8 năm học 2024-2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh mục toàn bộ sách giáo khoa lớp 11 năm học 2024-2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh mục sách giáo khoa tiếng anh lớp 6 năm học 2024-2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Sách giáo khoa văn 10 năm học 2024-2025 là các sách nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Sách giáo khoa văn 9 năm học 2024-2025 là các sách nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Sách giáo khoa Lịch sử 12 năm học 2024 2025 gồm những bộ sách nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh mục toàn bộ sách giáo khoa lớp 12 năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh mục sách Toán lớp 1 năm 2024 Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt?
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;