12 trái nho dưới gầm bàn là gì? Có được truyền bá hủ tục trong các cơ sở giáo dục?
12 trái nho dưới gầm bàn là gì?
Nguồn gốc của 12 trái nho dưới gầm bàn
12 trái nho dưới gầm bàn, hay chui gầm bàn ăn 12 quả nho, ăn 12 quả nho vào giao thừa là một Phong tục này bắt nguồn từ Tây Ban Nha vào cuối thế kỷ 19 và nhanh chóng lan rộng đến nhiều nước Mỹ Latinh.
Người dân tin rằng việc ăn 12 trái nho tượng trưng cho 12 tháng trong năm sẽ mang lại may mắn, sức khỏe, và thịnh vượng. Đặc biệt, mỗi trái nho ăn vào là một lời chúc cho một tháng tràn đầy niềm vui và thành công.
Tuy nhiên, tại một số nơi, người ta biến tấu phong tục này bằng cách đặt 12 trái nho dưới gầm bàn trong thời khắc giao thừa. Điều này được cho là sẽ giúp thu hút thêm may mắn về tình yêu, tiền bạc và hạnh phúc.
Ý nghĩa của 12 trái nho dưới gầm bàn
- 12 trái nho: Tượng trưng cho 12 tháng trong năm.
- Dưới gầm bàn: Là biểu hiện của sự khiêm nhường, mong muốn thu hút những điều tốt đẹp đến mà không phô trương.
- Thời khắc giao thừa: Thời điểm chuyển giao thiêng liêng, giúp lời cầu chúc dễ thành hiện thực hơn.
Lưu ý: Nội dung 12 trái nho dưới gầm bàn, chui gầm bàn ăn 12 quả nho, ăn 12 quả nho vào giao thừa chỉ mang tính chất tham khảo!
12 trái nho dưới gầm bàn là gì? Có được truyền bá hủ tục trong các cơ sở giáo dục? (Hình từ Internet)
Có được truyền bá hủ tục trong các cơ sở giáo dục?
Tại Điều 21 Luật Giáo dục 2019 có quy định như sau:
Cấm lợi dụng hoạt động giáo dục
1. Cấm lợi dụng hoạt động giáo dục để xuyên tạc chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, kích động bạo lực, tuyên truyền chiến tranh xâm lược, phá hoại thuần phong mỹ tục, truyền bá mê tín, hủ tục, lôi kéo người học vào các tệ nạn xã hội.
2. Cấm lợi dụng hoạt động giáo dục vì mục đích vụ lợi.
Bên cạnh đó Điều 22 Luật Giáo dục 2019 quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong cơ sở giáo dục như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm trong cơ sở giáo dục
1. Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể nhà giáo, cán bộ, người lao động của cơ sở giáo dục và người học.
2. Xuyên tạc nội dung giáo dục.
3. Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi, tuyển sinh.
4. Hút thuốc; uống rượu, bia; gây rối an ninh, trật tự.
5. Ép buộc học sinh học thêm để thu tiền.
6. Lợi dụng việc tài trợ, ủng hộ giáo dục để ép buộc đóng góp tiền hoặc hiện vật.
Như vậy, hiện nay pháp luật nghiêm cấm lợi dụng hoạt động giáo dục để tuyên truyền chiến tranh xâm lược, phá hoại thuần phong mỹ tục, truyền bá mê tín, hủ tục, lôi kéo người học vào các tệ nạn xã hội.
Cho nên việc truyền bá hủ tục trong các cơ sở giáo dục là hành vi bị nghiêm cấm.
Quy định về cấp học và độ tuổi của giáo dục phổ thông như thế nào?
Căn cứ Điều 28 Luật Giáo dục 2019 cấp học và độ tuổi của giáo dục phổ thông như sau:
- Các cấp học và độ tuổi của giáo dục phổ thông được quy định như sau:
+ Giáo dục tiểu học được thực hiện trong 05 năm học, từ lớp một đến hết lớp năm. Tuổi của học sinh vào học lớp một là 06 tuổi và được tính theo năm;
+ Giáo dục trung học cơ sở được thực hiện trong 04 năm học, từ lớp sáu đến hết lớp chín. Học sinh vào học lớp sáu phải hoàn thành chương trình tiểu học. Tuổi của học sinh vào học lớp sáu là 11 tuổi và được tính theo năm;
+ Giáo dục trung học phổ thông được thực hiện trong 03 năm học, từ lớp mười đến hết lớp mười hai. Học sinh vào học lớp mười phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở. Tuổi của học sinh vào học lớp mười là 15 tuổi và được tính theo năm.
- Trường hợp học sinh được học vượt lớp, học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm:
+ Học sinh học vượt lớp trong trường hợp phát triển sớm về trí tuệ;
+ Học sinh học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định trong trường hợp học sinh học lưu ban, học sinh ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh là người khuyết tật, học sinh kém phát triển về thể lực hoặc trí tuệ, học sinh mồ côi không nơi nương tựa, học sinh thuộc hộ nghèo, học sinh ở nước ngoài về nước và trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
- Giáo dục phổ thông được chia thành giai đoạn giáo dục cơ bản và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp. Giai đoạn giáo dục cơ bản gồm cấp tiểu học và cấp trung học cơ sở; giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp là cấp trung học phổ thông. Học sinh trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp được học khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông.
- Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định việc dạy và học tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào học lớp một; việc giảng dạy khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp;
- Mẫu bài văn nghị luận về tình trạng học sinh thiếu kĩ năng sống lớp 9? Đánh giá thường xuyên đối với học sinh lớp 9 qua mấy hình thức?
- Mẫu viết bài văn kể lại một chuyến đi tham quan một di tích lịch sử văn hóa Văn Miếu? Quyền của học sinh lớp 8?
- Top 10 mẫu mở bài nghị luận xã hội cho mọi đề 2025? Mục tiêu chương trình giáo dục trung học cơ sở cho học sinh lớp 9 như thế nào?
- Mẫu viết bài văn nghị luận giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt môn Ngữ văn lớp 8?
- Mẫu viết đoạn văn kể lại diễn biến của một hoạt động ngoài trời môn Tiếng Việt lớp 3? Học sinh lớp 3 cần học viết được những đoạn văn nào?
- Ngành Logistics là gì? Ra trường làm gì? Cấp bằng đại học cho sinh viên tốt nghiệp như thế nào?
- 8 tiêu chí và điểm đánh giá trường trung cấp, trường cao đẳng theo Thông tư 44/2024/TT-BLĐTBXH mới nhất?
- Đáp án Đợt 2 Cao trào cuộc thi tìm hiểu truyền thống 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên và hội sinh viên Việt Nam?
- 3 mốc thời gian đợt thi trực tuyến Tự hào truyền thống 75 năm Ngày học sinh, sinh viên và Hội Sinh viên Việt Nam 2025?
- Thời gian dự thi trực tuyến truyenthonghocsinhsinhvientphcm com? Sinh viên tự nguyện gia nhập Hội sinh viên Việt Nam được không?