08 nhiệm vụ chung về giáo dục quốc phòng và an ninh năm học 2024 2025?

Giáo dục quốc phòng và an ninh có phải là môn học chính khóa? 08 nhiệm vụ chung về giáo dục quốc phòng và an ninh năm học 2024 2025?

08 nhiệm vụ chung về giáo dục quốc phòng và an ninh năm học 2024 2025?

Căn cứ theo Công văn 5986/BGDĐT-GDQPAN năm 2024 thì 08 nhiệm vụ chung về giáo dục quốc phòng và an ninh năm học 2024 2025 gồm có:

[1] Tiếp tục quán triệt, tổ chức thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 12-CT/TW năm 2007 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác GDQPAN trong tình hình mới;

Kết luận số 91-KL/TW năm 2024 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế;

Luật Giáo dục quốc phòng an ninh 2013, Luật Phòng, chống khủng bố 2013, Luật Phòng thủ dân sự 2023; Nghị định 13/2014/NĐ-CPNghị định 139/2020/NĐ-CP; Nghị định 168/2018/NĐ-CP; Nghị định 07/2014/NĐ-CP;

Xác định công tác GDQPAN; quốc phòng, quân sự; phòng, chống khủng bố; phòng thủ dân sự là một trong những nhiệm vụ lãnh đạo trọng tâm của cấp ủy Đảng, chính quyền, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, nhà trường.

[2] Đẩy mạnh chuyển đổi số, đổi mới công tác quản lý nhà nước về GDQPAN, xây dựng môi trường giáo dục dân chủ, kỷ cương, nền nếp, bảo đảm chất lượng, hiệu quả trong dạy, học môn học GDQPAN.

[3] Chỉ đạo, thực hiện kế hoạch nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm học 2024-2025 của ngành Giáo dục. Bám sát tổ chức dạy, học môn học GDQPAN theo quy định của Luật GDQPAN và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ GDĐT, các Bộ ngành liên quan bảo đảm an toàn, chất lượng, hiệu quả; tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh, sinh viên học tập, hoàn thành chương trình nội dung môn học GDQPAN theo kế hoạch đào tạo. Tổ chức bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho các đối tượng đúng quy định.

[4] Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng công tác GDQPAN, giáo dục lòng yêu nước, tự hào, tự tôn dân tộc, ý thức trách nhiệm đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; kết hợp với công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, kỹ năng nghề nghiệp, rèn luyện thể chất, kiến thức pháp luật và các nội dung hoạt động giáo dục khác cho học sinh, sinh viên phù hợp với từng lứa tuổi.

[5] Tập trung phát triển, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý GDQPAN có phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, có trình độ kiến thức, năng lực chuyên môn, kỹ năng, phương pháp giảng dạy môn học GDQPAN; bảo đảm đủ về số lượng và từng bước đạt chuẩn, đáp ứng yêu cầu giảng dạy, quản lý môn học.

[6] Tăng cường các nguồn lực đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, bổ sung trang thiết bị dạy học, mô hình học cụ, vũ khí, trang bị; xây dựng, củng cố thao trường, bãi tập; khai thác, sử dụng sách giáo khoa, giáo trình, các nguồn học liệu, trang thiết bị dạy học, mô hình học cụ hiệu quả, đáp ứng yêu cầu dạy, học theo quy định.

[7] Quán triệt, xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện công tác quốc phòng, quân sự; phòng, chống khủng bố; phòng thủ dân sự và tổ chức hoạt động theo đúng quy định.

[8] Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, đôn đốc thực hiện theo thẩm quyền. Tổ chức, thực hiện tốt các phong trào thi đua, nhân rộng các điển hình tiên tiến trong công tác GDQPAN; quốc phòng, quân sự; phòng, chống khủng bố; phòng thủ dân sự. Thực hiện chế độ sơ kết, tổng kết và báo cáo theo quy định.

Giáo dục quốc phòng và an ninh có phải là môn học chính khóa?

Căn cứ theo quy định tại Điều 11 Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh 2013 có nêu rõ như sau:

Trường trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề
1. Giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề là môn học chính khóa.
2. Bảo đảm cho học sinh có những hiểu biết ban đầu về nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân; về truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc, lực lượng vũ trang nhân dân và nghệ thuật quân sự Việt Nam; có kiến thức cơ bản, cần thiết về phòng thủ dân sự và kỹ năng quân sự; sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ quân sự bảo vệ Tổ quốc.
3. Tổ chức dạy và học theo phân phối chương trình. Trong năm học, căn cứ vào điều kiện cụ thể, phối hợp với cơ quan, tổ chức, đơn vị liên quan tổ chức cho học sinh học tập ngoại khoá với nội dung và hình thức thích hợp.

Như vậy, đối chiếu với các quy định trên của pháp luật thì giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề là môn học chính khóa.

08 nhiệm vụ chung về giáo dục quốc phòng và an ninh năm học 2024 2025?

08 nhiệm vụ chung về giáo dục quốc phòng và an ninh năm học 2024 2025? (Hình từ Internet)

Giáo dục quốc phòng và an ninh phải đảm bảo được những nguyên tắc nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh 2013 thì giáo dục quốc phòng và an ninh phải đảm bảo được những nguyên tắc sau:

- Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý thống nhất của Nhà nước.

- Giáo dục quốc phòng và an ninh là trách nhiệm của hệ thống chính trị và toàn dân, trong đó Nhà nước giữ vai trò chủ đạo.

- Kết hợp giáo dục quốc phòng và an ninh với giáo dục chính trị tư tưởng, phổ biến, giáo dục pháp luật và gắn với xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện.

- Giáo dục toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm bằng các hình thức phù hợp; kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, giữa lý thuyết và thực hành.

- Chương trình, nội dung giáo dục quốc phòng và an ninh phải phù hợp với từng đối tượng, đáp ứng kịp thời tình hình thực tế.

- Bảo đảm bí mật nhà nước, tính kế hoạch, kế thừa, phát triển, khoa học, hiện đại, dễ hiểu, thiết thực và hiệu quả.

Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Quốc phòng đối với giáo dục Quốc phòng và an ninh?

Căn cứ theo quy định tại Điều 34 Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh 2013 có nêu rõ nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Quốc phòng như sau:

[1] Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục quốc phòng và an ninh.

[2] Chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan lập quy hoạch hệ thống trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh trên phạm vi cả nước, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định; quyết định thành lập trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh thuộc nhà trường quân đội.

[3] Chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Giáo dục và Đào tạo, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan, tổ chức ở trung ương có liên quan:

- Quy định chương trình khung giáo dục quốc phòng và an ninh cho người học trong trường của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; chương trình khung bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho cá nhân tiêu biểu, người có uy tín trong cộng đồng dân cư; chương trình, nội dung bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng trong cơ quan, tổ chức của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập;

- Quy định tiêu chuẩn tuyên truyền viên giáo dục quốc phòng và an ninh;

- Biên soạn giáo trình, tài liệu phổ biến kiến thức quốc phòng và an ninh phù hợp với tình hình, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong từng thời kỳ.

[4] Chủ trì, phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và cơ quan, tổ chức ở trung ương có liên quan thực hiện bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho các đối tượng theo quy định của pháp luật; quy định nhiệm vụ, quyền hạn cho cơ quan, đơn vị thuộc quyền, ban chỉ huy quân sự bộ, ngành về giáo dục quốc phòng và an ninh.

[5] Phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn giáo viên, giảng viên, tuyên truyền viên, cán bộ quản lý, cán bộ kiêm nhiệm giáo dục quốc phòng và an ninh; cử cán bộ biệt phái cho trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh, cơ sở giáo dục đại học, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục.

[6] Bảo đảm vũ khí, trang bị kỹ thuật, thiết bị dạy học quân dụng chuyên dùng phục vụ dạy và học môn giáo dục quốc phòng và an ninh cho cơ sở giáo dục trong phạm vi cả nước; bảo đảm phương tiện, vật chất về giáo dục quốc phòng và an ninh cho cơ quan, đơn vị, nhà trường quân đội được giao nhiệm vụ giáo dục quốc phòng và an ninh.

[7] Hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra, sơ kết, tổng kết, thực hiện khen thưởng; giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về giáo dục quốc phòng và an ninh theo thẩm quyền.

[8] Thực hiện hợp tác quốc tế về giáo dục quốc phòng và an ninh.

Giáo dục quốc phòng và an ninh
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
6 loại hình trường nào phải có môn giáo dục Quốc phòng và An ninh?
Hỏi đáp Pháp luật
Chủ đề lồng ghép nội dung giáo dục quốc phòng và an ninh cấp trung học cơ sở như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 diễn ra khi nào? Giáo viên giáo dục quốc phòng có phải là công chức?
Hỏi đáp Pháp luật
08 nhiệm vụ chung về giáo dục quốc phòng và an ninh năm học 2024 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Thiết quân luật khẩn cấp là gì? Khi nào thì sẽ thiết quân luật khẩn cấp? Khi có thiết quân luật thì học sinh có phải nghỉ học không?
Hỏi đáp Pháp luật
Thiết quân luật là gì? Chi tiết 8 hình thức phổ biến giáo dục pháp luật hiện nay?
Hỏi đáp Pháp luật
9 điều bị cấm khi thiết quân luật được thi hành? Học sinh phải có trách nhiệm tìm hiểu pháp luật?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn ném lựu đạn đúng kỹ thuật môn GDQP lớp 11? Lớp 11 theo quy định của pháp luật là bao nhiêu tuổi?
Hỏi đáp Pháp luật
Đề cương giới thiệu Nghị quyết 44-NQ/TW về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Đạt nhiều thành tích thể dục cấp tỉnh có được miễn học môn Giáo dục quốc phòng và an ninh không?
Tác giả: Lê Đình Khôi
Lượt xem: 544

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;