06 điều kiện để trường tiểu học hoạt động giáo dục là gì?
Hoạt động giáo dục là gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Nghị định 24/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Hoạt động giáo dục bao gồm hoạt động tuyển sinh, tổ chức hoạt động giáo dục, quản lý điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục trong cơ sở giáo dục.
2. Kế hoạch giáo dục của nhà trường là kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục của cơ sở giáo dục thực hiện chương trình giáo dục mầm non, chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
Theo đó, về hoạt động giáo dục, hoạt động giáo dục bao gồm hoạt động trong cơ sở giáo dục như: tuyển sinh, tổ chức hoạt động giáo dục, quản lý điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục.
Bên cạnh đó, sự tham gia của học sinh trong hoạt động giáo dục được quy định tại Điều 14 Nghị định 24/2021/NĐ-CP bao gồm:
- Tham gia xây dựng các nội quy, quy định của tổ, lớp, các hoạt động Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và các tổ chức xã hội khác trong cơ sở giáo dục.
- Chủ động, tích cực thực hiện các nhiệm vụ học tập và rèn luyện theo chương trình các môn học, hoạt động giáo dục do cơ sở giáo dục tổ chức theo kế hoạch giáo dục của nhà trường.
06 điều kiện để trường tiểu học hoạt động giáo dục là gì? (Hình từ Internet)
06 điều kiện để trường tiểu học hoạt động giáo dục là gì?
Theo quy định tại Điều 17 Nghị định 46/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi Điều 1 Nghị định 135/2018/NĐ-CP, 06 điều kiện để trường tiểu học hoạt động giáo dục như sau:
(1) Có quyết định về việc thành lập hoặc cho phép thành lập trường.
(2) Đất đai, trường sở, cơ sở vật chất, thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động giáo dục:
- Diện tích khu đất xây dựng trường được xác định trên cơ sở số lớp, số học sinh và đặc điểm vùng miền với bình quân tối thiểu 10 m2 cho một học sinh đối với khu vực nông thôn, miền núi; 06 m2 cho một học sinh đối với khu vực thành phố, thị xã.
Đối với nơi khó khăn về đất đai, có thể thay thế diện tích sử dụng đất bằng diện tích sàn xây dựng và bảo đảm đủ diện tích theo quy định;
- Cơ cấu khối công trình gồm:
+ Hàng rào bảo vệ khuôn viên trường; cổng trường; biển tên trường; phòng học; phòng hiệu trưởng, phòng phó hiệu trưởng; văn phòng; phòng họp, phòng giáo viên; thư viện; phòng thiết bị giáo dục; phòng máy tính; phòng truyền thống và hoạt động Đội; phòng y tế trường học; phòng bảo vệ;
+ Phòng giáo dục nghệ thuật; phòng học nghe nhìn; phòng tham vấn học sinh; phòng hỗ trợ giáo dục học sinh khuyết tật học hòa nhập; phòng giáo dục thể chất hoặc nhà đa năng;
+ Khu vệ sinh cho giáo viên, học sinh, học sinh khuyết tật; khu chứa rác và hệ thống cấp thoát nước bảo đảm vệ sinh; khu để xe cho học sinh, giáo viên và nhân viên; khu đất làm sân chơi có diện tích không dưới 30% diện tích khu đất của trường, bảo đảm an toàn cho học sinh;
+ Khu nhà ăn, nhà nghỉ bảo đảm điều kiện sức khỏe cho học sinh học bán trú.
- Bảo đảm có đủ thiết bị giáo dục ít nhất theo danh mục thiết bị dạy học tối thiểu của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
(3) Địa điểm xây dựng trường bảo đảm môi trường giáo dục an toàn cho người học, người dạy và người lao động.
(4) Có chương trình giáo dục và tài liệu giảng dạy, học tập theo quy định phù hợp với giáo dục tiểu học.
(5) Có đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý, nhân viên đạt tiêu chuẩn, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, bảo đảm thực hiện chương trình giáo dục.
(6) Có đủ nguồn lực tài chính theo quy định để bảo đảm duy trì và phát triển hoạt động giáo dục.
Thủ tục để trường tiểu học hoạt động giáo dục là gì?
Theo quy định tại Điều 18 Nghị định 46/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 10 Điều 1 Nghị định 135/2018/NĐ-CP quy định thủ tục để trường tiểu học hoạt động giáo dục như sau:
Bước 1: Hiệu trưởng trường tiểu học có trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị cho phép hoạt động giáo dục.
Bước 2: Phòng Giáo dục và Đào tạo nhận hồ sơ, xem xét điều kiện cho phép hoạt động giáo dục.
Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các phòng chuyên môn có liên quan có ý kiến thẩm định hồ sơ và thẩm định thực tế các điều kiện hoạt động của trường tiểu học.
Nếu đủ điều kiện, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo quyết định cho phép nhà trường tổ chức hoạt động giáo dục; trường hợp chưa quyết định cho phép hoạt động giáo dục thì có văn bản thông báo cho trường nêu rõ lý do và hướng giải quyết.
Trong đó, hồ sơ hiệu trưởng cần chuẩn bị ở bước 1 gồm:
- Tờ trình cho phép hoạt động giáo dục;
- Bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường.
- Top 10 mẫu kết bài chung cho nghị luận văn học truyện ngắn? Đọc, viết và giới thiệu một tập thơ, một tập truyện ngắn là chuyên đề môn Ngữ văn lớp mấy?
- Mẫu bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống lớp 7? Học sinh lớp 7 được đánh giá bằng nhận xét như thế nào?
- Loại gió thịnh hành ở nước ta vào mùa hạ có hướng gì? Học viên giáo dục thường xuyên cấp THCS được đánh giá bằng điểm số ra sao?
- Đồng bằng sông Cửu Long có bao nhiêu tỉnh thành phố?
- Mẫu Viết thư mời dự tiệc Giáng sinh bằng Tiếng Anh hay nhất? Các chủ điểm gợi ý trong dạy học môn Tiếng Anh ở các cấp học là gì?
- Mẫu viết bài văn kể lại một chuyến đi tham quan một di tích lịch sử văn hóa rừng Trần Hưng Đạo? 4 hình thức khen thưởng học sinh THCS?
- Mục đích bồi dưỡng nâng cao năng lực cho nhân viên y tế trường học là gì?
- Hướng dẫn tổ chức giờ ăn đối với học sinh tiểu học?
- Điều kiện giáo viên nước ngoài dạy ngoại ngữ trong trường mầm non?
- Hướng dẫn xử lý khi xảy ra bạo lực học đường?