Trong lĩnh vực thuế việc bảo lãnh quá cảnh được hiểu như thế nào?

Bảo lãnh quá cảnh trong lĩnh vực thuế là gì? Có phải chịu thuế xuất nhập khẩu đối với hàng hóa viện trợ không hoàn lại không?

Trong lĩnh vực thuế việc bảo lãnh quá cảnh được hiểu như thế nào?

Căn cứ theo khoản 5 Điều 3 Nghị định 46/2020/NĐ-CP có quy định về việc bảo lãnh quá cảnh như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Hệ thống ACTS là hệ thống công nghệ thống tin tích hợp do các nước thành viên ASEAN thiết lập và kết nối, trao đổi thông tin với nhau để thực hiện thủ tục quá cảnh điện tử, kiểm soát sự vận chuyển hàng hóa quá cảnh qua lãnh thổ của các nước thành viên ASEAN, hỗ trợ cơ quan hải quan các nước thành viên ASEAN tính tiền thuế hải quan, tiền bảo lãnh và trao đổi thông tin thu hồi nợ thuế hải quan trên cơ sở quy định tại Nghị định thư 7 về hệ thống quá cảnh hải quan (sau đây gọi là Nghị định thư 7).
2. Tờ khai quá cảnh hải quan là tờ khai hải quan điện tử gồm các chỉ tiêu thông tin mà người khai hải quan phải khai khi thực hiện thủ tục quá cảnh hàng hóa thông qua Hệ thống ACTS.
Một tờ khai quá cảnh hải quan chỉ được sử dụng để khai báo cho hàng hóa quá cảnh được vận chuyển trên một phương tiện vận tải của một hành trình quá cảnh thông qua Hệ thống ACTS.
3. Chứng từ đi kèm hàng hóa quá cảnh (viết tắt là TAD) là tờ khai quá cảnh hải quan đã được cơ quan hải quan điểm đi phê duyệt và in ra từ Hệ thống ACTS.
4. Hành trình quá cảnh là hành trình vận chuyển hàng hóa quá cảnh từ một cơ quan hải quan tại điểm đi đến một cơ quan hải quan tại điểm đích thông qua Hệ thống ACTS.
5. Bảo lãnh quá cảnh là sự đảm bảo của người bảo lãnh về thanh toán tiền thuế hải quan có thể phát sinh trong hành trình quá cảnh.
...

Như vậy, đối chiếu quy định trên thì có thể hiểu rằng bảo lãnh quá cảnh trong lĩnh vực thuế là một hình thức bảo đảm tài chính mà tổ chức tín dụng hoặc ngân hàng cung cấp cho cơ quan hải quan để đảm bảo rằng người nộp thuế sẽ thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế đối với hàng hóa quá cảnh.

Trong lĩnh vực thuế thì hàng hóa viện trợ không hoàn lại có phải chịu thuế xuất nhập khẩu không?

Căn cứ theo Điều 2 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 có quy định về đối tượng chịu thuế xuất nhập khẩu gồm:

- Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.

- Hàng hóa xuất khẩu từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan, hàng hóa nhập khẩu từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước.

- Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối.

- Bên cạnh đó, những đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu không áp dụng đối với các trường hợp sau:

+ Hàng hóa quá cảnh, chuyển khẩu, trung chuyển;

+ Hàng hóa viện trợ nhân đạo, hàng hóa viện trợ không hoàn lại;

+ Hàng hóa xuất khẩu từ khu phi thuế quan ra nước ngoài; hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan; hàng hóa chuyển từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác;

+ Phần dầu khí được dùng để trả thuế tài nguyên cho Nhà nước khi xuất khẩu.

Như vậy, đối chiếu quy định thì hàng hóa viện trợ không hoàn lại sẽ không phải chịu thuế xuất nhập khẩu.

Bảo lãnh quá cảnh trong lĩnh vực thuế là gì?

Bảo lãnh quá cảnh trong lĩnh vực thuế là gì? (Hình từ Internet)

Trong lĩnh vực thuế cá nhân có hàng hóa chịu thuế ủy quyền cho đại lý làm thủ tục nộp thuế xuất nhập khẩu được không?

Căn cứ theo Điều 3 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 quy định như sau:

Người nộp thuế
1. Chủ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
2. Tổ chức nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu.
3. Người xuất cảnh, nhập cảnh có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, gửi hoặc nhận hàng hóa qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.
4. Người được ủy quyền, bảo lãnh và nộp thuế thay cho người nộp thuế, bao gồm:
a) Đại lý làm thủ tục hải quan trong trường hợp được người nộp thuế ủy quyền nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;
b) Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế trong trường hợp nộp thuế thay cho người nộp thuế;
c) Tổ chức tín dụng hoặc tổ chức khác hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng trong trường hợp bảo lãnh, nộp thuế thay cho người nộp thuế;
d) Người được chủ hàng hóa ủy quyền trong trường hợp hàng hóa là quà biếu, quà tặng của cá nhân; hành lý gửi trước, gửi sau chuyến đi của người xuất cảnh, nhập cảnh;
đ) Chi nhánh của doanh nghiệp được ủy quyền nộp thuế thay cho doanh nghiệp;
e) Người khác được ủy quyền nộp thuế thay cho người nộp thuế theo quy định của pháp luật.
5. Người thu mua, vận chuyển hàng hóa trong định mức miễn thuế của cư dân biên giới nhưng không sử dụng cho sản xuất, tiêu dùng mà đem bán tại thị trường trong nước và thương nhân nước ngoài được phép kinh doanh hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ở chợ biên giới theo quy định của pháp luật.
6. Người có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế nhưng sau đó có sự thay đổi và chuyển sang đối tượng chịu thuế theo quy định của pháp luật.
7. Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Như vậy, đối chiếu quy định có thể thấy rằng cá nhân có hàng hóa chịu thuế xuất nhập khẩu có thể ủy quyền nộp thuế thay cho đại lý làm thủ tục hải quan.

Bảo lãnh quá cảnh
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Trong lĩnh vực thuế việc bảo lãnh quá cảnh được hiểu như thế nào?
Tác giả: Lê Đình Khôi
Lượt xem: 35
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;