Toàn văn Nghị quyết 177 năm 2025 về cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa 15?

Chính thức có toàn văn Nghị quyết 177 năm 2025 về cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa 15? Bộ Tài chính giúp Chính phủ làm những công việc gì ngoài quản lý thuế?

Toàn văn Nghị quyết 177 năm 2025 về cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa 15?

Ngày 18/02/2025, Quốc hội thông qua Nghị quyết 177/2025/QH15 của Quốc hội về cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa 15.

Nghị quyết 177 năm 2025 có hiệu lực thi hành kể từ khi được Quốc hội biểu quyết thông qua.

>> Xem chi tiết Toàn văn Nghị quyết 177 năm 2025 về cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa 15...TẠI ĐÂY

Theo đó, tại Điều 1 Nghị quyết 177/2025/QH15 thì có quy định rõ cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa 15 bao gồm 25 thành viên, cụ thể như sau:

- Thủ tướng Chính phủ;

- 07 Phó Thủ tướng Chính phủ;

- 14 Bộ trưởng các Bộ: Quốc phòng; Công an; Ngoại giao; Nội vụ; Tư pháp; Tài chính; Công Thương; Nông nghiệp và Môi trường; Xây dựng; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Khoa học và Công nghệ; Giáo dục và Đào tạo; Y tế; Dân tộc và Tôn giáo;

- 03 Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ: Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Tổng Thanh tra Chính phủ; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.

Toàn văn Nghị quyết 177 năm 2025 về cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa 15?

Toàn văn Nghị quyết 177 năm 2025 về cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa 15? (Hình ảnh từ Internet)

Nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ trong quản lý và phát triển kinh tế như thế nào?

Căn cứ theo Điều 8 Luật Tổ chức Chính phủ 2015 có quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ trong quản lý và phát triển kinh tế như sau:

- Thống nhất quản lý nhà nước nền kinh tế quốc dân, thúc đẩy phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, các cân đối lớn của nền kinh tế; củng cố và phát triển kinh tế nhà nước; thúc đẩy liên kết kinh tế vùng; phát huy tiềm năng các thành phần kinh tế, các nguồn lực xã hội để phát triển nhanh, bền vững nền kinh tế quốc dân.

- Xây dựng và tổ chức thực hiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo môi trường bình đẳng, cạnh tranh và hợp tác giữa các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế; tạo lập, phát triển đầy đủ, đồng bộ các yếu tố thị trường và bảo đảm vận hành có hiệu quả các loại thị trường.

- Xây dựng mục tiêu, chỉ tiêu, chính sách, nhiệm vụ cơ bản phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trình Quốc hội; quyết định chính sách cụ thể về tài chính, tiền tệ quốc gia, tiền lương, giá cả. Quyết định, chỉ đạo và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.

- Trình Quốc hội dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách trung ương hằng năm; quyết toán ngân sách nhà nước, quyết toán chương trình, dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư; tổ chức và điều hành thực hiện ngân sách nhà nước theo nghị quyết của Quốc hội. Báo cáo Quốc hội về tình hình tài chính nhà nước, các rủi ro tài khóa gắn với yêu cầu bảo đảm tính bền vững của ngân sách và an toàn nợ công.

- Quyết định chính sách cụ thể thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế về kinh tế, phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.

- Thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu đối với các tài sản công thuộc sở hữu toàn dân, thực hiện chức năng chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước theo quy định của pháp luật. Thống nhất quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn lực quốc gia; thống nhất quản lý việc sử dụng ngân sách nhà nước, các tài sản công khác và thực hiện các chế độ tài chính theo quy định của pháp luật trong các cơ quan nhà nước; thi hành chính sách tiết kiệm, chống lãng phí.

- Thống nhất quản lý hoạt động hội nhập quốc tế về kinh tế trên cơ sở phát huy nội lực của đất nước, phát triển các hình thức hợp tác kinh tế với các quốc gia, vùng lãnh thổ và các tổ chức quốc tế trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền và cùng có lợi, hỗ trợ và thúc đẩy sản xuất trong nước. Quyết định chính sách cụ thể khuyến khích doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Tích cực, chủ động hội nhập quốc tế về kinh tế; khuyến khích đầu tư nước ngoài và tạo điều kiện thuận lợi để người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư về nước.

Bộ Tài chính giúp Chính phủ làm những công việc gì ngoài quản lý thuế?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 15 Luật Quản lý thuế 2019 có quy định Bộ Tài chính là cơ quan chủ trì giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về quản lý thuế và có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

Nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
1. Bộ Tài chính là cơ quan chủ trì giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về quản lý thuế và có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý thuế;
b) Tổ chức việc thực hiện quản lý thuế theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;
c) Tổ chức việc lập và thực hiện dự toán thu ngân sách nhà nước;
d) Tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện pháp luật về thuế và quy định khác của pháp luật có liên quan;
đ) Xử lý vi phạm pháp luật và giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc thực hiện pháp luật về thuế theo thẩm quyền;
e) Tổ chức thực hiện hợp tác quốc tế về thuế;
g) Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ khác có liên quan hướng dẫn việc thực hiện giám định độc lập về giá trị của máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ theo quy định của Luật Đầu tư.
...

Như vậy, ngoài quản tổ chức việc thực hiện quản lý thuế thì Bộ Tài chính còn giúp Chính Phủ thực hiện những công việc sau:

- Chỉ đạo, tổ chức và quản lý việc thực hiện công tác kế toán và công tác thống kê của Nhà nước.

- Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý thuế;

- Tổ chức việc lập và thực hiện dự toán thu ngân sách nhà nước;

- Tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện pháp luật về thuế và quy định khác của pháp luật có liên quan;

- Xử lý vi phạm pháp luật và giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc thực hiện pháp luật về thuế theo thẩm quyền;

- Tổ chức thực hiện hợp tác quốc tế về thuế;

- Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ khác có liên quan hướng dẫn việc thực hiện giám định độc lập về giá trị của máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ theo quy định.

Cơ cấu tổ chức
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Toàn văn Nghị quyết 190 2025 về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước?
Hỏi đáp Pháp luật
Toàn văn Nghị quyết 177 năm 2025 về cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa 15?
Hỏi đáp Pháp luật
Chính phủ có bao nhiêu Bộ và cơ quan ngang Bộ từ 18/02/2025? Bộ Tài chính có thuộc cơ quan của Chính phủ không?
Hỏi đáp Pháp luật
Sẽ sáp nhập các tỉnh thành theo Kết luận 126-KL/TW 2025? Bộ Tài chính có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong quản lý thuế?
Hỏi đáp Pháp luật
Toàn văn Nghị Quyết 176/2025/QH15 về cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa 15?
Hỏi đáp Pháp luật
Kết luận 126-KL/TW: Nghiên cứu bỏ cấp huyện, sáp nhập một số tỉnh tinh gọn tổ chức bộ máy? Hướng dẫn nguồn kinh phí sắp xếp tinh gọn của Bộ Tài chính ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Đã có Kết luận 126-KL/TW 2025 về tiếp tục sắp xếp, hoàn thiện tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị trong năm 2025? Thứ trưởng Bộ Tài chính được tăng số lượng?
Hỏi đáp Pháp luật
Chính thức thông qua Nghị quyết 176 về cơ cấu tổ chức của Chính phủ với 14 Bộ và 3 cơ quan ngang Bộ? Bộ Tài chính có thuộc cơ quan của Chính phủ không?
Tác giả: Ngô Trung Hiếu
Lượt xem: 42

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;