Thuế VAT đối với ghế khám chữa bệnh dùng trong nha khoa là 5% hay 10%?

Thuế suất VAT áp dụng đối với ghế khám chữa bệnh dùng trong nha khoa là 5% hay 10%?

Căn cứ tính thuế VAT đối với ghế khám chữa bệnh dùng trong nha khoa là gì?

Căn cứ quy định tại Điều 6 Thông tư 219/2013/TT-BTC về căn cứ tính thuế VAT đối với ghế khám chữa bệnh dùng trong nha khoa là giá tính thuế và thuế suất.

Thuế VAT đối với ghế khám chữa bệnh dùng trong nha khoa là 5% hay 10%?

Thuế VAT đối với ghế khám chữa bệnh dùng trong nha khoa là 5% hay 10%? (Hình từ Internet)

Thuế VAT đối với ghế khám chữa bệnh dùng trong nha khoa là 5% hay 10%?

Căn cứ theo hướng dẫn tại Công văn 18765/BTC-CST năm 2014 về thuế giá trị gia tăng đối với ghế khám chữa bệnh dùng trong nha khoa như sau:

"Bộ Tài chính nhận được ý kiến của cơ quan hải quan địa phương phản ánh vướng mắc việc áp dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng (GTGT) khâu nhập khẩu đối với mặt hàng ghế khám chữa bệnh dùng trong nha khoa. Để việc hướng dẫn chính sách thuế GTGT đối với mặt hàng ghế khám chữa bệnh dùng trong nha khoa được thống nhất, Bộ Tài chính có ý kiến trao đổi với Bộ Y tế như sau:
- Khoản 5 Điều 4 Thông tư số 83/2014/TT-BTC ngày 26/6/2014 của Bộ Tài chính hướng đẫn thuế GTGT theo danh mục hàng hoá nhập khẩu quy định "5. Thiết bị, dụng cụ y tế gồm máy móc và dụng cụ chuyên dùng cho y tế như: các loại máy soi, chiếu, chụp dùng để khám, chữa bệnh; các thiết bị, dụng cụ chuyên dùng để mổ, điều trị vết thương, ô tô cứu thương; dụng cụ đo huyết áp, tim, mạch, dụng cụ truyền máu; bơm kim tiêm; dụng cụ phòng tránh thai; các dụng cụ, thiết bị chuyên dùng cho y tế khác thực hiện theo quy định tại Biểu thuế giá trị gia tăng ban hành kèm theo Thông tư này"
- Theo Biểu thuế GTGT ban hành kèm theo Thông tư số 83/2014/TT-BTC thì mặt hàng "ghế nha khoa" được định danh tên cụ thể tại mã hàng 9402.10.10 với mức thuế suất GTGT là 10% (thuộc nhóm 94.02 - Đồ nội thất trong ngành y, giải phẫu nha khoa hoặc thú y). Các mặt hàng thiết bị và dụng cụ dùng cho ngành y, phẫu thuật, nha khoa hoặc thú y thuộc nhóm 90.18 có mức thuế suất GTGT là 5%.
- Theo chú giải chi tiết HS 2012 của nhóm 94.02 thì: "Ghế nha khoa (kể cả loại vừa làm ghế, vừa làm giường dùng gây mê) không đi kèm các dụng cụ nha khoa của nhóm 90.18, ghế nha khoa này có những bộ phận (thường là hệ thống ống lồng) để nâng, nghiêng và đôi khi xoay trên trụ chính, cho dù những ghế này có được lắp thêm các thiết bị khác hay không (dụng cụ chiếu sáng chẳng hạn). Máy súc miệng kèm ống nhổ của nha sĩ (dù được đặt trên bệ hay giá hay không), và ghế nha khoa có lắp dụng cụ nha khoa thuộc nhóm 90.18 không thuộc nhóm này (nhóm 90.18). Cần chú ý rằng nhóm này giới hạn đối với những đồ nội thất thuộc loại được thiết kế riêng để sử dụng trong ngành y, giải phẫu, nha khoa hoặc thú y; đồ nội thất có công dụng chung không có những đặc điểm này đều bị loại trừ"."
Theo đó:
+ Trường hợp mặt hàng "ghế khám chữa bệnh dùng trong nha khoa" được xác định là thiết bị, dụng cụ chuyên đùng cho y tế thì thuộc nhóm 90.18 và thuộc đối tượng áp dụng mức thuế GTGT là 5%;
+ Trường hợp mặt hàng "ghế khám chữa bệnh dùng trong nha khoa" được xác định là đồ nội thất dùng trong ngành nha khoa thì thuộc nhóm 94.02 và thuộc đối tượng áp dụng mức thuế GTGT là 10%."

Như vậy, thuế suất VAT áp dụng đối với ghế khám chữa bệnh dùng trong nha khoa được xác định như sau:

- Trường hợp mặt hàng "ghế khám chữa bệnh dùng trong nha khoa" được xác định là thiết bị, dụng cụ chuyên dùng cho y tế thì thuộc nhóm 90.18 và thuộc đối tượng áp dụng mức thuế VAT là 5%;

- Trường hợp mặt hàng "ghế khám chữa bệnh dùng trong nha khoa" được xác định là đồ nội thất dùng trong ngành nha khoa thì thuộc nhóm 94.02 và thuộc đối tượng áp dụng mức thuế VAT là 10%.


Thuế VAT đối với ghế khám chữa bệnh dùng trong nha khoa là 5% hay 10%? (Hình từ Internet)

Thời điểm xác định thuế VAT đối với ghế khám chữa bệnh dùng trong nha khoa là khi nào?

Căn cứ quy định tại Điều 8 Thông tư 219/2013/TT-BTC về thời điểm xác định thuế VAT như sau:

Thời điểm xác định thuế GTGT
1. Đối với bán hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
2. Đối với cung ứng dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ hoặc thời điểm lập hóa đơn cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
Đối với dịch vụ viễn thông là thời điểm hoàn thành việc đối soát dữ liệu về cước dịch vụ kết nối viễn thông theo hợp đồng kinh tế giữa các cơ sở kinh doanh dịch vụ viễn thông nhưng chậm nhất không quá 2 tháng kể từ tháng phát sinh cước dịch vụ kết nối viễn thông.
3. Đối với hoạt động cung cấp điện, nước sạch là ngày ghi chỉ số điện, nước tiêu thụ trên đồng hồ để ghi trên hóa đơn tính tiền.
4. Đối với hoạt động kinh doanh bất động sản, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà để bán, chuyển nhượng hoặc cho thuê là thời điểm thu tiền theo tiến độ thực hiện dự án hoặc tiến độ thu tiền ghi trong hợp đồng. Căn cứ số tiền thu được, cơ sở kinh doanh thực hiện khai thuế GTGT đầu ra phát sinh trong kỳ.
5. Đối với xây dựng, lắp đặt, bao gồm cả đóng tàu, là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
6. Đối với hàng hóa nhập khẩu là thời điểm đăng ký tờ khai hải quan.

Như vậy, thời điểm xác định thuế VAT đối với ghế khám chữa bệnh dùng trong nha khoa được xác định theo từng trường hợp nêu trên.

Thuế vat
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Thuốc Ecotraz 250 dùng để trị ve rận trên gia súc chịu thuế VAT bao nhiêu %?
Hỏi đáp Pháp luật
Thuế VAT đối với ghế khám chữa bệnh dùng trong nha khoa là 5% hay 10%?
Hỏi đáp Pháp luật
Thuế VAT ai chịu? Nộp hồ sơ khai thuế VAT ở đâu?
Tác giả:
Lượt xem: 14

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;