Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn là bao lâu?
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn là bao lâu?
Căn cứ Điều 8 Nghị định 125/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 102/2021/NĐ-CP như sau:
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn; thời hạn được coi là chưa bị xử phạt; thời hạn truy thu thuế
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn
a) Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn là 02 năm.
b) Thời điểm tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn được quy định như sau:
...
2. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về thuế
Ngày thực hiện hành vi vi phạm hành chính về thủ tục thuế là ngày kế tiếp ngày kết thúc thời hạn phải thực hiện thủ tục về thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế, trừ các trường hợp sau đây:
Đối với hành vi quy định tại khoản 1, điểm a, b khoản 2, khoản 3 và điểm a khoản 4 Điều 10; khoản 1, 2, 3, 4 và điểm a khoản 5 Điều 11; khoản 1, 2, 3 và điểm a, b khoản 4, khoản 5 Điều 13 Nghị định này, ngày thực hiện hành vi vi phạm để tính thời hiệu là ngày người nộp thuế thực hiện đăng ký thuế hoặc thông báo với cơ quan thuế hoặc nộp hồ sơ khai thuế.
Đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 2, điểm b khoản 4 Điều 10; điểm b khoản 5 Điều 11; điểm c, d khoản 4 Điều 13 Nghị định này, ngày thực hiện hành vi vi phạm để tính thời hiệu là ngày người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm.
b) Thời hiệu xử phạt đối với hành vi trốn thuế chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn là 05 năm, kể từ ngày thực hiện hành vi vi phạm.
Ngày thực hiện hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm hoàn hoặc hành vi trốn thuế (trừ hành vi tại điểm a khoản 1 Điều 17 Nghị định này) là ngày tiếp theo ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế mà người nộp thuế thực hiện khai thiếu thuế, trốn thuế hoặc ngày tiếp theo ngày cơ quan có thẩm quyền ra quyết định hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế.
Đối với hành vi không nộp hồ sơ đăng ký thuế, không nộp hồ sơ khai thuế tại điểm a khoản 1 Điều 17 Nghị định này, ngày thực hiện hành vi vi phạm để tính thời hiệu là ngày người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm. Đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày quy định tại điểm a khoản 1 Điều 17 Nghị định này thì ngày thực hiện hành vi vi phạm để tính thời hiệu là ngày người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế.
...
Theo đó, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về thuế (hành vi vi phạm thủ tục thuế) và hóa đơn là 02 năm.
Thời hiệu xử phạt đối với hành vi trốn thuế chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn là 05 năm.
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn là bao lâu? (Hình từ Internet)
Hình thức xử phạt cảnh cáo vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn chính thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 7 Nghị định 125/2020/NĐ-CP thì 02 hình thức xử phạt chính khi xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn gồm: Cảnh cáo và phạt tiền, cụ thể:
Phạt cảnh cáo áp dụng đối với hành vi vi phạm thủ tục thuế, hóa đơn không nghiêm trọng, có tình tiết giảm nhẹ và thuộc trường hợp áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo theo quy định tại Nghị định 125/2020/NĐ-CP.
Hình thức phạt tiền hành vi vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn chính thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 7 Nghị định 125/2020/NĐ-CP, hình thức phạt tiền được quy định như sau:
Phạt tiền tối đa không quá 100.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính về hóa đơn.
Phạt tiền tối đa không quá 50.000.000 đồng đối với cá nhân thực hiện hành vi vi phạm hành chính về hóa đơn.
Phạt tiền tối đa không quá 200.000.000 đồng đối với người nộp thuế là tổ chức thực hiện hành vi vi phạm thủ tục thuế.
Phạt tiền tối đa không quá 100.000.000 đồng đối với người nộp thuế là cá nhân thực hiện hành vi vi phạm thủ tục thuế.
Phạt 20% số tiền thuế thiếu hoặc số tiền thuế đã được miễn, giảm, hoàn cao hơn quy định đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn.
Phạt từ 1 đến 3 lần số tiền thuế trốn đối với hành vi trốn thuế.
Phạt tiền tương ứng với số tiền không trích vào tài khoản của ngân sách nhà nước đối (trừ số dư tối thiểu trên tài khoản thanh toán theo quy định của ngân hàng thương mại cung ứng dịch vụ thanh toán cho người nộp thuế) đối với ngân hàng thương mại không thực hiện trách nhiệm trích chuyển tiền từ tài khoản của người nộp thuế vào tài khoản của ngân sách nhà nước theo yêu cầu của cơ quan thuế;
Trừ trường hợp các tài khoản của người nộp thuế tại ngân hàng thương mại đó không còn số dư hoặc đã trích chuyển toàn bộ số dư tài khoản của người nộp thuế vào tài khoản của ngân sách nhà nước nhưng vẫn không đủ số tiền mà người nộp thuế phải nộp.
- Mẫu ký hiệu ghi trên biên lai thuế là mẫu nào?
- Mức thu lệ phí trước bạ khi thuê đất nhà nước theo hình thức trả tiền một lần là bao nhiêu?
- Trúng vé số 2 tỷ đóng thuế thu nhập cá nhân bao nhiêu?
- Làm công việc freelancer có phải đóng thuế thu nhập cá nhân không? Thu nhập nào được miễn thuế thu nhập cá nhân?
- Mẫu tham khảo hóa đơn giá trị gia tăng do Cục Thuế phát hành theo Thông tư 78 ra sao?
- Hướng dẫn tra cứu mã số thuế doanh nghiệp? Có phải mã số thuế doanh nghiệp là một dãy số gồm 10 chữ số không?
- Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt của thuốc lá là bao nhiêu? Đơn đề nghị giảm thuế tiêu thụ đặc biệt mới nhất 2024 là mẫu nào?
- Chiết khấu thương mại bán hàng ngày BlackFriday khi lập hóa đơn điện tử có cần ghi khoản chiết khấu lên hóa đơn không?
- Tờ khai thuế giá trị gia tăng dành cho dự án đầu tư là mẫu nào? Nhóm hàng hóa dịch vụ không được giảm thuế giá trị gia tăng năm 2024?
- Chính thức có Thông tư 84/2024/TT-BTC sửa đổi mã mục, tiểu mục của Thông tư 324 về hệ thống mục lục ngân sách nhà nước?