Thời hạn cung cấp thông tin hóa đơn điện tử như thế nào?
Thời hạn cung cấp thông tin hóa đơn điện tử như thế nào?
Căn cứ theo Điều 51 Nghị định 123/2020/NĐ-CP thì trong thời gian không quá 05 phút kể từ khi nhận được yêu cầu, Cổng thông tin điện tử phản hồi cho bên sử dụng thông tin:
- Thông tin hóa đơn điện tử:
Thông báo lý do trong trường hợp hệ thống gặp sự cố hoặc không có thông tin hóa đơn điện tử.
- Trường hợp yêu cầu cung cấp thông tin với số liệu lớn thì thời hạn cung cấp thông tin hóa đơn điện tử do Tổng cục Thuế thông báo.
Thời hạn cung cấp thông tin hóa đơn điện tử như thế nào? (Hình từ Internet)
Hệ thống phần mềm để quản lý thông tin hóa đơn điện tử ra sao?
Căn cứ theo Điều 42 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định như sau:
- Hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử bao gồm tập hợp thiết bị tính toán (máy chủ, máy trạm), hệ thống đường truyền, thiết bị kết nối mạng, thiết bị (hoặc phần mềm) an ninh an toàn mạng và cơ sở dữ liệu, thiết bị lưu trữ, thiết bị ngoại vi và thiết bị phụ trợ, mạng nội bộ.
- Hệ thống phần mềm để quản lý, vận hành, khai thác hệ thống thông tin hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử gồm: hệ điều hành, hệ quản trị cơ sở dữ liệu và phần mềm ứng dụng.
Có sử dụng thông tin hóa đơn điện tử để khấu trừ thuế thu nhập cá nhận được không?
Căn cứ theo Điều 46 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định các bên sử dụng thông tin hóa đơn điện tử bao gồm:
- Các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh là người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ; các tổ chức, cá nhân là người mua hàng hóa, dịch vụ;
- Các cơ quan quản lý nhà nước sử dụng thông tin hóa đơn điện tử để thực hiện các thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật; kiểm tra tính hợp pháp của hàng hóa lưu thông trên thị trường;
- Các tổ chức tín dụng sử dụng thông tin hóa đơn điện tử để thực hiện các thủ tục về thuế, thủ tục thanh toán qua ngân hàng;
- Các tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử.
- Các tổ chức sử dụng thông tin chứng từ điện tử để khấu trừ thuế thu nhập cá nhân.
Đối chiếu quy định trên thì thấy rằng trong các đối tượng sử dụng thông tin hóa đơn điện tử thì trong đó có các tổ chức sử dụng thông tin chứng từ điện tử để khấu trừ thuế thu nhập cá nhân.
Như vậy, hoàn toàn có thể sử dụng thông tin hóa đơn điện tử để khấu trừ thuế thu nhập cá nhân.
Khi sử dụng thông tin hóa đơn điện tử để tra cứu hàng hóa thì phải đảm bảo như thế nào?
Căn cứ theo Điều 44 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định nguyên tắc tra cứu, cung cấp, sử dụng thông tin hóa đơn điện tử như sau:
- Việc tra cứu, cung cấp, sử dụng thông tin hóa đơn điện tử được áp dụng để thực hiện các thủ tục về thuế, thủ tục thanh toán qua ngân hàng và các thủ tục hành chính khác; chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa lưu thông trên thị trường.
- Việc tra cứu, cung cấp thông tin hóa đơn điện tử phải đảm bảo đầy đủ, chính xác, kịp thời và đúng đối tượng.
- Việc sử dụng thông tin hóa đơn điện tử được cung cấp phải đảm bảo đúng mục đích, phục vụ cho hoạt động nghiệp vụ theo chức năng, nhiệm vụ của bên sử dụng thông tin; đồng thời phải đảm bảo đúng quy định của pháp luật về bảo về bí mật nhà nước.
Bên cạnh đó, hình thức khai thác, sử dụng thông tin hóa đơn điện tử trên Cổng thông tin điện tử sẽ căn cứ theo Điều 47 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định hình thức khai thác, sử dụng thông tin hóa đơn điện tử trên Cổng thông tin điện tử như sau:
- Bên sử dụng thông tin là các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh là người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ; các tổ chức, cá nhân là người mua hàng hóa, dịch vụ truy cập vào Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế để tra cứu thông tin hóa đơn điện tử theo các nội dung thông tin hóa đơn điện tử.
- Bên sử dụng thông tin là các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức tín dụng, tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử đã ký quy chế trao đổi thông tin hoặc ký hợp đồng phải đăng ký và được cấp quyền truy cập, kết nối, sử dụng thông tin hóa đơn điện tử từ Tổng cục Thuế như sau:
+ Áp dụng chữ ký số có hiệu lực theo quy định của pháp luật;
+ Thực hiện việc mã hóa đường truyền;
+ Đảm bảo an toàn thông tin theo quy định của pháp luật;
+ Tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật do Tổng cục Thuế công bố, gồm: Chỉ tiêu thông tin, định dạng dữ liệu, phương thức kết nối, tần suất trao đổi thông tin.
Bên sử dụng thông tin nêu tại khoản 2 Điều 47 Nghị định 123/2020/NĐ-CP có trách nhiệm phân công đầu mối đăng ký sử dụng thông tin hóa đơn điện tử (sau đây gọi tắt là đầu mối đăng ký) và thông báo cho Tổng cục Thuế bằng văn bản.
Như vậy, theo nguyên tắc thì khi sử dụng thông tin hóa đơn điện tử để tra cứu hàng hóa thì phải đảm bảo tính đầy đủ, chính xác, kịp thời và đúng đối tượng.
- Nguyên tắc làm việc của Hội đồng sáng kiến Tổng cục thuế như thế nào?
- Tiền hỗ trợ công đoàn có được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN không?
- Phương pháp phân bổ thuế thu nhập cá nhân được quy định như thế nào?
- Nguyên tắc tra cứu, cung cấp, sử dụng thông tin hóa đơn điện tử quy định như thế nào?
- Người nộp thuế khi có thay đổi thông tin đăng ký thuế thì phải thông báo cho ai?
- Thông tin của giấy chứng nhận đăng ký thuế bao gồm những gì?
- Kinh doanh xăng dầu không xuất hóa đơn điện tử bị xử phạt hành chính ra sao?
- Trường hợp nào không được hoàn thuế thu nhập cá nhân nộp thừa?
- Chính thức có Nghị định 168 thay thế Nghị định 100 về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ? Hiện nay, mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô là bao nhiêu?
- Giá tính thuế GTGT đối với hàng trả góp từ 1/7/2025 được quy định thế nào?