Thời điểm tính thuế GTGT đối với nước sạch có phải là ngày ghi chỉ số nước không?

Nước sạch sinh hoạt có phải là đối tượng được miễn thuế GTGT không? Hoạt động cung cấp nước sạch tính thuế tại thời điểm nào?

Nước sạch sinh hoạt có được miễn thuế GTGT không?

Theo khoản 1 Điều 10 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định về thuế suất 5% như sau:

Thuế suất 5%
1. Nước sạch phục vụ sản xuất và sinh hoạt, không bao gồm các loại nước uống đóng chai, đóng bình và các loại nước giải khát khác thuộc đối tượng áp dụng mức thuế suất 10%.
...

Căn cứ quy định trên thì đối với sạch phục vụ sinh hoạt thì không được miễn thuế GTGT mà phải áp dụng mức thuế suất 5%.

Nước sạch sinh hoạt có được miễn thuế GTGT không?

Thời điểm tính thuế GTGT đối với nước sạch có phải là ngày ghi chỉ số nước không? (Hình từ Internet)

Thời điểm tính thuế GTGT đối với nước sạch có phải là ngày ghi chỉ số nước?

Căn cứ theo Điều 8 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định về thời điểm xác định thuế GTGT cụ thể như sau:

Thời điểm xác định thuế GTGT
...
2. Đối với cung ứng dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ hoặc thời điểm lập hóa đơn cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
Đối với dịch vụ viễn thông là thời điểm hoàn thành việc đối soát dữ liệu về cước dịch vụ kết nối viễn thông theo hợp đồng kinh tế giữa các cơ sở kinh doanh dịch vụ viễn thông nhưng chậm nhất không quá 2 tháng kể từ tháng phát sinh cước dịch vụ kết nối viễn thông.
3. Đối với hoạt động cung cấp điện, nước sạch là ngày ghi chỉ số điện, nước tiêu thụ trên đồng hồ để ghi trên hóa đơn tính tiền.
4. Đối với hoạt động kinh doanh bất động sản, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà để bán, chuyển nhượng hoặc cho thuê là thời điểm thu tiền theo tiến độ thực hiện dự án hoặc tiến độ thu tiền ghi trong hợp đồng. Căn cứ số tiền thu được, cơ sở kinh doanh thực hiện khai thuế GTGT đầu ra phát sinh trong kỳ.
...

Như vậy, thông qua quy định trên thì thời điểm xác định thuế GTGT đối với hoạt động cung cấp nước sạch là ngày ghi chỉ số điện, nước tiêu thụ trên đồng hồ để ghi trên hóa đơn tính tiền.

Mức phạt khi chậm nộp hồ sơ khai thuế GTGT là bao nhiêu?

Theo quy định tại Điều 13 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định về việc xử phạt hành vi vi phạm về thời hạn nộp hồ sơ khai thuế như sau:

- Phạt cảnh cáo đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 01 ngày đến 05 ngày và có tình tiết giảm nhẹ.

- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 01 ngày đến 30 ngày, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.

- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 31 ngày đến 60 ngày.

- Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

+ Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 61 ngày đến 90 ngày;

+ Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên nhưng không phát sinh số thuế phải nộp;

+ Không nộp hồ sơ khai thuế nhưng không phát sinh số thuế phải nộp;

+ Không nộp các phụ lục theo quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết kèm theo hồ sơ quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.

- Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn trên 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế, có phát sinh số thuế phải nộp và người nộp thuế đã nộp đủ số tiền thuế, tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước trước thời điểm cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế hoặc trước thời điểm cơ quan thuế lập biên bản về hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế theo quy định tại khoản 11 Điều 143 Luật Quản lý thuế 2019.

Lưu ý: Mức phạt tiền tại Điều 13 Nghị định 125/2020/NĐ-CP là mức phạt tiền đối với tổ chức. Ngoài ra, đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân (căn cứ tại điểm a khoản 4 Điều 7 và khoản 5 Điều 5 Nghị định 125/2020/NĐ-CP).

Hồ sơ khai thuế GTGT được nộp ở đâu?

Theo Điều 45 Luật Quản lý thuế 2019 có quy định cụ thể về địa điểm nộp hồ sơ khai thuế như sau:

- Người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp.

- Trường hợp nộp hồ sơ khai thuế theo cơ chế một cửa liên thông thì địa điểm nộp hồ sơ khai thuế thực hiện theo quy định của cơ chế đó.

- Địa điểm nộp hồ sơ khai thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện theo quy định của Luật Hải quan.

- Chính phủ quy định địa điểm nộp hồ sơ khai thuế đối với các trường hợp sau đây:

+ Người nộp thuế có nhiều hoạt động sản xuất, kinh doanh;

+ Người nộp thuế thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh ở nhiều địa bàn; người nộp thuế có phát sinh nghĩa vụ thuế đối với các loại thuế khai và nộp theo từng lần phát sinh;

+ Người nộp thuế có phát sinh nghĩa vụ thuế đối với các khoản thu từ đất; cấp quyền khai thác tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản;

+ Người nộp thuế có phát sinh nghĩa vụ thuế quyết toán thuế thu nhập cá nhân;

+ Người nộp thuế thực hiện khai thuế thông qua giao dịch điện tử và các trường hợp cần thiết khác.

Tính thuế GTGT
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Tính thuế GTGT theo phương pháp tính trực tiếp theo doanh thu từ ngày 1/7/2025 như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời điểm tính thuế GTGT đối với nước sạch có phải là ngày ghi chỉ số nước không?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh mục ngành nghề tính thuế GTGT, thuế TNCN theo tỷ lệ % trên doanh thu được quy định thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Cách tính thuế GTGT bằng phương pháp tính trực tiếp?
Hỏi đáp Pháp luật
Các trường hợp doanh nghiệp, hộ kinh doanh được phân bổ khi tính thuế GTGT?
Hỏi đáp Pháp luật
Hiện nay có mấy cách tính thuế GTGT? Công thức tính thuế GTGT hiện nay?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu kê khai giảm 20% mức tỷ lệ % tính thuế GTGT theo Nghị định 72?
Hỏi đáp Pháp luật
Cách tính thuế GTGT đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh như thế nào?
Tác giả: Võ Phi
Lượt xem: 95

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;