Phụ cấp nhà ở có chịu thuế TNCN không? Phụ cấp nhà ở của người lao động được khấu trừ thuế thu nhập cá nhân ra sao?
Phụ cấp nhà ở có chịu thuế TNCN không?
Căn cứ tiết đ.1 điểm đ khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC ( được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 11 Thông tư 92/2015/TT-BTC) quy định về các khoản thu nhập chịu thuế như sau:
Các khoản thu nhập chịu thuế
...
2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công
....
đ) Các khoản lợi ích bằng tiền hoặc không bằng tiền ngoài tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động trả mà người nộp thuế được hưởng dưới mọi hình thức:
...
đ.1) Tiền nhà ở, điện, nước và các dịch vụ kèm theo (nếu có), không bao gồm: khoản lợi ích về nhà ở, điện nước và các dịch vụ kèm theo (nếu có) đối với nhà ở do người sử dụng lao động xây dựng để cung cấp miễn phí cho người lao động làm việc tại khu công nghiệp; nhà ở do người sử dụng lao động xây dựng tại khu kinh tế, địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn cung cấp miễn phí cho người lao động làm việc tại đó.
Trường hợp cá nhân ở tại trụ sở làm việc thì thu nhập chịu thuế căn cứ vào tiền thuê nhà hoặc chi phí khấu hao, tiền điện, nước và các dịch vụ khác tính theo tỷ lệ giữa diện tích cá nhân sử dụng với diện tích trụ sở làm việc.
Khoản tiền thuê nhà, điện nước và các dịch vụ kèm theo (nếu có) đối với nhà ở do đơn vị sử dụng lao động trả thay tính vào thu nhập chịu thuế theo số thực tế trả thay nhưng không vượt quá 15% tổng thu nhập chịu thuế phát sinh (chưa bao gồm tiền thuê nhà, điện nước và dịch vụ kèm theo (nếu có)) tại đơn vị không phân biệt nơi trả thu nhập.
Như vậy, theo quy định trên khoản tiền phụ cấp nhà ở do doanh nghiệp chi trả thay cho người lao động sẽ được tính vào thuế TNCN theo số thực tế chi trả. Tuy nhiên, sẽ được miễn thuế nếu khoản phụ cấp này không vượt quá 15% tổng thu nhập chịu thuế phát sinh của người lao động, không bao gồm tiền thuê nhà, điện nước và các dịch vụ kèm theo. Nếu tổng số tiền phụ cấp nhà ở không vượt quá 15% của tổng thu nhập chịu thuế của người lao động, thì khoản này sẽ được miễn thuế TNCN và vượt quá 15% thì phần vượt quá này sẽ được tính vào thu nhập chịu thuế TNCN.
Phụ cấp nhà ở có chịu thuế TNCN không? Phụ cấp nhà ở của người lao động được khấu trừ thuế thu nhập cá nhân ra sao? (Hình từ Internet)
Phụ cấp nhà ở của người lao động được khấu trừ thuế thu nhập cá nhân ra sao?
Tại tiết đ.1 điểm đ khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 11 Thông tư 92/2015/TT-BTC có quy định như sau:
Các khoản thu nhập chịu thuế
...
2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công
....
đ.1) Tiền nhà ở, điện, nước và các dịch vụ kèm theo (nếu có), không bao gồm: khoản lợi ích về nhà ở, điện nước và các dịch vụ kèm theo (nếu có) đối với nhà ở do người sử dụng lao động xây dựng để cung cấp miễn phí cho người lao động làm việc tại khu công nghiệp; nhà ở do người sử dụng lao động xây dựng tại khu kinh tế, địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn cung cấp miễn phí cho người lao động.
Trường hợp cá nhân ở tại trụ sở làm việc thì thu nhập chịu thuế căn cứ vào tiền thuê nhà hoặc chi phí khấu hao, tiền điện, nước và các dịch vụ khác tính theo tỷ lệ giữa diện tích cá nhân sử dụng với diện tích trụ sở làm việc.
Khoản tiền thuê nhà, điện nước và các dịch vụ kèm theo (nếu có) đối với nhà ở do đơn vị sử dụng lao động trả hộ tính vào thu nhập chịu thuế theo số thực tế trả hộ nhưng không vượt quá 15% tổng thu nhập chịu thuế phát sinh (chưa bao gồm tiền thuê nhà) tại đơn vị không phân biệt nơi trả thu nhập.”
Theo đó, căn cứ theo quy định nêu trên thì các khoản lợi ích do người sử dụng lao động trả mà người nộp thuế được hưởng dưới mọi hình thức thì được tính vào thu nhập từ tiền lương, tiền công. Như vậy, phụ cấp nhà ở của người lao động được khấu trừ thuế thu nhập cá nhân như sau:
Trường hợp nhà ở tại trụ sở làm việc thì thu nhập chịu thuế căn cứ vào tiền thuê nhà hoặc chi phí khấu hao, tiền điện, nước và các dịch vụ khác tính theo tỷ lệ giữa diện tích cá nhân sử dụng với diện tích trụ sở làm việc.
Còn đối với phụ cấp nhà ở là tiền thuê nhà và các tiện ích kèm theo của doanh nghiệp đối với người lao động không vượt quá 15% tổng thu nhập chịu thuế phát sinh.
Khoản phụ cấp nhà ở có tính vào tiền lương đóng BHXH không?
Căn cứ quy định tại Khoản 2 Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH 2017 thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không bao gồm các khoản chế độ và phúc lợi khác, như:
Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc theo quy định tại Điều 89 Luật BHXH và các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể như sau:
.....
2. Tiền lương do đơn vị quyết định
2.1. Từ ngày 01/01/2016 đến ngày 31/12/2017, tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc là mức lương và phụ cấp lương theo quy định tại Khoản 1 và Điểm a Khoản 2 Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH ngày 16/11/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều về HĐLĐ, kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật lao động.
Phụ cấp lương theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH là các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong HĐLĐ chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ như phụ cấp chức vụ, chức danh; phụ cấp trách nhiệm; phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; phụ cấp thâm niên; phụ cấp khu vực; phụ cấp lưu động; phụ cấp thu hút và các phụ cấp có tính chất tương tự.
2.2. Từ ngày 01/01/2018 trở đi, tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc là mức lương, phụ cấp lương theo quy định tại Điểm 2.1 Khoản này và các khoản bổ sung khác theo quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH.
2.3. Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc không bao gồm các khoản chế độ và phúc lợi khác, như tiền thưởng theo quy định tại Điều 103 của Bộ luật lao động, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong HĐLĐ theo Khoản 11 Điều 4 của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP.
.....
Như vậy, đối với khoản phụ cấp nhà ở mà người lao động nhận được sẽ không được tính vào tiền lương đóng bảo hiểm xã hội.
- Trường hợp nào không phải khai nộp thuế GTGT năm 2024?
- Tăng cường đôn đốc thu ngân sách nhà nước đối với các khoản thu liên quan đến đất đai cuối năm 2024 thế nào? Thuế sử dụng đất có thuộc các khoản thu ngân sách từ đất đai?
- Chính thức nghỉ Tết Âm lịch 2025 từ ngày 25/1/2025? Có được nộp tờ khai thuế GTGT vào Mùng 6 Tết không?
- Chính sách miễn, giảm tiền thuê đất được hướng dẫn bởi Tổng cục Thuế tại Công văn 5516/TCT-CS như thế nào?
- Từ 25/12/2024, tiền thưởng định kỳ hằng năm của sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp có chịu thuế TNCN không?
- Hướng dẫn điền Mẫu 05-2/BK-QTT-TNCN Phụ lục bảng kê chi tiết cá nhân thuộc diện tính thuế theo thuế suất toàn phần?
- Mẫu kê khai tài sản thu nhập cuối năm 2024 mới nhất? Hướng dẫn cách viết?
- Tổng hợp 4 lần được giảm thuế giá trị gia tăng VAT xuống 8 phần trăm?
- Từ ngày 1/1/2025, đối soát số thu và chuyển tiền vào tài khoản thu phí sử dụng đường bộ ra sao?
- Người nộp thuế TNCN có được giảm trừ gia cảnh khi con đang học thạc sĩ không?