Phí và lệ phí trong lĩnh vực đường thủy nội địa gồm những loại nào?

Trong lĩnh vực đường thủy nội địa gồm những loại phí và lệ phí nào? Đối tượng nào có quyền thu phí và lệ phí trong lĩnh vực đường thủy nội địa?

Phí và lệ phí trong lĩnh vực đường thủy nội địa gồm những loại nào?

Căn cứ khoản 2 Điều 1 Thông tư 198/2016/TT-BTC quy định về các loại phí và lệ phí trong lĩnh vực đường thủy nội địa như sau:

Phạm vi điều chỉnh
1. Thông tư này quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực đường thủy nội địa và đường sắt.
2. Phí, lệ phí trong lĩnh vực đường thủy nội địa bao gồm:
a) Phí sát hạch cấp chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng, máy trưởng.
b) Phí thẩm tra, thẩm định công bố cảng thủy nội địa, cấp giấy phép hoạt động cảng, bến thủy nội địa.
c) Phí thẩm định, phê duyệt đánh giá an ninh, kế hoạch an ninh cảng thủy nội địa tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài.
d) Lệ phí đăng ký, cấp biển phương tiện thủy nội địa; trừ đăng ký, cấp biển cho phương tiện phục vụ nhiệm vụ quốc phòng, an ninh (không sử dụng vào hoạt động kinh tế).
e) Lệ phí cấp bằng, chứng chỉ được hoạt động trên các loại phương tiện thủy nội địa.
3. Lệ phí trong lĩnh vực đường sắt bao gồm:
a) Lệ phí cấp giấy phép lái tàu.
b) Lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông đường sắt.
4. Thông tư này áp dụng đối với: tổ chức, cá nhân nộp phí, lệ phí; tổ chức thu phí, lệ phí; cơ quan, tổ chức, cá nhân khác liên quan đến thu, nộp phí, lệ phí.

Theo quy định trên, có 5 loại phí và lệ phí trong lĩnh vực đường thủy nội địa bao gồm:

- Phí sát hạch cấp chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng, máy trưởng.

- Phí thẩm tra, thẩm định công bố cảng thủy nội địa, cấp giấy phép hoạt động cảng, bến thủy nội địa.

- Phí thẩm định, phê duyệt đánh giá an ninh, kế hoạch an ninh cảng thủy nội địa tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài.

- Lệ phí đăng ký, cấp biển phương tiện thủy nội địa; trừ đăng ký, cấp biển cho phương tiện phục vụ nhiệm vụ quốc phòng, an ninh (không sử dụng vào hoạt động kinh tế).

- Lệ phí cấp bằng, chứng chỉ được hoạt động trên các loại phương tiện thủy nội địa.

Phí và lệ phí trong lĩnh vực đường thủy nội địa gồm những loại nào?

Phí và lệ phí trong lĩnh vực đường thủy nội địa gồm những loại nào? (Hình từ Internet)

Đối tượng nào có quyền thu phí và lệ phí trong lĩnh vực đường thủy nội địa?

Theo khoản 1 Điều 4 Thông tư 198/2016/TT-BTC quy định về đối tượng có quyền thu phí và lệ phí trong lĩnh vực đường thủy nội địa như sau:

Tổ chức thu phí, lệ phí
1. Tổ chức thu phí, lệ phí trong lĩnh vực đường thủy nội địa bao gồm:
a) Cục Đường thủy nội địa Việt Nam và các Chi cục Đường thủy nội địa trực thuộc;
b) Các Cảng vụ đường thủy nội địa, Cảng vụ hàng hải (bao gồm cả trường hợp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao hoặc ủy quyền);
c) Các cơ sở kinh doanh dịch vụ đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa được phép hoạt động theo quy định của pháp luật;
d) Các Sở Giao thông vận tải;
đ) Các Trung tâm sát hạch thuyền viên phương tiện thủy nội địa;
e) Tổ chức, cơ quan quản lý nhà nước khác được giao thực hiện các công việc quy định thu phí, lệ phí.
2. Cục Đường sắt Việt Nam thực hiện thu lệ phí cấp giấy phép lái tàu và giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông đường sắt.

Từ quy định trên, có thể thấy đối tượng có quyền thu phí và lệ phí trong lĩnh vực đường thủy nội địa bao gồm:

- Cục Đường thủy nội địa Việt Nam và các Chi cục Đường thủy nội địa trực thuộc;

- Các Cảng vụ đường thủy nội địa, Cảng vụ hàng hải (bao gồm cả trường hợp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao hoặc ủy quyền);

- Các cơ sở kinh doanh dịch vụ đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa được phép hoạt động theo quy định của pháp luật;

- Các Sở Giao thông vận tải;

- Các Trung tâm sát hạch thuyền viên phương tiện thủy nội địa;

- Tổ chức, cơ quan quản lý nhà nước khác được giao thực hiện các công việc quy định thu phí, lệ phí.

Thời hạn kê khai, nộp phí và lệ phí lĩnh vực đường thủy nội địa như thế nào?

Theo quy định tại Điều 5 Thông tư 198/2016/TT-BTC thì thời hạn kê khai, nộp phí và lệ phí như sau:

- Chậm nhất là ngày 05 hàng tháng, tổ chức thu phí phải gửi số tiền phí đã thu của tháng trước vào tài khoản phí chờ nộp ngân sách mở tại Kho bạc nhà nước.

- Phí, lệ phí áp dụng tại cảng, bến đường thủy nội địa thu bằng đồng Việt Nam. Trường hợp tổ chức, cá nhân nước ngoài nộp phí, lệ phí bằng ngoại tệ thì thu bằng đô la Mỹ (USD) theo tỷ giá ngoại tệ mua vào theo hình thức chuyển khoản của Hội sở chính Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam tại thời điểm nộp phí, lệ phí hoặc cuối ngày làm việc liền trước ngày lễ, ngày nghỉ.

Phí và lệ phí
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Khi sang tên Sổ đỏ trong năm 2024 cần phải nộp những loại phí và lệ phí nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Phí và lệ phí trong lĩnh vực đường thủy nội địa gồm những loại nào?

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;