Nhiệm vụ thực hiện kế toán thuế xuất nhập khẩu tại các đơn vị được quy định như thế nào?
Nhiệm vụ thực hiện kế toán thuế xuất nhập khẩu tại các đơn vị được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 16 Thông tư 174/2015/TT-BTC quy định về nhiệm vụ thực hiện kế toán thuế xuất nhập khẩu tại các đơn vị như sau:
(1) Tại Tổng cục Hải quan
- Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra việc chấp hành quy định về kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu ở các bộ phận kế toán trong toàn ngành Hải quan;
- Tổng hợp báo cáo kế toán nghiệp vụ thuế xuất khẩu, nhập khẩu toàn ngành, phân tích các thông tin báo cáo phục vụ yêu cầu quản lý nghiệp vụ thuế và thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
- Nghiên cứu, đánh giá thực trạng, đề xuất những nội dung cần bổ sung, sửa đổi về kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu trình cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Các công việc khác được giao.
(2) Tại các Cục Hải quan và tương đương
- Tổ chức công tác kế toán tại đơn vị mình đảm bảo thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định pháp luật thuế, hải quan và pháp luật kế toán. Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra việc chấp hành quy định về kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu tại các đơn vị cơ sở thuộc sự quản lý của đơn vị mình;
- Tổng hợp báo cáo, phân tích các thông tin kế toán xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đơn vị theo yêu cầu quản lý; lập và nộp báo báo gửi cơ quan cấp trên đúng thời hạn quy định.
- Nghiên cứu, đánh giá thực trạng, đề xuất những nội dung cần bổ sung, sửa đổi về kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu và báo cáo với Tổng cục Hải quan;
- Trường hợp Cục Hải quan không phân cấp công tác kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu đến cho Chi cục thì Cục Hải quan phải thực hiện công việc kế toán của các Chi cục chưa được phân cấp, công việc cụ thể theo quy định tại (3).
- Các công việc kế toán khác được giao;
(3) Tại các Chi cục Hải quan và tương đương
- Kiểm tra tính hợp lệ của các chứng từ kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu và cập nhật vào hệ thống kế toán;
- Thực hiện việc tổng hợp số thuế theo tờ khai, theo thông báo điều chỉnh, viết biên lai, thu thuế, thu lệ phí;
- Lập báo cáo và nộp lên Cục Hải quan đúng thời hạn quy định; Đề xuất những nội dung cần bổ sung, sửa đổi về kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu và báo cáo lên Cục Hải quan.
- Tổ chức công tác kế toán tại đơn vị mình đảm bảo thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định pháp luật thuế, hải quan và pháp luật kế toán.
Nhiệm vụ thực hiện kế toán thuế xuất nhập khẩu tại các đơn vị được quy định như thế nào? (Hình ảnh từ Internet)
Yêu cầu đối với kế toán thuế xuất nhập khẩu là gì?
Căn cứ theo Điều 5 Thông tư 174/2015/TT-BTC quy định về yêu cầu đối với kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu như sau:
- Phản ánh đầy đủ các nghiệp vụ thuế và thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phát sinh trong kỳ vào sổ kế toán và báo cáo kế toán.
- Phản ánh thông tin, số liệu kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu rõ ràng, dễ hiểu, chính xác và đúng thời gian quy định.
- Phản ánh trung thực hiện trạng, bản chất, nội dung và giá trị của nghiệp vụ thuế và thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
- Thông tin, số liệu kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu phải được phản ánh liên tục; số liệu kế toán phản ánh kỳ này phải kế tiếp theo số liệu kế toán của kỳ trước.
- Thông tin, số liệu kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu phải được phân loại, sắp xếp theo trình tự, có hệ thống, thống nhất với các chỉ tiêu quản lý thuế.
- Kiểm soát công tác tổ chức bộ máy kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu: phân công cán bộ trong đơn vị kế toán; tình hình thực thi trách nhiệm, quyền hạn của cán bộ được giao thực hiện công việc kế toán
Mở, đóng kỳ kế toán thuế xuất nhập khẩu khi nào?
Căn cứ theo Điều 8 Thông tư 174/2015/TT-BTC quy định về mở, đóng kỳ kế toán thuế xuất nhập khẩu như sau:
- Mở kỳ kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu là việc thiết lập trên hệ thống kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu đối với một kỳ kế toán xác định trong năm để cho phép cập nhật dữ liệu vào hệ thống kế toán theo phân quyền.
- Đóng kỳ kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu là việc thiết lập trên hệ thống kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu đối với một kỳ kế toán được xác định trong năm để không cho phép người sử dụng có thể cập nhật dữ liệu vào hệ thống kế toán.
Thời điểm đóng kỳ kế toán tháng là ngày 12 tháng tiếp theo, đóng kỳ kế toán năm là 24h ngày 10 tháng 02 năm tiếp theo.
Trường hợp phải lập báo cáo nhanh trong hệ thống thì phải thực hiện theo đúng quy trình xử lý cuối ngày. Ngoài ra phải thực hiện đóng kỳ kế toán thuế trong các trường hợp kiểm kê hoặc các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Cơ quan hải quan phải đảm bảo mọi chứng từ kế toán thuế phát sinh được hạch toán đầy đủ, chính xác trong kỳ kế toán.
- Sau thời điểm đóng kỳ kế toán, trường hợp cần điều chỉnh số liệu kế toán thuế thì thực hiện theo hướng dẫn của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.
- Tăng cường đôn đốc thu ngân sách nhà nước đối với các khoản thu liên quan đến đất đai cuối năm 2024 thế nào? Thuế sử dụng đất có thuộc các khoản thu ngân sách từ đất đai?
- Chính thức nghỉ Tết Âm lịch 2025 từ ngày 25/1/2025? Có được nộp tờ khai thuế GTGT vào Mùng 6 Tết không?
- Chính sách miễn, giảm tiền thuê đất được hướng dẫn bởi Tổng cục Thuế tại Công văn 5516/TCT-CS như thế nào?
- Từ 25/12/2024, tiền thưởng định kỳ hằng năm của sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp có chịu thuế TNCN không?
- Hướng dẫn điền Mẫu 05-2/BK-QTT-TNCN Phụ lục bảng kê chi tiết cá nhân thuộc diện tính thuế theo thuế suất toàn phần?
- Mẫu kê khai tài sản thu nhập cuối năm 2024 mới nhất? Hướng dẫn cách viết?
- Tổng hợp 4 lần được giảm thuế giá trị gia tăng VAT xuống 8 phần trăm?
- Từ ngày 1/1/2025, đối soát số thu và chuyển tiền vào tài khoản thu phí sử dụng đường bộ ra sao?
- Người nộp thuế TNCN có được giảm trừ gia cảnh khi con đang học thạc sĩ không?
- Mẫu 01-1/HT Bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá, dịch vụ mua vào theo Thông tư 80 ra sao?