Người nộp thuế phải thực hiện nghĩa vụ nào trước khi chấm dứt hiệu lực mã số thuế?

Trước khi chấm dứt hiệu lực mã số thuế thì người nộp thuế phải thực hiện nghĩa vụ nào?

Hiệu lực mã số thuế bị chấm dứt trong trường hợp nào?

Theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 39 Luật Quản lý thuế 2019, người nộp thuế sẽ bị chấm dứt hiệu lực mã số thuế trong các trường hợp sau:

- Đối với người nộp thuế đăng ký thuế cùng lúc đăng ký doanh nghiệp/đăng ký hợp tác xã/đăng ký kinh doanh thì mã số thuế bị chấm dứt hiệu lực trong các trường hợp sau:

+ Người nộp thuế chấm dứt hoạt động kinh doanh/giải thể/phá sản.

+ Bị cơ quan thẩm quyền thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã.

+ Bị chia tách/hợp nhất/sáp nhập.

- Đối với người nộp thuế đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế thì mã số thuế sẽ bị chấm dứt hiệu lực nếu thuộc một trong các trường hợp được nêu dưới đây:

+ Chấm dứt hoạt động kinh doanh hay không còn phát sinh bất kỳ nghĩa vụ thuế nào với tổ chức không kinh doanh.

+ Bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép có giá trị tương đương.

+ Bị chia tách/hợp nhất/sáp nhập.

+ Bị cơ quan thuế ban hành thông báo người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ nơi đã đăng ký.

+ Nhà thầu nước ngoài khi đã kết thúc hợp đồng.

+ Nhà thầu hoặc nhà đầu tư tham gia vào hợp đồng dầu khí khi kết thúc hợp đồng hoặc khi đã chuyển nhượng toàn bộ quyền lợi khi tham gia hợp đồng dầu khí cho người khác.

+ Cá nhân chết/mất tích/mất năng lực hành vi dân sự theo quy định pháp luật.

Người nộp thuế phải thực hiện nghĩa vụ nào trước khi chấm dứt hiệu lực mã số thuế?

Người nộp thuế phải thực hiện nghĩa vụ nào trước khi chấm dứt hiệu lực mã số thuế? (Hình từ Internet)

Người nộp thuế phải thực hiện nghĩa vụ nào trước khi chấm dứt hiệu lực mã số thuế?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Thông tư 105/2020/TT-BTC nghĩa vụ người nộp thuế phải hoàn thành trước khi chấm dứt hiệu lực mã số thuế như sau:

- Người nộp thuế phải nộp Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo quy định của pháp luật về hoá đơn;

- Người nộp thuế hoàn thành nghĩa vụ nộp hồ sơ khai thuế, nộp thuế và xử lý số tiền thuế nộp thừa, số thuế giá trị gia tăng chưa được khấu trừ nếu có)

- Trường hợp đơn vị chủ quản có các đơn vị phụ thuộc thì toàn bộ các đơn vị phụ thuộc phải hoàn thành thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế trước khi chấm dứt hiệu lực mã số thuế của đơn vị chủ quản.

Văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế cá nhân là mẫu nào?

Văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế được quy định tại mẫu số 24/ĐK-TCT ban hành kèm theo Thông tư 105/2020/TT-BTC theo quy định tại Điều 38, Điều 39 Luật Quản lý thuế 2019.

Tải mẫu 24/ĐK-TCT văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế: Tại đây

Chấm dứt mã số thuế cá nhân tại cơ quan thuế thì hồ sơ và thủ tục thực hiện như thế nào?

(1) Hồ sơ chấm dứt mã số thuế

Trường hợp chưa đăng ký tài khoản giao dịch điện tử và chưa có chữ ký số thì người nộp thuế thực hiện thủ tục trực tiếp tại cơ quan thuế.

Căn cứ tại Điều 14 Thông tư 105/2020/TT-BTC quy định về hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế đối với người nộp thuế đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế là:

(1) Văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế được quy định tại mẫu số 24/ĐK-TCT ban hành kèm theo Thông tư 105/2020/TT-BTC theo quy định tại Điều 38, Điều 39 Luật Quản lý thuế 2019

(2) Các giấy tờ khác (nếu có):

- Đối với hộ kinh doanh; cá nhân kinh doanh; địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh theo quy định tại điểm i Khoản 2 Điều 4 Thông tư 105/2020/TT-BTC, hồ sơ là:

Bản sao quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh (nếu có).

(2) Thủ tục thực hiện:

Căn cứ tại khoản 6 Điều 39, khoản 3 Điều 41 Luật Quản lý thuế 2019 quy định về việc chấm dứt hiệu lực mã số thuế, trách nhiệm xử lý hồ sơ đăng ký thuế như sau:

Bước 1: Người nộp thuế đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế nộp hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày có văn bản chấm dứt hoạt động hoặc chấm dứt hoạt động kinh doanh hoặc ngày kết thúc hợp đồng.

Bước 2: Cơ quan thuế xử lý hồ sơ đăng ký thuế theo quy định sau đây:

- Trường hợp hồ sơ đầy đủ thì thông báo về việc chấp nhận hồ sơ và thời hạn giải quyết hồ sơ đăng ký thuế chậm nhất là 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ;

- Trường hợp hồ sơ không đầy đủ thì thông báo cho người nộp thuế chậm nhất là 02 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.

Hiệu lực mã số thuế
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Nộp hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế ở đâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Nguyên tắc chấm dứt hiệu lực mã số thuế như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế gồm những gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế của hộ kinh doanh gồm những giấy tờ nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Hộ kinh doanh chấm dứt hiệu lực mã số thuế thì mã số thuế của người đại diện hộ kinh doanh còn sử dụng được không?
Hỏi đáp Pháp luật
Trình tự thực hiện chấm dứt hiệu lực mã số thuế đối với tổ chức bị chia, tổ chức bị sáp nhập, tổ chức bị hợp nhất ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Trình tự thực hiện thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế đối với đơn vị phụ thuộc thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Người nộp thuế phải thực hiện nghĩa vụ nào trước khi chấm dứt hiệu lực mã số thuế?
Tác giả: Đỗ Văn Minh
Lượt xem: 19
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;