Người bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì có được khoanh tiền thuế nợ hay không?

Theo quy định quản lý thuế hiện nay thì người bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì có được khoanh tiền thuế nợ hay không?

Người bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì có được khoanh tiền thuế nợ hay không?

Các trường hợp được khoanh tiền thuế nợ được quy định tại Điều 83 Luật Quản lý thuế 2019, cụ thể như sau:

Các trường hợp được khoanh tiền thuế nợ
1. Người nộp thuế là người đã chết, người bị Tòa án tuyên bố là đã chết, mất tích hoặc mất năng lực hành vi dân sự.
Thời gian khoanh nợ được tính từ ngày được cấp giấy chứng tử hoặc giấy báo tử hoặc các giấy tờ thay cho giấy báo tử theo quy định của pháp luật về hộ tịch hoặc quyết định của Tòa án tuyên bố là đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự.
2. Người nộp thuế có quyết định giải thể gửi cơ quan quản lý thuế, cơ quan đăng ký kinh doanh để làm thủ tục giải thể, cơ quan đăng ký kinh doanh đã thông báo người nộp thuế đang làm thủ tục giải thể trên hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký kinh doanh nhưng người nộp thuế chưa hoàn thành thủ tục giải thể.
Thời gian khoanh nợ được tính từ ngày cơ quan đăng ký kinh doanh có thông báo về việc người nộp thuế đang làm thủ tục giải thể trên hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký kinh doanh.
3. Người nộp thuế đã nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản hoặc bị người có quyền, nghĩa vụ liên quan nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản theo quy định của pháp luật về phá sản.
...

Như vậy, đối chiếu quy định trên thì người bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì sẽ thuộc một trong các trường hợp được khoanh tiền thuế nợ.

Người bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì có được khoanh tiền thuế nợ hay không?

Người bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì có được khoanh tiền thuế nợ hay không? (Hình từ Internet)

Mẫu quyết định về việc khoanh tiền thuế nợ khi người nộp thuế chết được thực hiện theo mẫu nào?

Mẫu quyết định về việc khoanh tiền thuế nợ khi người nộp thuế chết được thực hiện theo Mẫu số 01/KN tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Nghị định 126/2020/NĐ-CP, cụ thể như sau:

Mẫu 01/KN

>>> Tải về Mẫu quyết định về việc khoanh tiền thuế nợ khi người nộp thuế chết

Thời gian khoanh tiền nợ thuế ra sao?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 23 Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định về thời gian khoanh nợ thuế như sau:

- Đối với người nộp thuế quy định tại khoản 1 Điều 83 Luật Quản lý thuế 2019 thì thời gian khoanh nợ được tính từ ngày được cấp giấy chứng tử hoặc giấy báo tử hoặc các giấy tờ thay cho giấy báo tử theo quy định của pháp luật về hộ tịch hoặc quyết định của Tòa án tuyên bố là đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự đến khi Tòa án hủy quyết định tuyên bố một người là đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc được xóa nợ theo quy định.

- Đối với người nộp thuế quy định tại khoản 2 Điều 83 Luật Quản lý thuế 2019 thì thời gian khoanh nợ được tính từ ngày cơ quan đăng ký kinh doanh đăng tải thông tin về việc người nộp thuế đang làm thủ tục giải thể trên Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký kinh doanh đến khi người nộp thuế tiếp tục hoạt động kinh doanh hoặc hoàn thành thủ tục giải thể hoặc được xóa nợ theo quy định.

- Đối với người nộp thuế quy định tại khoản 3 Điều 83 Luật Quản lý thuế 2019 thì thời gian khoanh nợ được tính từ ngày Tòa án có thẩm quyền thông báo thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản hoặc người nộp thuế đã gửi hồ sơ phá sản doanh nghiệp đến cơ quan quản lý thuế nhưng đang trong thời gian làm các thủ tục thanh toán, xử lý nợ theo quy định của Luật Phá sản 2014 đến khi người nộp thuế tiếp tục hoạt động kinh doanh hoặc được xóa nợ theo quy định.

Trường hợp Tòa án có thẩm quyền đã thông báo thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thì người nộp thuế được khoanh nợ đối với số tiền thuế còn nợ đến thời điểm Tòa án thông báo thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.

- Đối với người nộp thuế quy định tại khoản 4 Điều 83 Luật Quản lý thuế 2019 thì thời gian khoanh nợ được tính từ ngày cơ quan quản lý thuế có văn bản thông báo trên toàn quốc về việc người nộp thuế hoặc đại diện theo pháp luật của người nộp thuế không hiện diện tại địa chỉ kinh doanh, địa chỉ liên lạc đã đăng ký với cơ quan quản lý thuế đến khi người nộp thuế tiếp tục hoạt động kinh doanh hoặc được xóa nợ theo quy định.

- Đối với người nộp thuế quy định tại khoản 5 Điều 83 Luật Quản lý thuế 2019 thì thời gian khoanh nợ được tính từ ngày cơ quan quản lý thuế có văn bản đề nghị cơ quan có thẩm quyền thu hồi hoặc từ ngày có hiệu lực của quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã hoặc giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc giấy phép thành lập và hoạt động hoặc giấy phép hành nghề hoặc giấy chứng nhận đăng ký chi nhánh, văn phòng đại diện đến khi người nộp thuế tiếp tục hoạt động kinh doanh hoặc được xóa nợ theo quy định.

Khoanh tiền thuế nợ
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Có được khoanh nợ tiền thuế khi bị cơ quan có thẩm quyền thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh?
Hỏi đáp Pháp luật
Người nộp thuế được cơ quan quản lý thuế khoanh tiền thuế nợ trong thời hạn khoanh nợ có bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính không?
Hỏi đáp Pháp luật
Người nộp thuế đã nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản có được khoanh tiền thuế nợ hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Người bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì có được khoanh tiền thuế nợ hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Nội dung quản lý thuế có bao gồm khoanh tiền thuế nợ không?
Hỏi đáp Pháp luật
Người nộp thuế bị tòa án tuyên bố là mất năng lực hành vi dân sự thì có được khoanh tiền thuế nợ hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Hồ sơ khoanh tiền thuế nợ gồm những gì? Thời gian khoanh tiền thuế nợ là bao lâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Không còn hoạt động kinh doanh tại địa chỉ đã đăng ký có khoanh tiền thuế nợ không?
Hỏi đáp Pháp luật
Trình tự thủ tục khoanh tiền thuế nợ được quy định như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Các trường hợp được khoanh tiền thuế nợ?
Tác giả: Lê Đình Khôi
Lượt xem: 66

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;