Mẫu Sổ theo dõi thuế GTGT được khấu trừ (Mẫu số S08-DNSN) dành cho doanh nghiệp siêu nhỏ?
- Mẫu Sổ theo dõi thuế GTGT được khấu trừ (Mẫu số S08-DNSN) dành cho doanh nghiệp siêu nhỏ?
- Hướng dẫn cách ghi Mẫu Sổ theo dõi thuế GTGT được khấu trừ (Mẫu số S08-DNSN) dành cho doanh nghiệp siêu nhỏ?
- Đối với các doanh nghiệp siêu nhỏ đang áp dụng Thông tư 133 nếu chuyển sang áp dụng chế độ kế toán tại Thông tư 132 thì thực hiện chuyển số dư các TK 1331 - Thuế GTGT được khấu trừ như thế nào?
Mẫu Sổ theo dõi thuế GTGT được khấu trừ (Mẫu số S08-DNSN) dành cho doanh nghiệp siêu nhỏ?
Mẫu Sổ theo dõi thuế GTGT được khấu trừ dành cho doanh nghiệp siêu nhỏ được thực hiện theo Mẫu số S08-DNSN ban hành kèm theo Thông tư 132/2018/TT-BTC.
TẢI VỀ >>> Mẫu Sổ theo dõi thuế GTGT được khấu trừ (Mẫu số S08-DNSN) dành cho doanh nghiệp siêu nhỏ
Hướng dẫn cách ghi Mẫu Sổ theo dõi thuế GTGT được khấu trừ (Mẫu số S08-DNSN) dành cho doanh nghiệp siêu nhỏ?
Dựa trên Mẫu số S08-DNSN ban hành kèm theo Thông tư 132/2018/TT-BTC, cách ghi mẫu Sổ theo dõi thuế GTGT được khấu trừ dành cho doanh nghiệp siêu nhỏ được hướng dẫn như sau:
Sổ này được mở để ghi chép theo từng chứng từ về thuế GTGT được khấu trừ, thuế GTGT đầu ra trong kỳ báo cáo.
- Cột A, B: Ghi số hiệu ngày, tháng của chứng từ.
- Cột C: Ghi diễn giải nội dung nghiệp vụ kinh tế theo từng chứng từ.
- Cột 1: Ghi số tiền thuế GTGT đầu vào được khấu trừ đầu kỳ, số thuế GTGT được khấu trừ phát sinh trong kỳ và số thuế GTGT còn được khấu trừ cuối kỳ.
- Cột 2: Ghi số tiền thuế GTGT đầu vào đã được hoàn lại trong kỳ.
- Cột 3: Ghi số tiền thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ với số thuế GTGT đầu ra phát sinh trong kỳ.
Cuối kỳ, kế toán tiến hành khóa sổ, cộng số phát sinh thuế GTGT được khấu trừ, đã khấu trừ và tính ra số thuế GTGT còn được khấu trừ hoặc phải nộp cuối kỳ báo cáo.
Mẫu Sổ theo dõi thuế GTGT được khấu trừ (Mẫu số S08-DNSN) dành cho doanh nghiệp siêu nhỏ? (Hình từ Internet)
Đối với các doanh nghiệp siêu nhỏ đang áp dụng Thông tư 133 nếu chuyển sang áp dụng chế độ kế toán tại Thông tư 132 thì thực hiện chuyển số dư các TK 1331 - Thuế GTGT được khấu trừ như thế nào?
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 19 Thông tư 132/2018/TT-BTC như sau:
Chuyển số dư trên sổ kế toán
1. Đối với các doanh nghiệp siêu nhỏ đang áp dụng Thông tư số 133/2016/TT-BTC nếu chuyển sang áp dụng chế độ kế toán theo quy định tại Chương II Thông tư này thực hiện chuyển số dư các tài khoản kế toán như sau:
- Số dư TK 112 - Tiền gửi ngân hàng và số dư TK 1281 - Tiền gửi có kỳ hạn được chuyển sang TK 111 - Tiền.
- Số dư các TK 1331 - Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hóa, dịch vụ, TK 1332 - Thuế GTGT được khấu trừ của TSCĐ được chuyển sang TK 1313- Thuế GTGT được khấu trừ;
- Số dư các TK 136 - Phải thu nội bộ, TK 138- Phải thu khác, TK 141- Tạm ứng được chuyển sang TK 1318- Các khoản nợ phải thu khác;
- Số dư các TK 152 - Nguyên vật liệu, TK 153 - Công cụ, dụng cụ được chuyển sang TK 1521- Nguyên vật liệu, dụng cụ;
- Số dư TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang được chuyển sang TK 1524- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang;
- Số dư các TK 155 - Thành phẩm, TK 156 - Hàng hóa và TK 157- Hàng gửi đi bán được chuyển sang TK 1526- Thành phẩm, hàng hóa trong đó có chi tiết theo yêu cầu quản lý;
- Số dư Nợ TK 211 - Tài sản cố định sau khi trừ số dư Có TK 214 - Hao mòn tài sản cố định được chuyển sang dư Nợ TK 211 - Tài sản cố định;
- Số dư TK 334 - Phải trả người lao động được chuyển sang TK 3311- Phải trả người lao động
- Số dư các TK 3382 – Kinh phí công đoàn, TK 3383 - Bảo hiểm xã hội, TK 3384 - Bảo hiểm y tế, TK 3385 - Bảo hiểm thất nghiệp được chuyển sang TK 3312- Các khoản trích theo lương;
- Số dư các TK 331 - Phải trả người bán, TK 335 - Chi phí phải trả, TK 336 - Phải trả nội bộ, TK 3381 - Phải trả, phải nộp khác, TK 3386 - Nhận ký quỹ, ký cược, TK 3387- Doanh thu chưa thực hiện, TK 3388 - Phải trả, phải nộp khác, TK 3411 - Các khoản đi vay và TK 3412 - Nợ thuê tài chính được chuyển sang TK 3318 - Các khoản nợ phải trả khác;
- Số dư các TK 33311 - Thuế GTGT đầu ra, TK 33312 - Thuế GTGT hàng nhập khẩu được chuyển sang TK 33131- Thuế GTGT phải nộp;
- Số dư các TK 3332- Thuế tiêu thụ đặc biệt, TK 3333- Thuế xuất, nhập khẩu, TK 3335- Thuế thu nhập cá nhân, TK 3336- Thuế tài nguyên, TK 3337- Thuế nhà đất, tiền thuê đất, TK 33381- Thuế bảo vệ môi trường, TK 33382- Các loại thuế khác, TK 3339- Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác được chuyển sang TK 33138- Thuế khác, phí, lệ phí và các khoản khác phải nộp nhà nước;
- Số dư TK 4211- Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm trước, TK 4212- Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm nay được chuyển sang TK 4118- Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.
Như vậy, đối với các doanh nghiệp siêu nhỏ đang áp dụng Thông tư 133/2016/TT-BTC nếu chuyển sang áp dụng chế độ kế toán theo quy định tại Chương II Thông tư 132/2018/TT-BTC thực hiện chuyển số dư các TK 1331 - Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hóa, dịch vụ, TK 1332 - Thuế GTGT được khấu trừ của TSCĐ được chuyển sang TK 1313- Thuế GTGT được khấu trừ.
- Biện pháp nghiệp vụ được áp dụng trong giải quyết hồ sơ hoàn thuế như thế nào?
- Có được kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp khi công ty có doanh thu trên 1 tỷ đồng trong năm không?
- Gia hạn nộp thuế GTGT tháng 10/2024: Các doanh nghiệp có thể được gia hạn theo Nghị định 64?
- Hướng dẫn tra cứu thuế đất online tại Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế mới nhất?
- Từ 16/12/2024, thuốc lá điện tử sẽ chịu mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi bao nhiêu?
- Điều kiện không áp dụng thuế chống bán phá giá đối với hàng hóa nhập khẩu có biên độ trên 2%?
- Người tiếp tay cho hành vi trốn thuế có bị công khai thông tin người nộp thuế không?
- Khi nào doanh nghiệp phải thực hiện phân bổ thuế thu nhập doanh nghiệp?
- Hành vi trốn thuế trong trường hợp nào thì bị phạt tiền gấp 3 lần số tiền thuế trốn?
- Có bị xử phạt khi khai bổ sung hồ sơ khai thuế trước khi kiểm tra thuế?