Mẫu 03/TKTH-SDDPNN Tờ khai tổng hợp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp như thế nào?
Mẫu 03/TKTH-SDDPNN Tờ khai tổng hợp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp như thế nào?
Mẫu 03/TKTH-SDDPNN Tờ khai tổng hợp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp dùng cho hộ gia đình, cá nhân kê khai tổng hợp đất ở được quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 80/2021/TT-BTC, có dạng như sau:
Tải Mẫu 03/TKTH-SDDPNN Tờ khai tổng hợp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp: Tại đây
Mẫu 03/TKTH-SDDPNN Tờ khai tổng hợp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp như thế nào? (Hình từ Internet)
Đối tượng nào phải chịu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp?
Theo Điều 2 Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp 2010 quy định về đối tượng chịu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp gồm:
- Đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị.
- Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp bao gồm: đất xây dựng khu công nghiệp; đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh; đất khai thác, chế biến khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm.
- Đất phi nông nghiệp quy định tại Điều 3 Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp 2010 sử dụng vào mục đích kinh doanh.
Đối tượng nào được miễn thuế sử dụng đất phi nông nghiệp?
Theo Điều 10 Thông tư 153/2011/TT-BTC được bổ sung bởi Điều 4 Thông tư 130/2016/TT-BTC quy định các đối tượng được miễn thuế sử dụng đất phi nông nghiệp bao gồm:
(1) Đất của dự án đầu tư thuộc lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư (đặc biệt ưu đãi đầu tư); dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; dự án đầu tư thuộc lĩnh vực khuyến khích đầu tư (ưu đãi đầu tư) tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; đất của doanh nghiệp sử dụng trên 50% số lao động là thương binh, bệnh binh.
Danh mục lĩnh vực khuyến khích đầu tư (ưu đãi đầu tư), lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư ( đặc biệt ưu đãi đầu tư), địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư.
Số lao động là thương binh, bệnh binh phải là lao động thường xuyên bình quân năm theo quy định.
(2) Đất của cơ sở thực hiện xã hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hoá, thể thao, môi trường gồm:
- Các cơ sở ngoài công lập được thành lập và có đủ điều kiện hoạt động theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong các lĩnh vực xã hội hóa;
- Các tổ chức, cá nhân hoạt động theo Luật Doanh nghiệp có các dự án đầu tư, liên doanh, liên kết hoặc thành lập các cơ sở hoạt động trong các lĩnh vực xã hội hóa có đủ điều kiện hoạt động theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Các cơ sở sự nghiệp công lập thực hiện góp vốn, huy động vốn, liên doanh, liên kết theo quy định của pháp luật thành lập các cơ sở hạch toán độc lập hoặc doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực xã hội hóa theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Đối với các dự án đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực xã hội hóa do Thủ tướng Chính phủ quyết định trên cơ sở đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ quản lý chuyên ngành có liên quan.
Các cơ sở thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường phải đáp ứng quy định về tiêu chí quy mô, tiêu chuẩn theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
(3) Đất xây dựng nhà tình nghĩa, nhà đại đoàn kết, cơ sở nuôi dưỡng người già cô đơn, người khuyết tật, trẻ mồ côi, cơ sở chữa bệnh xã hội.
(4) Đất ở trong hạn mức tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
(5) Đất ở trong hạn mức của người hoạt động cách mạng trước ngày 19/8/1945; thương binh hạng 1/4, 2/4; người hưởng chính sách như thương binh hạng 1/4, 2/4; bệnh binh hạng 1/3; anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân; mẹ Việt Nam anh hùng; cha đẻ, mẹ đẻ, người có công nuôi dưỡng liệt sỹ khi còn nhỏ; vợ, chồng của liệt sỹ; con của liệt sỹ đang được hưởng trợ cấp hàng tháng; người hoạt động cách mạng bị nhiễm chất độc da cam; người bị nhiễm chất độc da cam mà hoàn cảnh gia đình khó khăn.
(6) Đất ở trong hạn mức của hộ nghèo theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về chuẩn hộ nghèo. Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quy định cụ thể chuẩn hộ nghèo áp dụng tại địa phương theo quy định của pháp luật thì căn cứ vào chuẩn hộ nghèo do địa phương ban hành để xác định hộ nghèo.
(7) Hộ gia đình, cá nhân trong năm bị thu hồi đất ở theo quy hoạch, kế hoạch được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt thì được miễn thuế trong năm thực tế có thu hồi đối với đất tại nơi bị thu hồi và đất tại nơi ở mới.
(8) Đất có nhà vườn được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận là di tích lịch sử - văn hoá.
(9) Người nộp thuế gặp khó khăn do sự kiện bất khả kháng nếu giá trị thiệt hại về đất và nhà trên đất trên 50% giá tính thuế.
Trường hợp này, người nộp thuế phải có xác nhận của UBND cấp xã nơi có đất bị thiệt hại.
(10) Miễn thuế sử dụng đất phi nông nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân có số thuế sử dụng đất phi nông nghiệp phải nộp hàng năm (sau khi trừ đi số thuế được miễn, giảm (nếu có) theo quy định của Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp và các văn bản hướng dẫn) từ năm mươi nghìn đồng trở xuống. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân có nhiều thửa đất trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì việc miễn thuế sử dụng đất phi nông nghiệp theo quy định tại Điều này được tính trên tổng số thuế phải nộp của tất cả các thửa đất. Trình tự, thủ tục miễn tiền thuế sử dụng đất phi nông nghiệp hướng dẫn tại Điều này được thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư 153/2011/TT-BTC.
Đối với các hộ gia đình, cá nhân đủ điều kiện được miễn thuế sử dụng đất phi nông nghiệp theo hướng dẫn tại Thông tư này nhưng đã nộp thuế vào NSNN thì cơ quan thuế thực hiện việc hoàn trả theo quy định của Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn.
Đối tượng nào được giảm thuế sử dụng đất phi nông nghiệp?
Theo Điều 11 Thông tư 153/2011/TT-BTC quy định các đối tượng được giảm 50% thuế sử dụng đất phi nông nghiệp bao gồm:
(1) Đất của dự án đầu tư thuộc lĩnh vực ưu đãi đầu tư; dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; đất của doanh nghiệp sử dụng từ 20% đến 50% số lao động là thương binh, bệnh binh.
(2) Đất ở trong hạn mức tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.
(3) Đất ở trong hạn mức của thương binh hạng 3/4, 4/4; người hưởng chính sách như thương binh hạng 3/4, 4/4; bệnh binh hạng 2/3, 3/3; con của liệt sỹ không được hưởng trợ cấp hàng tháng.
(4) Người nộp thuế gặp khó khăn do sự kiện bất khả kháng nếu giá trị thiệt hại về đất và nhà trên đất từ 20% đến 50% giá tính thuế.
Trường hợp này, người nộp thuế phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất bị thiệt hại.
- Doanh nghiệp bị phá sản có phải hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế không?
- Doanh nghiệp được xóa nợ tiền thuế trong trường hợp nào?
- Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp: Doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh qua sàn thương mại điện tử sẽ phải nộp thuế TNDN?
- Dự kiến giảm thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp cho doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ theo Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp?
- Tính phí bảo vệ môi trường là bao nhiêu đối với khí thiên nhiên thu được trong quá trình khai thác dầu thô?
- Khi nào thì hộ kinh doanh được xóa nợ tiền thuế?
- Có phải chấm dứt hiệu lực mã số thuế đối với kinh doanh bị phá sản không?
- Thời điểm phân loại mức độ rủi ro tổng thể đối với người nộp thuế là khi nào?
- Hồ sơ khai thuế liên quan đến đất đai có thời hạn nộp khi nào?
- Trường hợp nào Hội đồng tư vấn thuế được thành lập lại các thành viên?