Lịch nghỉ Tết 2025 chính thức? Thời hạn nộp thuế trùng với lịch nghỉ Tết 2025 thì sao?
Lịch nghỉ tết chính thức?
Theo đề xuất của Bộ, Tết Nguyên đán 2025, cán bộ, công chức, viên chức có thể được nghỉ liên tục 9 ngày.
Mới:
>>> Nghỉ Tết Âm lịch 2025 chính thức từ 26 tháng Chạp kéo dài 9 ngày?
>>> Lịch âm dương tháng 12 2024?
Cụ thể, lịch nghỉ Tết chính thức sẽ bắt đầu từ thứ Hai, ngày 27/1/2025 (tức 28 tháng Chạp năm Giáp Thìn), kéo dài qua ngày 29 tháng Chạp và 3 ngày mùng 1, 2, 3 Tết, kết thúc vào thứ Sáu, ngày 31/1/2025.
Tuy nhiên, trước 5 ngày nghỉ chính thức này, còn có 2 ngày nghỉ cuối tuần vào thứ Bảy, Chủ nhật (25-26/1/2025). Sau những ngày nghỉ chính thức, lại tiếp tục có 2 ngày nghỉ cuối tuần vào thứ Bảy, Chủ nhật (1-2/2/2025).
Do đó, lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 thực tế sẽ kéo dài từ thứ Bảy, ngày 25/1/2025 đến hết Chủ nhật, ngày 2/2/2025 (tức hết mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ).
- Lưu ý: thông tin lịch nghĩ tết chính thức trên chỉ mang tính tham khảo.
Lịch nghỉ Tết chính thức? Thời hạn nộp thuế TNDN tạm tính Quý 4/2024 là khi nào? (Hình từ Internet)
Thời hạn nộp thuế trùng với lịch nghỉ Tết 2025 thì sao?
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 1 Nghị định 91/2022/NĐ-CP có quy định cụ thể như sau:
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế
1. Bổ sung Điều 6a như sau:
“Điều 6a. Kết thúc thời hạn
Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế, thời hạn nộp thuế, thời hạn cơ quan quản lý thuế giải quyết hồ sơ, thời hạn hiệu lực của quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế được thực hiện theo quy định tại Luật Quản lý thuế và Nghị định này. Trường hợp ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế, thời hạn nộp thuế, thời hạn cơ quan quản lý thuế giải quyết hồ sơ, thời hạn hiệu lực của quyết định cưỡng chế trùng với ngày nghỉ theo quy định thì ngày cuối cùng của thời hạn được tính là ngày làm việc liền kề sau ngày nghỉ đó.”
2. Bổ sung điểm e khoản 3 Điều 7 như sau:
“e) Người khai thuế thu nhập cá nhân là tổ chức, cá nhân trả thu nhập thuộc trường hợp khai thuế thu nhập cá nhân theo tháng, quý mà trong tháng quý đó không phát sinh việc khấu trừ thuế thu nhập cá nhân của đối tượng nhận thu nhập.”
...
Như vậy thông qua quy định trên thì nếu thời hạn nộp thuế trùng với lịch nghỉ Tết thì ngày nộp thuế sẽ là ngày làm việc liền kề sau ngày nghỉ Tết.
Mức phạt khi chậm nộp hồ sơ khai thuế là bao nhiêu?
Theo quy định tại Điều 13 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định về việc xử phạt hành vi vi phạm về thời hạn nộp hồ sơ khai thuế như sau:
- Phạt cảnh cáo đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 01 ngày đến 05 ngày và có tình tiết giảm nhẹ.
- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 01 ngày đến 30 ngày, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 31 ngày đến 60 ngày.
- Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
- Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 61 ngày đến 90 ngày;
- Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên nhưng không phát sinh số thuế phải nộp;
- Không nộp hồ sơ khai thuế nhưng không phát sinh số thuế phải nộp;
- Không nộp các phụ lục theo quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết kèm theo hồ sơ quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn trên 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế, có phát sinh số thuế phải nộp và người nộp thuế đã nộp đủ số tiền thuế, tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước trước thời điểm cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế hoặc trước thời điểm cơ quan thuế lập biên bản về hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế theo quy định.
Lưu ý: đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân
Nộp hồ sơ khai thuế ở đâu?
Theo Điều 45 Luật Quản lý thuế 2019 có quy định cụ thể về địa điểm nộp hồ sơ khai thuế như sau:
- Người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
- Trường hợp nộp hồ sơ khai thuế theo cơ chế một cửa liên thông thì địa điểm nộp hồ sơ khai thuế thực hiện theo quy định của cơ chế đó.
- Địa điểm nộp hồ sơ khai thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện theo quy định của Luật Hải quan.
- Chính phủ quy định địa điểm nộp hồ sơ khai thuế đối với các trường hợp sau đây:
+ Người nộp thuế có nhiều hoạt động sản xuất, kinh doanh;
+ Người nộp thuế thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh ở nhiều địa bàn; người nộp thuế có phát sinh nghĩa vụ thuế đối với các loại thuế khai và nộp theo từng lần phát sinh;
+ Người nộp thuế có phát sinh nghĩa vụ thuế đối với các khoản thu từ đất; cấp quyền khai thác tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản;
+ Người nộp thuế có phát sinh nghĩa vụ thuế quyết toán thuế thu nhập cá nhân;
+ Người nộp thuế thực hiện khai thuế thông qua giao dịch điện tử và các trường hợp cần thiết khác.
- Có phải làm thủ tục chuyển MST người phụ thuộc sang MST cá nhân không?
- Người lao động được thưởng cổ phiếu có phải khai thuế TNCN không?
- 04 mẫu chứng từ kế toán bắt buộc trong đơn vị hành chính sự nghiệp là những mẫu nào?
- Báo cáo tài chính của đơn vị hành chính sự nghiệp được lập vào thời điểm nào?
- Mẫu báo cáo APA thường niên hiện nay là mẫu nào? Nguyên tắc khai thuế với APA là gì?
- Mã giao dịch điện tử giao dịch thuế điện tử được tạo ra có thống nhất không?
- Người lao động có hợp đồng làm việc dưới 6 tháng có áp dụng biện pháp khấu trừ một phần tiền lương được không?
- Cho thuê nhà có đóng thuế không? Trường hợp nào người cho thuê nhà bị ấn định doanh thu tính thuế?
- Hồ sơ thay đổi thông tin đăng ký thuế làm thay đổi cơ quan thuế quản lý trực tiếp gồm những gì?
- Hiệp định thuế là gì? Trách nhiệm và quyền hạn của Cơ quan thuế trong quản lý giá giao dịch liên kết ra sao?