Lịch âm và lịch dương 2025 ra sao? Hạn nộp báo cáo tài chính năm 2024 đối với doanh nghiệp tư nhân như thế nào?
Lịch âm và lịch dương 2025 ra sao?
Năm 2025 là năm không nhuận do đó sẽ có 365 ngày. Năm 2025 bắt đầu từ ngày 29 tháng 1 năm 2025 (tức ngày 1 tháng 1 âm lịch năm Ất Tỵ) kéo dài đến ngày 16 tháng 2 năm 2026 (tức ngày 29 tháng 12 âm lịch năm Ất Tỵ).
Mới:
>>> Nghỉ Tết Âm lịch 2025 chính thức từ 26 tháng Chạp kéo dài 9 ngày?
>>> Lịch âm dương tháng 12 2024?
Xem lịch âm 2025 và lịch dương 2025 theo từng tháng cụ thể dưới đây:
Tháng 1 dương lịch (Tháng 12/2024 âm lịch)
Tháng 2 dương lịch (Tháng 1 và 01/2/2025 âm lịch)
Tháng 3 dương lịch (Tháng 2, 3 âm lịch)
Tháng 4 dương lịch (Tháng 3,4 âm lịch)
Tháng 5 dương lịch (Thán 4, 5 âm lịch)
Tháng 6 dương lịch (Tháng 5, 6 âm lịch)
Tháng 7 dương lịch (Tháng 6 âm lịch)
Tháng 8 dương lịch (Tháng 6,7 âm lịch)
Tháng 9 dương lịch (Tháng 7, 8 âm lịch)
Tháng 10 dương lịch (Tháng 8, 9 âm lịch)
Tháng 11 dương lịch (Tháng 9,10 âm lịch)
Tháng 12 dương lịch (Tháng 10,11 âm lịch)
Tháng 1 dương lịch 2026 (Tháng 11, 12 âm lịch)
Tháng 2 dương lịch 2026 (Tháng 12 âm lịch)
Lịch âm và lịch dương 2025 ra sao? Hạn nộp báo cáo tài chính năm 2024 đối với doanh nghiệp tư nhân như thế nào? (Hình từ Internet)
Hạn nộp báo cáo tài chính năm 2024 đối với doanh nghiệp tư nhân như thế nào?
Căn cứ điểm a khoản 2 Điều 109 Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định về thời hạn nộp báo cáo tài chính đối với doanh nghiệp tư nhân như sau:
Thời hạn nộp Báo cáo tài chính
1. Đối với doanh nghiệp nhà nước
...
b) Thời hạn nộp Báo cáo tài chính năm:
- Đơn vị kế toán phải nộp Báo cáo tài chính năm chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm; Đối với công ty mẹ, Tổng công ty nhà nước chậm nhất là 90 ngày;
- Đơn vị kế toán trực thuộc Tổng công ty nhà nước nộp Báo cáo tài chính năm cho công ty mẹ, Tổng công ty theo thời hạn do công ty mẹ, Tổng công ty quy định.
2. Đối với các loại doanh nghiệp khác
a) Đơn vị kế toán là doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh phải nộp Báo cáo tài chính năm chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm; đối với các đơn vị kế toán khác, thời hạn nộp Báo cáo tài chính năm chậm nhất là 90 ngày;
b) Đơn vị kế toán trực thuộc nộp Báo cáo tài chính năm cho đơn vị kế toán cấp trên theo thời hạn do đơn vị kế toán cấp trên quy định.
Như vậy, theo quy định trên thì thời hạn nộp báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp tư nhân chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm. Có nghĩa, thời hạn nộp báo cáo tài chính năm 2024 của doanh nghiệp tư nhân chậm nhất là ngày 30/01/2025.
Doanh nghiệp tư nhân chậm nộp báo cáo tài chính bị phạt bao nhiêu?
Căn cứ Điều 12 Nghị định 41/2018-NĐ-CP quy định về xử phạt hành vi vi phạm quy định về nộp và công khai báo cáo tài chính như sau:
Xử phạt hành vi vi phạm quy định về nộp và công khai báo cáo tài chính
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền chậm dưới 03 tháng so với thời hạn quy định;
b) Công khai báo cáo tài chính chậm dưới 03 tháng so với thời hạn quy định.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Công khai báo cáo tài chính không đầy đủ nội dung theo quy định;
b) Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền không đính kèm báo cáo kiểm toán đối với các trường hợp mà pháp luật quy định phải kiểm toán báo cáo tài chính;
c) Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền chậm từ 03 tháng trở lên so với thời hạn quy định;
d) Công khai báo cáo tài chính không kèm theo báo cáo kiểm toán đối với các trường hợp mà pháp luật yêu cầu phải kiểm toán báo cáo tài chính;
đ) Công khai báo cáo tài chính chậm từ 03 tháng trở lên so với thời hạn quy định.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Thông tin, số liệu công khai báo cáo tài chính sai sự thật;
b) Cung cấp, công bố các báo cáo tài chính để sử dụng tại Việt Nam có số liệu không đồng nhất trong một kỳ kế toán.
4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Không công khai báo cáo tài chính theo quy định.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp và công khai báo cáo kiểm toán đính kèm báo cáo tài chính đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b, d khoản 2 Điều này.
Theo quy định trên, trường hợp doanh nghiệp tư nhân chậm nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì bị xử phạt theo 2 mức sau:
- Chậm dưới 03 tháng so với thời hạn quy định thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;
- Chậm từ 03 tháng trở lên so với thời hạn quy định thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;
Lưu ý: mức phạt theo quy định trên là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức, mức phạt tiền áp dụng cho cá nhân bằng 1/2 lần mức phạt tiền đối với tổ chức (khoản 2 Điều 6 Nghị định 41/2018/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 5 Nghị định 102/2021/NĐ-CP).
- Hồ sơ thay đổi thông tin đăng ký thuế làm thay đổi cơ quan thuế quản lý trực tiếp gồm những gì?
- Hiệp định thuế là gì? Trách nhiệm và quyền hạn của Cơ quan thuế trong quản lý giá giao dịch liên kết ra sao?
- Tổng hợp văn bản hướng dẫn Luật Thuế thu nhập cá nhân mới nhất?
- Kết thúc thời gian miễn lệ phí môn bài 6 tháng đầu năm thì thời hạn nộp lệ phí môn bài là khi nào?
- Sử dụng hóa đơn không hợp pháp là gì? Sử dụng hóa đơn không hợp pháp bị phạt bao nhiêu tiền?
- Hộ kinh doanh cá thể có doanh thu trên 500 triệu một năm thì mức thuế môn bài cần nộp là bao nhiêu?
- Phí trọng tài là gì? Chi nhánh của tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam có quyền thu phí trọng tài không?
- Người đang nợ thuế sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế bằng cách khấu trừ thuế vào tiền lương đúng không?
- Mẫu thông báo nộp lệ phí trước bạ nhà đất của cơ quan thuế theo Nghị định 126?
- Các trường hợp được hưởng 100% bảo hiểm y tế từ 01/7/2025? Người nước ngoài có được giảm trừ thuế TNCN khi đóng BHYT không?