Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ khi chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế cần phải đáp ứng yêu cầu gì?

Theo quy định về hóa đơn thuế thì doanh nghiệp cung cấp dịch vụ khi chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế cần phải đáp ứng yêu cầu gì?

Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ khi chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế cần phải đáp ứng yêu cầu gì?

Định dạng hóa đơn điện tử được quy định tại Điều 12 Nghị định 123/2020/NĐ-CP như sau:

Định dạng hóa đơn điện tử
1. Định dạng hóa đơn điện tử là tiêu chuẩn kỹ thuật quy định kiểu dữ liệu, chiều dài dữ liệu của các trường thông tin phục vụ truyền nhận, lưu trữ và hiển thị hóa đơn điện tử. Định dạng hóa đơn điện tử sử dụng ngôn ngữ định dạng văn bản XML (XML là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh "eXtensible Markup Language" được tạo ra với mục đích chia sẻ dữ liệu điện tử giữa các hệ thống công nghệ thông tin).
2. Định dạng hóa đơn điện tử gồm hai thành phần: thành phần chứa dữ liệu nghiệp vụ hóa đơn điện tử và thành phần chứa dữ liệu chữ ký số. Đối với hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế thì có thêm thành phần chứa dữ liệu liên quan đến mã cơ quan thuế.
3. Tổng cục Thuế xây dựng và công bố thành phần chứa dữ liệu nghiệp vụ hóa đơn điện tử, thành phần chứa dữ liệu chữ ký số và cung cấp công cụ hiển thị các nội dung của hóa đơn điện tử theo quy định tại Nghị định này.
4. Tổ chức, doanh nghiệp bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ khi chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế bằng hình thức gửi trực tiếp phải đáp ứng yêu cầu sau:
a) Kết nối với Tổng cục Thuế thông qua kênh thuê riêng hoặc kênh MPLS VPN Layer 3, gồm 1 kênh truyền chính và 1 kênh truyền dự phòng. Mỗi kênh truyền có băng thông tối thiểu 5 Mbps.
b) Sử dụng dịch vụ Web (Web Service) hoặc Message Queue (MQ) có mã hóa làm phương thức để kết nối.
c) Sử dụng giao thức SOAP để đóng gói và truyền nhận dữ liệu.
5. Hóa đơn điện tử phải được hiển thị đầy đủ, chính xác các nội dung của hóa đơn đảm bảo không dẫn tới cách hiểu sai lệch để người mua có thể đọc được bằng phương tiện điện tử.

Như vậy, đối chiếu quy định trên thì doanh nghiệp cung cấp dịch vụ khi chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế cần phải đáp ứng 3 yêu cầu sau:

Yêu cầu [1] Kết nối với Tổng cục Thuế thông qua kênh thuê riêng hoặc kênh MPLS VPN Layer 3, gồm 1 kênh truyền chính và 1 kênh truyền dự phòng. Mỗi kênh truyền có băng thông tối thiểu 5 Mbps.

Yêu cầu [2] Sử dụng dịch vụ Web (Web Service) hoặc Message Queue (MQ) có mã hóa làm phương thức để kết nối.

Yêu cầu [3] Sử dụng giao thức SOAP để đóng gói và truyền nhận dữ liệu.

Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ khi chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế cần phải đáp ứng yêu cầu gì?

Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ khi chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế cần phải đáp ứng yêu cầu gì? (Hình từ Internet)

Sử dụng không hợp pháp hóa đơn có phải là hành vi bị cấm trong lĩnh vực hóa đơn?

Căn cứ theo Điều 5 Nghị định 123/2020/NĐ-CP hành vi bị cấm trong lĩnh vực hóa đơn gồm:

- Đối với công chức thuế

+ Gây phiền hà, khó khăn cho tổ chức, cá nhân đến mua hóa đơn, chứng từ;

+ Có hành vi bao che, thông đồng cho tổ chức, cá nhân để sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp;

+ Nhận hối lộ khi thanh tra, kiểm tra về hóa đơn.

- Đối với tổ chức, cá nhân bán, cung cấp hàng hóa, dịch vụ, tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan

+ Thực hiện hành vi gian dối như sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn;

+ Cản trở công chức thuế thi hành công vụ, cụ thể các hành vi cản trở gây tổn hại sức khỏe, nhân phẩm của công chức thuế khi đang thanh tra, kiểm tra về hóa đơn, chứng từ;

+ Truy cập trái phép, làm sai lệch, phá hủy hệ thống thông tin về hóa đơn, chứng từ;

+ Đưa hối lộ hoặc thực hiện các hành vi khác liên quan hóa đơn, chứng từ nhằm mưu lợi bất chính.

Như vậy, đối chiếu quy định trên có thể thấy rằng sử dụng không hợp pháp hóa đơn là một trong những hành vi bị cấm trong lĩnh vực hóa đơn.

Cụ thể về những hành vi sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp theo quy định hiện hành?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 125/2020/NĐ-CP các hành vi sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp gồm:

- Hóa đơn, chứng từ giả;

- Hóa đơn, chứng từ chưa có giá trị sử dụng, hết giá trị sử dụng;

- Hóa đơn bị ngừng sử dụng trong thời gian bị cưỡng chế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn, trừ trường hợp được phép sử dụng theo thông báo của cơ quan thuế;

- Hóa đơn điện tử không đăng ký sử dụng với cơ quan thuế;

- Hóa đơn điện tử chưa có mã của cơ quan thuế đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế;

- Hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ có ngày lập trên hóa đơn từ ngày cơ quan thuế xác định bên bán không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

- Hóa đơn, chứng từ mua hàng hóa, dịch vụ có ngày lập trên hóa đơn, chứng từ trước ngày xác định bên lập hóa đơn, chứng từ không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc chưa có thông báo của cơ quan thuế về việc bên lập hóa đơn, chứng từ không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan có thẩm quyền nhưng cơ quan thuế hoặc cơ quan công an hoặc các cơ quan chức năng khác đã có kết luận đó là hóa đơn, chứng từ không hợp pháp.

Bên cạnh đó, việc sử dụng hóa đơn, chứng từ trong các trường hợp sau đây là hành vi sử dụng không hợp pháp hóa đơn, chứng từ:

- Hóa đơn, chứng từ không ghi đầy đủ các nội dung bắt buộc theo quy định; hóa đơn tẩy xóa, sửa chữa không đúng quy định;

- Hóa đơn, chứng từ khống (hóa đơn, chứng từ đã ghi các chỉ tiêu, nội dung nghiệp vụ kinh tế nhưng việc mua bán hàng hóa, dịch vụ không có thật một phần hoặc toàn bộ); hóa đơn phản ánh không đúng giá trị thực tế phát sinh hoặc lập hóa đơn khống, lập hóa đơn giả;

- Hóa đơn có sự chênh lệch về giá trị hàng hóa, dịch vụ hoặc sai lệch các tiêu thức bắt buộc giữa các liên của hóa đơn;

- Hóa đơn để quay vòng khi vận chuyển hàng hóa trong khâu lưu thông hoặc dùng hóa đơn của hàng hóa, dịch vụ này để chứng minh cho hàng hóa, dịch vụ khác;

- Hóa đơn, chứng từ của tổ chức, cá nhân khác (trừ hóa đơn của cơ quan thuế và trường hợp được ủy nhiệm lập hóa đơn) để hợp thức hóa hàng hóa, dịch vụ mua vào hoặc hàng hóa, dịch vụ bán ra;

- Hóa đơn, chứng từ mà cơ quan thuế hoặc cơ quan công an hoặc các cơ quan chức năng khác đã kết luận là sử dụng không hợp pháp hóa đơn, chứng từ.

Hóa đơn điện tử
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ khi chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế cần phải đáp ứng yêu cầu gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổ chức thu thuế, phí và lệ phí có phải là đổi tượng áp dụng của Thông tư 123 về hóa đơn điện tử không?
Hỏi đáp Pháp luật
Hóa đơn điện tử được lưu giữ bằng phương thức nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Khi nào thì hóa đơn điện tử không có chữ ký số của người bán hợp lệ?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy định về lưu trữ hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử theo Nghị định 123 như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Có mấy tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử?
Hỏi đáp Pháp luật
Lộ trình triển khai hệ thống quản lý hóa đơn điện tử của cơ quan thuế như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
4 tiêu chí đối với tổ chức cung cấp dịch vụ nhận, truyền, lưu trữ dữ liệu hóa đơn điện tử?
Hỏi đáp Pháp luật
Các bước hướng dẫn thực hiện thủ tục hủy hóa đơn điện tử?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn cách tra cứu hóa đơn điện tử tiền điện EVN mới nhất 2024?
Tác giả: Lê Đình Khôi
Lượt xem: 10
Bài viết mới nhất

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;