Đã đóng thuế nhập khẩu nhưng hàng hóa nhập khẩu phải tái nhập thì người nộp thuế có được hoàn lại số tiền thuế đã nộp không?
Đã nộp thuế nhập khẩu nhưng hàng hóa nhập khẩu phải tái nhập thì người nộp thuế có được hoàn lại số tiền thuế đã nộp không?
Việc hoàn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu phải tái xuất được quy định tại khoản 1 Điều 19 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 như sau:
Hoàn thuế
1. Các trường hợp hoàn thuế:
a) Người nộp thuế đã nộp thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu nhưng không có hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu hoặc nhập khẩu, xuất khẩu ít hơn so với hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu đã nộp thuế;
b) Người nộp thuế đã nộp thuế xuất khẩu nhưng hàng hóa xuất khẩu phải tái nhập được hoàn thuế xuất khẩu và không phải nộp thuế nhập khẩu;
c) Người nộp thuế đã nộp thuế nhập khẩu nhưng hàng hóa nhập khẩu phải tái xuất được hoàn thuế nhập khẩu và không phải nộp thuế xuất khẩu;
d) Người nộp thuế đã nộp thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất, kinh doanh nhưng đã đưa vào sản xuất hàng hóa xuất khẩu và đã xuất khẩu sản phẩm;
...
Theo quy định, trường hợp người nộp thuế đã nộp thuế xuất khẩu nhưng hàng hóa xuất khẩu phải tái nhập được hoàn thuế xuất khẩu và không phải nộp thuế nhập khẩu
Như vậy, trong trường hợp người nộp thuế đã nộp thuế xuất khẩu thì sẽ được hoàn lại số tiền thuế nhập khẩu đã nộp đối với lô hàng phải tái nhập. Ngoài ra, không phải nộp thuế xuất khẩu cho việc tái nhập lô hàng đó.
Đã đóng thuế nhập khẩu nhưng hàng hóa nhập khẩu phải tái nhập thì người nộp thuế có được hoàn lại số tiền thuế đã nộp không? (Hình từ Internet)
Hàng hóa nhập khẩu phải tái nhập được hoàn thuế trong trường hợp nào?
Hàng hóa nhập khẩu phải tái xuất được quy định tại khoản 2 Điều 19 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 như sau:
Hoàn thuế
1. Các trường hợp hoàn thuế:
...
c) Người nộp thuế đã nộp thuế nhập khẩu nhưng hàng hóa nhập khẩu phải tái xuất được hoàn thuế nhập khẩu và không phải nộp thuế xuất khẩu;
...
đ) Người nộp thuế đã nộp thuế đối với máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển của các tổ chức, cá nhân được phép tạm nhập, tái xuất, trừ trường hợp đi thuê để thực hiện các dự án đầu tư, thi công xây dựng, lắp đặt công trình, phục vụ sản xuất, khi tái xuất ra nước ngoài hoặc xuất vào khu phi thuế quan.
Số tiền thuế nhập khẩu được hoàn lại xác định trên cơ sở trị giá sử dụng còn lại của hàng hóa khi tái xuất khẩu tính theo thời gian sử dụng, lưu lại tại Việt Nam. Trường hợp hàng hóa đã hết trị giá sử dụng thì không được hoàn lại thuế nhập khẩu đã nộp.
Không hoàn thuế đối với số tiền thuế được hoàn dưới mức tối thiểu theo quy định của Chính phủ.
2. Hàng hóa quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này được hoàn thuế khi chưa qua sử dụng, gia công, chế biến.
3. Thủ tục hoàn thuế thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
Như vậy, theo quy định, đối với hàng hóa nhập khẩu phải tái nhập thì người nộp thuế chỉ được hoàn lại số tiền thuế nhập khẩu đã nộp khi hàng hóa chưa qua sử dụng, gia công, chế biến.
Quy định về miễn thuế đối với hàng hóa tái nhập trong thời hạn nhất định ra sao?
Căn cứ theo Điều 13 Nghị định 134/2016/NĐ-CP quy định về việc miễn thuế đối với hàng hóa tái nhập trong thời hạn nhất như sau:
- Hàng hóa tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập trong thời hạn nhất định được miễn thuế theo quy định tại khoản 9 Điều 16 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016.
- Hàng hóa tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập để bảo hành, sửa chữa, thay thế quy định tại điểm c khoản 9 Điều 16 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 phải đảm bảo không làm thay đổi hình dáng, công dụng và đặc tính cơ bản của hàng hóa tạm nhập, tạm xuất và không tạo ra hàng hóa khác.
Trường hợp thay thế hàng hóa theo điều kiện bảo hành của hợp đồng mua bán thì hàng hóa thay thế phải đảm bảo về hình dáng, công dụng và đặc tính cơ bản của hàng hóa được thay thế.
- Phương tiện quay vòng theo phương thức tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập để chứa hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, bao gồm:
+ Container rỗng có hoặc không có móc treo;
+ Bồn mềm lót trong Container để chứa hàng lỏng;
+ Các phương tiện khác có thể sử dụng nhiều lần để chứa hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
- Hồ sơ, thủ tục miễn thuế thực hiện theo quy định tại Điều 31 Nghị định 134/2016/NĐ-CP.
Đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất, người nộp thuế phải nộp thêm thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng hoặc giấy nộp tiền đặt cọc vào tài khoản tiền gửi của cơ quan hải quan tại Kho bạc Nhà nước: 01 bản chính đối với trường hợp thư bảo lãnh chưa được cập nhật vào hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.
Việc bảo lãnh hoặc đặt cọc tiền thuế nhập khẩu đối với hàng kinh doanh tạm nhập, tái xuất thực hiện theo quy định tại Điều 4 Nghị định 134/2016/NĐ-CP.
- Khu phi thuế quan có chịu thuế GTGT không? Khu phi thuế quan gồm những khu nào?
- Nhận tiền tài trợ có lập hóa đơn không? Bảo mật đối với hóa đơn điện tử như thế nào?
- Thuế VAT ai chịu? Nộp hồ sơ khai thuế VAT ở đâu?
- Cục trưởng Cục Thuế có quyền ấn định thuế không? Người nộp thuế bị ấn định thuế trong những trường hợp nào?
- Hướng dẫn quy trình kê khai lệ phí trước bạ điện tử cho xe máy như thế nào?
- Doanh nghiệp tư nhân được cấp mã số thuế 10 số hay 13 số?
- Tờ khai đăng ký thuế lần đầu dùng cho cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam là mẫu nào?
- Hướng dẫn đăng ký giao dịch với cơ quan thuế bằng phương thức điện tử (Cấp Tổng cục Thuế)?
- Thu nhập được chia từ hoạt động góp vốn sau khi đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp có chịu thuế TNDN không?
- Hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử gồm những gì?