Công chức thuế đã chủ động khai báo trước khi bị phát hiện tham nhũng thì có được miễn trách nhiệm kỷ luật?

Công chức thuế có hành vi tham nhũng đã chủ động khai báo trước khi bị phát hiện thì có được miễn trách nhiệm kỷ luật hay không?

Công chức thuế tham nhũng sẽ bị xử lý kỷ luật bằng hình thức gì?

Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 3 Quy chế phòng, chống tham nhũng trong ngành Thuế ban hành kèm theo Quyết định 742/QĐ-TCT năm 2020 thì người có hành vi tham nhũng trong ngành Thuế ở bất kỳ cương vị, chức vụ nào phải bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Căn cứ quy định tại Điều 22 Quy chế phòng, chống tham nhũng trong ngành Thuế ban hành kèm theo Quyết định 742/QĐ-TCT năm 2020 về các hình thức xử lý kỷ luật đối với công chức thuế tham nhũng như sau:

Công chức ngành Thuế khi có hành vi tham nhũng (chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự) thì tùy theo tính chất, mức độ của vụ việc sẽ bị xử lý kỷ luật bằng một trong 06 hình thức sau:

- Khiển trách.

- Cảnh cáo.

- Hạ bậc lương.

- Giáng chức.

- Cách chức.

- Buộc thôi việc.

tham nhũng

Công chức thuế đã chủ động khai báo trước khi bị phát hiện tham nhũng thì có được miễn trách nhiệm kỷ luật? (Hình từ Internet)

Công chức thuế tham nhũng đã chủ động khai báo trước khi bị phát hiện thì có được miễn trách nhiệm kỷ luật?

Căn cứ quy định tại Điều 3 Quy chế phòng, chống tham nhũng trong ngành Thuế ban hành kèm theo Quyết định 742/QĐ-TCT năm 2020 về nguyên tắc xử lý như sau:

Nguyên tắc xử lý
1. Mọi hành vi tham nhũng trong ngành Thuế đều phải được phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời, nghiêm minh.
2. Người có hành vi tham nhũng trong ngành Thuế ở bất kỳ cương vị, chức vụ nào phải bị xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Tài sản tham nhũng phải được thu hồi, tịch thu; người có hành vi tham nhũng gây thiệt hại thì phải bồi thường, bồi hoàn theo quy định của pháp luật.
4. Người có hành vi tham nhũng trong ngành Thuế đã chủ động khai báo trước khi bị phát hiện, tích cực hạn chế thiệt hại do hành vi trái pháp luật của mình gây ra, tự giác nộp lại tài sản tham nhũng thì có thể được xem xét giảm nhẹ hình thức kỷ luật, giảm nhẹ hình phạt hoặc miễn truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
5. Việc xử lý tham nhũng phải được thực hiện công khai theo quy định của pháp luật.
6. Người có hành vi tham nhũng đã nghỉ hưu, thôi việc, chuyển công tác vẫn phải bị xử lý về hành vi tham nhũng do mình đã thực hiện.

Theo quy định nêu trên, công chức thuế có hành vi tham nhũng chỉ được xem xét giảm nhẹ hình thức kỷ luật, giảm nhẹ hình phạt hoặc miễn truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật nếu có đủ các điều kiện sau đây:

- Đã chủ động khai báo trước khi bị phát hiện,

- Tích cực hạn chế thiệt hại do hành vi trái pháp luật của mình gây ra,

- Tự giác nộp lại tài sản tham nhũng.

Như vậy, không phải chỉ cần chủ động khai báo trước khi bị phát hiện thì công chức thuế có hành vi tham nhũng được miễn trách nhiệm kỷ luật.

Ai có thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với công chức thuế tham nhũng?

Thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với công chức thuế tham nhũng được quy định tại khoản 2 Điều 23 Quy chế phòng, chống tham nhũng trong ngành Thuế ban hành kèm theo Quyết định 742/QĐ-TCT năm 2020 như sau:

Điều 23. Nguyên tắc, thẩm quyền, quy trình, thủ tục xử lý kỷ luật
...
2. Thẩm quyền, quy trình, thủ tục xử lý kỷ luật thực hiện theo quy định của Nghị định số 34/2011/NĐ-CP ngày 17/5/2011 quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức; Nghị định số 27/2012/NĐ-CP ngày 06/4/2012 quy định về xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức.

Tuy nhiên Nghị định 34/2011/NĐ-CP quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức (Hết hiệu lực từ ngày 20/09/2020) đã bị bãi bỏ bởi điểm b khoản 2 Điều 44 Nghị định 112/2020/NĐ-CP. Hiện nay, văn bản quy định về thẩm quyền, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật đối với công chức là Nghị định 112/2020/NĐ-CP (Có hiệu lực kể từ ngày 20/09/2020).

Dẫn chiếu đến Điều 24 Nghị định 112/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 10 Điều 1 Nghị định 71/2023/NĐ-CP về thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với công chức như sau:

- Đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý: Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền bổ nhiệm hoặc được phân cấp thẩm quyền bổ nhiệm tiến hành xử lý kỷ luật và quyết định hình thức kỷ luật.

- Đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý: Người đứng đầu cơ quan quản lý hoặc người đứng đầu cơ quan được phân cấp thẩm quyền quản lý công chức tiến hành xử lý kỷ luật và quyết định hình thức kỷ luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 28 Nghị định 112/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 13 Điều 1 Nghị định 71/2023/NĐ-CP.

Công chức thuế
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Công chức thuế đã chủ động khai báo trước khi bị phát hiện tham nhũng thì có được miễn trách nhiệm kỷ luật?
Hỏi đáp Pháp luật
Người tập sự và người hướng dẫn tập sự công chức thuế được hưởng chế độ, chính sách như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy định mới về lương của người tập sự công chức thuế?
Hỏi đáp Pháp luật
Công chức thuế được tuyển dụng phải tập sự trong thời gian bao lâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy tắc ứng xử chung của công chức thuế trên mạng xã hội?
Hỏi đáp Pháp luật
Công chức thuế có làm việc vào thứ 7 không?
Tác giả:
Lượt xem: 23

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;