Cách sử dụng hàm IF? Chi tiết file excel mẫu hóa đơn bán hàng bán lẻ?
Cách sử dụng hàm IF?
Hàm IF trong Excel và Google Sheets được sử dụng để kiểm tra một điều kiện và trả về một giá trị nếu điều kiện đó đúng, và một giá trị khác nếu điều kiện đó sai.
Cú pháp: IF(điều_kiện, giá_trị_nếu_đúng, giá_trị_nếu_sai)
- điều_kiện: Biểu thức logic cần kiểm tra (ví dụ: A1>10).
- giá_trị_nếu_đúng: Giá trị trả về nếu điều kiện đúng.
- giá_trị_nếu_sai: Giá trị trả về nếu điều kiện sai.
1. Ví dụ đơn giản: =IF(A1>10, "Lớn hơn 10", "Nhỏ hơn hoặc bằng 10")
- Nếu ô A1 lớn hơn 10, công thức trả về "Lớn hơn 10".
- Nếu không, nó trả về "Nhỏ hơn hoặc bằng 10".
2. Lồng nhiều hàm IF
Nếu có nhiều điều kiện, bạn có thể lồng nhiều IF vào nhau: =IF(A1>10, "Lớn hơn 10", IF(A1=10, "Bằng 10", "Nhỏ hơn 10"))
- Nếu A1 lớn hơn 10 → Trả về "Lớn hơn 10".
- Nếu A1 bằng 10 → Trả về "Bằng 10".
- Nếu A1 nhỏ hơn 10 → Trả về "Nhỏ hơn 10".
3. Sử dụng IF với các hàm khác:
Bạn có thể kết hợp IF với các hàm khác như AND, OR, ISBLANK, COUNTIF,...
Kiểm tra nhiều điều kiện với AND: =IF(AND(A1>10, B1<5), "Thoả mãn", "Không thoả mãn")
- Nếu A1 > 10 và B1 < 5, công thức trả về "Thoả mãn".
- Ngược lại, trả về "Không thoả mãn".
Kiểm tra ít nhất một điều kiện đúng với OR: =IF(OR(A1>10, B1<5), "Thoả mãn", "Không thoả mãn")
- Nếu một trong hai điều kiện đúng, công thức trả về "Thoả mãn".
Kiểm tra ô trống với ISBLANK: =IF(ISBLANK(A1), "Ô trống", "Có dữ liệu")
- Nếu A1 trống, trả về "Ô trống", ngược lại trả về "Có dữ liệu".
Đếm và kiểm tra dữ liệu với COUNTIF: =IF(COUNTIF(A1:A10,">10")>5, "Nhiều giá trị lớn hơn 10", "Ít giá trị lớn hơn 10")
- Nếu có hơn 5 ô trong A1:A10 chứa giá trị lớn hơn 10, trả về "Nhiều giá trị lớn hơn 10".
Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo!
Cách sử dụng hàm IF? Chi tiết file excel mẫu hóa đơn bán hàng bán lẻ? (Hình từ Internet)
Chi tiết file excel mẫu hóa đơn bán hàng bán lẻ?
Hóa đơn bán hàng là một phần không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh, đặc biệt với các cửa hàng bán lẻ. Một file Excel mẫu hóa đơn bán hàng bán lẻ giúp tiết kiệm thời gian, dễ dàng tùy chỉnh và quản lý hiệu quả hơn.
Hiện nay, pháp luật không quy định cụ thể về mẫu hóa đơn bán hàng bán lẻ dưới dạng file excel. Do đó, cá nhân, tổ chức là người bán có thể tham khảo file excel mẫu hóa đơn bán hàng bán lẻ dưới đây:
File Excel mẫu hóa đơn bán hàng bán lẻ...Tải về
Lập, quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ theo nguyên tắc nào?
Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ như sau:
(1) Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn để giao cho người mua (bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất); xuất hàng hóa dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hóa) và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại Điều 10 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử thì phải theo định dạng chuẩn dữ liệu của cơ quan thuế theo quy định tại Điều 12 Nghị định 123/2020/NĐ-CP.
(2) Khi khấu trừ thuế thu nhập cá nhân, khi thu thuế, phí, lệ phí, tổ chức khấu trừ thuế, tổ chức thu phí, lệ phí, tổ chức thu thuế phải lập chứng từ khấu trừ thuế, biên lai thu thuế, phí, lệ phí giao cho người có thu nhập bị khấu trừ thuế, người nộp thuế, nộp phí, lệ phí và phải ghi đầy đủ các nội dung theo quy định tại Điều 32 Nghị định 123/2020/NĐ-CP. Trường hợp sử dụng biên lai điện tử thì phải theo định dạng chuẩn dữ liệu của cơ quan thuế. Trường hợp cá nhân ủy quyền quyết toán thuế thì không cấp chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân.
Đối với cá nhân không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới 03 tháng thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập được lựa chọn cấp chứng từ khấu trừ thuế cho mỗi lần khấu trừ thuế hoặc cấp một chứng từ khấu trừ cho nhiều lần khấu trừ thuế trong một kỳ tính thuế.
Đối với cá nhân ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên, tổ chức, cá nhân trả thu nhập chỉ cấp cho cá nhân một chứng từ khấu trừ thuế trong một kỳ tính thuế.
(3) Trước khi sử dụng hóa đơn, biên lai doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh, tổ chức thu thuế, phí, lệ phí phải thực hiện đăng ký sử dụng với cơ quan thuế hoặc thực hiện thông báo phát hành theo quy định tại Điều 15, Điều 34 và khoản 1 Điều 36 Nghị định 123/2020/NĐ-CP.
Đối với hóa đơn, biên lai do cơ quan thuế đặt in, cơ quan thuế thực hiện thông báo phát hành theo khoản 3 Điều 24 và khoản 2 Điều 36 Nghị định 123/2020/NĐ-CP.
(4) Tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh trong quá trình sử dụng phải báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn mua của cơ quan thuế, báo cáo tình hình sử dụng biên lai đặt in, tự in hoặc biên lai mua của cơ quan thuế theo quy định tại Điều 29, Điều 38 Nghị định 123/2020/NĐ-CP.
(5) Việc đăng ký, quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử phải tuân thủ các quy định của pháp luật về giao dịch điện tử, kế toán, thuế, quản lý thuế và quy định tại Nghị định này.
(6) Dữ liệu hóa đơn, chứng từ khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, dữ liệu chứng từ khi thực hiện các giao dịch nộp thuế, khấu trừ thuế và nộp các khoản thuế, phí, lệ phí là cơ sở dữ liệu để phục vụ công tác quản lý thuế và cung cấp thông tin hóa đơn, chứng từ cho các tổ chức, cá nhân có liên quan.
(7) Người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ là doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác được ủy nhiệm cho bên thứ ba lập hóa đơn điện tử cho hoạt động bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ. Hóa đơn được ủy nhiệm cho bên thứ ba lập vẫn phải thể hiện tên đơn vị bán là bên ủy nhiệm. Việc ủy nhiệm phải được xác định bằng văn bản giữa bên ủy nhiệm và bên nhận ủy nhiệm thể hiện đầy đủ các thông tin về hóa đơn ủy nhiệm (mục đích ủy nhiệm; thời hạn ủy nhiệm; phương thức thanh toán hóa đơn ủy nhiệm) và phải thông báo cho cơ quan thuế khi đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử.
Trường hợp hóa đơn ủy nhiệm là hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế thì bên ủy nhiệm phải chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế thông qua tổ chức cung cấp dịch vụ. Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể nội dung này.
(8) Tổ chức thu phí, lệ phí được ủy nhiệm cho bên thứ ba lập biên lai thu phí, lệ phí. Biên lai được ủy nhiệm cho bên thứ ba vẫn ghi tên của tổ chức thu phí, lệ phí là bên ủy nhiệm. Việc ủy nhiệm phải được xác định bằng văn bản giữa bên ủy nhiệm và bên nhận ủy nhiệm thể hiện đầy đủ các thông tin về biên lai ủy nhiệm (mục đích ủy nhiệm; thời hạn ủy nhiệm; phương thức thanh toán biên lai ủy nhiệm) và phải thông báo cho cơ quan thuế khi thông báo phát hành biên lai.