Bảng tiêu chí phân loại mức độ rủi ro người nộp thuế là doanh nghiệp ra sao?

Quy định về quản lý rủi ro thuế thì bảng tiêu chí phân loại mức độ rủi ro người nộp thuế đối với doanh nghiệp là mẫu nào?

Bảng tiêu chí phân loại mức độ rủi ro người nộp thuế là doanh nghiệp ra sao?

Căn cứ theo Phụ lục 2 Bảng tiêu chí phân loại mức độ rủi ro người nộp thuế là doanh nghiệp, ban hành kèm theo Thông tư 31/2021/TT-BTC như sau:

Bảng tiêu chí phân loại mức độ rủi ro người nộp thuế là doanh nghiệp

>>> Tải về Bảng tiêu chí phân loại mức độ rủi ro người nộp thuế là doanh nghiệp.

Bảng tiêu chí phân loại mức độ rủi ro người nộp thuế là doanh nghiệp ra sao?

Bảng tiêu chí phân loại mức độ rủi ro người nộp thuế là doanh nghiệp ra sao? (Hình từ Internet)

Phân loại mức độ rủi ro người nộp thuế là doanh nghiệp ra sao?

Phân loại mức độ rủi ro người nộp thuế là doanh nghiệp theo Điều 11 Thông tư 31/2021/TT-BTC như sau:

- Phân loại mức độ rủi ro tổng thể

+ Người nộp thuế là doanh nghiệp được phân loại mức độ rủi ro theo một trong những hạng sau:

++ Hạng 1: Người nộp thuế rủi ro rất thấp.

++ Hạng 2: Người nộp thuế rủi ro thấp.

++ Hạng 3: Người nộp thuế rủi ro trung bình.

++ Hạng 4: Người nộp thuế rủi ro cao.

++ Hạng 5: Người nộp thuế rủi ro rất cao.

+ Mức độ rủi ro người nộp thuế được phân loại dựa trên kết quả đánh giá tuân thủ pháp luật thuế tại Điều 10 và các tiêu chí quy định tại Phụ lục II Thông tư 31/2021/TT-BTC.

+ Xử lý kết quả phân loại mức độ rủi ro người nộp thuế là doanh nghiệp

++ Đối với người nộp thuế thuộc mức rủi ro rất cao, rủi ro cao áp dụng các biện pháp quản lý theo quy định tại Điều 22 Thông tư 31/2021/TT-BTC;

++ Theo yêu cầu công tác quản lý thuế trong từng thời kỳ, người nộp thuế thuộc các mức rủi ro có thể tiếp tục được phân loại rủi ro trong các nghiệp vụ quản lý thuế quy định tại khoản 2 Điều 11 Thông tư 31/2021/TT-BTC.

- Phân loại mức độ rủi ro trong các nghiệp vụ quản lý thuế:

+ Mức độ rủi ro người nộp thuế là doanh nghiệp trong các nghiệp vụ quản lý thuế được phân loại theo một trong các mức sau:

++ Rủi ro cao.

++ Rủi ro trung bình.

++ Rủi ro thấp.

++ Mức độ rủi ro người nộp thuế trong các nghiệp vụ quản lý thuế được phân loại dựa trên kết quả xếp hạng mức độ rủi ro người nộp thuế tại khoản 1 Điều này và các tiêu chí quy định tại Phụ lục II Thông tư 31/2021/TT-BTC.

+ Xử lý kết quả phân loại mức độ rủi ro

Kết quả phân loại mức độ rủi ro người nộp thuế được áp dụng các biện pháp quản lý thuế trong từng nghiệp vụ quản lý thuế quy định tại Chương IV Thông tư 31/2021/TT-BTC.

7 nguyên tắc quản lý rủi ro trong quản lý thuế ra sao?

Nguyên tắc quản lý rủi ro trong quản lý thuế theo Điều 4 Thông tư 31/2021/TT-BTC như sau:

- Áp dụng quản lý rủi ro đảm bảo hiệu lực, hiệu quả của quản lý thuế; khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để người nộp thuế tự nguyện tuân thủ tốt các quy định của pháp luật về thuế và quản lý thuế đồng thời phòng chống, phát hiện, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về thuế và quản lý thuế.

- Thông tin quản lý rủi ro được thu thập từ các nguồn thông tin bên trong và bên ngoài cơ quan thuế (bao gồm cả thông tin từ nước ngoài) theo quy định của pháp luật; được quản lý tập trung tại Tổng cục Thuế thông qua hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin và được xử lý, chia sẻ, cung cấp cho cơ quan thuế các cấp, các cơ quan quản lý nhà nước khác để phục vụ cho mục đích quản lý thuế theo quy định của pháp luật.

- Việc đánh giá, phân loại mức độ tuân thủ pháp luật thuế và mức độ rủi ro người nộp thuế được thực hiện tự động, định kỳ, theo một hoặc kết hợp các phương pháp quy định tại Thông tư 31/2021/TT-BTC trên cơ sở các quy định của pháp luật, các quy trình, biện pháp nghiệp vụ quản lý thuế, dựa trên phân đoạn người nộp thuế, các tiêu chí quy định và cơ sở dữ liệu về người nộp thuế.

- Căn cứ vào kết quả đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật thuế, phân loại mức độ rủi ro người nộp thuế, thông tin có trên các ứng dụng hỗ trợ quản lý thuế của cơ quan thuế, thông tin dấu hiệu vi phạm, dấu hiệu rủi ro khác được cung cấp tại thời điểm ra quyết định, cơ quan thuế thực hiện:

+ Quyết định kiểm tra, thanh tra, giám sát, áp dụng các biện pháp nghiệp vụ phù hợp.

+ Xây dựng kế hoạch nâng cao tuân thủ tổng thể phù hợp với nguồn lực của cơ quan thuế dựa trên kết quả phân tích bản chất hành vi, nguyên nhân và quy mô của mỗi mức độ tuân thủ pháp luật thuế, mức độ rủi ro.

- Trường hợp đã thực hiện đúng các quy định của pháp luật, quy định tại Thông tư 31/2021/TT-BTC và các quy định, hướng dẫn về quản lý rủi ro, công chức thuế được miễn trừ trách nhiệm cá nhân theo quy định của pháp luật.

- Trường hợp ứng dụng quản lý rủi ro gặp sự cố hoặc chưa đáp ứng yêu cầu áp dụng quản lý rủi ro theo nội dung quy định tại Thông tư 31/2021/TT-BTC, việc áp dụng quản lý rủi ro được thực hiện thủ công bằng phê duyệt văn bản đề xuất hoặc văn bản ký phát hành của người có thẩm quyền áp dụng các biện pháp nghiệp vụ quản lý thuế theo quy định tại Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành.

- Trường hợp có thay đổi thông tin dẫn đến thay đổi kết quả đánh giá tuân thủ pháp luật thuế và phân loại mức độ rủi ro người nộp thuế, ứng dụng quản lý rủi ro chưa tự động điều chỉnh mức độ tuân thủ và mức độ rủi ro, việc cập nhật thay đổi kết quả đánh giá được thực hiện thủ công bởi công chức, sau khi có phê duyệt của người có thẩm quyền.

- Kết quả áp dụng các biện pháp nghiệp vụ tương ứng với các mức xếp hạng rủi ro phải được cập nhật đầy đủ, chính xác vào các ứng dụng hỗ trợ quản lý thuế của cơ quan thuế hoặc ứng dụng quản lý rủi ro đối với từng trường hợp cụ thể, phục vụ hoàn thiện và thực hiện đánh giá tuân thủ pháp luật thuế và phân loại rủi ro người nộp thuế trong kỳ tiếp theo.

Mức độ rủi ro
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Bảng tiêu chí phân loại mức độ rủi ro người nộp thuế là doanh nghiệp ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Phân loại mức độ rủi ro trong quản lý thuế được thực hiện như thế nào?
Tác giả: Lê Đình Khôi
Lượt xem: 36
Bài viết mới nhất

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;