Bảng cân đối kế toán dùng để làm gì? Nguyên tắc lập và trình bày Bảng cân đối kế toán được quy định như thế nào?

Mục đích của Bảng cân đối kế toán được quy định như thế nào? Quy định về nguyên tắc lập và trình bày Bảng cân đối kế toán?

Bảng cân đối kế toán dùng để làm gì?

Căn cứ theo điểm 1.1 khoản 1 Điều 112 Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định về mục đích của Bảng cân đối kế toán như sau:

- Bảng cân đối kế toán là Báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. Số liệu trên Bảng cân đối kế toán cho biết toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp theo cơ cấu của tài sản và cơ cấu nguồn vốn hình thành các tài sản đó. Căn cứ vào Bảng cân đối kế toán có thể nhận xét, đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Bảng cân đối kế toán dùng để làm gì? Nguyên tắc lập và trình bày Bảng cân đối kế toán được quy định như thế nào?

Bảng cân đối kế toán dùng để làm gì? Nguyên tắc lập và trình bày Bảng cân đối kế toán được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)

Nguyên tắc lập và trình bày Bảng cân đối kế toán được quy định ra sao?

Nguyên tắc lập Bảng cân đối kế toán và trình bày Bảng cân đối kế toán được quy định tại điểm 1.2 khoản 1 Điều 112 Thông tư 200/2014/TT-BTC như sau:

Theo quy định tại Chuẩn mực kế toán “Trình bày Báo cáo tài chính” khi lập và trình bày Bảng cân đối kế toán phải tuân thủ các nguyên tắc chung về lập và trình bày Báo cáo tài chính. Ngoài ra, trên Bảng cân đối kế toán, các khoản mục Tài sản và Nợ phải trả phải được trình bày riêng biệt thành ngắn hạn và dài hạn, tuỳ theo thời hạn của chu kỳ kinh doanh bình thường của doanh nghiệp, cụ thể như sau:

- Đối với doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh bình thường trong vòng 12 tháng, thì Tài sản và Nợ phải trả được phân thành ngắn hạn và dài hạn theo nguyên tắc lập và trình bày Bảng cân đối kế toán sau:

+ Tài sản và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán trong vòng không quá 12 tháng tới kể từ thời điểm báo cáo được xếp vào loại ngắn hạn;

+ Tài sản và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán từ 12 tháng trở lên kể từ thời điểm báo cáo được xếp vào loại dài hạn.

- Đối với doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh bình thường dài hơn 12 tháng, thì Tài sản và Nợ phải trả được phân thành ngắn hạn và dài hạn theo điều kiện sau:

+ Tài sản và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán trong vòng một chu kỳ kinh doanh bình thường được xếp vào loại ngắn hạn;

+ Tài sản và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán trong thời gian dài hơn một chu kỳ kinh doanh bình thường được xếp vào loại dài hạn.

Trường hợp này, doanh nghiệp phải thuyết minh rõ đặc điểm xác định chu kỳ kinh doanh thông thường, thời gian bình quân của chu kỳ kinh doanh thông thường, các bằng chứng về chu kỳ sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp cũng như của ngành, lĩnh vực doanh nghiệp hoạt động.

- Đối với các doanh nghiệp do tính chất hoạt động không thể dựa vào chu kỳ kinh doanh để phân biệt giữa ngắn hạn và dài hạn, thì các Tài sản và Nợ phải trả được trình bày theo tính thanh khoản giảm dần.

Khi lập Bảng cân đối kế toán tổng hợp giữa các đơn vị cấp trên và đơn vị cấp dưới trực thuộc không có tư cách pháp nhân, đơn vị cấp trên phải thực hiện loại trừ tất cả số dư của các khoản mục phát sinh từ các giao dịch nội bộ, như các khoản phải thu, phải trả, cho vay nội bộ.... giữa đơn vị cấp trên và đơn vị cấp dưới, giữa các đơn vị cấp dưới với nhau.

Các chỉ tiêu không có số liệu được miễn trình bày trên Bảng cân đối kế toán. Doanh nghiệp chủ động đánh lại số thứ tự của các chỉ tiêu theo nguyên tắc liên tục trong mỗi phần.

Mẫu Bảng cân đối kế toán dành cho doanh nghiệp không đáp ứng giả định hoạt động liên tục là mẫu nào?

Theo quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 200/2016/TT-BTC, doanh nghiệp không đáp ứng giả định hoạt động liên tục sẽ sử dụng Mẫu Bảng cân đối kế toán số 01/CDHĐ – DNKLT

Bảng cân đối kế toán dùng để làm gì? Nguyên tắc lập và trình bày Bảng cân đối kế toán được quy định như thế nào?

Tải mẫu Bảng cân đối kế toán áp dụng cho doanh nghiệp không đáp ứng giả định hoạt động liên tục tại đây.

Khi nào thì doanh nghiệp bị coi là không hoạt động liên tục?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 74 Thông tư 133/2016/TT-BTC quy định doanh nghiệp bị coi là không hoạt động liên tục trong trường hợp sau:

- Doanh nghiệp bị coi là không hoạt động liên tục nếu hết thời hạn hoạt động mà không có hồ sơ xin gia hạn hoạt động, bị giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động (phải có văn bản cụ thể gửi cơ quan có thẩm quyền) trong vòng không quá 12 tháng kể từ thời điểm lập Báo cáo tài chính. Đối với doanh nghiệp có chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường hơn 12 tháng thì không quá một chu kỳ sản xuất kinh doanh thông thường.

Bảng cân đối kế toán
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Bảng cân đối kế toán dùng để làm gì? Nguyên tắc lập và trình bày Bảng cân đối kế toán được quy định như thế nào?
Tác giả:
Lượt xem: 50

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;