05 Bộ ngành, cơ quan tổ chức nào phải kết thúc hoạt động sau khi sắp xếp tinh gọn bộ máy theo Kế hoạch 140? Tổng cục Trưởng Tổng cục Thuế là chức vụ lãnh đạo thuộc Bộ Tài chính?

Định hướng kết thúc hoạt động các Bộ ngành, cơ quan tổ chức nào sau khi sắp xếp tinh gọn bộ máy? Tổng cục Trưởng Tổng cục Thuế là chức vụ lãnh đạo thuộc Bộ Tài chính?

05 Bộ ngành, cơ quan tổ chức nào phải kết thúc hoạt động sau khi sắp xếp tinh gọn bộ máy theo Kế hoạch 140?

Ngày 05/12/2024, Ban Chỉ đạo về Tổng kết việc thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW đã có Kế hoạch 140/KH-BCĐTKNQ18...Tải về về Kế hoạch định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ.

Cụ thể, Theo Kế hoạch định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ có đề ra định hướng sẽ kết thúc hoạt động của một số các Bộ ngành, cơ quan, tổ chức trong quá trình sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy Chính Phủ, cụ thể như sau:

(1) Kết thúc hoạt động của Ban cán sự đảng Chính phủ, lập Đảng bộ Chính phủ trực thuộc trung ương, gồm các tổ chức đảng trong các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và một số đảng bộ trong các tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng thương mại nhà nước (riêng Đảng bộ Quân đội và Đảng bộ Công an trực thuộc Trung ương giữ nguyên như hiện nay); có cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc đặt tại Cơ quan Chính phủ. Đảng ủy Chính phủ, gồm: ban chấp hành, ban thường vụ, bí thư, phó bí thư đảng ủy; ban thường vụ đảng ủy gồm đồng chí Thủ tướng Chính phủ làm Bí thư, các Phó Thủ tướng Chính phủ, một số thành viên Chính phủ và có thể bố trí 1 Phó Bí thư chuyên trách; Bộ Chính trị chỉ định nhân sự ban chấp hành, ban thường vụ đảng ủy; quy định ban thường vụ đảng ủy thực hiện chức năng, nhiệm vụ như của ban cán sự đảng Chính phủ hiện nay.

(2) Kết thúc hoạt động của các ban cán sự đảng, lập Đảng bộ các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trực thuộc Đảng bộ Chính phủ gồm: ban chấp hành, ban thường vụ, bí thư, phó bí thư đảng ủy; ban thường vụ đảng ủy gồm Bộ trưởng làm Bí thư, các Thứ trưởng, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và 1 Phó Bí thư chuyên trách; cấp có thẩm quyền chỉ định nhân sự ban chấp hành, ban thường vụ, bí thư, phó bí thư đảng ủy, quy định ban thường vụ đảng ủy thực hiện chức năng, nhiệm vụ như của ban cán sự đảng các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ hiện nay.

(3) Kết thúc hoạt động của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, chuyển chức năng, nhiệm vụ về Bộ Tài chính, các Bộ chuyên ngành và các cơ quan liên quan.

Thực hiện phương án này, dự kiến chuyển chức năng, nhiệm vụ thực hiện quyền đại diện của chủ sở hữu đối với 19 tập đoàn, tổng công ty hiện đang giao Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp quản lý về Bộ Tài chính và Đầu tư phát triển hoặc Bộ Kinh tế phát triển; các nhiệm vụ quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực liên quan đến phạm vi hoạt động của các tập đoàn, tổng công ty sẽ do các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực chịu trách nhiệm quản lý, bảo đảm tách chức năng quản lý nhà nước với chức năng đại diện chủ sở hữu.

Đối với một số tập đoàn lớn (như Tập đoàn Dầu khí Việt Nam PVN, Tập đoàn Điện lực Việt Nam EVN, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam...) thì nghiên cứu xác định là đầu mối tổ chức Đảng trực thuộc Đảng bộ Chính phủ.

(4) Kết thúc hoạt động của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, chuyển nhiệm vụ về Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các cơ quan liên quan.

Thực hiện phương án này, dự kiến chuyển nhiệm vụ của Ủy ban về Bộ Tài chính và Đầu tư phát triển hoặc Bộ Kinh tế phát triển, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Để thực hiện nhiệm vụ điều phối giám sát chung đối với thị trường tài chính (gồm: chứng khoán, bảo hiểm, ngân hàng), trong điều kiện các luật chuyên ngành đang giao trách nhiệm cho các bộ, ngành thực hiện chức năng giám sát chuyên ngành (Bộ Tài chính giám sát thị trường chứng khoán, bảo hiểm; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam giám sát hoạt động ngân hàng), cần thành lập tổ chức phối hợp liên ngành do Lãnh đạo Chính phủ làm người đứng đầu để chỉ đạo hoạt động điều phối giám sát chung đối với thị trường tài chính.

(5) Kết thúc hoạt động của Truyền hình Nhân dân, Truyền hình Quốc hội, Truyền hình Thông tấn, Truyền hình VOV, Truyền hình VTC, chuyển chức năng, nhiệm vụ liên quan về Đài Truyền hình Việt Nam và xây dựng Đề án cơ cấu lại Đài Truyền hình Việt Nam, bảo đảm thực hiện tốt nhiệm vụ đài truyền hình quốc gia, có các kênh chuyên đề phù hợp.

Xem thêm Kế hoạch 140/KH-BCĐTKNQ18...Tải về

05 Bộ ngành, cơ quan tổ chức nào phải kết thúc hoạt động sau khi sắp xếp tinh gọn bộ máy theo Kế hoạch 140?

05 Bộ ngành, cơ quan tổ chức nào phải kết thúc hoạt động sau khi sắp xếp tinh gọn bộ máy theo Kế hoạch 140? (Hình ảnh từ Internet)

Tổng cục Trưởng Tổng cục Thuế là chức vụ lãnh đạo thuộc Bộ Tài chính?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 4 Quy định tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo cấp Tổng cục và tương đương thuộc Bộ Tài Chính ban hành kèm theo Quyết định 1155/QĐ-BTC năm 2019 có quy định như sau:

Tiêu chuẩn chức danh Tổng Cục trưởng
1. Vị trí, chức trách: Chức danh Tổng Cục trưởng là chức vụ lãnh đạo, quản lý thuộc Bộ và là người đứng đầu Tổng cục, có trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật chuyên ngành, lĩnh vực trong phạm vi cả nước theo phân công, phân cấp và ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Tài chính; chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và pháp luật về toàn bộ hoạt động của Tổng cục.
...

Như vậy, Tổng cục Trưởng Tổng cục Thuế theo quy định hiện nay là chức vụ lãnh đạo, quản lý thuộc Bộ Tài chính và là người đứng đầu Tổng cục, có trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật chuyên ngành, lĩnh vực trong phạm vi cả nước theo quy định.

Nhiệm vụ của Tổng cục Trưởng Tổng cục Thuế như thế nào?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 4 Quy định tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo cấp Tổng cục và tương đương thuộc Bộ Tài Chính ban hành kèm theo Quyết định 1155/QĐ-BTC năm 2019 có quy định như sau:

- Lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện các cấp đơn vị của Tổng cục trong việc tổ chức triển khai thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Tổng cục theo quy định của pháp luật;

- Tổ chức phân công, phân nhiệm cho các Phó Tổng Cục trưởng; xác định cơ chế làm việc và mối quan hệ phối hợp công tác giữa các lãnh đạo Tổng cục để đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao;

- Kiến nghị, đề xuất với Bộ Tài chính và cơ quan nhà nước có thẩm quyền các chủ trương, biện pháp để tổ chức thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực quản lý của Tổng cục;

- Chủ trì phối hợp với các cơ quan chức năng xử lý, giải quyết các vấn đề phát sinh trong công tác quản lý, thường xuyên giữ mối quan hệ công tác với các đơn vị thuộc Bộ Tài chính, với cấp ủy Đảng và chính quyền các địa phương trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao;

- Quản lý công chức, viên chức, người lao động và tài sản của Tổng cục theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng Bộ Tài chính;

- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

(Lưu ý: Đã có Kế hoạch 141/KH/BCĐTKNQ18 thay thế Kế hoạch 140/KH-BCĐTKNQ18)

Tinh gọn bộ máy
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Đã có Công văn 24 sắp xếp các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, cấp huyện thực hiện Nghị quyết 18 tinh gọn bộ máy tổ chức? Bộ Tài chính giúp Chính phủ làm những công việc gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Định hướng sáp nhập, tinh gọn bộ máy của Bộ Tài Chính trong thời gian sắp tới như thế nào? Bộ Tài Chính hiện nay có cơ cấu tổ chức như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Đã có Kế hoạch 140/KH-BCĐTKNQ18 tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ? Bộ Tài chính có trách nhiệm gì trong quản lý thuế?
Hỏi đáp Pháp luật
Duy trì 08 Bộ nào trong Kế hoạch 140 tinh gọn tổ chức bộ máy Chính phủ? Nhiệm vụ và quyền hạn của các bộ,các cơ quan ngang bộ trong quản lý thuế?
Hỏi đáp Pháp luật
Chính thức có Kế hoạch 141 thay thế Kế hoạch 140 về sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ? Vị trí và chức năng của Tổng cục Thuế trong bộ máy nhà nước?
Hỏi đáp Pháp luật
Dự kiến tên của 05 Bộ sau khi sắp xếp, hợp nhất? Tổng cục Thuế giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính thực hiện công việc gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh sách các Bộ thuộc Chính phủ theo Kế hoạch 140 sau khi tinh gọn bộ máy? Bộ Tài chính thực hiện những nhiệm vụ gì trong quản lý thuế, phí, lệ phí?
Hỏi đáp Pháp luật
14 Bộ được sáp nhập, sắp xếp sau khi tinh gọn bộ máy theo Kế hoạch 140 là các Bộ nào? Tổng cục Thuế là tổ chức thuộc Bộ nào?
Hỏi đáp Pháp luật
05 Bộ ngành, cơ quan tổ chức nào phải kết thúc hoạt động sau khi sắp xếp tinh gọn bộ máy theo Kế hoạch 140? Tổng cục Trưởng Tổng cục Thuế là chức vụ lãnh đạo thuộc Bộ Tài chính?
Hỏi đáp Pháp luật
Chính thức sáp nhập 18 Bộ thành 13 Bộ theo phương án tinh gọn bộ máy của Kế hoạch 140? Trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong quản lý thuế?
Tác giả: Ngô Trung Hiếu
Lượt xem: 119

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;