50494

Thông tư liên tịch 04/2003/TTLT-BVHTT-BXD hướng dẫn quyền tác giả đối với tác phẩm kiến trúc do Bộ Văn hoá-Thông tin và Bộ Xây dựng ban hành

50494
Tư vấn liên quan
LawNet .vn

Thông tư liên tịch 04/2003/TTLT-BVHTT-BXD hướng dẫn quyền tác giả đối với tác phẩm kiến trúc do Bộ Văn hoá-Thông tin và Bộ Xây dựng ban hành

Số hiệu: 04/2003/TTLT-BVHTT-BXD Loại văn bản: Thông tư liên tịch
Nơi ban hành: Bộ Văn hoá-Thông tin Người ký: Nguyễn Hồng Quân
Ngày ban hành: 24/01/2003 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: 05/03/2003 Số công báo: 13-13
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 04/2003/TTLT-BVHTT-BXD
Loại văn bản: Thông tư liên tịch
Nơi ban hành: Bộ Văn hoá-Thông tin
Người ký: Nguyễn Hồng Quân
Ngày ban hành: 24/01/2003
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: 05/03/2003
Số công báo: 13-13
Tình trạng: Đã biết

BỘ VĂN HOÁ-THÔNG TIN-BỘ XÂY DỰNG
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 04/2003/TTLT-BVHTT-BXD

Hà Nội , ngày 24 tháng 1 năm 2003

 

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

CỦA BỘ VĂN HOÁ - THÔNG TIN, BỘ XÂY DỰNG SỐ 04/2003/TTLT/BVHTT-BXD NGÀY 24 THÁNG 01 NĂM 2003 VỀ HƯỚNG DẪN VỀ QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI TÁC PHẨM KIẾN TRÚC

Căn cứ Nghị định số 76/CP ngày 29/11/1996 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số quy định về quyền tác giả trong Bộ Luật Dân sự (dưới đây viết tắt là Nghị định 76/CP);
Căn cứ Nghị định số 60/CP ngày 6/6/1997 của Chính phủ hướng dẫn thi hành các quy định của Bộ Luật Dân sự về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài (dưới đây viết tắt là Nghị định 60/CP);
Bộ Văn hoá - Thông tin, Bộ Xây dựng hướng dẫn về quyền tác giả đối với tác phẩm kiến trúc như sau:

I. GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ:

Một số thuật ngữ được hiểu như sau:

1. "Tác phẩm kiến trúc" theo quy định tại Khoản 8 Điều 4 Nghị định 76/CP là các bản vẽ thiết kế thể hiện ý tưởng sáng tạo về ngôi nhà, công trình xây dựng, quy hoạch không gian (quy hoạch xây dựng) đã hoặc chưa xây dựng.

Tác phẩm kiến trúc bao gồm các bản vẽ thiết kế về mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt, phối cảnh, thể hiện ý tưởng sáng tạo về ngôi nhà, công trình, tổ hợp công trình kiến trúc, tổ chức không gian, kiến trúc cảnh quan của một vùng, một đô thị, hệ thống đô thị, khu chức năng đô thị, khu dân cư nông thôn.

Mô hình, sa bàn và bản thuyết minh (nếu có) về ngôi nhà cụ thể, công trình xây dựng hoặc quy hoạch không gian được coi là bộ phận không tách rời của tác phẩm kiến trúc, nhưng không thay thế bản vẽ thiết kế để được coi là tác phẩm độc lập.

2. "Sáng tạo tác phẩm kiến trúc" được hiểu là hoạt động tư duy của tác giả trực tiếp làm ra một phần hoặc toàn bộ tác phẩm thể hiện dưới dạng bản vẽ thiết kế.

3. "Sao chép tác phẩm kiến trúc" là hành vi vẽ lại một phần hoặc toàn bộ tác phẩm kiến trúc.

4. "Sao chụp tác phẩm kiến trúc" là hành vi làm ra các bản sao giống hệt như tác phẩm kiến trúc hoặc một phần tác phẩm kiến trúc bằng cách chụp ảnh, photocopy hoặc bằng các phương pháp tương tự khác.

5. "Bản sao tác phẩm kiến trúc" là bản sao chép hoặc sao chụp lại một phần hoặc toàn bộ tác phẩm kiến trúc.

6. "Chủ sở hữu tác phẩm kiến trúc" là cá nhân hoặc pháp nhân sở hữu quyền tác giả theo quy định của pháp luật.

7. "Tác phẩm kiến trúc đồng tác giả" là tác phẩm do từ hai tác giả trở lên cùng sáng tạo ra.

8. "Tác phẩm kiến trúc khuyết danh" là tác phẩm kiến trúc không có tên tác giả (tên thật hoặc bút danh) trên tác phẩm khi công bố, phổ biến.

9. "Tác phẩm kiến trúc không rõ tác giả" là tác phẩm kiến trúc khi công bố, phổ biến chưa xác định được tác giả.

10. "Tác phẩm kiến trúc di cảo" là tác phẩm kiến trúc được công bố, phổ biến lần đầu tiên sau khi tác giả đã qua đời.

11. "Công bố, phổ biến tác phẩm kiến trúc" là việc thể hiện cho công chúng biết về tác phẩm thông qua xuất bản, thuyết trình, trưng bày hoặc giới thiệu trên các phương tiện thông tin đại chúng.

II.TÁC PHẨM KIẾN TRÚC ĐƯỢC BẢO HỘ:

1. Các tác phẩm kiến trúc được bảo hộ tại Việt Nam:

1.1. Tác phẩm kiến trúc của tác giả là công dân Việt Nam;

1.2. Tác phẩm kiến trúc thuộc sở hữu của công dân, pháp nhân, tổ chức Việt Nam;

1.3. Tác phẩm kiến trúc của người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài được sáng tạo và thể hiện như quy định tại Điểm 1 Mục I của Thông tư này ở Việt Nam;

1.4. Tác phẩm kiến trúc của người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài lần đầu tiên được công bố, phổ biến tại Việt Nam;

1.5. Tác phẩm kiến trúc của người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài được bảo hộ tại Việt Nam theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia.

2. Các tác phẩm kiến trúc được bảo hộ tại Việt Nam theo quy định tại Điểm 1 Mục I của Thông tư này và không là đối tượng bảo hộ sở hữu công nghiệp, không có nội dung như quy định tại khoản 1 Điều 749 Bộ Luật Dân sự.

III. TÁC GIẢ CỦA TÁC PHẨM KIẾN TRÚC:

1. Tác giả của tác phẩm kiến trúc:

Tác giả của tác phẩm kiến trúc là người trực tiếp sáng tạo ra toàn bộ hoặc một phần tác phẩm kiến trúc.

2. Đồng tác giả tác phẩm kiến trúc:

Những người cùng trực tiếp sáng tạo ra một tác phẩm kiến trúc là đồng tác giả của tác phẩm kiến trúc đó.

3. Người hỗ trợ, góp ý kiến, cung cấp tư liệu, thực hiện công việc thiết kế theo chỉ dẫn, quản lý thiết kế, tư vấn cho người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm kiến trúc không phải là tác giả hoặc đồng tác giả của tác phẩm kiến trúc.

IV. CHỦ SỞ HỮU TÁC PHẨM KIẾN TRÚC:

1. Chủ sở hữu tác phẩm kiến trúc đồng thời là tác giả:

Tác giả đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm kiến trúc trong trường hợp tác giả sử dụng thời gian, tài chính và các điều kiện vật chất khác của mình để thực hiện công việc sáng tạo ra tác phẩm kiến trúc, bao gồm các trường hợp sau:

1.1. Tác giả là chủ sở hữu toàn bộ hoặc một phần tác phẩm do mình sáng tạo, trừ trường hợp tác phẩm sáng tạo theo nhiệm vụ được giao, theo hợp đồng;

1.2. Các đồng tác giả là chủ sở hữu chung tác phẩm do họ cùng sáng tạo, trừ trường hợp tác phẩm sáng tạo theo nhiệm vụ được giao, theo hợp đồng.

2. Chủ sở hữu tác phẩm kiến trúc không đồng thời là tác giả:

Cá nhân hoặc tổ chức chịu trách nhiệm cung cấp tài chính hoặc các điều kiện có tính chất quyết định đối với công việc sáng tạo ra tác phẩm kiến trúc cho tác giả là chủ sở hữu tác phẩm kiến trúc đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác, bao gồm các trường hợp sau:

2.1. Tác phẩm kiến trúc do tác giả sáng tạo theo nhiệm vụ được giao thì cơ quan, tổ chức giao nhiệm vụ là chủ sở hữu tác phẩm kiến trúc;

2.2. Tác phẩm kiến trúc do tác giả sáng tạo theo hợp đồng ký kết giữa một bên là tác giả hoặc tổ chức thiết kế có tư cách pháp nhân, nơi tác giả làm việc, với một bên là cá nhân, tổ chức thuê thiết kế và đã trả trọn gói để được sở hữu tác phẩm kiến trúc;

2.3. Tác phẩm kiến trúc được sáng tạo trong các cuộc thi mà điều lệ cuộc thi đã xác định quyền sở hữu tác phẩm kiến trúc không thuộc về tác giả;

2.4. Tác phẩm kiến trúc được tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm chuyển giao cho người khác theo hợp đồng hoặc cho, biếu, tặng hoặc thừa kế theo quy định của pháp luật.

V. QUYỀN CỦA TÁC GIẢ, QUYỀN CỦA CHỦ SỞ HỮU TÁC PHẨM KIẾN TRÚC:

1. Thời điểm phát sinh quyền tác giả:

Quyền tác giả đối với tác phẩm kiến trúc phát sinh ngay sau khi ý tưởng sáng tạo của tác giả được thể hiện dưới dạng bản vẽ thiết kế, không phụ thuộc vào việc tác phẩm đã công bố hoặc chưa công bố; đã đăng ký bảo hộ hoặc chưa đăng ký bảo hộ.

2. Quyền của tác giả tác phẩm kiến trúc:

Theo quy định tại các Điều 750, 751, 752, 755 Bộ Luật Dân sự, các Điều 8, 10 Nghị định 76/CPMục III, Thông tư số 27/2001/TT-BVHTT ngày 10/5/2001 của Bộ Văn hoá - Thông tin hướng dẫn thực hiện Nghị định số 76/CP ngày 26/11/1996, Nghị định số 60/CP ngày 6/6/1997 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số quy định về quyền tác giả trong Bộ Luật Dân sự (dưới đây viết tắt là Thông tư 27/2001/TT-BVHTT), quyền của tác giả tác phẩm kiến trúc bao gồm các quyền nhân thân và các quyền tài sản.

2.1. Đối với tác giả đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm kiến trúc:

2.1.1. Tác giả đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm kiến trúc có các quyền nhân thân không được chuyển giao cho người khác, bao gồm:

a. Đặt tên cho tác phẩm;

b. Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, phổ biến, sử dụng;

c. Bảo vệ sự toàn vẹn tác phẩm, cho phép hoặc không cho phép người khác sửa đổi nội dung tác phẩm.

2.1.2. Tác giả đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm kiến trúc có các quyền nhân thân có thể được chuyển giao toàn bộ hoặc một phần cho người khác theo hợp đồng bằng văn bản hoặc cho, biếu tặng, thừa kế theo quy định của pháp luật, bao gồm:

a. Công bố, phổ biến hoặc cho người khác công bố, phổ biến tác phẩm của mình dưới các hình thức như: xuất bản, tái bản, sao chép tác phẩm; trưng bày tác phẩm trước công chúng; truyền đạt tác phẩm tới công chúng bằng bất kỳ phương tiện hoặc cách thức nào; phân phối tác phẩm hoặc bản sao tác phẩm bằng cách bán, cho thuê hoặc bằng cách khác; nhập khẩu các bản sao tác phẩm của mình từ nước ngoài vào Việt Nam;

b. Cho hoặc không cho người khác sử dụng tác phẩm của mình dưới các hình thức như: xây dựng, sao chép, sao chụp lại tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào.

2.1.3. Tác giả đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm kiến trúc có các quyền tài sản được chuyển giao toàn bộ hoặc một phần cho người khác theo hợp đồng bằng văn bản hoặc cho, biếu, tặng, thừa kế theo quy định của pháp luật, bao gồm:

a. Được hưởng nhuận bút;

b. Được hưởng thù lao khi tác phẩm được sử dụng;

c. Được hưởng lợi ích vật chất từ việc cho người khác sử dụng tác phẩm dưới các hình thức như: xây dựng, xuất bản, tái bản, trưng bày, triển lãm; cho thuê;

d. Nhận giải thưởng đối với tác phẩm mà mình là tác giả, trừ trường hợp tác phẩm không được Nhà nước bảo hộ.

2.2. Đối với tác giả không đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm kiến trúc:

2.2.1. Tác giả không đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm kiến trúc có các quyền nhân thân không được chuyển giao cho người khác, bao gồm:

a. Đặt tên cho tác phẩm;

b. Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, phổ biến, sử dụng;

c. Bảo vệ sự toàn vẹn tác phẩm, cho phép hoặc không cho phép người khác sửa đổi nội dung tác phẩm.

2.2.2. Tác giả không đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm kiến trúc có các quyền tài sản được chuyển giao toàn bộ hoặc một phần cho người khác theo hợp đồng bằng văn bản hoặc cho, biếu, tặng, thừa kế theo quy định của pháp luật, bao gồm:

a. Được hưởng nhuận bút;

b. Được hưởng thù lao khi tác phẩm được sử dụng;

c. Nhận giải thưởng đối với tác phẩm mà mình là tác giả, trừ trường hợp tác phẩm không được Nhà nước bảo hộ.

Việc hưởng các quyền tài sản của tác giả không đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm kiến trúc quy định tại điểm này, được thực hiện trên cơ sở hợp đồng giữa tác giả và chủ sở hữu tác phẩm kiến trúc.

2.3. Các đồng tác giả là chủ sở hữu chung đối với tác phẩm kiến trúc và được hưởng các quyền của tác giả theo quy định tại Điểm 2 Mục V của Thông tư này. Việc sử dụng, định đoạt tác phẩm kiến trúc phải được sự thoả thuận của tất cả các đồng tác giả, nếu có đồng tác giả đã chết thì phải được sự thoả thuận của người thừa kế hợp pháp của đồng tác giả đó.

Trong trường hợp tác phẩm kiến trúc do các đồng tác giả sáng tạo gồm các phần riêng biệt có thể tách ra sử dụng độc lập thì mỗi tác giả có quyền sử dụng riêng biệt phần của mình và được hưởng quyền tác giả đối với phần đó theo quy định tại Điểm 2 Mục V của Thông tư này, nếu các đồng tác giả không có thoả thuận khác.

3. Quyền của chủ sở hữu tác phẩm kiến trúc:

Theo quy định tại các Điều 753, 756 của Bộ Luật Dân sựĐiều 9 của Nghị định 76/CP, và Mục III Thông tư 27/2001/TT-BVHTT quyền của chủ sở hữu tác phẩm kiến trúc không đồng thời là tác giả bao gồm các quyền nhân thân và các quyền tài sản sau:

3.1. Các quyền nhân thân có thể được chuyển giao toàn bộ hoặc một phần cho người khác theo hợp đồng bằng văn bản hoặc cho, biếu, tặng, thừa kế theo quy định của pháp luật, bao gồm:

3.1.1. Công bố, phổ biến hoặc cho người khác công bố, phổ biến tác phẩm kiến trúc thuộc quyền sở hữu của mình dưới các hình thức như: xuất bản, tái bản, sao chép tác phẩm; trưng bày tác phẩm trước công chúng; truyền đạt tác phẩm tới công chúng bằng bất kỳ phương tiện hoặc cách thức nào; phân phối tác phẩm hoặc bản sao tác phẩm bằng cách bán, cho thuê hoặc bằng cách khác; nhập khẩu các bản sao tác phẩm của mình từ nước ngoài vào Việt Nam, trừ trường hợp giữa tác giả và chủ sở hữu có thoả thuận khác;

3.1.2. Cho hoặc không cho người khác sử dụng tác phẩm kiến trúc thuộc quyền sở hữu của mình dưới các hình thức như: xây dựng, sao chép, sao chụp lại tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào, trừ trường hợp giữa tác giả và chủ sở hữu có thoả thuận khác.

3.2. Các quyền tài sản được chuyển giao toàn bộ hoặc một phần cho người khác theo hợp đồng bằng văn bản hoặc cho, biếu, tặng, thừa kế theo quy định của pháp luật, bao gồm:

3.2.1. Xây dựng, xuất bản, tái bản, trưng bày, triển lãm;

3.2.2. Cho thuê.

Việc hưởng các quyền tài sản của chủ sở hữu tác phẩm kiến trúc không đồng thời là tác giả quy định tại điểm này, được thực hiện trên cơ sở hợp đồng giữa tác giả và chủ sở hữu tác phẩm.

4. Quyền yêu cầu bảo hộ các quyền của tác giả và quyền của chủ sở hữu tác phẩm kiến trúc:

Theo quy định tại Điều 759 của Bộ Luật Dân sựĐiều 7 Nghị định 76/CP thì khi quyền tác giả, quyền của chủ sở hữu tác phẩm bị xâm hại, tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm có quyền yêu cầu người có hành vi xâm phạm hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền buộc người có hành vi xâm phạm chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại.

Quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành việc bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của tác giả và chủ sở hữu tác phẩm, được thực hiện theo trình tự và thủ tục quy định hiện hành về khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện tại toà hành chính, dân sự hoặc hình sự.

Thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm, quy định chi tiết tại Mục VIII Thông tư này.

5. Giới hạn quyền tác giả:

5.1. Quyền của tác giả, quyền của chủ sở hữu tác phẩm kiến trúc được bảo hộ trên cơ sở thoả thuận giữa tác giả, chủ sở hữu tác phẩm kiến trúc và bên sử dụng tác phẩm kiến trúc theo hợp đồng sử dụng tác phẩm kiến trúc quy định tại Mục VI Thông tư này và các quy định của pháp luật về xây dựng.

5.2. Các bản vẽ thiết kế cấu thành tác phẩm kiến trúc khi đưa vào xây dựng phải tuân theo các quy định của pháp luật về xây dựng.

6. Thời hạn bảo hộ quyền tác giả:

Theo quy định tại Điều 766 Bộ Luật Dân sự Điều 14 Nghị định 76/CP, thời hạn bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm kiến trúc là trong suốt cuộc đời tác giả và 50 năm sau khi tác giả chết. Đối với tác phẩm kiến trúc đồng tác giả thì, thời hạn 50 năm được tính từ khi đồng tác giả cuối cùng chết.

7. Chuyển giao, thừa kế quyền tác giả:

7.1. Theo quy định tại Điều 763 Bộ Luật Dân sự Khoản 1, Điều 8 Nghị định 76/CP thì các quyền nhân thân và tài sản của tác giả đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm kiến trúc quy định tại điểm 2.1.2.(a) và 2.1.2.(b) và điểm 2.1.3.(a) đến 2.1.3.(d) Mục này; các quyền tài sản của tác giả không đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm kiến trúc quy định tại điểm 2.2.2.(a) đến 2.2.2.(c) Mục này; các quyền nhân thân và tài sản của chủ sở hữu tác phẩm kiến trúc quy định tại điểm 3 Mục này được quyền chuyển giao toàn bộ hoặc một phần cho người khác theo hợp đồng bằng văn bản hoặc cho, biếu, tặng, thừa kế theo quy định của pháp luật.

7.2. Theo quy định tại Điều 764, 765 Bộ Luật Dân sự Điều 13 Nghị định 76/CP thì, người thừa kế của tác giả đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm kiến trúc được hưởng các quyền nhân thân quy định tại điểm 2.1.2.(a) và 2.1.2.(b), các quyền tài sản quy định tại các điểm 2.1.3.(a) đến 2.1.3.(d) Mục này; người thừa kế của tác giả không đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm được hưởng các quyền tài sản quy định tại điểm 2.2.2.(a) đến 2.2.2.(c) Mục này; người thừa kế của chủ sở hữu tác phẩm không đồng thời là tác giả được hưởng các quyền nhân thân và tài sản quy định tại điểm 3 của Mục này.

Trong trường hợp không có người thừa kế, người thừa kế từ chối nhận di sản hoặc không được quyền hưởng di sản, thì các quyền đó thuộc Nhà nước.

Trong trường hợp người thừa kế của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm chết trước khi hết thời hạn bảo hộ thì người thừa kế của người đó được hưởng các quyền của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm quy định tại điểm này cho đến hết thời hạn bảo hộ. Người hưởng thừa kế các quyền của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm có quyền chuyển giao một phần hoặc toàn bộ các quyền đó cho người khác.

Đối với tác phẩm kiến trúc đồng tác giả mà các đồng tác giả là chủ sở hữu chung hợp nhất đối với tác phẩm kiến trúc, nếu có đồng tác giả chết mà không có người thừa kế, người thừa kế từ chối nhận di sản hoặc không được quyền hưởng di sản thì các quyền về tài sản của đồng tác giả đó thuộc Nhà nước.

VI. SỬ DỤNG TÁC PHẨM KIẾN TRÚC:

Việc sử dụng tác phẩm kiến trúc phải được thực hiện bằng hợp đồng sử dụng tác phẩm kiến trúc giữa một bên là tác giả hoặc tổ chức thiết kế có tư cách pháp nhân, nơi tác giả làm việc, với một bên là cá nhân, tổ chức sử dụng tác phẩm kiến trúc.

Theo các quy định từ Điều 767 đến Điều 772 Bộ Luật Dân sự, từ Điều 15 đến Điều 18 Nghị định 76/CP thì nội dung hợp đồng sử dụng tác phẩm kiến trúc gồm các điều khoản chủ yếu về hình thức sử dụng tác phẩm; phạm vi, thời hạn sử dụng tác phẩm; mức nhuận bút, thù lao và các lợi ích vật chất khác; phương thức thanh toán; trách nhiệm của mỗi bên khi vi phạm hợp đồng; các nội dung khác do các bên thoả thuận phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành về hợp đồng.

Việc ký kết hợp đồng sử dụng tác phẩm đồng tác giả phải có sự thoả thuận của các đồng tác giả, hoặc người được chuyển giao quyền của đồng tác giả với bên sử dụng tác phẩm về các nội dung quy định tại điểm này. Các đồng tác giả hoặc người được chuyển giao quyền của đồng tác giả và bên sử dụng tác phẩm đều phải ký tên trên hợp đồng.

VII. ĐĂNG KÝ QUYỀN TÁC GIẢ, QUYỀN SỞ HỮU TÁC PHẨM KIẾN TRÚC:

1. Đăng ký:

Theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 762 Bộ Luật Dân sự, các quy định tại Chương V Nghị định 76/CPMục V Thông tư 27/2001/TT-BVHTT thì các cá nhân, tổ chức là tác giả, đồng tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm có quyền trực tiếp, hoặc uỷ quyền cho cá nhân hoặc Tổ chức dịch vụ bản quyền, Tổ chức quản lý tập thể quyền tác giả đăng ký bản quyền tác giả tại Cục Bản quyền tác giả Bộ Văn hoá - Thông tin hoặc Sở Văn hoá - Thông tin các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi tác giả, chủ sở hữu tác phẩm cư trú.

2. Hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả bao gồm:

2.1. Đơn xin đăng ký quyền tác giả, quyền sở hữu tác phẩm;

Đơn xin đăng ký quyền tác giả, quyền sở hữu tác phẩm phải được viết bằng tiếng Việt và do chính tác giả, chủ sở hữu tác phẩm hoặc người được uỷ quyền nộp đơn ký tên. Đơn của pháp nhân phải được ký tên, đóng dấu theo quy định;

2.2. Tác phẩm kiến trúc đăng ký bản quyền tác giả, được lập thành hai bản, trong đó thể hiện đủ và rõ ý tưởng sáng tạo của tác phẩm kiến trúc bằng bản vẽ thiết kế và hai bộ ảnh đen trắng đối với sa bàn và mô hình (nếu có);

2.3. Bản sao hợp pháp của các tài liệu, giấy tờ có liên quan. Các tài liệu, giấy tờ này nếu bằng tiếng nước ngoài thì phải kèm theo bản dịch ra tiếng Việt có công chứng hợp lệ;

3. Trách nhiệm cấp đăng ký bản quyền tác giả:

3.1. Cục Bản quyền tác giả Bộ Văn hoá - Thông tin có trách nhiệm xem xét hồ sơ xin đăng ký bản quyền tác giả và trả kết quả tại nơi thụ lý hồ sơ ban đầu trong thời hạn 10 ngày làm việc, tính từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ như quy định tại điểm này. Trường hợp không cấp đăng ký bản quyền tác giả thì Cục Bản quyền Tác giả Bộ Văn hoá - Thông tin phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do;

3.2. Sở Văn hóa - Thông tin các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm hướng dẫn người đến đăng ký làm các thủ tục xin đăng ký, tiếp nhận và gửi hồ sơ xin đăng ký bản quyền tác giả đến Cục Bản quyền tác giả ngay sau khi thụ lý hồ sơ hợp lệ như quy định tại điểm này; thu lệ phí đăng ký quyền tác giả theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và những chi phí phát sinh do chuyển hồ sơ; trả kết quả cho người đến nộp hồ sơ ngay sau khi nhận được kết quả từ Cục Bản quyền tác giả Bộ Văn hoá - Thông tin.

4. Cá nhân, tổ chức được đăng ký bản quyền tác giả phải nộp lệ phí theo quy định của Nhà nước.

5. Cục trưởng Cục Bản quyền tác giả Bộ Văn hoá - Thông tin có quyền cấp và thu hồi giấy chứng nhận bản quyền tác giả trong trường hợp xác định người được đăng ký bản quyền tác giả không phải là tác giả, chủ sở hữu tác phẩm và những trường hợp tác phẩm không thuộc đối tượng bảo hộ theo quy định của pháp luật về quyền tác giả.

6. Các loại giấy chứng nhận bản quyền tác giả tác phẩm kiến trúc do Hãng Bảo hộ quyền tác giả Việt Nam, Cơ quan bảo hộ quyền tác giả Việt Nam, Cục Bản quyền tác giả Bộ Văn hoá - Thông tin cấp trước ngày Bộ Luật Dân sự có hiệu lực thi hành vẫn có hiệu lực. Tác giả, chủ sở hữu tác phẩm kiến trúc được hưởng các quyền theo quy định của Bộ Luật Dân sự.

Tác giả, chủ sở hữu tác phẩm kiến trúc có nhu cầu xin cấp lại hoặc đổi giấy chứng nhận bản quyền tác giả, phải có đơn nêu rõ lý do và nộp hồ sơ theo quy định tại Mục VII - 2 Thông tư này.

VIII. THANH TRA, KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ TRANH CHẤP VI PHẠM:

1. Theo quy định tại Điều 33 và Điều 36 Nghị định số 76/CP:

Tác giả, chủ sở hữu tác phẩm kiến trúc khi bị người khác xâm hại quyền tác giả, quyền sở hữu tác phẩm có quyền yêu cầu người có hành vi xâm hại chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại; yêu cầu hoặc khiếu nại Thanh tra Nhà nước về Văn hoá - Thông tin (Thanh tra Bộ Văn hoá - Thông tin, Thanh tra Sở Văn hoá - Thông tin) hoặc Toà án Nhân dân để xem xét, giải quyết theo thẩm quyền.

Cá nhân, tổ chức khi phát hiện hành vi xâm hại quyền tác giả, quyền chủ sở hữu tác phẩm kiến trúc, có quyền gửi đơn khiếu nại, tố cáo đến Bộ Văn hoá - Thông tin (Cục Bản quyền tác giả), Sở Văn hoá - Thông tin hoặc các cơ quan Nhà nước khác có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

Cục Bản quyền tác giả Bộ Văn hoá - Thông tin, Sở Văn hoá - Thông tin phối hợp với Vụ Quản lý Kiến trúc và Quy hoạch Bộ Xây Dựng, Thanh tra chuyên ngành xây dựng, Sở Xây dựng hoặc Sở Quy hoạch và Kiến trúc xử lý theo thẩm quyền.

2. Cục Bản quyền tác giả Bộ Văn hoá - Thông tin thực hiện quyền quản lý nhà nước về bảo hộ quyền tác giả trong cả nước, có trách nhiệm:

2.1. Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về quyền tác giả trên phạm vi cả nước;

2.2. Trả lời các đơn thư khiếu nại, tố cáo có liên quan đến việc bảo hộ quyền tác giả hoặc chuyển cho cơ quan Thanh tra Bộ Văn hoá - Thông tin, Thanh tra Sở Văn hoá - Thông tin và các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật;

2.3. Phối hợp với các Sở Văn hoá - Thông tin, Thanh tra Bộ Văn hoá - Thông tin và các cơ quan hữu quan để xử lý kịp thời hành vi vi phạm các quy định pháp luật về quyền tác giả.

3. Sở Văn hoá - Thông tin hoặc Sở Văn hoá - Thông tin - Thể thao là cơ quan giúp Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện quyền quản lý nhà nước về bảo hộ quyền tác giả ở địa phương, có trách nhiệm:

3.1. Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện những quy định của pháp luật về quyền tác giả tại địa phương;

3.2. Trả lời các đơn thư khiếu nại, tố cáo có liên quan đến việc bảo hộ quyền tác giả hoặc yêu cầu các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật;

3.3. Phối hợp với Cục Bản quyền tác giả, Thanh tra Bộ Văn hoá - Thông tin Thanh tra chuyên ngành xây dựng, Sở Xây dựng hoặc Sở Quy hoạch và Kiến trúc và các cơ quan hữu quan để xử lý kịp thời những hành vi vi phạm các quy định pháp luật về quyền tác giả.

4. Thanh tra Bộ Văn hoá - Thông tin, Thanh tra Sở Văn hoá - Thông tin thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành Văn hoá - Thông tin theo quy định tại Điều 34 Nghị định số 76/CP.

IX. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1. Cục Bản quyền tác giả Bộ Văn hoá - Thông tin, Vụ Quản lý Kiến trúc và Quy hoạch Bộ Xây dựng có trách nhiệm hướng dẫn việc thực hiện bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm kiến trúc theo quy định tại Thông tư này.

2. Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.

3. Trong quá trình thực hiện Thông tư này nếu có vướng mắc hoặc có nội dung chưa rõ thì các cá nhân, tổ chức liên quan báo cáo kịp thời về Bộ Văn hoá - Thông tin, Bộ Xây dựng để hướng dẫn bổ sung.

Nguyễn Hồng Quân

(Đã ký)

Phạm Quang Nghị

(Đã ký)

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản