229827

Hướng dẫn 03-HD/UBKTTW năm 2012 thực hiện Quy định 47-QĐ/TW về những điều đảng viên không được làm do Ủy ban Kiểm tra Trung ương ban hành

229827
LawNet .vn

Hướng dẫn 03-HD/UBKTTW năm 2012 thực hiện Quy định 47-QĐ/TW về những điều đảng viên không được làm do Ủy ban Kiểm tra Trung ương ban hành

Số hiệu: 03-HD/UBKTTW Loại văn bản: Hướng dẫn
Nơi ban hành: Ủy ban kiểm tra trung ương Người ký: Ngô Văn Dụ
Ngày ban hành: 15/03/2012 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 03-HD/UBKTTW
Loại văn bản: Hướng dẫn
Nơi ban hành: Ủy ban kiểm tra trung ương
Người ký: Ngô Văn Dụ
Ngày ban hành: 15/03/2012
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG
ỦY BAN KIỂM TRA
-------

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
---------------

Số: 03-HD/UBKTTW

Hà Nội, ngày 15 tháng 3 năm 2012

 

HƯỚNG DẪN

THỰC HIỆN QUY ĐỊNH SỐ 47-QĐ/TW, NGÀY 01-11-2011 CỦA BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG VỀ NHỮNG ĐIỀU ĐẢNG VIÊN KHÔNG ĐƯỢC LÀM

- Căn cứ Điều lệ Đảng;

- Căn cứ Hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

- Căn cứ Quy chế làm việc của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương khoá XI;

- Căn cứ Quy định số 47-QĐ/TW, ngày 01-11-2011 của Ban Chấp hành Trung ương về những điều đảng viên không được làm;

Ủy ban Kiểm tra Trung ương hướng dẫn thực hiện Quy định như sau:

I - NỘI DUNG HƯỚNG DẪN NHỮNG ĐIỀU ĐẢNG VIÊN KHÔNG ĐƯỢC LÀM

Điều 1. Nói, làm trái hoặc không thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, quy định, quyết định, kết luận của Đảng; làm những việc mà pháp luật không cho phép.

1- Đảng viên không được:

a) Phát ngôn, trả lời phỏng vấn, viết bài cho báo chí (kể cả báo chí nước ngoài) có nội dung trái với Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, quy định, quyết định, quy chế, kết luận của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

b) Chỉ đạo, tổ chức thực hiện không đúng, không đầy đủ hoặc không chỉ đạo, thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, quy định, quyết định, quy chế, kết luận của Đảng, của cấp trên và cấp mình.

c) Làm những việc pháp luật không cấm nhưng ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, vai trò tiên phong gương mẫu của đảng viên.

2- Không coi là vi phạm trong các trường hợp: phát biểu, nêu ý kiến khác nhau trong các cuộc hội thảo khoa học, cuộc họp, hội nghị, được các cơ quan, tổ chức của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội có thẩm quyền tổ chức hoặc cho phép tổ chức theo quy định.

Điều 2. Cung cấp, để lộ, làm mất hoặc viết bài, đăng những thông tin, tài liệu bí mật của Đảng và Nhà nước hoặc những việc chưa được phép công bố; tàng trữ, tuyên truyền, tán phát hoặc xúi giục người khác tuyên truyền, tán phát thông tin, tài liệu dưới mọi hình thức để truyền bá những quan điểm trái với đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Đảng viên không được:

1- Cung cấp, để lộ, làm mất hoặc viết bài, đăng những thông tin, tài liệu bí mật của Đảng và Nhà nước, những việc chưa được phép công bố ra ngoài phạm vi (nội dung, đối tượng) cho phép.

a) Bí mật của Đảng, Nhà nước bao gồm: thông tin, tài liệu được quy định là thông tin, tài liệu mật, có đóng dấu "MẬT", "TỐI MẬT", "TUYỆT MẬT" hoặc quy định chỉ lưu hành nội bộ (kể cả bản sao chép, sao chụp hoặc trích các loại thông tin, tài liệu đó). Danh mục bí mật của Đảng và Nhà nước do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ban hành.

b) Những việc chưa được phép công bố bao gồm: những thông tin, tài liệu, dữ liệu thuộc về chủ trương, đường lối, chính sách, nghị quyết, chỉ thị, quyết định, kết luận của Đảng, Nhà nước còn đang nghiên cứu, soạn thảo hoặc đã hoàn thành nhưng chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép công bố. Các tài liệu, thông tin về những vụ việc liên quan đến tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên đang được thẩm tra, xem xét hoặc đã được tổ chức đảng có thẩm quyền xem xét, kết luận nhưng theo quy định chưa được phép công bố.

2- Tàng trữ, tuyên truyền, tán phát hoặc tổ chức, lôi kéo, xúi giục, ép buộc người khác tuyên truyền, tán phát thông tin, tài liệu dưới mọi hình thức để truyền bá những quan điểm trái với đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Điều 3. Viết bài, cho đăng tải tin, bài sai sự thật, vu cáo, bịa đặt hoặc quy kết về tội danh, mức án trước khi xét xử, không đăng tải ý kiến phản hồi, cải chính theo quy định. Sáng tác, sản xuất, tàng trữ, tán phát các tác phẩm, công trình văn học, nghệ thuật không lành mạnh, mang tính kích động gây ảnh hưởng xấu trong xã hội; tán phát bài viết, hồi ký không đúng sự thật.

Đảng viên không được:

1- Viết bài, cho đăng tải tin, ảnh, bài không đúng như xảy ra trong thực tế; vu cáo, bịa đặt những nội dung liên quan đến vụ án hoặc tuỳ tiện quy kết về tội danh, mức án trước khi toà án đưa ra xét xử; không đăng tải ý kiến phản hồi, cải chính theo quy định.

2- Sáng tác, sản xuất, tàng trữ, tán phát các tác phẩm, công trình văn học, nghệ thuật không lành mạnh dưới mọi hình thức có nội dung và tính chất sau đây:

a) Kích động chống Đảng, chống Nhà nước, chống chế độ, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

b) Kích động bạo lực, tuyên truyền chiến tranh xâm lược, chiến tranh tâm lý, gây hận thù giữa các dân tộc, các tôn giáo, gây hoài nghi, hoang mang trong nhân dân; truyền bá lối sống cơ hội, thực dụng, trái đạo lý.

c) Xuyên tạc lịch sử, phản ánh không đúng sự thật về Đảng, Nhà nước, dân tộc Việt Nam, các tổ chức, cá nhân; phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng và cá nhân lãnh tụ đối với sự nghiệp cách mạng; xuyên tạc, vu khống nhằm xúc phạm danh dự của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, bí mật đời tư của cá nhân.

d) Phản ánh những vấn đề về lịch sử của Đảng chưa được cấp có thẩm quyền cho phép công khai hoặc công bố.

đ) Truyền bá văn hóa phẩm phản động, đồi trụy, có tính chất mê tín (mua, bán, in, sao, tàng trữ, tán phát, tuyên truyền bằng sách, ấn phẩm, băng, đĩa, phim, ảnh và các loại thiết bị lưu giữ tài liệu khác).

3- Tán phát bài viết, hồi ký không đúng sự thật dưới mọi hình thức.

Điều 4. Tổ chức, xúi giục, tham gia các hoạt động bè phái, chia rẽ, cục bộ gây mất đoàn kết nội bộ. Lợi dụng việc phát ngôn, nhân danh việc phản ánh, góp ý kiến đối với Đảng để đả kích, vu cáo, xúc phạm, nhận xét, đánh giá tuỳ tiện đối với người khác. Đe dọa, trù dập, trả thù người tố cáo, phê bình, góp ý.

Đảng viên không được:

1- Chủ trì, tham gia tổ chức, vận động, lôi kéo, tập hợp đảng viên, quần chúng mang tính chất cục bộ địa phương, phe cánh, họ tộc, nhóm lợi ích nhằm tranh giành lợi ích kinh tế, chính trị, vị trí công tác, chức vụ trong bầu cử, bổ nhiệm, sắp xếp, bố trí cán bộ của Đảng, chính quyền, đoàn thể chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, doanh nghiệp.

2- Lợi dụng quyền phê bình, tự do ngôn luận, báo chí, diễn đàn, câu lạc bộ để phát ngôn hoặc nhân danh việc phản ánh, góp ý kiến đối với Đảng để nhận xét, bình luận, đánh giá ngoài phạm vi tổ chức cho phép; đả kích, vu cáo, xúc phạm đối với tập thể và cá nhân.

3- Có hành vi đe dọa, trả thù, trù dập dưới mọi hình thức đối với người tố cáo, phê bình, góp ý với bản thân, bố, mẹ, vợ (chồng), con, anh, chị, em ruột hoặc tổ chức do mình phụ trách.

Điều 5. Tố cáo mang tính bịa đặt; viết đơn tố cáo giấu tên, mạo tên. Cùng người khác tham gia viết, ký tên trong một đơn tố cáo. Tổ chức, tham gia kích động, xúi giục, mua chuộc, cưỡng ép người khác khiếu nại, tố cáo.

Cố ý gửi hoặc tán phát đơn khiếu nại, tố cáo đến những nơi không có thẩm quyền giải quyết.

Đảng viên không được:

1- Tố cáo mang tính bịa đặt với mục đích để hại người khác, như: tạo dựng sự việc không có thật hoặc xuyên tạc sự việc để tố cáo.

2- Viết đơn tố cáo giấu tên (không ghi tên mình), mạo tên (ghi tên người khác hoặc tên người không có thật); tố cáo dưới dạng tờ rơi, đưa lên mạng, nhắn tin để loan tin nhằm hạ uy tín của tổ chức hoặc cá nhân.

3- Cùng người khác tham gia viết, ký tên trong một đơn tố cáo.

4- Đề xuất, chủ trì, tổ chức, tham gia, ủng hộ vật chất hoặc kích động, xúi giục, mua chuộc, lôi kéo, cưỡng ép tổ chức, cá nhân tố cáo, khiếu nại dưới mọi hình thức.

5- Cố ý gửi hoặc tán phát đơn khiếu nại, tố cáo dưới mọi hình thức đến những nơi không có thẩm quyền giải quyết.

6- Có các hành vi vi phạm quy định về giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Điều 6. Tổ chức, tham gia các hội trái quy định của pháp luật; biểu tình, tập trung đông ngưòi gây mất an ninh, trật tự.

Đảng viên không được:

1- Chủ trì, tổ chức, tham gia hoặc ủng hộ, vận động, xúi giục, ép buộc người khác tham gia các hội trái quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

2- Chủ trì, tổ chức, tham gia hoặc xúi giục, lôi kéo, vận động, ép buộc người khác tham gia biểu tình gây mất an ninh, trật tự.

3- Có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về bảo đảm trật tự công cộng trong việc tập trung đông người gây mất an ninh, trật tự.

Điều 7. Đảng viên (kể cả cấp uỷ viên và đảng viên là cán bộ diện cấp uỷ, ban thường vụ cấp uỷ quản lý) tự ứng cử, nhận đề cử và đề cử các chức danh của tổ chức nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội (theo quy định phải do tổ chức đảng giới thiệu) khi chưa được tổ chức đảng có thẩm quyền cho phép.

1- Điều này chỉ áp dụng với các chức danh phải được tổ chức đảng có thẩm quyền giới thiệu hoặc cho phép từ Trung ương đến cơ sở theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ của Bộ Chính trị và cấp uỷ các cấp.

2- Đảng viên ở bất cứ cương vị nào, khi chưa được tổ chức đảng có thẩm quyền giới thiệu hoặc cho phép thì không được:

a) Tự ứng cử, nhận đề cử và đề cử người khác vào các chức danh của tổ chức nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội (mà những chức danh này theo quy định phải do tổ chức đảng có thẩm quyền giới thiệu).

b) Tập hợp lực lượng, tổ chức phe nhóm, dòng họ, cục bộ địa phương để vận động người tự ứng cử, nhận đề cử và đề cử vào các chức danh của tổ chức nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội.

Điều 8. Quan liêu, thiếu trách nhiệm, bao che, báo cáo sai sự thật, lạm quyền, nhũng nhiễu khi thực hiện nhiệm vụ.

Thiếu trách nhiệm để cơ quan, đơn vị, địa phương do mình trực tiếp phụ trách xảy ra tình trạng mất đoàn kết, tham nhũng, buôn lậu, lãng phí, thất thoát tài sản và các tiêu cực khác.

Có hành vi để bố, mẹ, vợ (chồng), con, anh, chị, em ruột thực hiện các dự án, kinh doanh các ngành nghề thuộc lĩnh vực hoặc đơn vị do mình trực tiếp phụ trách trái quy định.

Biết mà không báo cáo, phản ảnh, xử lý các hành vi tham nhũng; không thực hiện các quy định về bảo vệ người chống tham nhũng.

Đảng viên không được:

1 - Quan liêu: xa rời thực tế, không nắm chắc tình hình trong cơ quan, tổ chức, địa phương, đơn vị, không giao nhiệm vụ cho cấp dưới hoặc giao nhiệm vụ không rõ ràng; không kiểm tra, giám sát hoặc thiếu kiểm tra, giám sát, đôn đốc cấp dưới thực hiện; không áp dụng các biện pháp cần thiết để phòng ngừa, ngăn chặn những hành vi vi phạm.

2- Thiếu trách nhiệm: thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao không đầy đủ, không đúng nguyên tắc, thủ tục, quy trình, quy phạm và thời gian theo quy định; trốn tránh, đùn đẩy, thoái thác trách nhiệm, trì hoãn trong quá trình giải quyết, khắc phục hậu quả sự việc xẩy ra ở cơ quan, địa phương, đơn vị do mình trực tiếp phụ trách.

3- Bao che: che giấu khuyết điểm, vi phạm, tội phạm của tổ chức hoặc cá nhân.

4- Báo cáo sai sự thật: phản ánh không đúng tình hình cơ quan, đơn vị, địa phương hoặc sự việc xảy ra ở nơi mình trực tiếp phụ trách trên các lĩnh vực: kinh tế - xã hội; xây dựng Đảng, chính quyền, đoàn thể; tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; tham nhũng, tiêu cực.

5- Lạm quyền, nhũng nhiễu khi thực hiện nhiệm vụ: thực hiện chức trách, nhiệm vụ vượt quá thẩm quyền hoặc chưa cho phép đã thực hiện; gây khó khăn, phiền hà, đặt ra điều kiện thủ tục trái quy định; vòi vĩnh trong quá trình thực thi chức trách, nhiệm vụ được giao.

6 - Có hành vi dưới mọi hình thức (gọi điện thoại, nhắn tin, viết thư, giới thiệu, tổ chức gặp gỡ, tạo sức ép) để bố, mẹ, vợ (chồng), con, anh, chị, em ruột:

a) Nhận được dự án, hợp đồng, giải quyết về tài chính, tài sản, cấp giấy phép, xét duyệt thầu hoặc những lợi ích kinh tế khác thuộc lĩnh vực, cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương trực tiếp phụ trách.

b) Trúng thầu, được chỉ định thầu thực hiện các dự án, được mua cổ phần, cổ phiếu ưu đãi trái quy định, góp vốn vào doanh nghiệp hoặc thành lập doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành, nghề mà mình trực tiếp quản lý.

c) Yêu cầu các đơn vị sản xuất, chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng phải mua nguyên vật liệu, vật tư, thiết bị, sản phẩm, hàng hoá, thuê các dịch vụ tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đại lý tiêu thụ của họ.

d) Được tạo điều kiện thuận lợi, ưu đãi bất hợp lý về thuế, thủ tục sản xuất, kinh doanh và các điều kiện phục vụ sản xuất, kinh doanh cho họ.

7- Tư vấn cho doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh, dịch vụ và các tổ chức kinh doanh khác của bố, mẹ, vợ (chồng), con, anh, chị, em ruột ở trong nước và nước ngoài về các công việc có liên quan đến thẩm quyền quyết định, tham gia giải quyết của mình trái quy định.

8- Biết mà không báo cáo, phản ánh hoặc báo cáo, phản ánh không chính xác, đầy đủ; không xử lý, ngăn chặn kịp thời các hành vi tham nhũng; bao che, bảo kê, dung túng, tiếp tay cho cấp dưới vi phạm.

9- Không thực hiện các quy định về bảo vệ tính mạng, danh dự, quyền lợi chính trị, kinh tế của người chống tham nhũng và nhũng người trong gia đình họ.

Điều 9. Làm trái quy định trong những việc: quản lý nhà, đất, tài sản, vốn, tài chính của Đảng và Nhà nước; huy động vốn và cho vay vốn tín dụng; thẩm định, phê duyệt, đấu thầu dự án; thực hiện chính sách an sinh xã hội, cứu trợ, cứu nạn; công tác kiểm tra, thanh tra, kiếm toán, các quy định trong hoạt động tố tụng.

Đảng viên không được:

1- Làm trái quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước hoặc quy định của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội, các tổ chức phi chính phủ mà mình là thành viên trong những việc sau:

a) Giao đất, thu hồi đất, thay đổi mục đích và quyền sử dụng đất; cho thuê, lấn chiếm, mua bán trái phép, sử dụng không đúng mục đích đất được giao, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và các quy định khác về quản lý và sử dụng đất.

b) Quản lý nhà, trụ sở làm việc, tài sản, vốn, tài chính của Đảng và Nhà nước.

c) Huy động vốn và thực hiện hoạt động cho vay vốn tín dụng.

d) Thẩm định, phê duyệt, đấu thầu dự án hoặc lợi dụng chức vụ, quyền hạn để trục lợi dưới mọi hình thức cho cá nhân, tổ chức, cơ quan mà mình có liên quan.

đ) Triển khai không kịp thời, có hiệu quả các chính sách, quy định của Nhà nước về an sinh xã hội; hoạt động cứu trợ, cứu nạn; tham ô hoặc làm thất thoát tiền, vật chất phục vụ các hoạt động trên.

2- Thiếu trách nhiệm khi thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao; gây khó khăn, phiền hà cho đối tượng; xử lý sai quy định của Đảng và pháp luật Nhà nước trong các vụ việc kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, cụ thể như sau:

a) Thiếu trách nhiệm trong thực thi nhiệm vụ:

- Thực hiện không đúng quy định về kiểm tra, thanh tra, kiểm toán (quy trình, thủ tục, phương pháp nghiệp vụ) làm sai lệch kết luận kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, gây thất thu cho ngân sách hoặc xâm phạm các quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

- Không đôn đốc, kiểm tra, giám sát kết quả công việc của công chức, viên chức để vi phạm quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

- Không xử lý hoặc xử lý không đúng, không tương xứng đối với các vi phạm của cán bộ, công chức, viên chức.

b) Gây phiền hà, khó khăn cho đối tượng kiểm tra, thanh tra, kiểm toán:

- Có thái độ cửa quyền, hách dịch trong giao tiếp, ứng xử thiếu văn hóa.

- Không giải quyết các khiếu nại, tố cáo và trả lời không đúng thời gian quy định mà không có lý do chính đáng.

- Đặt ra các điều kiện, yêu cầu, quy trình, thủ tục không đúng và ngoài quy định.

- Gợi ý đối tượng phải chi tiền hoặc thỏa mãn các lợi ích vật chất, tinh thần khác để thay đổi kết quả kiểm tra, thanh tra, kiểm toán.

c) Xử lý sai quy định của Đảng và pháp luật Nhà nước:

- Kéo dài thời gian kiểm tra, thanh tra, kiểm toán mà không có lý do chính đáng; sử dụng dự thảo kết luận, biên bản và các thông tin có liên quan không có trong quy trình, quy định để có điều kiện gây áp lực, vòi vĩnh tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp dưới mọi hình thức.

- Tham mưu cho cấp có thẩm quyền xử lý, nhằm giảm trách nhiệm, giảm giá trị, mức độ thiệt hại, thất thoát cho đối tượng so với thực tế đã gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, cá nhân.

- Tạm giữ tiền, tài sản không đúng quy định.

d) Bao che, dung túng, tiếp tay cho tổ chức, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp làm trái các quy định trên.

3- Thực hiện sai các quy định của pháp luật trong việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án và các biện pháp ngăn chặn (bắt, tạm giữ, tạm giam) trong quá trình đấu tranh phòng, chống tội phạm.

4- Không có biện pháp chỉ đạo, tổ chức thực hiện việc ngăn chặn, xử lý cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân do mình trực tiếp phụ trách có các vi phạm nêu tại Điều 9 nói trên hoặc yêu cầu khắc phục hậu quả gây ra.

Điều 10. Can thiệp, tác động đến tổ chức, cá nhân để bản thân hoặc người khác được bổ nhiệm, đề cử, ứng cử, đi học, đi nước ngoài trái quy định.

Lợi dụng chức vụ được giao để chiếm dụng, vay, mượn tiền, tài sản của đối tượng trực tiếp quản lý trái quy định

Ép buộc, mua chuộc cá nhân hoặc tổ chức để bao che, giảm tội cho người khác

Đảng viên không được:

1- Can thiệp, tác động: lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình; lợi dụng ảnh hưởng của người có chức vụ, quyền hạn; quan hệ tình cảm, dùng vật chất hoặc các hình thức khác để tác động, mua chuộc, gây áp lực với cá nhân, tổ chức có trách nhiệm giải quyết để bản thân hoặc người khác được đề bạt chức vụ, bổ nhiệm, bố trí công tác, ứng cử, đề cử, đi học, đi nước ngoài trái quy định.

2- Tự mình trực tiếp hoặc thông qua tổ chức, cá nhân để chiếm dụng, vay, mượn tiền, tài sản của tập thể, cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp do mình trực tiếp quản lý không đúng quy định của pháp luật hoặc gây khó khăn cho cá nhân, tổ chức.

3- Dùng chức vụ, quyền hạn, vị trí công tác của mình để ép buộc, gây áp lực, đe dọa, khống chế, lôi kéo, hứa hẹn hoặc dùng lợi ích vật chất hay các lợi ích khác để mua chuộc, can thiệp, tác động đến tổ chức, cá nhân nhăm bao che, dung túng, giảm tội cho người khác.

Điều 11. Chủ trì, tham mưu, đề xuất, tham gia ban hành các văn bản trái quy định. Tao điều kiện hoặc có hành vi để bố, mẹ, vợ (chồng), con, anh, chị, em ruột lợi dụng chức vụ, vị trí công tác của mình nham trục lợi.

Đảng viên không được:

1 - Chủ trì, tham mưu, thẩm định, đề xuất, phê duyệt, tham gia ban hành hoặc tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách, quyết định của cơ quan, đơn vị, tổ chức, địa phương trái với Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, quyết định, quy định, quy chế, kết luận của Đảng, pháp luật của Nhà nước và của cấp trên, xâm hại đến lợi ích quốc gia hoặc quyền, lợi ích chính đáng của tổ chức, cá nhân.

2- Có hành vi dưới mọi hình thức (gọi điện thoại, nhắn tin, viết thư, giới thiệu, tổ chức gặp gỡ hoặc nhờ người thân, quen trực tiếp trao đổi và những hình thức khác), hoặc biết nhưng không có biện pháp ngăn chặn để bố, mẹ, vợ (chồng), con, anh, chị, em ruột lợi dụng chức vụ, vị trí công tác của mình để can thiệp, tác động, đề nghị hoặc gây áp lực để được giải quyết nhằm trục lợi.

Điều 12. Đưa, nhận, môi giới hối lộ; môi giới làm thủ tục hành chính hoặc lợi dụng vị trí công tác để môi giới hưởng thù lao dưới mọi hình thức trái quy định. Đưa, nhận hoa hồng hoặc môi giới đưa, nhận hoa hồng trái quy định.

Đảng viên không được nhận các lợi ích vật chất dưới mọi hình thức trái quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước và đạo đức xã hội:

1- Nhận hối lộ, đưa hối lộ, môi giới hối lộ; tiếp tay, bao che, dung túng cho việc đưa, nhận, môi giới hối lộ.

2- Gợi ý, đòi hỏi, ép buộc tổ chức, cá nhân phải nộp những khoản chi phí không đúng quy định khi giải quyết các thủ tục hành chính, các dịch vụ công nhằm trục lợi.

3- Môi giới trong lĩnh vực, công việc được giao trực tiếp phụ trách hoặc trực tiếp giải quyết để hưởng thù lao.

4- Nhận hoặc quyết định chi hoa hồng giao dịch, môi giới trái quy định của pháp luật.

Điều 13. Báo cáo, lập hồ sơ, kê khai lý lịch, lịch sử bản thân không trung thực; kê khai tài sản, thu nhập không đúng quy định; mở tài khoản ở nước ngoài trái quy định; tham gia hoạt động rửa tiền.

Đảng viên không được:

1- Báo cáo, lập hồ sơ, kê khai lý lịch, lịch sử bản thân không trung thực: Kê khai không đúng, không đầy đủ, cụ thể, rõ ràng; che giấu, tẩy xoá, thêm bớt, thay đổi tài liệu, thông tin trong hồ sơ, hoặc kê khai không đúng quy định về nội dung, thời gian, thời điểm, người và nơi quản lý hoặc thủ tục xác nhận.

2- Kê khai tài sản, thu nhập không đúng quy định:

a) Không thực hiện việc kê khai tài sản, thu nhập theo quy định; kê khai không đúng, không đầy đủ tài sản, thu nhập theo quy định của pháp luật về số lượng, chủng loại, giá trị, đặc điểm và biến động của tài sản, thu nhập.

b) Không chỉ đạo, tổ chức, kiểm tra, đôn đốc thực hiện việc kê khai tài sản, thu nhập thuộc chức trách, nhiệm vụ được giao; chậm tổng hợp báo cáo kết quả về minh bạch tài sản, thu nhập theo quy định.

3- Mở tài khoản ở nước ngoài trái quy định.

4- Tham gia hoạt động rửa tiền dưới mọi hình thức.

Điều 14. Tổ chức du lịch, tặng quà, giải trí để lợi dụng người có trách nhiệm dẫn đến việc ban hành quyết định sai, có lợi riêng cho bản thân hoặc tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp mà mình tham gia.

Đảng viên không được tổ chức du lịch, tặng quà, giải trí để lợi dụng người có trách nhiệm, dẫn đến việc người có trách nhiệm ra những quyết định sai, vượt quá phạm vi chức trách nhằm trục lợi cho bản thân hoặc tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp mà mình tham gia trong những việc sau:

1- Ban hành chính sách, chế độ; phê duyệt dự án; quyết định thay đổi tuổi, bổ nhiệm, đề bạt chức vụ, thăng quân hàm, chuyển đổi vị trí công tác, thay đổi tội danh, mức án, hình thức kỷ luật; quyết định cấp văn bằng, chứng chỉ, giấy phép, khen thưởng, công nhận hoặc xác nhận học hàm, học vị, danh hiệu.

2- Quyết định phân bổ các nguồn lực: ngân sách, tài nguyên, nhân lực, vốn đầu tư; nâng cấp, mở rộng cơ sở, quy mô, chỉ tiêu đào tạo, dạy nghề.

3- Quyết định thay đổi quy hoạch, dự án; chuyển đổi mục đích và quyền sử dụng đất; thay đổi mục đích sử dụng công trình, vốn đầu tư, sản xuất, kinh doanh.

Điều 15. Dùng công quỹ để thăm viếng, tiếp khách, tặng quà, xây dựng công trình, mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc, đi lại, thông tin liên lạc vượt quá tiêu chuẩn, định mức hoặc trái quy định.

Chiếm giữ, cho thuê, cho mượn tài sản, cho vay quỹ của Nhà nước, cơ quan, đơn vị, tổ chức được giao quản lý, sử dụng trái quy định.

Đảng viên không được:

1- Dùng công quỹ (tiền từ ngân sách nhà nước hoặc tiền có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước), quỹ khen thưởng, phúc lợi của tập thể, doanh nghiệp có vốn nhà nước để:

a) Thăm viếng, tiếp khách, thưởng, biếu, tặng, cho dưới mọi hình thức trái quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

b) Xây dựng các công trình, mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc, đi lại, thông tin liên lạc vượt quá tiêu chuẩn, định mức, trái quy định hoặc chưa được cơ quan có thẩm quyền đồng ý.

2- Chiếm giữ, cho thuê, cho mượn tài sản, cho vay quỹ của Nhà nước, cơ quan, đơn vị, tổ chức (tổ chức đảng, tổ chức nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế hợp tác, hợp tác xã, đơn vị lực lượng vũ trang) được giao quản lý, sử dụng trái quy định.

Điều 16. Tự mình hoặc có hành vi để bố, mẹ, vợ (chồng), con, anh, chị, em ruột đi du lịch, tham quan, học tập, chữa bệnh ở trong nước hoặc ngoài nước bằng nguồn tài trợ của tổ chức trong nước hoặc tổ chức, cá nhân nước ngoài khi chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền.

Đảng viên không được lợi dụng chức vụ, quyền hạn, vị trí công tác của nước, kinh tế, Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị - xã hội; người có quyền giải quyết hoặc tham gia giải quyết về tài chính, tài sản, cấp giấy phép, xét duyệt dự án, về công tác cán bộ) để bản thân hoặc biết mà không ngăn cản để bố, mẹ, vợ (chồng), con, anh, chị, em ruột đi du lịch, tham quan, học tập, chữa bệnh ở trong nước và ngoài nước bằng nguồn tài trợ của tổ chức trong nước hoặc tổ chức, cá nhân nước ngoài khi chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền.

Điều 17. Tổ chức, tham gia đánh bạc dưới mọi hình thức; cho vay trái quy định của pháp luật; sử dụng các chất ma tuý; uống rượu, bia đến mức bê tha và các tệ nạn xã hội khác.

Vi phạm đạo đức nghề nghiệp; có hành vi bạo lực trong gia đình, vi phạm chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình, sống chung với người khác như vợ chồng; bản thân hoặc để con kết hôn vói ngưòi nước ngoài trái quy định.

Đảng viên không được:

1- Tổ chức hoặc tham gia đánh bạc dưới mọi hình thức.

2- Tham gia hụi, họ, cho vay trái quy định của pháp luật.

3- Sử dụng các chất ma túy dưới mọi hình thức (trừ các loại là dược phẩm được phép sử dụng để điều trị bệnh).

4- Uống rượu, bia tới mức bê tha, mất tư cách (điều khiển phương tiện giao thông gây tai nạn, gây mất trật tự công cộng, phát ngôn bừa bãi hoặc có hành vi thiếu văn hoá khác).

5- Tự mình hoặc để bố, mẹ, vợ (chồng), con, anh, chị, em một hoặc tổ chức do mình trực tiếp quản lý tổ chức hoặc tham gia các dịch vụ có các tệ nạn xã hội.

6- Vi phạm đạo đức nghề nghiệp (quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, quy tắc đạo đức nghề nghiệp, các điều kỷ luật, điều lệnh).

7- Có hành vi bạo lực trong gia đình gây xâm hại về thể chất, tinh thần, tình dục và kinh tế: ngược đãi, hành hạ, đánh đập, lăng mạ, cô lập, xua đuổi, ngăn cản thực hiện nghĩa vụ hoặc cưỡng ép, chiếm đoạt, tạo tình trạng phụ thuộc đối với ông, bà, bố, mẹ, vợ (chồng), con, cháu, anh, chị, em và các thành viên khác trong gia đình (kể cả vợ, chồng và các thành viên khác của gia đình đã ly hôn). Có hành vi xúi giục, gây bạo lực, cản trở việc ngăn chặn bạo lực gia đình hoặc bao che không xử lý hành vi bạo lực gia đình.

8- Chưa có vợ, có chồng, đang có vợ, có chồng mà sống chung hoặc quan hệ như vợ chồng với người khác.

9- Thực hiện sai Quy định số 127-QD/TW, ngày 03-11-2004 của Ban Bí thư (khóa IX) "về việc đảng viên có quan hệ hôn nhân với người nước ngoài, đảng viên có con quan hệ hôn nhân với người nước ngoài và kết nạp những người có quan hệ hôn nhân với người nước ngoài vào Đảng".

Điều 18. Mê tín, hoạt động mê tín (đốt đồ mã, hành nghề đồng cốt, thầy cúng, thầy bói). Lập đền, miếu, nơi thờ tự của các tôn giáo trái phép; ủng hộ hoặc tham gia tôn giáo bất hợp pháp; tham gia các tổ chức do tôn giáo lập ra chưa được cấp có thẩm quyền cho phép. Lợi dụng tín ngưỡng để trục lợi.

Đảng viên không được ngăn cản tự do tín ngưỡng hợp pháp, đồng thời không được tham gia, thực hiện các hành vi:

1- Đốt đồ mã: đốt các vật dụng làm bằng giấy hoặc bằng các vật liệu khác như máy bay, ô tô, xe máy, ti vi, tủ lạnh, nhà, thuyền, người, động vật với số lượng lớn, gây lãng phí.

2- Xem số, xem bói, xóc thẻ, yểm bùa, trừ tà và những việc mê tín dị đoan khác (tin vào thần linh, ma quỷ, những việc quái đản, huyễn hoặc do tin đồn nhảm nhí mà có). Hành nghề đồng cốt, thầy cúng, thầy bói nhằm lừa bịp để trục lợi.

3- Chủ trì, tham gia hoặc vận động, ủng hộ cho cá nhân, tổ chức lập mới và xây dựng đền, chùa, miếu thờ, điện thờ, nơi thờ tự của các tôn giáo khi chưa được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

4- Ủng hộ hoặc tham gia tôn giáo bất hợp pháp; tham gia các tổ chức do tôn giáo lập ra khi chưa được cấp có thẩm quyền cho phép.

a) Trực tiếp ủng hộ hoặc vận động tổ chức, cá nhân khác ủng hộ dưới mọi hình thức cho các hoạt động tôn giáo trái quy định.

b) Trực tiếp tham gia hoặc chủ trì, khởi xướng, tổ chức, vận động, lôi kéo, xúi giục, ép buộc người khác tham gia tôn giáo bất hợp pháp; tham gia các tổ chức do tôn giáo lập ra hoặc các hoạt động do các tôn giáo tổ chức khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

5- Lợi dụng tín ngưỡng dưới mọi hình thức để trục lợi.

Điều 19. Tổ chức việc cưới, việc tang, các ngày lễ, tết, sinh nhật, kỷ niệm ngày cưới; mừng thọ, mừng nhà mới, lên chức, lên cấp, chuyển công tác xa hoa, lãng phí hoặc nhằm trục lợi.

1- Tổ chức việc cưới, việc tang, các ngày lễ, tết, sinh nhật, kỷ niệm ngày cưới; mừng thọ, mừng nhà mới, lên chức, lên cấp, chuyển công tác là những hoạt động, sinh hoạt bình thường của người dân cũng như cán bộ, đảng viên nhưng phải bảo đảm yêu cầu thực hiện nếp sống văn hóa mới, phù hợp phong tục, tập quán, đời sống chung trong xã hội, tiết kiệm, chống lãng phí:

a) Xa hoa: được hiểu là tổ chức quá sang trọng có tính chất phô trương; về chi phí vật chất ở mức hoang phí, với quy mô lớn, tổ chức ăn uống kéo dài nhiều ngày gây phản cảm, bức xúc trong nhân dân.

b) Lãng phí: được hiểu là tốn kém, chi phí một cách vô ích (vượt định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, kể cả các hương ước, quy ước đã được phê duyệt) gây phản cảm hoặc bị dư luận xã hội lên án.

c) Trục lợi: được hiểu là kiếm lợi cho riêng mình một cách không hợp pháp.

2- Khi được mừng, biếu, tặng, cho (tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác) vượt quá chế độ, quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước mà không thể từ chối thì đảng viên phải báo cáo và chấp hành nghiêm chỉnh quyết định của tổ chức có thẩm quyền.

II- TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

1- Cấp uỷ các cấp:

- Lãnh đạo, chỉ đạo việc nghiên cứu, quán triệt, triển khai thực hiện Quy định của Ban Chấp hành Trung ương và Hướng dẫn thực hiện Quy định của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương về những điều đảng viên không được làm để thống nhất nhận thức và tổ chức thực hiện.

- Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, giám sát tổ chức đảng cấp dưới, đảng viên chấp hành nghiêm chỉnh Quy định này và làm báo cáo định kỳ gửi cấp uỷ, ủy ban kiểm tra cấp ủy cấp trên.

2- Đảng viên có trách nhiệm:

- Gương mẫu chấp hành nghị quyết, chỉ thị, quy định, quyết định, quy chế, kết luận của Đảng, pháp luật của Nhà nước và Quy định về những điều đảng viên không được làm.

- thời phát hiện, đấu tranh, phê bình vói những biểu hiện sai trái, vi phạm và báo cáo với tổ chức đảng có thẩm quyền.

- Căn cứ nội dung của Quy định để kiểm điểm trong sinh hoạt thường kỳ của chi bộ, cấp uỷ, tổ chức đảng nhằm tăng cường trách nhiệm trong việc giáo dục, quản lý đảng viên, chủ động phòng ngừa, ngăn chặn mọi biểu hiện vi phạm, góp phần xây dựng đội ngũ đảng viên có phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng và lối sống trong sạch, lành mạnh.

3- Đảng viên vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm phải xử lý công minh, chính xác, kịp thời theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

Việc xem xét, xử lý đảng viên vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm căn cứ vào Điều lệ Đảng, những quy định của Đảng, pháp luật Nhà nước, điều lệ, quy định của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội.

4- Các thành viên ủy ban Kiểm tra Trung ương và các vụ phụ trách lĩnh vực địa bàn, Vụ Nghiên cứu có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra các cấp ủy, tổ chức đảng và đảng viên chấp hành Quy định, định kỳ hằng năm báo cáo kết quả với Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

5- Hướng dẫn này thay thế Hướng dẫn số 12-HD/UBKTTW, ngày 07-4-2008 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương và được phổ biến đến chi bộ để thực hiện.

Quá trình tổ chức thực hiện, nếu thấy có vấn đề cần bổ sung, sửa đổi thì báo cáo để Uỷ ban Kiểm tra Trung ương xem xét, quyết định./.

 

 

T/M ỦY BAN KIỂM TRA TRUNG ƯƠNG
CHỦ NHIỆM




Ngô Văn Dụ

 

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản
Văn bản khác