332650

Quyết định 5815/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2016-2020

332650
Tư vấn liên quan
LawNet .vn

Quyết định 5815/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2016-2020

Số hiệu: 5815/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội Người ký: Nguyễn Ngọc Tuấn
Ngày ban hành: 30/10/2015 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 5815/QĐ-UBND
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội
Người ký: Nguyễn Ngọc Tuấn
Ngày ban hành: 30/10/2015
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 5815/QĐ-UBND

Hà Nội, ngày 30 tháng 10 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ngày 17/6/2010;

Căn cứ Nghị định số 21/2011/NĐ-CP ngày 29/3/2011 của Chính phủ Quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả;

Căn cứ Quyết định số 2146/QĐ-TTg ngày 01/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành công thương phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương tại Tờ trình số 3578/TTr-SCT ngày 09/10/2015 và Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả, giai đoạn 2013 - 2015,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2016 - 2020 (Chương trình kèm theo).

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND Thành phố; Giám đốc các Sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã; Tổng Giám đốc Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- Bộ Công Thương;
- TTr: Thành ủy, HĐND Thành phố;
- Chủ tịch UBND Thành phố;
- Phó Chủ tịch: Vũ Hồng Khanh, Nguyễn Văn Sửu, Nguyễn Ngọc Tuấn;
- Hội Liên hiệp phụ nữ Thành phố;
- Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Thành phố;
- VPUB: PCVP: NN Kỳ; CT, TH, KT;
- Lưu: VT, CT L,vân.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH





Nguyễn Ngọc Tuấn

 

CHƯƠNG TRÌNH

SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 5815/QĐ-UBND ngày 30/10/2015 của UBND thành phố Hà Nội)

Thực hiện: Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ngày 17/6/2010; Nghị định số 21/2011/NĐ-CP ngày 29/3/2011 của Chính phủ Quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; Quyết định số 2146/QĐ-TTg ngày 01/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành công thương phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; UBND Thành phố phê duyệt Chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn thành phố Hà Nội, giai đoạn 2016 - 2020, như sau:

I. MỤC TIÊU, QUY MÔ VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN

1. Mục tiêu:

a) Mục tiêu chung:

- Triển khai đồng bộ các hoạt động của Chương trình nhằm mục tiêu về tổng mức tiết kiệm năng lượng tính chung trên địa bàn Thành phố và riêng từng lĩnh vực tiêu thụ nhiều năng lượng, phấn đấu hệ số đàn hồi năng lượng/GDP tiệm cận với các nước tiên tiến trong khu vực Asean, góp phần đảm bảo hiệu quả kinh tế và an ninh năng lượng quốc gia.

- Nâng cao kỹ năng sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, phát huy hiệu quả sức mạnh cộng đồng của Thủ đô Hà Nội; xác định việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là nhiệm của vụ thường xuyên, liên tục, ưu tiên hàng đầu của các cấp, các ngành và các tầng lớp nhân dân Thủ đô Hà Nội.

b) Mục tiêu cụ thể:

- Phấn đấu đạt mức tiết kiệm năng lượng trung bình hàng năm từ 2% - 3% mức tiêu thụ năng lượng so với dự báo nhu cầu. Phấn đấu hệ số đàn hồi năng lượng/GDP năm 2020 đạt 0,95.

- Ứng dụng rộng rãi trang thiết bị hiệu suất cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ tiết kiệm năng lượng, thay thế dần các trang thiết bị có hiệu suất thấp, tiến tới loại bỏ các trang thiết bị có công nghệ lạc hậu. Nâng cao hiệu suất, phấn đấu giảm mức tiêu hao năng lượng ít nhất 10% đối với một số nhóm ngành sử dụng nhiều năng lượng.

- Áp dụng quy trình quản lý, vận hành tiên tiến đảm bảo sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong sản xuất, đặc biệt đối với cơ sở tiêu thụ nhiều năng lượng. Định hướng đến năm 2020, 100% doanh nghiệp tiêu thụ năng lượng trọng điểm trên địa bàn áp dụng có hệ thống quản lý năng lượng.

- 100% các công trình xây dựng mới hoặc cải tạo lại tuân thủ các quy định của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia các công trình xây dựng sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Ứng dụng các giải pháp, thiết bị chiếu sáng hiệu suất cao, tiết kiệm điện cho 100% công trình chiếu sáng công cộng xây dựng mới và cải tạo lại.

- Áp dụng công nghệ hiện đại nhằm nâng cao chất lượng lưới điện phân phối, phát triển lưới điện thông minh, giảm tổn thất điện năng. Phấn đấu đến năm 2020, tổn thất điện năng còn dưới 5%.

- Phát triển, đầu tư cải tạo hệ thống hạ tầng kỹ thuật giao thông đô thị đạt mức trung bình của các nước tiên tiến trong khu vực Asean. Ưu tiên phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn. Áp dụng công nghệ cao, sử dụng năng lượng mới trong quản lý, điều hành hệ thống giao thông vận tải. Phấn đấu đến năm 2020, vận tải hành khách công cộng trên địa bàn Thành phố đáp ứng được 20% nhu cầu.

2. Quy mô và phạm vi: Chương trình tác động trực tiếp đến tất cả các ngành, lĩnh vực, hoạt động có sử dụng năng lượng trên địa bàn thành phố Hà Nội.

3. Thời gian thực hiện: Từ năm 2016 đến hết năm 2020.

II. DANH MỤC CÁC NHIỆM VỤ

1. Nhiệm vụ 1: Tuyên truyền nâng cao nhận thức, vận động cộng đồng, thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường

a) Nội dung:

- Tuyên truyền trên Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, báo viết, các phương tiện thông tin đại chúng; cung cấp thông tin giải pháp, công nghệ tiết kiệm năng lượng, hệ thống quản lý năng lượng, thiết bị dán nhãn năng lượng; xây dựng chương trình truyền thông về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

- Hướng dẫn, giám sát thực hiện Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả của các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm; xây dựng cơ sở dữ liệu về tiêu thụ năng lượng, nâng cao năng lực thu thập, xử lý, vận hành hệ thống cơ sở dữ liệu.

- Nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban chủ nhiệm Chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả Thành phố.

- Tổ chức các hoạt động ngoại khóa về giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả hoặc lồng ghép nội dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vào các tiết học chính, hoạt động ngoại khóa.

b) Cơ quan thực hiện: Sở Công Thương, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Du lịch, các cơ quan truyền thông: Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, Báo Hà Nội Mới, Báo Kinh tế và Đô thị..., Hội liên hiệp phụ nữ thành phố Hà Nội, Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh thành phố Hà Nội, UBND các quận, huyện, thị xã.

2. Nhiệm vụ 2: Phát triển, phổ biến các trang thiết bị hiệu suất cao, tiết kiệm năng lượng, từng bước loại bỏ các trang thiết bị hiệu suất thấp

a) Nội dung:

- Phát triển, phổ biến hệ thống quản lý năng lượng cho các cơ sở sản xuất công nghiệp và tòa nhà; hỗ trợ thiết lập hệ thống và các quá trình cần thiết để nâng cao hiệu quả năng lượng, gồm hiệu suất năng lượng, việc sử dụng và tiêu thụ năng lượng.

- Phổ biến, hướng dẫn doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn về sử dụng năng lượng hiệu quả trong công nghiệp, công trình xây dựng, giao thông vận tải.

- Phổ biến, hình thành và phát triển thị trường chuyển giao công nghệ tiết kiệm năng lượng, công nghệ xanh, sạch thông qua tổ chức hội chợ triển lãm quốc tế “Công nghệ năng lượng - môi trường Hà Nội” (ENTECH HANOI); Thúc đẩy phát triển thị trường dịch vụ tiết kiệm năng lượng.

- Phổ biến các giải pháp, công nghệ tiết kiệm năng lượng, hệ thống quản lý năng lượng, thiết bị dán nhãn năng lượng, kinh nghiệm về các hoạt động hiệu suất năng lượng, bảo tồn năng lượng trong và ngoài nước thông qua hội nghị, hội thảo chuyên đề, diễn đàn và các ấn phẩm thông tin, tài liệu, tờ gấp, tờ dán, quảng cáo, sổ tay hướng dẫn kỹ thuật...

- Đánh giá hệ thống quản lý năng lượng tại cơ sở; Hỗ trợ doanh nghiệp tham gia cuộc thi về sử dụng năng lượng hiệu quả của các Bộ, ngành trung ương tổ chức; Phổ biến và nhân rộng các mô hình điển hình đã thực hiện thành công các giải pháp về sử dụng năng lượng hiệu quả.

- Phát triển Hộ gia đình sử dụng tiết kiệm điện, tiết kiệm năng lượng, xây dựng thói quen sử dụng năng lượng hiệu quả.

- Phổ biến, phát triển mô hình sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo, năng lượng sạch trong các cơ sở sử dụng năng lượng, trong quy mô hộ gia đình (như hầm biogas, thiết bị đun nước nóng bình năng lượng mặt trời, khí sinh học...).

- Phối hợp Bộ Công Thương đưa vào vận hành Trung tâm đào tạo cán bộ quản lý năng lượng Hà Nội. Nâng cao năng lực, trình độ quản lý và tổ chức thực hiện cho cán bộ làm công tác tiết kiệm năng lượng; Tổ chức các khóa đào tạo quản lý năng lượng, kiểm toán năng lượng theo quy định.

- Thực hiện lồng ghép các nhiệm vụ thuộc Chương trình ứng phó biến đổi khí hậu và Chương trình sản xuất sạch hơn trong công nghiệp để thúc đẩy các cơ sở sử dụng năng lượng đổi mới trang thiết bị, công nghệ hiệu suất cao, tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế Thủ đô Hà Nội theo mô hình tăng trưởng xanh, bền vững.

b) Cơ quan thực hiện: Sở Công Thương, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Du Lịch, Sở Tài nguyên và Môi trường; Sở Thông tin và Truyền thông, Ban quản lý các Khu công nghiệp và Chế xuất thành phố Hà Nội, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, Báo Hà Nội Mới, Báo Kinh tế và Đô thị, Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội, UBND các quận, huyện, thị xã (Cụm, điểm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp).

3. Nhiệm vụ 3: Thúc đẩy bảo tồn năng lượng trong các hoạt động công nghiệp và xanh hóa nguồn sản xuất, phân phối điện năng

a) Nội dung:

- Hỗ trợ các cơ sở sử dụng năng lượng thực hiện kiểm toán năng lượng; khảo sát, xác định tiềm năng tiết kiệm năng lượng nhằm tối ưu hóa quá trình sản xuất, thực hiện tiết kiệm năng lượng; Hỗ trợ xúc tiến đầu tư, xây dựng các dự án đầu tư nâng cấp, cải tiến, hợp lý hóa công nghệ sử dụng năng lượng cho các cơ sở sử dụng năng lượng tại khu công nghiệp, cụm công nghiệp.

- Hỗ trợ ứng dụng các trang thiết bị có hiệu suất cao, công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, sử dụng các nguồn năng lượng mới, năng lượng tái tạo nhằm nâng cao hiệu suất sử dụng năng lượng, giảm mức tiêu hao năng lượng, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các cơ sở sử dụng năng lượng trên địa bàn Thành phố.

- Hỗ trợ kỹ thuật trong việc xây dựng, áp dụng định mức tiêu hao năng lượng trên một đơn vị sản phẩm trong sản xuất cho các cơ sở sản xuất công nghiệp thuộc các nhóm ngành.

- Thúc đẩy sử dụng trang thiết bị tiết kiệm năng lượng tại các cơ sở tiểu thủ công nghiệp - làng nghề thông qua các hoạt động: kiểm toán năng lượng, hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn... nhằm khắc phục tình trạng sử dụng lãng phí năng lượng.

- Đẩy mạnh áp dụng công nghệ lưới điện hiện đại, có năng suất lao động cao, đảm bảo chất lượng điện năng, độ tin cậy cung cấp điện, giảm tỷ lệ tổn thất điện năng.

- Quy hoạch sản xuất nông nghiệp đảm bảo tiết kiệm năng lượng; nâng cấp, hiện đại hóa công trình thủy lợi, lắp đặt thiết bị điều khiển vận hành đặc biệt hệ thống đóng mở cống lấy nước, cống điều tiết; nghiên cứu áp dụng khoa học công nghệ vào công tác quản lý, khai thác vận hành tưới tiêu khoa học nhằm sử dụng năng lượng hiệu quả.

b) Cơ quan thực hiện: Sở Công Thương, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Thông tin và Truyền thông, Ban quản lý các Khu công nghiệp và Chế xuất thành phố Hà Nội, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, Báo Hà Nội Mới, Báo Kinh tế và Đô thị, Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội, UBND các quận, huyện, thị xã (Cụm, điểm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp).

4. Nhiệm vụ 4: Sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả trong khu vực toà nhà và chiếu sáng công cộng

a) Nội dung:

- Xây dựng các công trình tòa nhà sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; Hỗ trợ xúc tiến đầu tư, xây dựng các dự án thay thế, ứng dụng, lắp đặt thiết bị công nghệ mới, thiết bị có hiệu suất thấp bằng thiết bị có hiệu suất cao trong tòa nhà mới và hiện hữu.

- Nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý, cán bộ quản lý năng lượng, tư vấn thiết kế, thẩm định, giám sát,... trong lĩnh vực xây dựng để thực hiện tốt việc áp dụng công nghệ sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong quá trình lập quy hoạch, thiết kế công trình, thẩm định, phê duyệt, tổ chức thi công và quản lý quy hoạch xây dựng, thiết kế các tòa nhà phù hợp với quy chuẩn xây dựng.

- Thúc đẩy việc thực hiện Quy chuẩn Việt nam “QCVN 09:2013/BXD - Các công trình xây dựng sử dụng năng lượng hiệu quả” và các văn bản hướng dẫn Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các toà nhà; Giám sát việc áp dụng, tuân thủ quy chuẩn xây dựng cho các tòa nhà xây dựng mới, quy mô lớn.

- Thực hiện việc đổi mới công nghệ; ứng dụng các giải pháp, công nghệ, thiết bị, vật liệu tiết kiệm năng lượng theo hướng phát triển đô thị thông minh, thân thiện môi trường.

- Hỗ trợ nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng; xây dựng định mức tiêu hao năng lượng cho các loại hình toà nhà trên địa bàn Thành phố.

- Áp dụng các giải pháp quản lý, các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về chiếu sáng công cộng tiết kiệm năng lượng; Hướng dẫn, giám sát công tác thực hiện đầu tư xây dựng, quản lý và vận hành hệ thống chiếu sáng công cộng tiết kiệm năng lượng; Xây dựng các mô hình về chiếu sáng công cộng sử dụng hiệu quả năng lượng, trình diễn, kiểm toán năng lượng làm cơ sở để nhân rộng.

b) Cơ quan thực hiện: Sở Xây dựng, Sở Công Thương, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Du lịch, Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, Báo Hà Nội Mới, Báo Kinh tế và Đô thị, Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội, UBND các quận, huyện, thị xã.

5. Nhiệm vụ 5: Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong lĩnh vực giao thông vận tải

- Tiếp tục đầu tư xây dựng hoàn thành hạ tầng hiện đại, bao gồm: các tuyến quốc lộ, cao tốc, đường vành đai, đường trục hướng tâm, các tuyến đường kết nối trong nội đô, các cầu vượt sông để phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội; kết nối phù hợp các đô thị vệ tinh với khu vực trung tâm Thành phố, giảm cự ly di chuyển nhằm giảm lượng tiêu thụ nhiên liệu và bảo vệ môi trường.

- Phát triển các loại hình vận tải hành khách công cộng đảm bảo thuận tiện, chất lượng, bao gồm: xe buýt, xe buýt nhanh khối lượng lớn (BRT), đường sắt đô thị, tàu điện một ray (monorail),... để thu hút người dân sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng.

- Thực hiện có hiệu quả công tác tổ chức giao thông, công tác duy tu, duy trì đảm bảo trật tự an toàn giao thông theo hướng văn minh, hiện đại góp phần giảm ùn tắc giao thông và tai nạn giao thông; giảm tiêu hao nhiên liệu và ô nhiễm môi trường.

- Khuyến khích tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải ứng dụng công nghệ trong quản lý, điều hành vận tải; kết hợp các phương thức vận tải nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong hoạt động vận tải tại đơn vị.

- Trong hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt: ưu tiên lựa chọn các xe buýt tiết kiệm nhiên liệu, sử dụng nhiên liệu sạch. Kết nối giữa các loại hình vận tải thông qua bố trí xe buýt tiếp cận các nhà ga, cảng hàng không... Ưu tiên các đơn vị vận tải hành khách bằng taxi có tỷ lệ xe chạy không tải thấp.

- Phổ biến sử dụng xe ô tô dán nhãn năng lượng, tuyên truyền kỹ năng lái xe sinh thái, thân thiện môi trường, tiết kiệm nhiên liệu và sử dụng xăng sinh học E5; nâng cao ý thức tiết kiệm nhiên liệu trong giao thông vận tải.

- Tập trung thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu suất sử dụng năng lượng và công tác kiểm định tiêu thụ nhiên liệu của các phương tiện giao thông; Xây dựng suất tiêu hao nhiên liệu tối thiểu đối với một số loại phương tiện giao thông vận tải; Ứng dụng công nghệ mới, năng lượng tái tạo trong giao thông vận tải.

b) Cơ quan thực hiện: Sở Giao thông vận tải, Sở Công Thương, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Du lịch, Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và truyền hình Hà Nội, Báo Hà Nội Mới, Báo Kinh tế và Đô thị, UBND các quận, huyện, thị xã.

III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

1. Giải pháp huy động và sử dụng kinh phí

- Huy động các nguồn vốn xã hội hóa từ các tổ chức, cá nhân và nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật, trong đó nguồn vốn ngân sách có tác dụng hỗ trợ, kích thích các nguồn vốn khác. Khuyến khích và tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư của mọi thành phần kinh tế.

- Nguồn ngân sách Thành phố: Tập trung vào Tuyên truyền sử dụng hiệu quả năng lượng, bảo vệ môi trường; Phổ biến các công nghệ, trang thiết bị hiệu suất cao, tiết kiệm năng lượng, thúc đẩy bảo tồn năng lượng trong các hoạt động công nghiệp và xanh hóa nguồn sản xuất điện năng; Sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả trong khu vực toà nhà và chiếu sáng công cộng; Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong lĩnh vực giao thông vận tải.

2. Giải pháp về khoa học công nghệ và đào tạo

- Thực hiện tăng cường năng lực cho các tổ chức tư vấn thiết kế, thử nghiệm, kiểm toán năng lượng.

- Đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý, đặc biệt cho các địa phương và doanh nghiệp sử dụng năng lượng về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

- Thông tin, tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho cộng đồng về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

3. Giải pháp về hợp tác quốc tế

- Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo, tăng cường năng lực cho đội ngũ cán bộ và các tổ chức tư vấn. Tổ chức đoàn cán bộ đi đào tạo, khảo sát, tham dự hội thảo tại nước ngoài về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

- Hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tư nhân, nhà nước hợp tác quốc tế thực hiện chuyển giao công nghệ, phát triển nguồn nhân lực về tiết kiệm năng lượng.

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN

Giai đoạn 2016 - 2020, Kinh phí thực hiện Chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn thành phố Hà Nội, dự kiến là 95.000 triệu đồng (Chín mươi lăm tỷ đồng chẵn) từ nguồn chi thường xuyên của ngân sách Thành phố (chi tiết dự kiến kinh phí tại phụ lục kèm theo).

Căn cứ nội dung nhiệm vụ, giải pháp thực hiện nhiệm vụ của Chương trình này và các chính sách liên quan; hàng năm Sở Công Thương chủ trì, phối hợp các Sở, ngành liên quan xây dựng nhiệm vụ, dự toán kinh phí thực hiện Chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn thành phố Hà Nội; gửi Sở Tài chính thẩm định, trình UBND Thành phố xem xét, phê duyệt.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Ban Chủ nhiệm Chương trình

Phó Chủ tịch UBND Thành phố là Chủ nhiệm Chương trình. Thành viên Ban Chủ nhiệm Thành phố gồm lãnh đạo các Sở: Công thương, Xây dựng, Giao thông vận tải, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Du lịch, Thông tin và Truyền thông; Ban quản lý các Khu công nghiệp và Chế xuất thành phố Hà Nội; Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội;

Ban Chủ nhiệm Chương trình có trách nhiệm xây dựng kế hoạch, tham mưu UBND Thành phố tổ chức thực hiện Chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả hàng năm; Chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra các đơn vị thực hiện Chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn Thành phố.

2. Trách nhiệm thực hiện

a) Sở Công Thương là cơ quan thường trực của Ban Chủ nhiệm Chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả của Thành phố; Chủ trì, phối hợp các Sở, ngành, đơn vị liên quan tham mưu UBND Thành phố tổ chức thực hiện Chương trình; tổng hợp trình UBND Thành phố phê duyệt nhiệm vụ, dự toán kinh phí thực hiện Chương trình theo từng năm; điều phối, giám sát, kiểm tra hoạt động triển khai, kết quả của từng nhiệm vụ; báo cáo đánh giá kết quả thực hiện Chương trình từng năm và cả giai đoạn; thực hiện chế độ báo cáo định kỳ sáu tháng, một năm và theo yêu cầu của UBND Thành phố, Bộ Công Thương; thường xuyên theo dõi, rà soát cơ chế, chính sách, đề xuất UBND Thành phố sửa đổi, bổ sung, ban hành cho phù hợp điều kiện thực tế từng giai đoạn và nâng cao sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn Thành phố.

- Chỉ đạo Trung tâm Tiết kiệm năng lượng Hà Nội tổ chức thực hiện Chương trình; tăng cường trao đổi kinh nghiệm với các Trung tâm Tiết kiệm năng lượng trong và ngoài nước; lập dự toán và quản lý kinh phí hoạt động hàng năm của Ban Chủ nhiệm Chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả của Thành phố theo quy định pháp luật và Thành phố.

b) Sở Tài chính chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan cân đối, bố trí kinh phí thực hiện Chương trình; hướng dẫn sử dụng kinh phí thực hiện Chương trình đúng chế độ hiện hành của nhà nước và Thành phố.

c) Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp Sở Tài chính, Sở Công Thương rà soát, sửa đổi bổ sung hoàn thiện cơ chế, giải pháp huy động nguồn từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tạo điều kiện cho các cơ sở, tổ chức sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn Thành phố; kêu gọi nguồn tài trợ từ các dự án nước ngoài về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn Thành phố.

d) Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp các Sở, ngành, các tổ chức liên quan thực hiện tiết kiệm năng lượng trong các tòa nhà, chiếu sáng đô thị: Hướng dẫn, thông tin xây dựng tòa nhà tiết kiệm năng lượng cho các đơn vị tư vấn và các đơn vị quản lý tòa nhà (cung cấp tài liệu; khảo sát; phổ biến các mô hình tòa nhà tiết kiệm đã thành công trong và ngoài nước...); tập huấn quy chuẩn, giới thiệu các giải pháp trong xây dựng các tòa nhà đảm bảo sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; xây dựng kế hoạch, biện pháp, thực hiện tiết kiệm điện trong hệ thống chiếu sáng đô thị (kiểm tra, giám sát chế độ vận hành hệ thống chiếu sáng; triển khai mở rộng áp dụng hệ thống điều khiển tự động có chế độ điều chỉnh công suất để giảm công suất chiếu sáng về đêm khi mật độ người tham gia giao thông giảm, sử dụng các thiết bị chiếu sáng có hiệu suất cao...)

đ) Sở Du lịch chủ trì, phối hợp các Sở, ngành, các tổ chức liên quan thực hiện tiết kiệm năng lượng trong các cơ sở lưu trú; thực hiện các dịch vụ du lịch “xanh” trong mô hình cơ sở lưu trú, khách sạn thực hiện biện pháp tiết kiệm năng lượng trong công trình tòa nhà.

e) Sở Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp các Sở, ngành, các tổ chức liên quan thực hiện tiết kiệm năng lượng trong hoạt động giao thông vận tải; nghiên cứu, hợp lý hóa mạng lưới giao thông Thành phố, tối ưu hóa năng lực giao thông vận tải, hạn chế phương tiện cá nhân, tăng cường phương tiện vận tải hành khách công cộng.

g) Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp các Sở, ngành tổ chức nghiên cứu, sản xuất thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong lĩnh vực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; thực hiện lồng ghép các nội dung nghiên cứu sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vào các chương trình khoa học và công nghệ của Thành phố; phối hợp Sở Công Thương giới thiệu và tuyên truyền các mô hình, sáng kiến, cải tiến kỹ thuật trong lĩnh vực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

h) Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp các Sở, ngành thực hiện sử dụng năng lượng hiệu quả liên quan đến môi trường; xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện các giải pháp môi trường liên quan đến sử dụng tiết kiệm năng lượng trên địa bàn Thành phố.

i) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp các Sở, ngành, UBND các huyện, thị xã các tổ chức liên quan triển khai sử dụng hầm biogas tại các hộ gia đình. Chủ trì, phối hợp các Sở, ngành và đơn vị liên quan triển khai phổ biến, phát triển các mô hình sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo, năng lượng sạch trong ngành sản xuất nông nghiệp.

k) Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp các Sở, ngành, các tổ chức liên quan thực hiện thông tin, truyền thông về tiết kiệm năng lượng.

l) Ban quản lý các Khu công nghiệp và Chế xuất thành phố Hà Nội chủ trì, phối hợp Sở Công Thương hỗ trợ thực hiện tiết kiệm năng lượng cho các cơ sở sản xuất trong Khu công nghiệp và chế xuất.

m) Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội phối hợp các Sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã, các tổ chức liên quan thực hiện phân phối, bán lẻ và sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả; xây dựng kế hoạch, giải pháp thực hiện quản lý nhu cầu điện năng phù hợp các khả năng cung cấp (giờ cao điểm, thấp điểm); đáp ứng đầy đủ điện năng cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và hiệu quả; tổ chức thực hiện các biện pháp (quản lý, kiểm tra, nghiên cứu ứng dụng giải pháp...) nhằm giảm tổn thất điện trong khâu truyền tải, phân phối và kinh doanh điện; vận động cơ sở sử dụng điện tiết kiệm. Hướng dẫn khách hàng sử dụng điện theo biểu đồ phụ tải tối ưu để hệ thống điện vận hành đạt hiệu quả.

n) UBND các quận, huyện, thị xã căn cứ chức năng nhiệm vụ, tình tình thực tế tại địa phương xây dựng, phê duyệt Chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn giai đoạn 2016 - 2020 và từng năm. Bố trí cán bộ, kinh phí địa phương để thực hiện Chương trình; thực hiện chế độ báo cáo định kỳ sáu tháng, một năm và kết quả thực hiện giai đoạn 2016 - 2020, gửi Sở Công Thương tổng hợp báo cáo UBND Thành phố và Bộ Công Thương.

o) Trách nhiệm các cơ quan truyền thông: Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, Báo Hà Nội mới, Báo Kinh tế và Đô thị chủ động phối hợp Sở Công Thương xây dựng các chuyên đề giới thiệu các biện pháp, mô hình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; chuyên mục thông tin trong lĩnh vực tiết kiệm năng lượng.

p) Hội liên hiệp phụ nữ thành phố Hà Nội, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh thành phố Hà Nội phối hợp các Sở, ban, ngành và UBND quận, huyện, thị xã chỉ đạo các cấp trực thuộc tổ chức tốt công tác tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức của cộng đồng về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn Thành phố.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các cơ quan, đơn vị kịp thời phản ánh gửi Sở Công Thương tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố, Bộ Công Thương xem xét, giải quyết theo thẩm quyền./.

 

PHỤ LỤC

DỰ KIẾN KINH PHÍ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 5815/QĐ-UBND ngày 30/10/2015 của UBND thành phố Hà Nội)

Đơn vị: 1.000 đồng

TT

Tên nhiệm vụ, dự án

Đơn vị tính

Đơn giá

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Tổng cộng

Số lượng

Thành tiền

Số lượng

Thành tiền

Số lượng

Thành tiền

Số lượng

Thành tiền

Số lượng

Thành tiền

I

Nhiệm vụ 1: Tuyên truyền nâng cao nhận thức, vận động cộng đồng, thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường

 

 

 

940,000

 

1,260,000

 

1,480,000

 

1,600,000

 

1,610,000

6,890,000

1

Tuyên truyền nâng cao nhận thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong cộng đồng

 

Phóng sự

40,000

3

120,000

3

120,000

3

120,000

5

200,000

5

200,000

760,000

Bài viết

2,000

20

40,000

20

40,000

20

40,000

30

60,000

30

60,000

240,000

2

Xây dựng cơ sở dữ liệu và duy trì trang thông tin điện tử về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Năm

 

 

80,000

 

100,000

 

120,000

 

140,000

 

150,000

590,000

3

Tuyên truyền hệ thống quản lý năng lượng theo tiêu chuẩn quản lý năng lượng quốc gia

Năm

300,000

 

-

1

300,000

1

300,000

1

300,000

1

300,000

1,200,000

4

Xây dựng chương trình truyền thông về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Năm

500,000

1

500,000

1

500,000

1

500,000

1

500,000

1

500,000

2,500,000

5

Hoạt động của Ban chủ nhiệm Chương hình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả thành phố Hà Nội.

Năm

200,000

1

200,000

1

200,000

1

200,000

1

200,000

1

200,000

1,000,000

6

Tổ chức các hoạt động ngoại khóa về giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả hoặc lồng ghép các nội dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vào các tiết học chính, các hoạt động ngoại khóa.

Năm

200,000

 

-

 

-

1

200,000

1

200,000

1

200,000

600,000

II

Nhiệm vụ 2: Phát triển, phổ biến các trang thiết bị hiệu suất cao, tiết kiệm năng lượng, từng bước loại bỏ các trang thiết bị hiệu suất thấp

 

 

 

6,460,000

 

7,460,000

 

7,560,000

 

7,640,000

 

7,740,000

36,860,000

7

Phát triển, nâng cao hiệu quả quản lý năng lượng cho các cơ sở sử dụng năng lượng trên địa bàn Thành phố Hà Nội

Năm

1,000,000

1

1,000,000

1

1,000,000

1

1,000,000

1

1,000,000

1

1,000,000

5,000,000

8

Phổ biến, hướng dẫn doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn về sử dụng năng lượng hiệu quả trong công nghiệp, công trình xây dựng, giao thông vận tải

Năm

400,000

1

400,000

1

400,000

1

400,000

1

400,000

1

400,000

2,000,000

9

Phổ biến các giải pháp, công nghệ tiết kiệm năng lượng, các sản phẩm dán nhãn năng lượng bằng các ấn phẩm, tài liệu tuyên truyền, sổ tay hướng dẫn kỹ thuật

Năm

700,000

1

700,000

1

700,000

1

700,000

1

700,000

1

700,000

3,500,000

10

Nâng cao năng lực cho các cán bộ làm công tác quản lý năng lượng tại các cơ sở sử dụng năng lượng

năm

800,000

 

-

1

800,000

1

800,000

1

800,000

1

800,000

3,200,000

11

Tổ chức hội chợ triển lãm quốc tế công nghệ năng lượng và môi trường Hà Nội - ENTECH HANOI

hội chợ

3,000,000

1

3,000,000

1

3,000,000

1

3,000,000

1

3,000,000

1

3,000,000

15,000,000

12

Phổ biến, xây dựng hệ thống cung cấp thông tin, kinh nghiệm của các trường hợp điển hình thực hiện sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả thành công thông qua mạng internet, hội nghị, hội thảo chuyên đề, diễn đàn

Hội nghị

80,000

2

160,000

2

160,000

2

160,000

3

240,000

3

240,000

960,000

13

Đánh giá hệ thống quản lý năng lượng tại cơ sở, phổ biến và nhân rộng các mô hình điển hình. Hỗ trợ các doanh nghiệp lập hồ sơ dự thi về sử dụng hiệu quả năng lượng

Doanh nghiệp

20,000

 

-

10

200,000

15

300,000

15

300,000

20

400,000

1,200,000

14

Phát triển hộ gia đình sử dụng tiết kiệm điện, tiết kiệm năng lượng, phổ biến các sản phẩm gia dụng, dán nhãn năng lượng trên địa bàn Thành phố Hà Nội

Năm

700,000

1

700,000

1

700,000

1

700,000

1

700,000

1

700,000

3,500,000

15

Phổ biến, phát triển mô hình sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo trong hộ gia đình, công nghiệp

Năm

500,000

1

500,000

1

500,000

1

500,000

1

500,000

1

500,000

2,500,000

III

Nhiệm vụ 3: Thúc đẩy bảo tồn năng lượng trong các hoạt động công nghiệp và xanh hóa nguồn sản xuất, phân phối điện năng

 

 

 

4,800,000

 

4,800,000

 

6,250,000

 

6,350,000

 

7,800,000

30,000,000

16

Thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho doanh nghiệp thuộc các khu công nghiệp và chế xuất trên địa bàn thành phố Hà Nội

Doanh nghiệp

80,000

10

800,000

10

800,000

15

1,200,000

15

1,200,000

20

1,600,000

5,600,000

17

Thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho doanh nghiệp thuộc các cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội

Doanh nghiệp

80,000

10

800,000

10

800,000

15

1,200,000

15

1,200,000

20

1,600,000

5,600,000

18

Thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các cơ sở tiểu thủ công nghiệp - làng nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội

Doanh nghiệp

50,000

10

500,000

10

500,000

15

750,000

15

750,000

20

1,000,000

3,500,000

19

Thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho doanh nghiệp công nghiệp chủ lực và công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn thành phố Hà Nội

Doanh nghiệp

80,000

15

1,200,000

15

1,200,000

20

1,600,000

20

1,600,000

25

2,000,000

7,600,000

20

Hỗ trợ các doanh nghiệp công nghiệp thuộc các nhóm ngành trên địa bàn Thành phố Hà Nội ứng dụng các trang thiết bị hiệu suất cao, công nghệ tiên tiến. Xây dựng định mức tiêu hao năng lượng trên một đơn vị sản phẩm cho một số nhóm ngành

Năm

1,500,000

1

1,500,000

1

1,500,000

1

1,500,000

1

1,500,000

1

1,500,000

7,500,000

21

Thúc đẩy hoạt động giảm tổn thất điện năng trong hệ thống điện

Năm

100,000

 

-

 

-

 

-

1

100,000

1

100,000

200,000

IV

Nhiệm vụ 4: Sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả trong khu vực toà nhà và chiếu sáng công cộng

 

 

 

2,400,000

 

2,900,000

 

3,950,000

 

4,800,000

 

4,800,000

18,850,000

22

Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tại các khách sạn trên địa bàn Thành phố Hà Nội

Khách sạn

70,000

5

350,000

5

350,000

5

350,000

10

700,000

10

700,000

2,450,000

23

Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tại các trung tâm thương mại trên địa bàn thành phố Hà Nội

Doanh nghiệp

70,000

5

350,000

5

350,000

10

700,000

10

700,000

10

700,000

2,800,000

24

Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tại các tòa nhà văn phòng cho thuê trên địa bàn thành phố Hà Nội

Tòa nhà

70,000

5

350,000

5

350,000

10

700,000

10

700,000

10

700,000

2,800,000

25

Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tại các tòa nhà chung cư trên địa bàn thành phố Hà Nội

Tòa nhà

70,000

5

350,000

5

350,000

10

700,000

10

700,000

10

700,000

2,800,000

26

Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tại các tòa nhà trụ sở làm việc trên địa bàn thành phố Hà Nội

Tòa nhà

50,000

5

250,000

5

250,000

5

250,000

10

500,000

10

500,000

1,750,000

27

Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tại các cơ sở giáo dục đào tạo trên địa bàn thành phố Hà Nội

Cơ sở

50,000

5

250,000

5

250,000

5

250,000

10

500,000

10

500,000

1,750,000

28

Xây dựng thí điểm định mức tiêu hao năng lượng cho một số loại hình tòa nhà trên địa bàn thành phố Hà Nội

Năm

500,000

1

500,000

1

500,000

1

500,000

1

500,000

1

500,000

2,500,000

29

Hỗ trợ kỹ thuật, xây dựng mô hình áp dụng các giải pháp quản lý, các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về chiếu sáng công cộng tiết kiệm năng lượng

Năm

500,000

 

-

1

500,000

1

500,000

1

500,000

1

500,000

2,000,000

V

Nhiệm vụ 5: Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong lĩnh vực giao thông vận tải

 

 

 

400,000

 

400,000

 

400,000

 

600,000

2

600,000

2,400,000

30

Thúc đẩy các hoạt động nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng. Xây dựng định mức tiêu thụ cho một số tuyến giao thông vận tải công cộng

Năm

400,000

1

400,000

1

400,000

1

400,000

1

400,000

1

400,000

2,000,000

31

Thúc đẩy, phổ biến, ứng dụng công nghệ mới, năng lượng tái tạo, xăng E5 trong giao thông vận tải

Năm

200,000

 

-

 

-

 

-

1

200,000

1

200,000

400,000

 

Tổng cộng

 

 

 

15,000,000

 

16,820,000

 

19,640,000

 

20,990,000

 

22,550,000

95,000,000

 

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản