381423

Quyết định 3434/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Đề án Hội nhập kinh tế quốc tế tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025

381423
Tư vấn liên quan
LawNet .vn

Quyết định 3434/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Đề án Hội nhập kinh tế quốc tế tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025

Số hiệu: 3434/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Sóc Trăng Người ký: Lê Thành Trí
Ngày ban hành: 29/12/2017 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 3434/QĐ-UBND
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Sóc Trăng
Người ký: Lê Thành Trí
Ngày ban hành: 29/12/2017
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH SÓC TRĂNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3434/QĐ-UBND

Sóc Trăng, ngày 29 tháng 12 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ TỈNH SÓC TRĂNG ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SÓC TRĂNG

Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Quyết định số 189/QĐ-UBND ngày 03/02/2017 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng phê duyệt Đề cương và dự toán kinh phí lập Đ án Hội nhập kinh tế quốc tế tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Sóc Trăng,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án Hội nhập kinh tế quốc tế tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025, với nội dung chính như sau:

1. Mục tiêu

a) Mục tiêu tổng quát: Định hướng và thực hiện có hiệu quả công tác hội nhập kinh tế quốc tế trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng theo từng giai đoạn, trên cơ sở khai thác tốt lợi thế kinh tế và cơ hội của địa phương, chủ động ứng phó với các nguy cơ trong quá trình hội nhập, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội theo hướng bền vững.

b) Mục tiêu cụ thể

- Nhận thức về hội nhập kinh tế quốc tế trong đội ngũ cán bộ công chức viên chức và doanh nhân được nâng cao; hiểu rõ việc cần làm trong quá trình hội nhập.

- Xác định tiềm năng, lợi thế về kinh tế của tỉnh trong hội nhập; lựa chọn, xây dựng và nâng cao chuỗi giá trị của một số ngành, sản phẩm chủ lực có lợi thế của tỉnh, hướng tới kết nối chuỗi giá trị trong khu vực và thế giới.

- Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

- Cải thiện các chỉ số cấp địa phương. Thu hút đầu tư thông qua cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh.

- Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong tình hình hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng.

2. Nhiệm vụ cụ thể

- Xây dựng và triển khai kế hoạch phổ biến thông tin về hội nhập kinh tế quốc tế.

- Xây dựng và nâng cấp các chuỗi giá trị sản phẩm, dịch vụ nhằm khai thác lợi thế phát triển của tỉnh Sóc Trăng.

- Nâng cao năng lực cạnh tranh của địa phương và doanh nghiệp.

- Xây dựng Chương trình nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ công chức viên chức và doanh nhân đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.

(Đính kèm Đ án)

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Sở Công Thương có trách nhiệm phối hp với các Sở, ban ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện Đ án. Định kỳ hàng năm tổng hp, báo cáo kết quả triển khai thực hiện cho y ban nhân dân tỉnh.

2. Các Sở, ban ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện nội dung Đ án. Định kỳ hàng năm, báo cáo kết quả thực hiện cho Sở Công Thương.

3. Sở Tài chính có trách nhiệm tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí thực hiện theo đúng quy định.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Công Thương, Thủ trưởng các Sở, ban ngành tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố, tỉnh Sóc Trăng căn cứ Quyết định thi hành kể từ ngày ký./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- TT.T
nh ủy, TT. HĐND tỉnh;
- Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh;
- Cổng thông tin điện tử t
nh;
- Lưu: TH, HC.

KT. CHỦ TỊCH
P
HÓ CHỦ TỊCH




Lê Thành Trí

 

ĐỀ ÁN

HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA TỈNH SÓC TRĂNG ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025

MỤC LỤC

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ

I. Sự cần thiết phải xây dựng đề án

II. Căn cứ thực hiện Đề án

1. Các văn bản của Trung ương

2. Các văn bản chỉ đạo của tỉnh Sóc Trăng

III. Mục tiêu của Đề án

1. Mục tiêu chung

2. Mục tiêu cụ thể

IV. Phạm vi của Đề án

V. Phương pháp tiếp cận và thực hiện Đề án

VI. Kết cấu nội dung Đề án

PHẦN I - TÌNH HÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA TỈNH SÓC TRĂNG TỪ NĂM 2007 ĐẾN NAY

I. Tổng quan về hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển kinh tế xã hội tỉnh Sóc Trăng

1. Tổng quan quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

2. Sơ lược đặc điểm tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Sóc Trăng

II. Kết quả triển khai công tác hội nhập kinh tế quốc tế tại tỉnh Sóc Trăng

1. Ban hành văn bản và tổ chức thực hiện công tác hội nhập kinh tế quốc tế

2. Công tác thông tin tuyên truyền và triển khai nghiên cứu về hội nhập kinh tế quốc tế

3. Nâng cao năng lực cạnh tranh, cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh của địa phương

4. Nâng cao năng lực cạnh tranh các khu vực kinh tế, doanh nghiệp và sản phẩm

5. Tái cơ cấu nông nghiệp và phát triển nông thôn bền vững

6. Phát triển nguồn nhân lực

7. Một số vấn đề nảy sinh trong quá trình hội nhập

III. Đánh giá quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của tỉnh Sóc Trăng

1. Đánh giá bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế của Sóc Trăng bằng phương pháp phân tích SWOT

2. Chỉ số hội nhập kinh tế quốc tế cấp địa phương (PEII) của tỉnh Sóc Trăng

3. Đánh giá hiệu quả thực tế công tác hội nhập kinh tế quốc tế của tỉnh Sóc Trăng

PHẦN II - ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN HIỆU QUẢ CÔNG TÁC HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025

I. Bối cảnh và quan điểm

1. Bối cảnh

2. Quan điểm

II. Tầm nhìn và mục tiêu

1. Yêu cầu và tầm nhìn về hội nhập kinh tế quốc tế

2. Mục tiêu đề án

II. Định hướng nhiệm vụ và giải pháp thực hiện Đề án

1. Nhiệm vụ 1: Xây dựng và triển khai kế hoạch phổ biến thông tin về hội nhập kinh tế quốc tế

2. Nhiệm vụ 2: Xây dựng và nâng cấp các chuỗi giá trị sản phẩm, dịch vụ nhằm khai thác lợi thế phát triển của tỉnh Sóc Trăng

3. Nhiệm vụ 3: Nâng cao năng lực cạnh tranh của địa phương và doanh nghiệp

4. Nhiệm vụ 4: Xây dựng Chương trình nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ công chức viên chức và doanh nhân đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế

PHẦN III - TỔ CHỨC THỰC HIỆN

I. Tổ chức xây dựng và triển khai nội dung Đề án

II. Tiến độ cụ thể trong từng giai đoạn thực hiện Đề án

KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

PHỤ LỤC 1: KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN

PHỤ LỤC 2: DANH MỤC CÁC CHƯƠNG TRÌNH, KẾ HOẠCH ƯU TIÊN TRIỂN KHAI TRONG NĂM 2018

 

ĐẶT VẤN ĐỀ

I. Sự cần thiết phải xây dựng đề án

Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Tính đến nay, bên cạnh việc gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và Cộng đồng ASEAN, Việt Nam đã ký kết và/hoặc tham gia đàm phán 15 hiệp định thương mại tự do (FTA) khu vực và song phương, trong đó có các FTA thế hệ mới quan trọng là FTA Việt Nam - EU (EVFTA) và Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Các diễn biến hội nhập quốc tế này đã và đang tác động đến nhiều mặt đời sống kinh tế - xã hội, thúc đẩy tiến trình cải cách thể chế của Việt Nam nói chung và các địa phương nói riêng.

Hội nhập kinh tế quốc tế là một chủ trương nhất quán và là nội dung trọng tâm trong chính sách đối ngoại và hợp tác kinh tế quốc tế của Đảng và Nhà nước trong quá trình đổi mới đất nước. Trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách quan trọng thông qua thực hiện các Chương trình hành động để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên Tổ chức Thương mại thế giới. Nhiều hoạt động đã được các Bộ ngành và địa phương triển khai, nhằm tăng cường đẩy mạnh công tác hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, đối với nhiều địa phương, hội nhập kinh tế vẫn còn là vấn đề mới mẻ và phức tạp, khó tiếp cận thông tin cụ thể và hữu ích, hoặc lúng túng khi xác định nhiệm vụ cụ thể để đảm bảo hiệu quả.

Sóc Trăng là một tỉnh ven biển thuộc đồng bằng sông Cửu Long, hội tụ nhiều điều kiện để phát triển kinh tế biển, nhất là về khai thác, nuôi trồng thủy sản, vận chuyển đường biển; có nguồn sản phẩm nông, thủy sản dồi dào, là nguyên liệu cần thiết đáp ứng cho việc xây dựng các nhà máy chế biến, xuất khẩu. Trong thời gian qua, môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh đang được cải thiện theo hướng thông thoáng, minh bạch nhằm thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước; công tác xúc tiến đầu tư, thương mại và hỗ trợ phát triển doanh nghiệp được tăng cường thực hiện qua nhiều hoạt động như: quảng bá về tiềm năng, cơ hội đầu tư; hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng thương hiệu; cung cấp thông tin về hoạt động nông nghiệp, thương mại, xuất nhập khẩu... Trong công tác hội nhập kinh tế quốc tế, tỉnh đã ban hành các văn bản chỉ đạo và triển khai nhiều hoạt động trên địa bàn. Tuy nhiên, theo xếp hạng Chỉ số năng lực hội nhập kinh tế quốc tế cấp địa phương1, năm 2012 Sóc Trăng chỉ đạt ở mức thấp (xếp hạng 63/63 cả nước), 8 trụ cột gồm: thể chế, cơ sở hạ tầng, văn hóa, đặc điểm tự nhiên, con người, thương mại, đầu tư và du lịch đạt trung bình hoặc thấp. Lãnh đạo tỉnh đã tiến hành xây dựng các chương trình hoạt động dựa vào 8 trụ cột trên để cải thiện công tác hội nhập của tỉnh nhưng kết quả chưa đạt như kỳ vọng.

Nhằm cải thiện năng lực hội nhập của tỉnh Sóc Trăng nói chung và nâng cao hiệu quả công tác hỗ trợ doanh nghiệp nói riêng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, cần thiết phải xây dựng một đề án tổng thể về hội nhập kinh tế quốc tế từ nay đến năm 2020, tầm nhìn 2025 với cách tiếp cận khác, trong đó xây dựng chương trình và kế hoạch thực hiện cụ thể, phù hợp với điều kiện địa phương.

II. Căn cứ thực hiện Đề án

1. Các văn bản của Trung ương

- Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 05 tháng 02 năm 2007 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về một số chủ trương chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO);

- Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 10 tháng 4 năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về hội nhập quốc tế;

- Kết luận số 58-KL/TW ngày 02 tháng 4 năm 2013 của Bộ Chính trị về sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa X) về một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO);

- Nghị quyết 06-NQ/TW ngày 05 tháng 11 năm 2016 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới;

- Nghị quyết số 31/NQ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 22-NQ/TW về hội nhập quốc tế;

- Nghị quyết số 49/NQ-CP ngày 10 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ về Chương trình hành động tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO);

- Quyết định số 40/QĐ-TTg ngày 07 tháng 01 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược tổng thể hội nhập quốc tế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

- Nghị quyết số 38/NQ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 06-NQ/TW về thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới;

- Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 07 tháng 7 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục triển khai Nghị quyết 22-NQ/TW của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế;

- Chỉ thị số 38/CT-TTg ngày 19 tháng 10 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường thực hiện và khai thác hiệu quả các hiệp định thương mại tự do đã có hiệu lực.

2. Các văn bản chỉ đạo của tỉnh Sóc Trăng

- Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Sóc Trăng lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2015-2020;

- Chương trình hành động số 04/CTr-UBND ngày 22 tháng 4 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng về tiếp tục thực hiện một số chủ trương, chính sách lớn của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Chính phủ để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới;

- Chương trình hành động số 18-CTr/TU ngày 23 tháng 5 năm 2017 của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới và Kế hoạch số 95/KH-UBND ngày 11 tháng 9 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện Chương trình hành động số 18-CTr/TU.

- Công văn số 1914/VP-TH ngày 23 tháng 5 năm 2016 của Văn phòng UBND tỉnh Sóc Trăng thông báo ý kiến của Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng chỉ đạo: đồng ý xây dựng Đề án Hội nhập kinh tế quốc tế giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn đến năm 2025;

- Căn cứ nhu cầu và tình hình thực tế tại địa phương.

III. Mục tiêu của Đề án

1. Mục tiêu chung

Đề án nhằm định hướng, lựa chọn ưu tiên để triển khai hiệu quả công tác hội nhập kinh tế quốc tế trên địa bàn đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2025, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn theo hướng nhanh và bền vững.

2. Mục tiêu cụ thể

Đề án được triển khai nhằm các mục tiêu sau:

- Đánh giá tình hình và kết quả hội nhập kinh tế quốc tế của tỉnh Sóc Trăng từ năm 2007 đến nay;

- Đề xuất các giải pháp nhằm triển khai hiệu quả các nhiệm vụ chủ yếu về hội nhập kinh tế quốc tế của tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025;

- Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đề ra trong Đề án.

IV. Phạm vi của Đề án

Đề án được triển khai tập trung vào các nội dung thực hiện công tác hội nhập kinh tế quốc tế cấp tỉnh. Trong đó, tập trung sâu vào phân tích và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao nhận thức về hội nhập của cán bộ công chức, viên chức, doanh nghiệp và nhân dân; nâng cao năng lực cạnh tranh của địa phương và các ngành kinh tế của tỉnh; các chính sách cải thiện môi trường kinh doanh; vấn đề nhân lực và một số vấn đề xã hội liên quan trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng. Các hoạt động khác theo Chương trình hành động hội nhập kinh tế quốc tế của tỉnh vẫn triển khai theo yêu cầu của các cấp có thẩm quyền.

Đề án luận giải và đề xuất khung khổ các nhiệm vụ giải pháp cần triển khai, nhưng với nguồn lực và thời gian giới hạn, không thể đi sâu vào chi tiết hay đề xuất về kinh phí. Đơn vị được giao chủ trì nhiệm vụ sẽ tiếp tục triển khai thực hiện cụ thể.

V. Phương pháp tiếp cận và thực hiện Đề án

Đề án sử dụng phương pháp sau:

a. Phương pháp nghiên cứu tại bàn:

- Nghiên cứu các văn bản và/hoặc báo cáo của Đảng, Nhà nước và tỉnh Sóc Trăng về vấn đề hội nhập quốc tế và phát triển kinh tế, trọng tâm là hội nhập kinh tế quốc tế.

- Kế thừa các đề án, chương trình hành động, kế hoạch triển khai và kinh nghiệm trong vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế của các tỉnh, thành trong cả nước, đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh.

- Thu thập, cập nhật, xử lý, phân tích thông tin kinh tế xã hội và các chỉ số của tỉnh và cả nước.

b. Phương pháp phỏng vấn chuyên sâu:

Nhóm nghiên cứu đã tiến hành phỏng vấn sâu doanh nghiệp trong một số ngành nghề có xuất khẩu của tỉnh Sóc Trăng, Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh và một số cơ quan quản lý nhà nước liên quan. Nội dung chủ yếu hướng vào nhận thức về hội nhập kinh tế quốc tế, các giải pháp đã triển khai nhằm thực hiện công tác hội nhập kinh tế quốc tế của cơ quan quản lý nhà nước và đánh giá hiệu quả từ phía doanh nghiệp/xã hội; thế mạnh của tỉnh, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và nhu cầu hỗ trợ.

c. Phương pháp phân tích SWOT:

Phương pháp SWOT nhằm đánh giá đúng đắn điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của tỉnh Sóc Trăng trong việc triển khai công tác hội nhập kinh tế quốc tế trong bối cảnh diễn biến hội nhập nhanh chóng.

VI. Kết cấu nội dung Đề án

Ngoài phần mở đầu và phụ lục Kế hoạch triển khai, kết cấu Đề án gồm 03 phần:

- Phần I - Tình hình hội nhập kinh tế quốc tế của tỉnh Sóc Trăng từ năm 2007 đến nay.

- Phần II - Định hướng và giải pháp thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ về hội nhập kinh tế quốc tế của tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025.

- Phần III - Tổ chức thực hiện.

 

PHẦN I - TÌNH HÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA TỈNH SÓC TRĂNG TỪ NĂM 2007 ĐẾN NAY

I. Tổng quan về hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển kinh tế xã hội tỉnh Sóc Trăng

1. Tổng quan quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

1.1. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế chung của Việt Nam

Hội nhập kinh tế quốc tế là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, là nội dung trọng tâm của hội nhập quốc tế và là bộ phận quan trọng trong công cuộc đổi mới và cải cách ở Việt Nam. Quá trình đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam chính thức vào năm 1986. Đến năm 1995, Việt Nam gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và tham gia Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN, tham gia Diễn đàn hợp tác Á-Âu (ASEM) năm 1996 và gia nhập Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á Thái Bình Dương (APEC) năm 1998. Năm 2000, Việt Nam và Hoa Kỳ cùng ký Hiệp định thương mại song phương (BTA), đây là dấu mốc quan trọng trong tiến trình hội nhập của Việt Nam. Trong giai đoạn 2000-2006, Việt Nam đã có những nỗ lực to lớn trong việc hướng tới hội nhập kinh tế. Năm 2007, Việt Nam chính thức là thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đánh dấu bước hội nhập toàn diện của Việt Nam vào kinh tế thế giới.

Cùng với xu hướng toàn cầu hóa và sự phát triển của các khu vực mậu dịch tự do trên thế giới, Việt Nam đã đang tham gia đàm phán, ký kết và thực thi 16 FTA với hơn 59 quốc gia và nền kinh tế trên thế giới. Trong đó, Việt Nam đã ký kết và thực thi 10 FTA, kết thúc đàm phán 03 FTA, và đang tham gia đàm phán 03 FTA khác. Trong 10 FTA đã ký kết và thực thi, có 06 FTA Việt Nam tham gia ký kết với tư cách là thành viên ASEAN (gồm AFTA, 05 FTA giữa ASEAN với các đối tác Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Úc và New Zealand), 04 FTA ký kết với tư cách là một bên độc lập hay còn gọi là FTA song phương với Chile, Nhật Bản, Hàn Quốc, Liên minh kinh tế Á-Âu. Ngoài ra, Việt Nam đã kết thúc (chưa ký kết) và đang đàm phán các FTA sau: Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), FTA giữa ASEAN và Hong Kong (AHKFTA), FTA với Israel và FTA với Khối thương mại tự do châu Âu (EFTA) và 02 FTA thế hệ mới là FTA với Liên minh Châu Âu (EVFTA), Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Trong những năm qua, Việt Nam đã tích cực thực hiện các cam kết của mình trong khuôn khổ các FTA. Theo đó, trước khi gia nhập WTO và tham gia các FTA, Việt Nam đã sửa đổi và ban hành mới nhiều văn bản pháp lý để “nội luật hóa” các cam kết hội nhập. Về lĩnh vực thương mại hàng hóa, Việt Nam đã ban hành các biểu thuế ưu đãi đặc biệt triển khai các cam kết trong các FTA. Trong WTO, Việt Nam giữ mức ràng buộc thuế nhập khẩu ở mức bình quân là 13,4% (với lộ trình thực hiện 5 - 7 năm). Trong các FTA mà Việt Nam đã ký kết, thì mức độ tự do hóa thuế nhập khẩu trung bình là khoảng 90% số dòng thuế, trừ trong ATIGA mức độ cam kết tự do hóa khoảng 97%. Trong khuôn khổ các FTA thế hệ mới như CPTPP và FTA Việt Nam - Liên minh Châu Âu (EVFTA) tỉ lệ tự do hóa dự kiến sẽ cao hơn so với các FTA trước đây Việt Nam tham gia. Theo đó, Việt Nam cam kết sẽ xóa bỏ thuế quan ngay khi EVFTA có hiệu lực với 48,5% số dòng thuế, và sau 10 năm là khoảng 99% số dòng thuế.

Nhìn lại 30 năm đổi mới, chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế đã góp phần quan trọng phát triển kinh tế xã hội Việt Nam, chủ trương này được cụ thể hóa thông qua ban hành Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 05 tháng 02 năm 2007 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nghị quyết 16/2007/NQ-CP của Chính phủ ban hành Chương trình hành động triển khai thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TW và năm 2016 là ban hành Nghị quyết 06-NQ/TW về thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Các Nghị quyết, Chương trình hành động hội nhập của Trung ương và địa phương đã mở ra những không gian mới cho nền kinh tế, giúp Việt Nam tăng cường quan hệ hợp tác sâu, rộng với các quốc gia trong khu vực, từng bước nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Ngoài ra, hội nhập kinh tế quốc tế còn mang lại cơ hội cho Việt Nam trong thu hút đầu tư nước ngoài, phát triển thị trường trong nước và mở rộng xuất khẩu theo hướng thúc đẩy phát triển bền vững, cải cách thể chế trong nước, năng lực cạnh tranh doanh nghiệp và hàng hóa Việt Nam.

Bên cạnh những thành tựu mang lại, hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam nói chung và các địa phương nói riêng làm bộc lộ rõ những hạn chế của nền kinh tế và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong quá trình hội nhập:

- Cải cách thể chế còn nhiều bất cập, môi trường đầu tư kinh doanh chưa tạo được động lực phát triển. Các doanh nghiệp phần lớn là doanh nghiệp nhỏ và vừa, năng lực cạnh tranh thấp, trình độ công nghệ và khả năng quản trị còn yếu, chưa thể cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài.

- Công tác triển khai thực thi cam kết hội nhập ở các địa phương có nơi vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Việc phổ biến các thông tin hội nhập kinh tế quốc tế dù có nhiều tích cực, nhưng tính lan tỏa và hiệu quả mang lại chưa cao. Công tác tuyên truyền vẫn chưa đi vào chiều sâu theo các ngành/lĩnh vực cụ thể.

- Công tác liên kết, phối hợp giữa các cơ quan chức năng của Trung ương với các địa phương và liên kết giữa các địa phương trong hội nhập chưa được đẩy mạnh.

- Các địa phương chưa có nhiều các nghiên cứu và dự báo chuyên sâu về các tác động của các FTA, nên các địa phương còn khó khăn trong việc ban hành các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp.

Trong năm 2017, mặc dù tự do thương mại và hội nhập kinh tế quốc tế có phần chậm lại do sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân túy và chủ nghĩa bảo hộ của một số quốc gia, nhưng trong dài hạn hội nhập vẫn là xu hướng chủ đạo của kinh tế thế giới. Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu vào khu vực và thế giới, do vậy những tác động của FTA sẽ ngày càng rõ hơn. Để hội nhập thành công, Chính phủ, các địa phương và doanh nghiệp cần phải cùng nhau đồng hành trong việc triển khai và thực thi các cam kết hội nhập.

1.2. Vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế tại địa phương

Các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương là cấp triển khai, thực thi hiệu quả các thể chế/hiệp định thương mại đã được ký kết tham gia và/hoặc chuẩn bị cho các hiệp định đang đàm phán. Địa phương sẽ ghi nhận thu thập ý kiến của doanh nghiệp và/hoặc các nhóm đối tượng chịu tác động của việc thực thi các thể chế/hiệp định và phản ánh đến các Bộ ngành, chứ không tham gia trực tiếp đàm phán. Hội nhập kinh tế quốc tế ở cấp địa phương chủ yếu là hội nhập trong nước, tức là thực thi và thay đổi hiện trạng về năng lực và hoạt động đáp ứng với nội dung cam kết, tận dụng các cơ hội mở cửa thị trường.

Trong các Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ nhằm thúc đẩy hoạt động hội nhập quốc tế và thực thi các FTA, đều xác định nhiệm vụ cụ thể của các địa phương.

a. Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 07 tháng 7 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ tiếp tục triển khai Nghị quyết 22 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế xác định 05 nhóm nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trong đó nghiên cứu về hội nhập kinh tế quốc tế được nhấn mạnh:

- Chủ động xây dựng và triển khai kế hoạch hành động về hội nhập quốc tế của địa phương, chú trọng nâng cao năng lực hội nhập, cạnh tranh, đề xuất các yêu cầu, vướng mắc cần sự hỗ trợ của Trung ương.

- Rà soát các cơ chế, chính sách, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, đẩy mạnh cải cách hành chính phù hợp với các cam kết quốc tế và yêu cầu của hội nhập.

- Chủ động thúc đẩy quan hệ hợp tác cấp địa phương với các đối tác nước ngoài, tham gia các chương trình hợp tác tiểu vùng, tích cực đàm phán, ký kết và triển khai hiệu quả, thực chất các thỏa thuận hợp tác cấp địa phương.

- Chủ động đề xuất các biện pháp tăng cường liên kết giữa các địa phương nhằm phát huy, bổ sung cho nhau các lợi thế về cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực. Thực hiện tốt các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp trong hội nhập.

- Tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực cán bộ địa phương phục vụ hội nhập quốc tế.

b. Chỉ thị số 38/CT-TTg ngày 19 tháng 10 năm 2017 của Thủ tướng Chính về tăng cường thực hiện và khai thác hiệu quả các hiệp định thương mại tự do đã có hiệu lực, trong đó yêu cầu Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện 4 nhóm nhiệm vụ:

- Chủ động xây dựng và triển khai các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức của doanh nghiệp địa phương về hội nhập kinh tế quốc tế nói chung và các FTA đã ký kết nói riêng, đặc biệt là cơ hội và thách thức từ các FTA, cách thức tận dụng các cam kết FTA trong hoạt động kinh doanh với đối tác nước ngoài, phù hợp với đặc thù và điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

- Chủ động nắm bắt sự quan tâm, mức độ sẵn sàng và năng lực sản xuất, xuất khẩu của các doanh nghiệp địa phương để giúp định hướng, tranh thủ tận dụng các FTA; chú trọng nâng cao năng lực hội nhập, cạnh tranh của doanh nghiệp địa phương; cung cấp các linh kiện, phụ kiện và tham gia chuỗi sản xuất của các doanh nghiệp FDI trong các FTA; chủ động đề xuất các yêu cầu, vướng mắc cần sự hỗ trợ của trung ương.

- Chủ động thúc đẩy quan hệ hợp tác, kể cả hợp tác tiểu vùng.

- Tiếp tục kiện toàn bộ máy tổ chức, nâng cao kiến thức và việc tích cực đàm phán, ký kết và triển khai hiệu quả, thực chất các thỏa thuận hợp tác kinh tế-thương mại cấp địa phương với các nước đối tác FTA; tham gia các chương trình năng lực cho các cán bộ làm hội nhập kinh tế quốc tế của địa phương trong việc xây dựng chính sách cũng như thực thi các cam kết quốc tế.

c. Từ 02 văn bản chỉ đạo quan trọng trên của Thủ tướng Chính phủ, có thể rút ra một số vấn đề cần tập trung trong hội nhập kinh tế quốc tế cấp địa phương:

Thứ nhất, phổ biến thông tin, giúp các nhóm đối tượng nắm bắt và vận dụng các FTA nói riêng và hội nhập kinh tế quốc tế nói chung;

Thứ hai, nâng cao năng lực cạnh tranh, sẵn sàng kết nối chuỗi giá trị hoặc tăng cường khả năng xuất khẩu;

Thứ ba, thúc đẩy hợp tác cấp địa phương trong nước, đối tác song phương hoặc khu vực;

Thứ tư, nâng cao năng lực bộ máy của tỉnh nói chung và các cán bộ hội nhập nói riêng.

Nội dung chỉ đạo là định hướng quan trọng, giúp Đề án lựa chọn và tập trung vào giải quyết các vấn đề trên, đồng thời xem xét phù hợp với tình hình thực tế, đảm bảo công tác hội nhập kinh tế quốc tế của địa phương đi vào thực chất và hiệu quả.

2. Sơ lược đặc điểm tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Sóc Trăng

2.1. Điều kiện tự nhiên

Sóc Trăng là tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long, nằm trong vùng hạ lưu sông Hậu, phía Bắc và Tây Bắc giáp tỉnh Hậu Giang, phía Tây Nam giáp tỉnh Bạc Liêu, phía Đông Bắc giáp tỉnh Trà Vinh, phía Đông và Đông Nam giáp Biển Đông với đường bờ biển dài 72 km và 03 cửa sông lớn là Định An, Trần Đề, Mỹ Thanh. Tỉnh Sóc Trăng cách thành phố Hồ Chí Minh 231 km, cách Cần Thơ 62 km, nằm trên tuyến Quốc lộ 1A nối liền các tỉnh Cần Thơ, Hậu Giang, Bạc Liêu, Cà Mau. Quốc lộ 60 nối Sóc Trăng với các tỉnh Trà Vinh, Bến Tre và Tiền Giang. Là một phần của đồng bằng sông Cửu Long, điều kiện địa hình, đất đai và khí hậu thích hợp cho việc phát triển cây lúa nước, cây công nghiệp ngắn ngày như mía, đậu nành, bắp, các loại rau màu như hành, tỏi và một số loại cây ăn trái.

Sóc Trăng có hệ thống kênh rạch chịu ảnh hưởng của chế độ thủy triều ngày lên xuống 2 lần. Thủy triều vùng biển không những gắn liền với các hoạt động sản xuất, sinh hoạt của cư dân địa phương, mà còn mang lại nhiều điều kỳ thú cho du khách khi đến tham quan, du lịch và tìm hiểu hệ sinh thái rừng tự nhiên. Nhờ vào địa thế đặc biệt, nơi dòng sông Hậu đổ ra biển Đông Nam Bộ, vùng có nhiều trữ lượng tôm cá, Sóc Trăng có đủ điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế biển tổng hợp. Đặc biệt, Sóc Trăng có lợi thế về khai thác, nuôi trồng thủy sản, vận chuyển đường biển và du lịch biển. Ngoài khai thác, đánh bắt thủy hải sản, lợi thế vùng biển đã tạo cho Sóc Trăng trở thành tỉnh có diện tích nuôi trồng thủy sản nước lợ, nước mặn vào loại lớn của cả nước; mặt nước vùng bãi triều ven biển cũng là tiềm năng lớn để phát triển nuôi thủy hải sản. Vùng biển Sóc Trăng có thể phát triển nghề khai thác hải sản, ngành công nghiệp cơ khí đóng mới sửa chữa tàu thuyền, công nghiệp chế biến xuất khẩu, các dịch vụ phục vụ khai thác thủy hải sản…

Mặc dù còn một số hạn chế về điều kiện tự nhiên như thiếu nước ngọt và bị xâm nhập mặn trong mùa khô, một số khu vực bị nhiễm phèn, nhưng Sóc Trăng vẫn có nhiều thuận lợi cơ bản để phát triển nông, ngư nghiệp đa dạng và trên cơ sở đó hình thành những khu du lịch sinh thái phong phú. Đặc biệt, Sóc Trăng còn có dải cù lao thuộc huyện Kế Sách, Long Phú và Cù Lao Dung chạy dài ra tận cửa biển với nhiều cây trái nhiệt đới, không khí trong lành như cồn Mỹ Phước, Khu du lịch Song Phụng, Cù Lao Dung... là địa điểm lý tưởng để phát triển loại hình du lịch sinh thái. Hạn chế chủ yếu của Sóc Trăng là địa hình bị chia cắt khá mạnh bởi sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, phần nào gây trở ngại cho xây dựng kết cấu hạ tầng và giao thông đi lại đường bộ, đất đai phần lớn là đất bãi bồi ven sông và ven biển, nhiều nơi bị nhiễm mặn mùa khô, một số nơi bị úng ngập mùa mưa, để đáp ứng yêu cầu sản xuất phải đầu tư nhiều cho công trình thủy lợi. Cùng với các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, Sóc Trăng chịu ảnh hưởng bất lợi của biến đổi khí hậu và nước biển dâng, trong đó có vấn đề ngập mặn.

Nhìn chung các điều kiện về tự nhiên của tỉnh là những yếu tố tiền đề thuận lợi cho việc phát triển sản xuất hàng hóa nhất là hàng nông sản, thủy sản phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong tỉnh, trong nước và xuất khẩu, đặc biệt là phát triển kinh tế biển tổng hợp, thuỷ hải sản, nông - lâm nghiệp biển, công nghiệp hướng biển, thương cảng, cảng cá, dịch vụ cảng biển, xuất nhập khẩu, du lịch và vận tải biển.

2.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội

Sau 25 năm tái thành lập, tỉnh Sóc Trăng đã có nhiều tiến triển trên các lĩnh vực. Tăng trưởng kinh tế khá, GDP toàn tỉnh năm 2010 là 22.343 tỷ đồng tăng lên 37.486 tỷ đồng năm 2015 và 40.508 tỷ năm 2016. Cơ cấu kinh tế của tỉnh chủ yếu vẫn là nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản (chiếm 44,61% toàn ngành kinh tế của tỉnh). Ngành công nghiệp trọng tâm là công nghiệp chế biến nông nghiệp, thủy sản. Tỷ trọng các ngành công nghiệp khác tương đối thấp (công nghiệp khai khoáng chiếm 0,03%, công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm 9,04%). Ngành dịch vụ của tỉnh Sóc Trăng chiếm tỷ trọng khá thấp, nhất là các dịch vụ cao cấp. Năm 2015, dịch vụ kho bãi - vận chuyển chiếm khoảng 1,5%, dịch vụ tài chính - ngân hàng - bảo hiểm chiếm khoảng 2%, các dịch vụ lưu trú du lịch chiếm khoảng 4,7% và các dịch vụ vui chơi giải trí chỉ chiếm khoảng 3%..

Bảng 1: GDP của tỉnh Sóc Trăng qua các năm

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

2010
(năm gốc)

2013

2014

2015

2016
(sơ bộ)

GDP

22.342,659

33.443,739

35.970,897

37.486,232

40.507,712

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Sóc Trăng 2016

Xuất khẩu chủ lực của tỉnh là hàng nông thủy sản với tôm là mặt hàng xuất khẩu chủ yếu, chiếm hơn 90% giá trị xuất khẩu của tỉnh. Trong thời gian qua, kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn không ổn định do kinh tế thế giới suy thoái, ảnh hưởng thời tiết, dịch bệnh đến nguồn nguyên liệu thủy sản, các nước nhập khẩu áp đặt hàng rào kỹ thuật, hàng hóa bị cạnh tranh gay gắt từ các nước.

Bảng 2: Kim ngạch xuất khẩu tỉnh Sóc Trăng qua các năm

Đơn vị: Triệu USD

Chỉ tiêu

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

Giá trị xuất khẩu

432,04

485,01

419,54

536,86

663,96

530,01

664,00

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Sóc Trăng

Môi trường đầu tư, kinh doanh tỉnh Sóc Trăng được cải thiện, biểu hiện qua số lượng doanh nghiệp hoạt động, số vốn bình quân và tổng số vốn đầu tư tăng dần qua các năm.

Bảng 3: Số lượng doanh nghiệp hoạt động tại tỉnh Sóc Trăng

Chỉ tiêu

2010
(năm gốc)

2012

2013

2014

2015

Số lượng (DN)

1.310

1.380

1.565

1.518

1.661

Tổng số vốn bình quân (triệu đồng)

26.871.096

37.406.462

36.203.481

43.087.202

51.177.454

Tổng vốn đầu tư
(triệu đồng)

5.063.048

-

6.549.273

7.013.832

7.649.275

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Sóc Trăng 2016

Một nguồn tài liệu khác là báo cáo "Tình hình phát triển doanh nghiệp Sóc Trăng sau 25 năm tái lập" do các Sở cung cấp cho biết: Đến cuối năm 2017, ước có khoảng 2.600 doanh nghiệp (trong đó chỉ có khoảng 1% là doanh nghiệp lớn, 14% là doanh nghiệp vừa và 85% là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ) đang hoạt động với tổng vốn điều lệ khoảng 22.000 tỷ đồng, góp phần giải quyết việc làm cho khoảng 30.000 lao động tại tỉnh. Nhìn chung, khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh còn nhiều hạn chế về số lượng và quy mô.

Số dự án FDI trên địa bàn còn đến 31/12/2016 là 04 với số vốn đăng ký là 11,40 triệu USD và vốn thực hiện là 11,68 triệu USD (theo Niên giám thống kê tỉnh Sóc Trăng 2016).

Về hạ tầng giao thông, Sóc Trăng có 6.615 km đường bộ, đi qua tỉnh có 5 tuyến quốc lộ với tổng chiều dài 261 km (Quốc lộ 1A là 61,3 km; Quốc lộ Nam Sông Hậu 117,4 km; Quốc lộ 60 là 19 km; Quốc lộ Quản lộ Phụng Hiệp 35,4 km; Quốc lộ 61B 27,9 km) là những tuyến đường đối ngoại kết nối tỉnh với các địa phương trong khu vực ĐBSCL và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Đường cấp tỉnh có 16 tuyến với tổng chiều dài 391,62 km; 101 tuyến đường cấp huyện với tổng chiều dài 1.133,6 km; 2.219 tuyến đường xã, dài 4.246,6 km; 302 tuyến đường đô thị, dài 293 km; 15 tuyến đường chuyên dùng, dài 36,5 km; quy hoạch đường tỉnh dài 252,7 km. Mạng lưới đường bộ phân bố tương đối đều khắp các địa bàn, tạo thuận lợi cho việc giao lưu hàng hóa.

Với ba cửa sông lớn thông ra biển gồm cửa Định An, cửa Trần Đề và cửa Mỹ Thanh, Sóc Trăng có điều kiện xây dựng được cảng biển tiếp nhận tàu có trọng tải lớn 10.000 - 20.000 DWT. Hiện nay khu vực ĐBSCL đóng góp 60% sản lượng gạo, 90% kim ngạch xuất khẩu gạo, 65% kim ngạch xuất khẩu thủy hải sản của cả nước, song chưa có cảng biển đón tàu có trọng tải lớn để xuất khẩu nông, thủy sản. Hầu hết hàng xuất khẩu của Sóc Trăng phải chuyển qua hệ thống cảng ở thành phố Hồ Chí Minh.

Về văn hóa xã hội, nét đặc trưng của Sóc Trăng là sự giao hòa các dòng văn hóa của 3 dân tộc anh em, dân tộc Kinh (chiếm 64,24% dân số), Khmer (30,71%) và dân tộc Hoa (5,02%). Hệ tôn giáo chủ yếu là Phật giáo (Bắc Tông và Nam Tông), Cao Đài, Thiên Chúa Giáo, Tin Lành. Các chùa ở Sóc Trăng quy mô không lớn, nhưng nhiều chùa có nguồn gốc hoặc kiến trúc độc đáo, tạo điểm nhấn cho các tour du lịch tại tỉnh. Sóc Trăng là cái nôi của nhiều lễ hội văn hóa truyền thống đặc sắc văn hóa truyền thống của nhiều dân tộc, trong đó điểm nhấn là dân tộc Khmer; thể hiện tính chất nền văn hóa sông nước, cầu chúc mùa màng thuận lợi mưa thuận gió hòa và mang màu sắc riêng biệt của miền sông nước miệt vườn.

Nhìn chung, với điều kiện tự nhiên tương đối thuận lợi, Sóc Trăng có thể phát triển đồng bộ các ngành kinh tế. Ngoài việc phát triển vùng nguyên liệu về nông thủy sản có thế mạnh, Sóc Trăng có thể phát triển các khu kinh tế theo tính chất tiểu vùng như: khu công nghiệp theo hướng chế biến nông, thủy sản và phục vụ nông ngư nghiệp, khu liên hợp cảng cá - công nghiệp - dịch vụ - dân cư ven biển, các khu du lịch sinh thái. Quy mô GDP của Sóc Trăng thấp hơn bình quân toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nhưng trong các năm qua tốc độ tăng trưởng bình quân GDP của Sóc Trăng đạt mức khá. Cơ cấu kinh tế Sóc Trăng chủ yếu là nông nghiệp, thủy sản; công nghiệp - xây dựng chiếm tỷ trọng thấp; thương mại, dịch vụ phát triển ở mức trung bình khá so với toàn vùng; các chỉ tiêu kết cấu hạ tầng ở mức trung bình. Kinh tế Sóc Trăng sẽ phát triển nếu được tập trung đầu tư xây dựng và phát triển hạ tầng, lựa chọn thế mạnh để chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý để trở thành một trong những động lực phát triển của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long.

II. Kết quả triển khai công tác hội nhập kinh tế quốc tế tại tỉnh Sóc Trăng

1. Ban hành văn bản và tổ chức thực hiện công tác hội nhập kinh tế quốc tế

1.1. Ban hành các văn bản chỉ đạo và triển khai

Sau khi có chủ trương của Bộ Chính trị, Trung ương Đảng về hội nhập kinh tế quốc tế và triển khai Chính phủ, tỉnh Sóc Trăng đã kịp thời ban hành Chương trình hành động hoặc/và kế hoạch triển khai ở cấp địa phương. Về cơ bản, việc ban hành văn bản nhằm thực hiện các chủ trương của Trung ương trong lĩnh vực hội nhập kinh tế quốc tế đã được Sóc Trăng thực hiện khá đầy đủ và kịp thời.

Nội dung

 

Cơ quan
ban hành

Về tham gia Tổ chức Thương mại thế giới (WTO)

Về hội nhập quốc tế (trong đó có bao gồm hội nhập kinh tế quốc tế)

Về thực hiện hiệu quả các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới

Bộ Chính trị/Trung ương Đảng

Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 05/02/2007

Kết luận số 58- KL/TW ngày 02/4/2013

Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 10/4/2013

Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 05/11/2016

Chính phủ

Nghị quyết số 16/NQ-CP ngày 27/02/2007

Nghị quyết số 49/NQ-CP ngày 10/7/2014

Nghị quyết số 31/NQ-CP ngày 13/5/2014

Nghị quyết số 38/NQ-CP ngày 25/4/2017

Tỉnh ủy

Chương trình hành động số 09-CTr/TU ngày 21/6/2007

-

-

Chương trình hành động số 18-CTr/TU ngày 23/5/2017

Ủy ban nhân dân tỉnh

Kế hoạch số 17/KH-UBND ngày 28/9/2007

Chương trình hành động số 04/CTr-UBND ngày 22/4/2015

Chương trình hành động số 05/CTr-UBND ngày 09/6/2015

Kế hoạch số 95/KH-UBND ngày 11/9/2017

Nội dung công tác hội nhập được thể hiện thông qua các hoạt động và phân công cụ thể cho các Sở, ban, ngành và đơn vị liên quan thực hiện. Hoạt động sơ kết, tổng kết thực hiện công tác hội nhập kinh tế quốc tế của Sóc Trăng cũng được thực hiện định kỳ hàng năm nhằm đánh giá kết quả triển khai công tác trên địa bàn. Trong khuôn khổ Đề án, nội dung liên quan đến kết quả triển khai công tác hội nhập kinh tế quốc tế được phân tích sau đây được tập trung chủ yếu thông qua việc thực hiện Chương trình hành động số 04/CTr-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng ngày 22 tháng 4 năm 2015, do tính đầy đủ và toàn diện của văn bản này.

1.2. Thành lập Ban Chỉ đạo hội nhập kinh tế quốc tế

Sóc Trăng đã thành lập Ban Hội nhập kinh tế quốc tế và Tổ chuyên viên giúp việc nhằm tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả công tác hội nhập kinh tế quốc tế của địa phương (Quyết định số 197/QĐTC-CTUBND ngày 20/4/2011 và Quyết định số 585/QĐ-UBND ngày 14/3/2016), bao gồm các Sở ngành liên quan, với cơ quan thường trực là Sở Công Thương. Sóc Trăng cũng không thành lập Ban Chỉ đạo nhằm triển khai nội dung về hội nhập quốc tế theo Nghị quyết 22-NQ/TW. Ban Hội nhập Kinh tế quốc tế tỉnh cũng có sự phối hợp và gắn kết với cơ quan hội nhập kinh tế cấp Trung ương trong triển khai một số hoạt động.

1.3. Hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền

Hầu hết các văn bản quy phạm pháp luật của Sóc Trăng ban hành đều căn cứ dựa trên và cụ thể hóa các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan Trung ương. Một số văn bản có quy định chính sách đặc thù của tỉnh, chủ yếu liên quan đến các lĩnh vực như chính sách khuyến khích hỗ trợ đầu tư, chính sách thực hiện đề án phát triển lúa đặc sản, chính sách hỗ trợ mua máy gặt đập liên hợp, chính sách hỗ trợ trong sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi. Các chính sách nêu trên theo đánh giá đều phù hợp với các cam kết khi gia nhập WTO của Việt Nam; thông qua các chính sách này đã giúp tỉnh phát huy thế mạnh về nông nghiệp và công nghiệp, đóng góp tích cực cho việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, góp phần giải quyết việc làm cho phần lớn lao động tại địa phương, nâng cao thu nhập cho người dân. Các cơ quan chuyên môn của Sóc Trăng cũng đã tiến hành rà soát 67 văn bản quy phạm pháp luật được ban hành trong năm 2010 và 2011, qua đó đã tiến hành bãi bỏ và thay thế 02 văn bản có nội dung liên quan không còn phù hợp với cam kết gia nhập WTO của Việt Nam.

Tuy nhiên, việc rà soát các văn bản quy phạm pháp luật của địa phương cần được tiến hành thường xuyên và định kỳ nhằm đảm bảo việc phát hiện kịp thời các vi phạm cam kết của Việt Nam trong bối cảnh thực thi và/hoặc chuẩn bị 16FTA, đặc biệt là các FTA thế hệ mới với nhiều điều khoản nghiêm ngặt.

2. Công tác thông tin tuyên truyền và triển khai nghiên cứu về hội nhập kinh tế quốc tế

Công tác thông tin tuyên truyền về hội nhập là một trong những nội dung quan trọng được đề ra tại các Chương trình hành động và Kế hoạch triển khai của tỉnh như nêu trên. Sóc Trăng còn ban hành Kế hoạch số 39/KH-UBND ngày 23 tháng 4 năm 2014 về triển khai Chương trình hành động của Chính phủ về tuyên truyền, quảng bá ASEAN giai đoạn 2014-2015 và sau 2015 trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng. Một số hình thức phổ biến thông tin về hội nhập đã được triển khai trong thời gian qua như qua các báo, đài phát thanh - truyền hình; cổng thông tin điện tử của Sóc Trăng; tổ chức các hội nghị, lớp bồi dưỡng kiến thức; tổ chức cuộc thi tìm hiểu về hội nhập kinh tế quốc tế…

Thông qua Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Sóc Trăng, một số chuyên mục đã được thực hiện với nội dung về sở hữu trí tuệ, tiêu chuẩn đo lường chất lượng, hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT), an toàn vệ sinh thực phẩm, pháp luật. Sóc Trăng cũng đã tổ chức được 2 cuộc thi tìm hiểu về hội nhập kinh tế quốc tế cho đoàn viên thanh niên trên địa bàn trong năm 2012 và 2013.

Về tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn về hội nhập kinh tế quốc tế, có ít nhất 03 đơn vị đã và đang triển khai các khóa/lớp cung cấp thông tin về hội nhập kinh tế quốc tế cho các nhóm đối tượng có nhu cầu: Sở Công Thương và Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Sóc Trăng triển khai cho các doanh nghiệp; Sở Nội vụ triển khai cho cán bộ công chức viên chức.

Đơn vị

Số lượng các lớp/khóa giai đoạn 2012-2016

Số lượng đối tượng tham gia bình quân/lớp

Nội dung chủ yếu

Sở Công Thương

9

150

Các thể chế WTO, FTA, TPP, AEC; chỉ số PCI,...

Sở Nội vụ

5

66

Các cam kết, tác động hội nhập kinh tế quốc tế và một số định hướng cho địa phương.

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo của Sở Công Thương và Sở Nội vụ

Riêng Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Sóc Trăng bắt đầu hoạt động từ tháng 5 năm 2013, từ 2015 đến nay đã có sáng kiến tổ chức linh hoạt dưới hình thức "Cà phê kết nối" hàng tháng2 với nhiều nội dung, trong đó có chọn chủ đề hội nhập kinh tế quốc tế phù hợp nên vẫn duy trì được hoạt động tuyên truyền và hữu ích đối với doanh nghiệp.

Đối với công tác nghiên cứu nhằm phục vụ cho tham mưu chính quyền địa phương trong lĩnh vực hội nhập kinh tế quốc tế, hiện Sóc Trăng chưa triển khai đề tài, đề án nào có nội dung liên quan để làm cơ sở định hướng cho quá trình triển khai hoạt động hội nhập kinh tế quốc tế trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua.

3. Nâng cao năng lực cạnh tranh, cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh của địa phương

3.1. Triển khai và thực hiện các nhiệm vụ nhằm cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh của địa phương

Trong thời gian qua, Sóc Trăng đã có nhiều nỗ lực nhằm cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh của địa phương thông qua việc ban hành các kế hoạch triển khai như Kế hoạch số 33/KH-UBND ngày 27/4/2015 và Chương trình hành động số 01/CTr-UBND ngày 14/01/2014 nhằm thực hiện Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 18/3/2014 của Chính phủ; Kế hoạch số 43/KH-UBND ngày 30 tháng 5 năm 2016 về cải thiện môi trường kinh doanh, hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 theo Nghị quyết số 19-2016/NQ-CP ngày 28/4/2016 và Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ và Kế hoạch số 26/KH-UBND ngày 28/02/2017 thực hiện Nghị quyết số 19-2017/NQ-CP ngày 06/02/2017 về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh năm 2017, định hướng đến năm 2020. Trong đó, tập trung các nhóm giải pháp/nhiệm vụ chính như sau:

- Đẩy mạnh cải cách hành chính;

- Tăng cường tin học hóa trong cải cách thủ tục hành chính, tiến tới xây dựng chính quyền điện tử tại địa phương;

- Cải thiện năng lực cạnh tranh cấp tỉnh;

- Tạo dựng môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo;

- Bảo đảm quyền kinh doanh, quyền bình đẳng tiếp cận nguồn lực và cơ hội kinh doanh của các doanh nghiệp; và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp.

Từ những giải pháp như trên, đã giúp tạo nhiều sự chuyển biến tích cực trong việc cải thiện môi trường kinh doanh, đầu tư và nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh, cụ thể là mô hình “Một cửa điện tử liên thông hiện đại” giúp cho người dân và doanh nghiệp giảm thiểu tối đa thời gian, tạo sự công khai và minh bạch trong tiếp nhận và giải quyết các thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh.

Nhằm tăng cường thu hút đầu tư, kinh doanh vào Sóc Trăng, các hoạt động về kết nối, phát triển hạ tầng giao thông của địa phương cũng được quan tâm. Ngoài thực hiện tái cơ cấu đầu tư công theo quy định, Sóc Trăng đã tăng cường huy động các nguồn vốn ngoài nhà nước đầu tư vào tỉnh; tích cực khuyến khích thực hiện xã hội hóa, kêu gọi đầu tư vào các dự án kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội có khả năng thu hồi vốn; đồng thời, ban hành các chính sách khuyến khích, kêu gọi đầu tư như Quyết định số 19/2016/QĐ-UBND ngày 11/8/2016 ban hành quy định chính sách ưu đãi về tiền thuê đất đối với các dự án xã hội hóa thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể dục thể thao, môi trường, giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng, Quyết định số 23/2011/QĐ-UBND ngày 24/6/2011 ban hành quy định về chính sách khuyến khích và hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng và ban hành các danh mục dự án ưu tiên kêu gọi đầu tư theo từng giai đoạn 5 năm hoặc hàng năm.

Ngoài ra, để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, việc vận động nguồn vốn ODA để xây dựng cơ sở hạ tầng cũng được quan tâm thực hiện. Đến nay nhiều tuyến đường đã được đầu tư nâng cấp và xây dựng mới bằng nguồn vốn ODA đã hoàn thành và đưa vào sử dụng như công trình đường Thuận Hòa - Phú Tâm, đường huyện 9 (Tỉnh lộ 8 - Mỏ Ó), đường tỉnh 04, đường Mỹ Quới - Rọc Lá, tuyến liên xã Thiện Mỹ - An Hiệp, cầu Chàng Ré, cảng sông Sóc Trăng...

3.2. Năng lực cạnh tranh của địa phương qua các chỉ số

Sóc Trăng đã và đang nỗ lực nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh thông qua các hoạt động nhằm cải thiện các chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh, nhưng kết quả chưa ổn định.

3.2.1. Về Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI)

Mặc dù là một trong 3 tỉnh nghèo của Đồng bằng sông Cửu Long, nhưng Sóc Trăng đã nỗ lực trong cải cách hành chính, tạo thuận lợi môi trường đầu tư, giúp doanh nghiệp giảm chi phí gia nhập thị trường và chi phí về thời gian. Qua một số năm ban đầu chưa ổn định, đến năm 2016, chỉ số PCI của Sóc Trăng đạt 60,07 điểm, thuộc nhóm Tốt, xếp hạng 22/63 tỉnh.

Nguồn: Báo cáo PCI qua các năm

Xem xét các chỉ số thành phần trong 3 năm gần nhất, nhiều chỉ số đã có sự cải thiện và đạt điểm số khá tốt như gia nhập thị trường, chi phí thời gian... Tuy nhiên, vẫn tồn tại 3 hạn chế có tác động lớn đến năng lực cạnh tranh của tỉnh nói chung và của doanh nghiệp tại địa phương nói riêng cần quan tâm và tập trung cải thiện trong thời gian tới, là chỉ số về “tính năng động”, “hỗ trợ doanh nghiệp” và “đào tạo lao động”.

Chỉ số thành phần

2014

2015

2016

Gia nhập thị trường

8,71

8,83

8,55

Tiếp cận đất đai

6,51

7,02

6,81

Tính minh bạch

5,6

6,33

6,3

Chi phí thời gian

7,82

8,02

8,43

Chi phí không chính thức

5,8

7,12

6,47

Tính năng động

6,41

5,17

5,72

Hỗ trợ doanh nghiệp

5,11

4,79

4,44

Đào tạo lao động

4,74

4,66

5,33

Thiết chế pháp lý

6,96

5,8

6,52

Cạnh tranh bình đẳng

6,44

5,85

6,91

Nguồn: Báo cáo chỉ số PCI qua các năm.

3.2.2. Về Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI)

Đối với chỉ số PAPI, năm 2016, Sóc Trăng chỉ thuộc nhóm có điểm trung bình thấp. Phân tích sâu các chỉ số thành phần 2011-2016, có một số điểm đáng quan tâm cả về thành công cũng như hạn chế của Sóc Trăng. Chỉ số “thủ tục hành chính công” theo đánh giá năm 2016 đã có bước phát triển vượt bậc, tăng 47 bậc so với năm 2011, và xếp thứ 7 cả nước; là những tín hiệu khởi sắc ban đầu của quá trình thực hiện cải cách hành chính tại Sóc Trăng. Chỉ số “Kiểm soát tham nhũng trong khu vực công” đã có sự thụt lùi 32 bậc và chỉ số “Công khai, minh bạch” đang sụt giảm, chỉ xếp thứ 61/63 tỉnh thành là điều đáng suy nghĩ và xem xét cải thiện đối với chính quyền Sóc Trăng.

Nguồn: Báo cáo Chỉ số PAPI 2016.

3.2.3. Chỉ số Cải cách hành chính (PAR-Index)

Công tác cải cách hành chính (CCHC) của Sóc Trăng trong thời gian vừa qua đã được tập trung thực hiện nhưng chưa có nhiều kết quả tích cực, đòi hỏi sự nỗ lực hơn nữa của địa phương trong thời gian tới. Chỉ số PAR-Index của Sóc Trăng đã từ thứ hạng 33/63 năm 2012 (77,05%) đã giảm sút xuống thứ hạng 49/63 năm 2016 - 69,95%, thuộc nhóm D - với 5/8 chỉ số thành phần về kết quả thực hiện CCHC của địa phương dưới mức trung bình của cả nước. Điểm thực hiện kết quả thực hiện CCHC năm 2016 ở tất cả các chỉ số thành phần đều thấp hơn giá trị trung bình của cả nước. Đặc biệt, hai chỉ số thành phần là “cải cách tổ chức bộ máy” và “xây dựng và nâng cao chất lượng CBCC” ở thứ hạng rất thấp trong bảng xếp hạng các địa phương.

Chỉ số thành phần năm 2016

Giá trị trung bình các chỉ số thành phần của cả nước

Điểm đánh giá kết quả thực hiện CCHC của Sóc Trăng

Cải cách tổ chức bộ máy

91,51%

65,38%

(62/63 tỉnh, chỉ hơn Bình Định)

Xây dựng và nâng cao chất lượng CBCC

63,87%

47,37%

(61/63 tỉnh, chỉ hơn Trà Vinh và Cà Mau)

Cải cách tài chính công

75,10%

62,50%

Hiện đại hóa hành chính

37,11%

30,56%

Thực hiện cơ chế 1 cửa, 1 cửa liên thông

69,64%

56,25%

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo PAR-Index 2016 của Bộ Nội vụ.

3.2.4. Chỉ số Hài lòng của người dân về sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng (Chỉ số SIPAS)

Căn cứ Quyết định số 313/QĐ-SNV ngày 28/12/2016 của Sở Nội vụ về phê duyệt và công bố Chỉ số Hài lòng của người dân về sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng (Chỉ số SIPAS). Việc xác định chỉ số SIPAS có ý nghĩa quan trọng, tạo cơ sở cho việc đo lường và cụ thể hóa mục tiêu của Chương trình tổng thể CCHC giai đoạn 2011-2020.

Báo cáo Chỉ số SIPAS thể hiện ý kiến đánh giá của cá nhân, tổ chức về mức độ thuận tiện trong việc tiếp cận dịch vụ; khả năng đáp ứng; chi phí sử dụng dịch vụ; cơ chế phản hồi góp ý, khiếu nại tố cáo và mức độ hài lòng chung về cung ứng dịch vụ công đối với 05 nhóm dịch vụ đã và đang triển khai cung cấp trên địa bàn tỉnh, gồm dịch vụ đăng ky mới doanh nghiệp; cấp giấy phép xây dựng; đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; chứng thực hồ sơ liên quan đến đất đai và dịch vụ phòng cháy chữa cháy.

Kết quả SIPAS năm 2015 đã giúp các cơ quan hành chính nhà nước (nhất là các đơn vị được khảo sát: 4 sở ngành, 4 đơn vị cấp huyện và 12 đơn vị cấp xã) nhận diện rõ hơn chất lượng phục vụ của mình và sự hài lòng của cá nhân, tổ chức đối với những dịch vụ do mình cung cấp ở mức nào. Theo kết quả báo cáo, ở hầu hết các dịch vụ hành chính công của tỉnh đều nhận được sự hài lòng cao từ phía cá nhân, tổ chức. Trong đó, dịch vụ đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở cấp huyện là có tỉ lệ hài lòng cao nhất.

4. Nâng cao năng lực cạnh tranh các khu vực kinh tế, doanh nghiệp và sản phẩm

4.1. Về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Theo Báo cáo phát triển doanh nghiệp sau 25 năm tái lập tỉnh, từ 35 doanh nghiệp hoạt động với tổng vốn điều lệ đăng ký chỉ hơn 8 tỷ đồng vào thời điểm tái lập tỉnh, đến nay số lượng doanh nghiệp đăng ký và hoạt động trên địa bàn tỉnh đã tăng lên nhiều lần cả về số lượng và vốn hoạt động.

Bảng 4: Tình hình phát triển doanh nghiệp của Sóc Trăng sau 25 năm tái lập tỉnh

Loại đăng ký

1992 - 1995

1996 - 2000

2000 - 2005

2006 - 2010

2011 - 2015

2016 - 2017

1. Đăng ký thành lập mới (DN)

354

407

864

1.366

1.291

689

2. Tổng vốn đăng ký (tỷ đồng)

174

233

1.285

10.404

5.837

5.149

Nguồn: Báo cáo phát triển doanh nghiệp sau 25 năm tái lập tỉnh

Kết quả nêu trên có được là do Sóc Trăng đã quan tâm đến việc tạo môi trường kinh doanh thuận lợi và hỗ trợ cho doanh nghiệp. Đặc biệt từ năm 2009 trở lại đây, sau khi Sóc Trăng thực hiện các chính sách, chủ trương của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp như Nghị định 56/2009/NĐ-CP, Nghị quyết số 35/NQ-CP…, công tác hỗ trợ doanh nghiệp ngày càng được tăng cường với nhiều kết quả quan trọng cả về nội dung và hình thức hỗ trợ. Cụ thể như sau:

4.1.1. Hỗ trợ về vốn, công nghệ, lao động

Sóc Trăng đã thực hiện các chính sách hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp trong thời gian qua như triển khai chương trình tài trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa sáng tạo; vận hành Vườn ươm doanh nghiệp và Quỹ Bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; hỗ trợ đào tạo nâng cao năng lực quản trị cho doanh nghiệp dựa trên nhu cầu và chuyên sâu về kỹ năng; hỗ trợ doanh nghiệp đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa với dự án “Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Sóc Trăng xác lập quyền sở hữu trí tuệ và nhãn hiệu hàng hóa và kiểu dáng công nghiệp”…

Nhiều giải pháp nhằm tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận vốn, góp phần tháo gỡ khó khăn thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh đã được thực hiện như tập trung ưu tiên vốn cho vay các ngành, lĩnh vực ưu tiên, giảm lãi suất cho vay, cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi vốn vay, ưu tiên thu nợ gốc trước, thu lãi sau, nâng hạn mức tín dụng...; ngoài ra đối với những dự án có hiệu quả, có phương án kinh doanh khả thi thì tiếp tục cho vay mới không tính đến nợ cũ…

Thực hiện Chương trình quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020”, Sóc Trăng đã triển khai dự án “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp tỉnh Sóc Trăng” với nhiều hỗ trợ cụ thể. Các công ty, doanh nghiệp tham gia dự án được hỗ trợ đào tạo, tập huấn về năng suất chất lượng, hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, công cụ cải tiến năng suất chất lượng; hỗ trợ kinh phí để tư vấn, xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý, công cụ cải tiến, xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn cơ sở; hỗ trợ xây dựng phòng thử nghiệm theo tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2005 hoặc nâng cấp phòng kiểm nghiệm nhằm đáp ứng yêu cầu kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa thuộc lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản, xây dựng, công nghệ thực phẩm, môi trường; công bố và chứng nhận sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế, quy chuẩn kỹ thuật; hỗ trợ chi phí xét tuyển các giải thưởng… Những hỗ trợ này bước đầu đã thu được kết quả khi các doanh nghiệp của Sóc Trăng đã đạt được Giải thưởng Chất lượng Quốc gia.

4.1.2. Hỗ trợ xúc tiến thương mại và kết nối

Hoạt động xúc tiến thương mại (XTTM) trong thời gian qua đã được Sóc Trăng tổ chức với nhiều hình thức khác nhau như thông tin và vận động doanh nghiệp tham gia hội chợ trong và ngoài nước; tổ chức tham gia và hỗ trợ cho doanh nghiệp tham gia các gian hàng tại hội chợ; tổ chức các đoàn XTTM tham gia kết nối giao thương với các địa phương; ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác kinh doanh với các nhà phân phối tiêu thụ sản phẩm; tổ chức hội nghị kết nối cung cầu hàng hóa; tổ chức phiên chợ đưa hàng Việt về nông thôn, bán hàng lưu động; xuất bản ấn phẩm “Danh bạ đặc sản Sóc Trăng”, “Cẩm nang xúc tiến thương mại Sóc Trăng” để phục vụ quảng bá và hỗ trợ cho công tác XTTM… Qua đó, góp phần thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa, nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp, quảng bá sản phẩm hàng hóa của tỉnh Sóc Trăng. Các mặt hàng đặc sản truyền thống của tỉnh đã có mặt ở thị trường nước ngoài và có đại lý ở các tỉnh khu vực miền Bắc, miền Trung và miền Nam.

Công tác XTTM cũng giúp cho doanh nghiệp nâng dần nhận thức trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, ứng dụng các quy trình công nghệ, các tiêu chuẩn hệ thống quản lý chất lượng, nắm bắt được nhu cầu thị hiếu của thị trường trong và ngoài nước, nắm được các thông tin, pháp luật kinh doanh… Tuy nhiên, do nguồn lực tài chính và con người còn hạn chế nên hoạt động XTTM chưa nhiều, chưa đều ở các lĩnh vực, chủ yếu vẫn là XTTM nội địa, chưa tổ chức XTTM ra nước ngoài. Doanh nghiệp tại địa phương chủ yếu là sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ, chưa có thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa, chưa nhận thức đầy đủ về mở rộng và phát triển thị trường… cũng gây khó khăn cho công tác XTTM tại địa phương.

Hiệp hội doanh nghiệp Sóc Trăng tuy còn non trẻ, nhưng cũng đã rất tích cực trong triển khai các hoạt động nhằm hỗ trợ và kết nối doanh nghiệp hội viên. Trong đó, chuỗi hoạt động trong Chương trình “Cà phê kết nối” do Hiệp hội doanh nghiệp tổ chức là điểm mới trong hình thức tổ chức kết nối giữa doanh nghiệp trong tỉnh, cũng như giữa doanh nghiệp với chính quyền.

Hộp 1: Chương trình “Cà phê kết nối” do Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh tổ chức

Chương trình cà phê kết nối (CPKN) là một mô hình thí điểm do Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Sóc Trăng thực hiện từ năm 2015 với sự hỗ trợ của Dự án Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Sóc Trăng. Chuỗi hoạt động được tổ chức với chủ đề đa dạng khác nhau như chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, chính sách thuế, văn hóa doanh nghiệp, đổi mới sáng tạo, phát triển thị trường, tác động của TPP… Hoạt động được tổ chức tại quán cà phê, tạo ra được sự thoải mái cho khách mời, không phải một cuộc họp mà như một buổi trao đổi nắm bắt và kết nối giao lưu, được ban tổ chức mời dùng điểm tâm sáng và cùng nhau chia sẻ qua lại trao đổi từ các doanh nghiệp và diễn giả trong chương trình. Qua chương trình CPKN, các doanh nghiệp đã mạnh dạn nêu lên vấn đề để được giải đáp, chia sẻ cho các doanh nghiệp khác biết về sự thành công và kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh. Những thắc mắc của doanh nghiệp được giải đáp ngay tại buổi tọa đàm hoặc tổng hợp báo cáo gửi cho các Sở, ngành liên quan, từ đó nhanh chóng giải quyết các khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp. Các doanh nghiệp trong các buổi CPKN đã giới thiệu sản phẩm và kết nối giao lưu với nhau, tạo ra các mối quan hệ trong kinh doanh.

Nguồn: Báo cáo kết quả thực hiện hoạt động Cà phê kết nối năm 2016

4.1.3. Hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp

Đối thoại doanh nghiệp: từ họp mặt doanh nghiệp đơn thuần, đã chuyển sang đối thoại doanh nghiệp được tổ chức định kỳ giữa các cơ quan với doanh nghiệp để cung cấp thông tin, tiếp nhận phản ánh và kịp thời hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn gặp phải trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Năm 2016 trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng có 3 lần đối thoại với doanh nghiệp, đã cho thấy sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh ngày càng sâu sát hơn, dành thời gian cho cộng đồng doanh nghiệp, dùng điểm tâm cùng doanh nghiệp, trong đó có đường dây nóng đến Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân tỉnh. Nhiều khó khăn, bức xúc cụ thể do doanh nghiệp trực tiếp trao đổi đã được giải quyết kịp thời, đem lại niềm tin cho doanh nghiệp đối với địa phương.

Thành lập cơ quan chuyên trách công tác hỗ trợ doanh nghiệp nhằm hỗ trợ, tư vấn, cung cấp thông tin hướng dẫn nhà đầu tư thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động đầu tư; triển khai các dự án, chương trình hỗ trợ của Trung ương, của tỉnh và của các tổ chức trong và ngoài nước cho các doanh nghiệp; có các kênh tổng hợp các thông tin phản ánh về khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, qua đó kịp thời đề xuất tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

+ Thành lập Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh: Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Sóc Trăng (SBA) được thành lập từ tháng 5/2013 với nhiều hoạt động tích cực, bước đầu đã góp phần hỗ trợ doanh nghiệp hội viên nói riêng và doanh nghiệp trong tỉnh nói chung, cũng như phát huy được vai trò của mình trong kết nối giữa doanh nghiệp và chính quyền. Hoạt động thông qua đường dây nóng của Hiệp hội từ năm 2014 đã nhận được nhiều phản ánh bức xúc của doanh nghiệp. Hiệp hội đã được chuyển đến các Sở, ngành liên quan, qua đó tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

+ Đặc biệt, với sự tài trợ của Chính phủ Canada, Dự án phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2012-2016 đã được triển khai nhằm tăng cường năng lực quản trị, kinh doanh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn, là điểm sáng cho hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh nói riêng và phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa nói chung trên địa bàn Sóc Trăng.

Hộp 2: Dự án phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Sóc Trăng

Dự án phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) tỉnh Sóc Trăng nhằm hỗ trợ cho việc xây dựng và thực hiện Kế hoạch 5 năm phát triển DNNVV của tỉnh; đồng thời thực hiện các ưu tiên chính trong Kế hoạch phát triển của tỉnh, bao gồm cả kết cấu cơ sở hạ tầng nhỏ và tăng cường năng lực hành chính công để hỗ trợ phát triển DNNVV. Nguồn vốn đầu tư của Dự án là từ sự đóng góp của Cơ quan Phát triển Quốc tế Canada (CIDA) - khoản tiền không vượt quá 9,2 triệu đô la Canada (CAD), và nguồn đối ứng của Việt Nam thông qua tỉnh Sóc Trăng là 1 triệu CAD.

Dự án Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Sóc Trăng triển khai thực hiện từ tháng 6/2011 và kéo dài đến tháng 9/2018, bao gồm ba hợp phần Xây dựng và thực hiện Kế hoạch 5 năm Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa của tỉnh. Xây dựng cơ sở hạ tầng quy mô nhỏ hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại 18 xã, thị trấn thuộc 5 huyện Long Phú, Cù Lao Dung, Kế Sách, Mỹ Xuyên và Trần Đề. Và xây dựng năng lực quản lý công trong hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Những hỗ trợ của Dự án từ lúc bắt đầu cho đến hiện tại đã và đang mang lại những hiệu quả thiết thực cho sự phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng, được địa phương và các doanh nghiệp hưởng lợi đánh giá cao. Đoàn đánh giá của Bộ Các vấn đề toàn cầu Canada đã khảo sát thực tế tại Sóc Trăng trong tháng 7/2017 cho thấy với công trình cơ sở hạ tầng được Dự án đầu tư tại xã Ba Trinh gồm 2 cầu, 1 đường được hoàn thành và đưa vào sử dụng từ năm 2013, đã giúp địa phương kết nối tuyến đường ô tô vào trung tâm xã và tạo sự phát triển đột phá về kinh tế-xã hội, góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới cho xã vùng căn cứ kháng chiến cũ.

Công ty TNHH MTV Thiên Vạn Tường được tài trợ 329.676.000 đồng (trong tổng số kinh phí thực hiện là 947.065.540 đồng) để thực hiện sáng kiến “Mô hình liên kết sản xuất nấm bào ngư xám và đa dạng hóa sản phẩm đầu ra để mở rộng thị trường”. Doanh nghiệp đã đầu tư xây dựng thêm một trại trồng nấm bào ngư xám, nâng tổng số trại trồng nấm lên 13 trại. Sản phẩm nấm bào ngư xám chiếm 30% doanh thu của doanh nghiệp với lợi nhuận đạt từ 100 - 110 triệu đồng/tháng. Theo đánh giá của chủ doanh nghiệp, lợi nhuận của doanh nghiệp tăng gấp 3 lần so với trước khi thực hiện sáng kiến; học hỏi được nhiều kinh nghiệm trong quản lý kinh doanh, hướng tới sẽ mở ra xưởng chế biến nấm để tạo việc làm cho người dân địa phương.

Đối với Doanh nghiệp tư nhân Hồ Quang Trí được Dự án hỗ trợ và tài trợ thực hiện các hoạt động trong khuôn khổ nâng cấp chuỗi giá trị gạo thơm Sóc Trăng từ năm 2013. Một số hoạt động đã hỗ trợ gồm 49% kinh phí mua mấy cấy để tăng cường cơ giới hóa trong sản xuất và liên kết với nông dân, hỗ trợ nghiên cứu, xây dựng quy trình canh tác lúa ST hiệu quả, thân thiện với môi trường và tập huấn quy trình này cho các nông dân liên kết và đã và đang hỗ trợ doanh nghiệp tham gia các hội chợ và các chuyến học tập kinh nghiệm có liên quan trong, ngoài nước để quảng bá gạo thơm ST. Cũng như sẽ hỗ trợ doanh nghiệp tổ chức đánh giá chứng nhận cho nhà máy chế biến gạo ST đạt tiêu chuẩn ISO 22000, máy đóng túi hút chân không để cải tiến mẫu mã sản phẩm nâng cao thương hiệu gạo ngon ST.

Nguồn: www.soctrangsme.vn và www.thst.vn

4.2. Về năng lực cạnh tranh của sản phẩm

Để tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu, nâng cao lực cạnh tranh của doanh nghiệp và hàng hóa xuất khẩu, Sóc Trăng đã ban hành Quyết định số 11/QĐ-UBND ngày 17 tháng 01 năm 2013 về Kế hoạch hành động thực hiện chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2012-2020 định hướng đến năm 2030 của tỉnh Sóc Trăng. Các nhóm nhiệm vụ được tập trung triển khai gồm: phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế; phát triển thị trường, xúc tiến thương mại; chính sách tài chính tín dụng và đầu tư phát triển sản xuất hàng xuất khẩu; đầu tư phát triển hạ tầng giao nhận kho vận; đào tạo và phát triển nguồn nhân lực và nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp và vai trò của Hiệp hội ngành hàng. Mặc dù tình hình trong nước và thế giới có những khó khăn và thuận lợi đan xen, tác động lẫn nhau, nhưng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu của Sóc Trăng trong những năm gần đây vẫn tăng đều, với tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011-2015 đạt 7,74%/năm. Các mặt hàng xuất khẩu tập trung chủ yếu ở một số mặt hàng/sản phẩm như hàng thủy sản đông lạnh, gạo và một số nông sản khác như nấm rơm…

Sóc Trăng cũng đã triển khai dự án “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp tỉnh Sóc Trăng” giai đoạn 2013 - 2020, ban hành kèm theo Quyết định số 1369/QĐHC-CTUBND ngày 18/12/2012. Theo đó, một số sản phẩm là đặc sản địa phương hoặc đặc trưng của Sóc Trăng cũng được tập trung phát triển và nâng cấp chuỗi các sản phẩm như các giống lúa đặc sản của tỉnh như ST5, ST20…(đã được chứng nhận nhãn hiệu “Gạo thơm Sóc Trăng”), lúa thơm đạt tiêu chuẩn GlobalGAP tại huyện Ngã Năm, Gạo Tài Nguyên Thạnh Trị, hành tím đạt tiêu chuẩn GlobalGAP tại thị xã Vĩnh Châu… Các sản phẩm đã được quy hoạch vùng chuyên canh hợp lý, ứng dụng khoa học kỹ thuật tiến bộ vào quy trình công tác, nhằm nâng cao chất lượng và tính cạnh tranh trên thị trường, đáp ứng các tiêu chuẩn công nghệ phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu. Ngoài ra, địa phương cũng hỗ trợ doanh nghiệp phát triển thương hiệu, nhãn hiệu các sản phẩm đặc trưng nhằm nâng cao giá trị sản phẩm hàng hóa như nhãn hiệu “Gạo Tài Nguyên Thạnh Trị”, “hành tím Vĩnh Châu”, gạo ST, nhãn hiệu tập thể “Bánh pía, Lạp xưởng”, nhãn hiệu tập thể “Artemia Vĩnh Châu”…

5. Tái cơ cấu nông nghiệp và phát triển nông thôn bền vững

Sóc Trăng đã triển khai Đề án số 04/ĐA-UBND ngày 25/6/2014 về Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững đến năm 2020. Theo đó, xác định các vùng sản xuất trọng điểm, chọn các sản phẩm cây, con chủ lực của tỉnh (Cây: lúa, mía, hành tím, cây ăn trái và trồng rừng phòng hộ ven biển; Con: tôm, cá tra, artermia, bò sữa, gia cầm); và xây dựng kế hoạch triển khai ở các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản và lâm nghiệp.

Qua 2 năm thực hiện, nhiều mô hình sản xuất, hợp tác giữa doanh nghiệp và các tổ chức nông dân và nông dân ngày càng gắn kết hơn thông qua nhiều hình thức liên kết đa dạng (cung ứng vật tư đầu vào và liên kết tiêu thụ sản phẩm), bước đầu đã phát huy hiệu quả. Nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả đã được triển khai và nhân rộng tại địa phương. Công tác chuyển giao ứng dụng khoa học kỹ thuật được thực hiện thường xuyên, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí đầu tư, sản phẩm đáp ứng nhu cầu của thị trường, từng bước chuyển đổi sản xuất theo hướng quy hoạch, góp phần nâng cao thu nhập và phát triển nông nghiệp bền vững. Địa phương cũng đã thực hiện Kế hoạch Phát triển Cánh đồng lớn trong sản xuất lúa giai đoạn 2014-2025 (Kế hoạch số 23/KH-UBND ngày 17/3/2015). Hiện nay, đã có 03 doanh nghiệp được phê duyệt phương án Cánh đồng lớn liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản giai đoạn 2015-2020; ngoài ra 01 doanh nghiệp đăng ký xây dựng vùng nguyên liệu. Ngoài ra, thông qua các hội thảo liên kết làm cầu nối giữa doanh nghiệp với nông dân, một số doanh nghiệp đại diện ký hợp đồng tiêu thụ lúa với các HTX, câu câu lạc bộ để từng bước hình thành chuỗi giá trị trong sản xuất và tiêu thụ lúa được ổn định.

Hộp 3: Các mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả tại Sóc Trăng

1. Mô hình tôm lúa tại huyện Mỹ Xuyên

2. Mô hình nuôi bò sữa liên kết bao tiêu sản phẩm tại Trần Đề, Mỹ Xuyên và Mỹ Tú

3. Mô hình cánh đồng sản xuất lúa tập trung gắn với tiêu thụ tại Mỹ Tú, Mỹ Xuyên, Thạnh Trị, Ngã Năm, Trần Đề, Long Phú, Kế Sách, Châu Thành và TP.Sóc Trăng

4. Mô hình trồng thâm canh cây có múi (Cam sành, Quýt đường, Cam xoàn, Bưởi da xanh, Bưởi 5 roi) tại Kế Sách, Long Phú, Cù Lao Dung, Châu Thành và Mỹ Tú

5. Mô hình trồng màu dưới chân ruộng tại Châu Thành, Long Phú, TP.Sóc Trăng

6. Mô hình lúa - cá tại TX. Ngã Năm, Châu Thành

7. Mô hình trồng thâm canh xoài Đài Loan tại Cù Lao Dung

8. Mô hình nhân giống lúa nông hộ tại Thạnh Trị, Long Phú, Ngã Năm, Mỹ Tú, Mỹ Xuyên, Kế Sách

9. Mô hình trồng mãng cầu Xiêm tại TX. Ngã Năm, Mỹ Tú

10. Mô hình trồng hành tím theo chuỗi giá trị đạt chứng nhận GlobalGAP tại TX. Vĩnh Châu

11. Mô hình nuôi gà ta thả vườn an toàn sinh học

12. Mô hình trồng cỏ nuôi bò thịt tại Châu Thành

13. Mô hình nuôi tôm 2 giai đoạn tại TX. Vĩnh Châu

14. Mô hình nuôi tôm càng xanh kết hợp với trồng bồn bồn ở huyện Mỹ Tú

15. Mô hình trồng sen lấy củ ở huyện Châu Thành

16. Mô hình hợp tác xã sản xuất tiêu thụ sản phẩm hiệu quả

Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Việc đầu tư cho khu vực nông nghiệp, nông thôn được tăng cường với nhiều nguồn đa dạng như Chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình hỗ trợ có mục tiêu, vốn Trái phiếu Chính phủ, vốn ODA… Sóc Trăng cũng hướng tới xây dựng thêm các chính sách đặc thù khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn tại địa phương; đồng thời mở rộng danh mục các dự án kêu gọi đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

Công tác đào tạo nghề nông nghiệp và hỗ trợ phát triển sản xuất cũng được tập trung triển khai thực hiện với một số kết quả như tổ chức đào tạo và cấp 30 chứng chỉ dạy nghề trình độ sơ cấp cho 30 cán bộ ngành, qua đó góp phần đào tạo đội ngũ giảng viên đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn đạt tiêu chuẩn theo quy định, giúp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dạy nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn; mở 05 lớp đào tào nghề nông nghiệp cho 162 lao động cụ thể như: huyện Trần Đề đã mở 4 lớp cho 127 học viên gồm 2 lớp chăn nuôi gà và 02 lớp chăn nuôi bò; huyện Cù Lao Dung mở 01 lớp chăn nuôi dê tại xã An Thạnh Nam với số lượng 35 học viên.

6. Phát triển nguồn nhân lực

Trong thời gian qua, Sóc Trăng đã tích cực triển khai các chính sách thu hút, đào tạo, hỗ trợ, phát triển nguồn nhân lực phục vụ địa phương đáp ứng yêu cầu hội nhập. Một số chính sách cụ thể đã được triển khai như Quyết định số 27/2014/QĐ- UBND ngày 26 tháng 11 năm 2014 của UBND tỉnh quy định mức hỗ trợ đào tạo và thu hút nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2014-2015, theo đó đã hỗ trợ đào tạo sau đại học đối với 42 công chức, viên chức; Đề án thí điểm thu hút sinh viên tốt nghiệp đại học bố trí làm nhiệm vụ công tác tại các xã, theo đó thu hút 70 sinh viên tốt nghiệp đại học về bố trí công tác tại 70 xã trên địa bàn tỉnh (trong đó có 22 xã điểm nông thôn mới); Đề án thí điểm tuyển chọn trí thức trẻ tình nguyện về các xã tham gia phát triển nông thôn giai đoạn 2013 - 2020 được triển khai theo Quyết định số 1758/QĐ-TTg ngày 30 tháng 9 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ với 11 đội viên được tuyển chọn để bố trí làm công việc công chức cấp xã tại 11 xã bãi ngang ven biển theo số lượng và chức danh đã được phê duyệt... Đặc biệt, Đề án đào tạo sau đại học (Đề án ST 150) với kết quả 128 ứng viên gồm 08 tiến sĩ và 120 thạc sĩ tốt nghiệp ra trường và được phân công về nhận công tác tại các địa phương và đơn vị, được xem là giải pháp đột phá, tạo nguồn cán bộ, công chức có trình độ sau đại học, góp phần thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực đảm bảo về số lượng, chất lượng và năng lực đảm nhiệm chức trách, nhiệm vụ được giao.

Ngoài đội ngũ cán bộ công chức, viên chức, công tác đào tạo nâng cao năng lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng được quan tâm và chú trọng thực hiện. Thông qua các đơn vị đầu mối như Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh và các đơn vị hỗ trợ đã thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo nhằm cung cấp cho doanh nghiệp kiến thức về chân dung giám đốc điều hành cấp trung, quản trị nguồn nhân lực dành cho lãnh đạo cấp trung, kỹ năng quản lý và ngăn ngừa xung đột, thương lượng và đàm phán trong kinh doanh, quản trị tài chính trong doanh nghiệp, xây dựng văn hóa doanh nghiệp, xây dựng chiến lược phát triển doanh nghiệp, kỹ năng làm việc nhóm… Qua đó, góp phần nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp trong quá trình hội nhập.

Về công tác đào tạo nghề, nhiều lớp đào tạo nghề cho người lao động đã được tổ chức; qua đó, giúp nâng cao trình độ tay nghề đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động tìm kiếm việc làm hay tham gia xuất khẩu lao động. Trong 5 năm 2011 - 2015, đã đào tạo nghề cho trên 132.300 lao động, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề lên 51%. Hàng năm bình quân giải quyết việc làm mới cho trên 22.900 lao động, góp phần giảm tỷ lệ lao động không có việc làm ở khu vực thành thị xuống còn 3%. Cơ cấu lao động cũng đã có sự chuyển dịch rõ nét khi người lao động làm nghề nông nghiệp đã chuyển dần sang làm nghề sản xuất kinh doanh, thương mại, dịch vụ.

7. Một số vấn đề nảy sinh trong quá trình hội nhập

Cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, nhiều vấn đề nảy sinh đã được tỉnh quan tâm xem xét và giải quyết như bảo vệ môi trường, phát triển văn hóa - du lịch…

Công tác bảo vệ tài nguyên và môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu cũng được quan tâm trong giai đoạn hội nhập với hàng loạt các dự án được triển khai và thực hiện trên địa bàn Sóc Trăng. Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng trên địa bàn tỉnh cũng được xây dựng và triển khai với các dự án như thí điểm trồng mới, phục hồi rừng ngập mặn nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu trên địa bàn ven biển tỉnh Sóc Trăng; xây dựng đê bao chống ngập úng huyện Ngã Năm; thí điểm trồng mới, phục hồi và bảo vệ rừng ngập mặn nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu thuộc địa bàn ven biển tỉnh Sóc Trăng; chống xói lở, gây bồi trồng cây ngập mặn chống xói lở bảo vệ đê biển xã Vĩnh Hải, thị xã Vĩnh Châu; gây bồi tạo bãi và trồng cây ngập mặn bảo vệ đê biển xã Vĩnh Tân - Vĩnh Phước, thị xã Vĩnh Châu; nâng cấp đê biển ứng phó biến đổi khí hậu nước biển dâng huyện Cù Lao Dung…

Về phát triển văn hóa - du lịch, tỉnh tiếp tục thực hiện công tác giữ gìn, tôn tạo, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống trên địa bàn tỉnh. Hiện, có 111 di tích, trong đó đề nghị xếp hạng được 08 di tích cấp quốc gia, 26 di tích cấp tỉnh. Đã trùng tu chống xuống cấp 03 di tích là Khu căn cứ Tỉnh ủy, Miếu bà Chúa Xứ thị xã Ngã Năm, Đình Hòa Tú huyện Mỹ Xuyên. Thực hiện khảo sát, kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể, kết quả một số di sản cần được bảo tồn như: nghệ thuật sân khấu Dù Kê của người Khmer Nam Bộ, Nghệ thuật sân khấu Rô Băm của người Khmer ở Sóc Trăng, Lễ hội dâng y cà sa của người Khmer Sóc Trăng trên địa bàn huyện Trần Đề, Lễ cầu an của người Khmer trên địa bàn huyện Long Phú, Lễ hội Thác Côn ở huyện Châu Thành, Đám cưới người Hoa Triều Châu ở thị xã Vĩnh Châu.

Để đáp ứng nhu cầu phát triển hội nhập, dịch vụ du lịch tiếp tục được đầu tư, hoàn thiện. Cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn phát triển nhanh về số lượng và chất lượng, có 65 cơ sở lưu trú với 1.327 phòng, trong đó 01 khách sạn 03 sao, 11 khách sạn 02 sao, 18 khách sạn 01 sao, số còn lại đạt chuẩn phục vụ khách du lịch. Nhiều tour - tuyến du lịch trọng điểm được tập trung phát triển; loại hình du lịch tập trung chủ yếu là du lịch tâm linh, văn hóa - lễ hội, di tích - lịch sử và mở rộng phát triển du lịch sinh thái kết hợp phát triển điện gió, du lịch biển. Công tác quảng bá, xúc tiến và đầu tư phát triển du lịch cũng được đầu tư thực hiện.

III. Đánh giá quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của tỉnh Sóc Trăng

Trên đây là kết quả công tác hội nhập kinh tế quốc tế trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng dưới góc độ của các cơ quan chức năng của tỉnh. Tuy nhiên, công tác hội nhập kinh tế quốc tế không có mục đích tự thân, mà nhằm giúp các cá nhân, tổ chức và đặc biệt các doanh nghiệp nắm bắt và tận dụng tốt hơn các cơ hội từ hội nhập đem lại. Hiệu quả công tác hội nhập kinh tế quốc tế cần được đánh giá theo nhiều góc nhìn khác nhau, giúp nắm rõ thực chất vấn đềđã diễn ra để định hướng quá trình hội nhập trong thời gian tới. Đề án đưa ra 3 góc nhìn khác nhau về hội nhập kinh tế quốc tế:

- Đánh giá tổng quan qua phân tích SWOT.

- Đánh giá thông qua chỉ số PEII, có xem xét so sánh với các địa phương khác.

- Đánh giá qua góc nhìn của các doanh nghiệp và các đơn vị hỗ trợ.

1. Đánh giá bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế của Sóc Trăng bằng phương pháp phân tích SWOT

Căn cứ kết quả hội nhập kinh tế quốc tế trong thời gian qua, căn cứ đặc điểm tình hình của địa phương, Đề án sử dụng công cụ phân tích SWOT nhằm đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, thời cơ cũng như những thách thức do quá trình hội nhập đem lại đối với tỉnh Sóc Trăng. Qua đó, xác định được thế mạnh đặc thù, mũi nhọn cần tận dụng khai thác nhằm nắm bắt các cơ hội; đồng thời xác định các điểm yếu hay thách thức cần khắc phục.

Nguồn thông tin để phân tích SWOT, ngoài các thông tin hiện có của tỉnh, Nhóm nghiên cứu sử dụng nguồn thông tin từ khảo sát chuyên sâu, đánh giá từ phía một số doanh nghiệp điển hình và các Sở ngành liên quan, từ đó xem xét đánh giá bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế của tỉnh.

SWOT

Tích cực/Có lợi

Tiêu cực/Có hại

Yếu tố bên trong

(các vấn đề nội tại của tỉnh)

Điểm mạnh (Strengths)

S1: Thế mạnh về điều kiện tự nhiên để phát triển ngành nông nghiệp, đặc biệt thủy sản để xuất khẩu

S2: Là tỉnh giáp biển, có khả năng phát triển kinh tế biển và xây dựng cảng biển nước sâu đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa của cả vùng

S3: Văn hóa của 3 dân tộc (Kinh, Khme, Hoa) trên địa bàn khá phong phú (vật thể, phi vật thể), khả năng phát triển du lịch

S4: Lãnh đạo tỉnh luôn quan tâm cải thiện môi trường kinh doanh và đầu tư

Điểm yếu (Weaknesses)

W1: Tỉnh có khó khăn chung của Đồng bằng sông Cửu Long; thiếu điểm nhấn trong phát triển

W2: Cơ hội đầu tư, thị trường nội địa chưa hấp dẫn, số lượng doanh nghiệp còn ít, quy mô nhỏ, hoạt động kinh tế thiếu sôi động

W3: Doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn, trong khi nguồn lực hỗ trợ của địa phương hạn chế

W4: Trình độ và kỹ năng nhân lực còn hạn chế; tính năng động của con người và doanh nhân chưa cao, nhất là chưa chủ động trong hội nhập

W5: Liên kết của doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh còn yếu; hoạt động của Hiệp hội ngành hàng chưa phong phú

Yếu tố bên ngoài

(các yếu tố tác động từ bên ngoài, do hội nhập)

Cơ hội (Opportunities)

O1: Việt Nam tham gia nhiều FTA thế hệ mới, thị trường nông - thủy sản có cơ hội mở rộng tại các nước phát triển

O2: Nhu cầu phát triển vùng nguyên liệu cho chuỗi giá trị nông thủy sản, một số mặt hàng có giá trị cao (tôm, thủy sản, lúa, hành, trái cây,…), kiểm soát tốt nguồn trong sản xuất sạch

O3: Cải cách nói chung và chính sách phát triển doanh nghiệp của Trung ương ngày càng khởi sắc và đi vào thực chất, cơ chế ngày càng thông thoáng

Thách thức/Nguy cơ (Threats)

T1: Xu hướng cạnh tranh không dựa trên giá rẻ mà đảm bảo tiêu chuẩn cao (chất lượng hàng hóa; tiêu chuẩn sản xuất, môi trường), xuất xứ nghiêm ngặt

T2: Thị trường các nước phát triển có hàng rào kỹ thuật và yêu cầu an toàn sản phẩm rất cao

T3: Diễn biến hội nhập và thị trường thay đổi rất nhanh (vấn đề tốc độ và sẵn sàng thay đổi)

T4: Biến đổi khí hậu, hạn mặn,… dẫn đến thay đổi thói quen canh tác, điều hành sản xuất các sản phẩm nông nghiệp quen thuộc; ô nhiễm môi trường ngày càng tăng

Phân tích cụ thể:

a. Điểm mạnh (S): Các yếu tố nội tại tích cực có lợi cho hội nhập kinh tế quốc tế của tỉnh cần phát huy

- S1, S2: Thế mạnh về điều kiện tự nhiên để phát triển ngành nông nghiệp, đặc biệt thủy sản để xuất khẩu: Sóc Trăng là tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long, thế mạnh về thổ nhưỡng và sông ngòi, giáp biển có vùng nước lợ có thể phát triển mạnh nông sản (lúa cao sản, trái cây, hành tím,…), chăn nuôi và thủy sản (tôm). Sóc Trăng có khả năng phát triển các cảng biển phục vụ cho vận chuyển hàng hóa trong Vùng.

- S3: Văn hóa 3 dân tộc hòa quyện cùng với đặc trưng sông nước, cồn bãi,… của đồng bằng sông Cửu Long, tạo điều kiện phát triển du lịch sinh thái, thưởng ngoạn các lễ hội điển hình và tham quan các chùa chiền đặc sắc của tỉnh. Lưu ý thế mạnh này ở mức độ vừa phải, có thể kết hợp để tăng giá trị và cần đầu tư nhiều để trở thành một trong những mũi nhọn/đột phá kinh tế của tỉnh.

- S4: Chính quyền Sóc Trăng rất quyết tâm thay đổi môi trường đầu tư và kinh doanh trên địa bàn, có những chỉ đạo sát sao, bám sát yêu cầu cải cách của Trung ương.

b. Điểm yếu (W): Các yếu tố nội tại ảnh hưởng tiêu cực đến hội nhập kinh tế quốc tế, cần khắc phục

- W1: Sóc Trăng nằm trong Đồng bằng sông Cửu Long nên có các điểm yếu/hạn chế của Vùng (nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao, sản xuất còn phụ thuộc vào tự nhiên, xuất thô chủ yếu; cơ sở hạ tầng, giao thông chưa đồng bộ, yếu kém; kinh tế chịu tác động của biến đổi khí hậu; trình độ dân trí/văn hóa còn thấp); Sóc Trăng thiếu điểm nhấn trong phát triển và hội nhập.

- W2: Cơ hội đầu tư trên địa bàn còn ít và chưa rõ nét, chủ yếu do thị trường nội địa chưa hấp dẫn, hạ tầng chưa phát triển, xa trung tâm logistics(cảng, dịch vụ) nên chi phí sản xuất và xuất khẩu còn cao, dẫn đến rất ít FDI, số lượng doanh nghiệp nội địa còn ít, quy mô nhỏ. Nhìn chung, hoạt động kinh tế trên địa bàn thiếu sôi động.

- W3: Do doanh nghiệp hầu hết nhỏ và vừa (99%), sản xuất nông nghiệp quy mô nhỏ, không có mạng lưới phân phối ngoài tỉnh…, trong khi nguồn lực/ngân sách của tỉnh rất hạn chế nên không có nhiều Chương trình hỗ trợ. Cùng với cơ hội đầu tư chưa thực sự hấp dẫn, đây cũng là trở ngại nhằm đáp ứng yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ đến năm 2020 tăng gấp 2 lần số lượng doanh nghiệp hiện có3.

- W4: Điểm yếu nhất của tỉnh được xác định là yếu tố con người. Trình độ và kỹ năng nhân lực (cán bộ, chuyên viên, quản lý doanh nghiệp,…) còn hạn chế; tính năng động của doanh nhân chưa cao; tính chủ động trong hội nhập của doanh nghiệp còn yếu, chưa nhận biết và nắm bắt các cơ hội do hội nhập kinh tế quốc tế đem lại. Thu hút nhân lực, nhân tài còn hạn chế, hầu như không đạt được.

- W5: Hoạt động hợp tác, liên kết của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh còn rời rạc, manh mún, chưa hình thành được các chuỗi liên kết kinh doanh của doanh nghiệp. Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh còn non trẻ, nguồn lực có hạn để triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ cho doanh nghiệp.

c. Cơ hội (O): Các tác nhân bên ngoài có lợi cần được ưu tiên nắm bắt và tận dụng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

- O1: Việt Nam tham gia 16 FTA, trong đó có 10 FTA đã có hiệu lực, một số FTA thế hệ mới hoặc quy mô rất lớn như CPTPP, EVFTA, RCEP mở ra cơ hội lớn cho hàng hóa xuất khẩu Việt Nam nói chung và Sóc Trăng nói riêng. Riêng các mặt hàng nông sản nhiệt đới và thủy sản có nhu cầu rất lớn và hầu như không cạnh tranh trực tiếp tại thị trường các nước phát triển.

- O2: Nhu cầu liên kết sản xuất trong Vùng, nhất là chế biến nông thủy sản xuất khẩu đòi hỏi xây dựng và quản lý vùng nguyên liệu đảm bảo sự ổn định về chất lượng, số lượng đang tạo ra cơ hội lớn cho một số vùng/địa bàn của Sóc Trăng. Từ đó có cơ hội nâng cao giá trị của chuỗi sản xuất chế biến mà các doanh nghiệp Sóc Trăng đang tham gia, đồng thời mở ra nhiều cơ hội kinh doanh khác.

Tháng 4/2017, khi làm việc với Sóc Trăng, Thủ tướng Chính phủ đã đặt vấn đề Sóc Trăng cần "khai thác thế mạnh về nuôi trồng, chế biến, xuất khẩu tôm, phấn đấu trở thành một trong những trung tâm sản xuất tôm lớn của vùng đồng bằng sông Cửu Long".

- O3: Cải cách nói chung và chính sách phát triển doanh nghiệp của Trung ương ngày càng khởi sắc và đi vào thực chất. Đặc biệt các doanh nghiệp cần tận dụng tốt Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ có hiệu lực từ 01/01/2018 với sự triển khai tích cực của các cơ quan quản lý và tổ chức hỗ trợ. Môi trường kinh doanh và cạnh tranh của Việt Nam đã có cải thiện đáng kể, dưới góc nhìn của các tổ chức quốc tế là tín hiệu tốt, trong điều kiện kinh tế vĩ mô còn nhiều khó khăn.4

d. Nguy cơ (T): Các tác nhân bên ngoài ảnh hưởng tiêu cực cần được xác định để có giải pháp tương thích

- T1, T2: Xu hướng thị trường và sản phẩm cạnh tranh hiện nay không dựa trên giá rẻ mà đảm bảo tiêu chuẩn cao (chất lượng hàng hóa; tiêu chuẩn sản xuất, môi trường và các tiêu chuẩn khác về SPS, TBT rất cao và ngày càng khó khăn), xuất xứ nghiêm ngặt. Hàng hóa nước ngoài xâm nhập thị trường trong nước ngày càng nhiều, cạnh tranh gay gắt trên sân nhà. Đòi hỏi doanh nghiệp có thái độ làm ăn bài bản, nghiêm túc và dài hạn, trong đó phải đầu tư về nhân sự, quản lý ổn định chuỗi sản xuất kinh doanh.

- T3: Thời gian gần đây cho thấy môi trường chính sách thương mại quốc tế có nhiều bất định và có những diễn biến thay đổi rất nhanh, đặc biệt xu hướng theo chủ nghĩa dân túy, bảo hộ thương mại gia tăng ở các nước lớn (Hoa Kỳ, một số nước Châu Âu). Bên cạnh đó, tác động của thương mại điện tử, internet, Cách mạng Công nghiệp 4.0,… dẫn đến nhiều vấn đề cơ bản có thể hoặc sẵn sàng bị thay thế với tốc độ rất nhanh.

- T4: Biến đổi khí hậu toàn cầu tác động mạnh mẽ và không đảo ngược đến toàn Vùng đồng bằng sông Cửu Long, dẫn đến thay đổi việc canh tác, điều hành sản xuất các sản phẩm nông nghiệp quen thuộc. Đây vừa là thách thức, đồng thời vừa là cơ hội để từng bước thay đổi việc sản xuất nông nghiệp truyền thống. Đồng thời, tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng tăng cũng là thách thức đối với chính quyền địa phương.

Các phân tích đánh giá các yếu tố bên trong và bên ngoài của tỉnh Sóc Trăng trong công tác hội nhập kinh tế quốc tế sẽ gợi ý cho các đề xuất giải pháp và nhiệm vụ cụ thể.

Một chỉ số khác đã từng được khảo sát và đánh giá mức độ hội nhập kinh tế quốc tế cấp địa phương, đó là Chỉ số PEII.

2. Chỉ số hội nhập kinh tế quốc tế cấp địa phương (PEII) của tỉnh Sóc Trăng

2.1. Khảo sát và kết quả xếp hạng hội nhập kinh tế quốc tế địa phương theo chỉ số PEII

Trong năm 2010 và 2012, Ủy ban Quốc gia về Hợp tác kinh tế quốc tế (NCIEC) nay là Văn phòng Ban Chỉ đạo liên ngành về hội nhập kinh tế quốc tế, đã khảo sát và công bố kết quả Chỉ số hội nhập kinh tế quốc tế cấp địa phương (PEII). Mục tiêu chính của đánh giá chỉ số PEII nhằm xác định được mức độ hội nhập kinh tế quốc tế của mỗi địa phương, các tác động của hội nhập đến việc tăng trưởng phúc lợi cho người dân và phát triển kinh doanh doanh nghiệp.

Chỉ số PEII dựa trên 08 trụ cột đánh giá: 04 trụ cột tĩnh (ít thay đổi) bao gồm (1) thể chế, (2) văn hóa, (3) cơ sở hạ tầng, (4) đặc điểm tự nhiên; 04 trụ cột động (biến động) bao gồm (5) thương mại, (6) du lịch, (7) đầu tư và (8) con người. Nguồn dữ liệu đánh giá dựa trên: (i) thông tin thống kê do các địa phương cung cấp; (ii) khảo sát người dân và doanh nghiệp trên địa bàn.

Kết quả đánh giá chỉ số PEII năm 2010, Sóc Trăng đứng thứ 37 trong 50 địa phương được xếp hạng; thuộc nhóm địa phương có năng lực hội nhập kinh tế quốc tế trung bình, được nhận định có "một tầm nhìn chiến lược rõ ràng về bản sắc và hình ảnh địa phương. Khuynh hướng phát triển và đầu tư cho phát triển kinh tế xã hội không có sự rõ nét và đủ khác biệt để có thể thu hút nguồn lực đặc thù"5.

Đến đợt khảo sát và xếp hạng năm 20126, Sóc Trăng thuộc nhóm giảm hạng và rớt xuống nhóm hạng Thấp, đứng cuối cùng trong 63 tỉnh thành được xếp hạng về hội nhập kinh tế quốc tế.

Kết quả cụ thể các trụ cột, có so sánh với năm 2010 như sau7:

STT

Trụ cột

Xếp hạng

Nhóm 2012

2010

2012

1

Thể chế

38/50 - Thấp

45/63

Trung bình

2

Văn hóa

33/50 - Thấp

50/63

Trung bình

3

Cơ sở hạ tầng

32/50 - Trung bình

47/63

Trung bình

4

Đặc điểm tự nhiên

22/50 - Thấp

40/63

Trung bình

5

Thương mại

8/50 - Khá

50/63

Trung bình

6

Du lịch

47/50 - Thấp

56/63

Trung bình

7

Đầu tư

39/50 - Thấp

60/63

Thấp

8

Con người

47/50 - Thấp

46/63

Trung bình

Mặc dù không cùng mẫu số, do số địa phương được khảo sát xếp hạng khác nhau (50 tỉnh đợt đầu và 63 đợt sau), nhưng cũng nhận thấy các nội dung/trụ cột Văn hóa, Thương mại, Du lịch và Đầu tư ở Sóc Trăng giảm sút và ở mức khá thấp. Cũng chưa rõ lý do các chỉ số thành phần không quá thấp, thậm chí 7/8 trụ cột còn ở mức trung bình, nhưng chỉ số tổng hợp PEII của Sóc Trăng lại xếp cuối cùng và hạng Thấp?

Tuy nhiên, cần xem xét tính chính xác, khách quan của chỉ số PEII và khả năng ứng dụng của nó trên thực tế để có lựa chọn phù hợp cho định hướng công tác hội nhập kinh tế quốc tế của tỉnh.

2.2. Đánh giá về chỉ số PEII

Có 2 vấn đề đặt ra từ chỉ số PEII: một là, mức độ tin cậy của chỉ số này, tức có phản ánh đúng quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của địa phương; hai là, chỉ số này có giúp cải thiện tình hình hội nhập kinh tế quốc tế của địa phương.

2.2.1.Đánh giá độ tin cậy của chỉ số PEII

Mặc dù việc xây dựng chỉ số PEII rất công phu, dựa trên nhiều thông tin và tính trọng số cho các trụ cột, nhưng ngay trong hội thảo công bố chỉ số PEII năm 2013, các chuyên gia đã chỉ ra một số điểm chưa phù hợp của phương pháp xây dựng chỉ số này:

- Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan đặt vấn đề: Chỉ có nền kinh tế quốc gia chứ không có nền kinh tế tỉnh. Các địa phương còn đòi nhiều cơ chế đặc biệt, cần khắc phục thế nào? Nhiều tỉnh có nhất thiết phải hội nhập không, nhất là các tỉnh nhỏ, vùng sâu?8

- Các tiêu chí liệu có đáng tin cậy không. Ví dụ kim ngạch xuất khẩu của 1 tỉnh không xác định được mức độ hội nhập, vì xuất khẩu có thể phụ thuộc vào khoáng sản (ví dụ Cao Bằng chủ yếu xuất khẩu quặng sắt sang Trung Quốc) hoặc một vài dự án FDI lớn (như Bắc Ninh phụ thuộc dự án Samsung). Tương tự, tiêu chí thu hút FDI sẽ dẫn đến tầm nhìn ngắn hạn, con số ảo, chứ không phải là thật.9

- Vì sao chỉ số PEII lại bỏ tính liên kết kinh tế vùng? Không gian kinh tế vận hành không phụ thuộc quá nhiều vào ranh giới hành chính địa phương, đặc biệt là nếu xét theo chuỗi giá trị hay chuỗi cung ứng trong bối cảnh hội nhập.

Do đó, các chuyên gia đánh giá bản báo cáo về chỉ số PEII chỉ mang tính tham khảo.

2.2.2. Vận dụng chỉ số PEII để đề xuất các giải pháp cụ thể cho địa phương

Nhóm nghiên cứu chỉ số PEII có đề xuất kế hoạch 5 bước để xây dựng chiến lược hội nhập kinh tế quốc tế cấp địa phương:

- Bước 1 - Nghiên cứu tiềm năng: (i) Phân tích năng lực và lợi thế cạnh tranh; (ii) Phân tích các rào cản; (iii) Nghiên cứu nhận thức và hành vi chủ thể, các bên liên quan.

- Bước 2 - Hoạch định chiến lược: (i) Phân tích các lựa chọn đối nghịch; (ii) Lựa chọn nhóm nhân tố phát triển; (iii) Xác định tầm nhìn chiến lược và mục tiêu giai đoạn; (iv) Dự báo rủi ro.

- Bước 3 - Thực thi chiến lược: (i) Xây dựng cấu trúc khung hội nhập và kế hoạch triển khai; (ii) Thực hiện và triển khai kế hoạch theo mục tiêu từng giai đoạn: (iii) Thực hiện chiến lược truyền thông và kế hoạch từng giai đoạn.

- Bước 4 - Đánh giá: (i) Xây dựng kế hoạch đánh giá; (ii) Xây dựng tổ hợp nhóm tiêu chí đánh giá theo mục tiêu giai đoạn; (iii) Phân tích thách thức và rà soát chất lượng đáp ứng mục tiêu; (iv) Thực hiện đánh giá.

- Bước 5 - Điều chỉnh: (i) Thiết lập hướng điều chỉnh; (ii) Nội dung thực hiện và dự báo rủi ro.

Các bước xác định theo quy trình xây dựng một chính sách, trong đó có các bước cần thiết để đảm bảo chính sách đề xuất thành công. Trong đó, bước 1 đã đặt ra một số nội dung cơ bản là nhận diện năng lực và lợi thế cạnh tranh; nhận thức và hành vi chủ thể (hội nhập) và các rào cản. Tuy nhiên, tổng quát các bước quy trình này mang nặng tính lý thuyết và khó có thể áp dụng cho thực tiễn địa phương. Bên cạnh đó, chỉ số PEII có mối liên hệ rất yếu với diễn biến hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng hiện nay, được coi như là một yếu tố tương tác quan trọng.

Các bước thực hiện Chiến lược HNKTQT địa phương

2.2.3. So sánh chỉ số PEII với các chỉ số địa phương khác của Sóc Trăng

Chỉ số PCI - Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, của Sóc Trăng các năm trước chưa thật ổn định, nhưng phần lớn cũng thuộc nhóm Khá và Tốt. Năm 2012, PCI tụt hạng khá sâu (45/63), cũng là năm chỉ số PEII Sóc Trăng xếp hạng cuối cùng (63/63). Tuy nhiên không có nghĩa là 2 chỉ số này có tính chất tương đồng, do mục tiêu và cách tính khác nhau.

Trong 2 năm gần đây PCI của tỉnh đã ổn định và có xu hướng cải thiện, phản ánh nỗ lực cải cách của tỉnh.

CHỈ SỐ

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

PCI

64,68

54,24

56,63

61,49

62,68

55,01

58,97

58,13

59,04

60,07

Xếp hạng

65

29

41

17

15

45

24

36

22

22

Thuộc nhóm

-

-

-

Tốt

Tốt

Khá

Khá

Khá

Khá

Tốt

Xếp hạng PEII

 

 

 

37/50

 

63/63

 

 

 

 

Nguồn: Tổng hợp từ pcivietnam.org và chỉ số PEII.

Tóm lại, chỉ số PEII mặc dù công phu, nhưng mang tính thử nghiệm và còn nhiều ý kiến khác nhau khi áp dụng cho các địa phương. Đã có một số tỉnh như Bà Rịa-Vũng Tàu, Quảng Ninh,…đặt hàng tư vấn đánh giá sâu chỉ số PEII của tỉnh, nhưng các giải pháp đề xuất theo phương pháp tiếp cận chung, chưa có tính đột phá và chưa phù hợp với hoàn cảnh từng địa phương. Hiện tại, Ban Chỉ đạo liên ngành về hội nhập kinh tế quốc tế chưa có kế hoạch triển khai tiếp khảo sát chỉ số PEII trong thời gian tới.

Vì những lý do trên, chỉ số PEII chỉ sử dụng để tham khảo. Nhưng với tinh thần cầu thị, đề án tham khảo và kế thừa các hạt nhân hợp lý của chỉ số PEII trong việc xây dựng đề án hội nhập kinh tế quốc tế của Sóc Trăng.

3. Đánh giá hiệu quả thực tế công tác hội nhập kinh tế quốc tế của tỉnh Sóc Trăng

Do doanh nghiệp và các tổ chức cá nhân là đối tượng chịu tác động cuối cùng của hội nhập kinh tế quốc tế, Đề án xem xét đánh giá từ góc nhìn từ các đối tượng này trong hoạt động thực tiễn.

3.1. Đánh giá từ góc nhìn doanh nghiệp và Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh

Đề án đã triển khai thu thập thông tin đánh giá quá trình hội nhập kinh tế của địa phương qua góc nhìn của doanh nghiệp,là đối tượng chịu tác động của hội nhập, cũng như thụ hưởng các hỗ trợ của tỉnh. Phương thức khảo sát là phỏng vấn sâu các doanh nghiệp điển hình, phần lớn các doanh nghiệp có xuất khẩu. Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh, tuy mới được thành lập 5 năm nay, nhưng đã tích cực hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp và có góc nhìn khá khách quan đối với môi trường kinh doanh của tỉnh và hiệu quả của công tác hội nhập kinh tế quốc tế.

Ngoài phỏng vấn sâu, Nhóm nghiên cứu phối hợp Sở Công Thương gửi phiếu khảo sát cho 50 doanh nghiệp xuất khẩu hàng đầu của tỉnh. Rất tiếc số phiếu thu về không nhiều (10 phiếu - tỷ lệ 20%), bao gồm cả một doanh nghiệp hạ tầng của tỉnh). Điều này phản ánh nhiều doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm đến vấn đề hội nhập, nhưng thông tin thu thập cũng bổ sung tốt cho các nhận định, đánh giá của nhóm nghiên cứu về quá trình hội nhập và các vấn đề cần quan tâm.

Về nội dung khảo sát, ngoài năng lực và tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhóm nghiên cứu tập trung vào các nhóm vấn đề: (i) Hiểu biết/nhận thức của doanh nghiệp về hội nhập kinh tế quốc tế; (ii) Năng lực cạnh tranh, bên trong (năng lực của doanh nghiệp) và bên ngoài (thế mạnh của tỉnh và môi trường kinh doanh và đầu tư); (iii) Một số đề xuất của doanh nghiệp.

Qua thu thập thông tin khảo sát các doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh ở tỉnh Sóc Trăng, kết quả thu được như sau:

3.1.1. Tình hình hoạt động của các doanh nghiệp

Các doanh nghiệp được khảo sát đa số hoạt động trong lĩnh vực nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu các sản phẩm nông sản. Mức vốn kinh doanh của các doanh nghiệp từ 50 đến 200 tỷ đồng, một số doanh nghiệp lớn có mức vốn kinh doanh lớn như công ty Sao Ta (500 tỷ đồng). Các doanh nghiệp đã khai thác thế mạnh về nông, thủy sản của Sóc Trăng. Các doanh nghiệp đã giải quyết một số lượng lao động đáng kể trên địa bàn, nhưng phần lớn là lao động phổ thông trong các khâu sơ chế.

Mặt hàng chủ yếu là tôm đông lạnh, xuất khẩu sang các thị trường lớn và khó tính như Hoa Kỳ, châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc và một số nước ASEAN. Một số doanh nghiệp có xuất khẩu sang các thị trường mới như các nước Trung Đông, Canada… Cơ bản các doanh nghiệp nghiêm túc tuân thủ các quy định chung về an toàn vệ sinh thực phẩm, đạt tiêu chuẩn chất lượng theo ISO, HACPP, GMP. Một số doanh nghiệp còn đạt chuẩn khắt khe của thị trường Hoa Kỳ và châu Âu như BRC, BAP, ASC, IFS, BSCI… Các doanh nghiệp xuất khẩu đã tận dụng tốt ưu đãi thuế quan từ các FTA qua việc khai báo theo các mẫu form quy định của Hải quan, ví dụ form A, D, AK, VK, JK, AANZ,…

Tất cả các doanh nghiệp khảo sát có xuất khẩu đều vận chuyển hàng qua hệ thống cảng thành phố Hồ Chí Minh, với lý do đảm bảo thời gian giao hàng, mặc dù đi xa hơn cảng Cần Thơ.

3.1.2. Về nhận thức hội nhập kinh tế quốc tế

Các doanh nghiệp lớn của Sóc Trăng rất quan tâm đến các thông tin về hội nhập quốc tế (tham gia ký kết các FTA để mở rộng thị trường, ưu đãi thuế quan…), phần lớn thường xuyên cập nhật thông tin qua báo chí, các phương tiện truyền thông đại chúng, tham dự các lớp tập huấn, phổ biến thông tin cho doanh nghiệp và qua thông tin của bạn hàng, đối tác kinh doanh.

Thông tin được các doanh nghiệp quan tâm tìm hiểu nhất là những thông tin có lợi ích trực tiếp cho doanh nghiệp (có thêm thị trường để xuất khẩu, lộ trình thực hiện mức thuế quan ưu đãi theo cam kết trong các hiệp định, quan trọng nhất là các tiêu chuẩn đặt ra cho sản phẩm, dịch vụ, các rào cản về kỹ thuật hàng hóa, vệ sinh dịch tễ như thế nào…). Vì những thông tin này đòi hỏi phải có sự nghiên cứu sâu và chi tiết trong khi các thông tin từ báo chí, mạng internet chưa đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp. Theo kết quả khảo sát, đại đa số các doanh nghiệp sẵn sàng trả phí để có thể có được những thông tin được xử lý, chi tiết và hữu ích, đảm bảo sử dụng được.

Ngược lại, phần lớn các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa quan tâm nhiều đến các thông tin về hội nhập kinh tế quốc tế và khá thụ động trước thay đổi của môi trường kinh doanh và thị trường. Dường như vấn đề hội nhập còn khá xa vời với các doanh nghiệp nhỏ. Điều này được chia sẻ bởi đại diện Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Sóc Trăng và cũng phù hợp với đánh giá chung ở các địa phương, kể cả thành phố Hồ Chí Minh.

3.1.3.Về môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Doanh nghiệp khảo sát cho biết chọn địa bàn tỉnh Sóc Trăng lập nghiệp phần lớn vì thấy tiềm năng của nguồn cung nguyên liệu thủy sản để chế biến xuất khẩu, đồng thời chi phí sản xuất kinh doanh khá thấp.

Theo ghi nhận của doanh nghiệp, các cơ quan chức năng tỉnh cũng thường xuyên hoặc định kỳ tổ chức giải đáp khó khăn vướng mắc của doanh nghiệp và được đánh giá có hiệu quả.Tuy nhiên, doanh nghiệp mong muốn hình thức đối thoại trực tiếp hơn là gửi văn bản. Với nguồn lực hạn chế của tỉnh và các Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp còn ít, không ngạc nhiên khi tất cả các doanh nghiệp được khảo sát đều cho biết không tham gia chương trình hỗ trợ nào của tỉnh.

Qua trao đổi, doanh nghiệp tỉnh nhận định năng lực cạnh tranh còn khá hạn chế. Trừ một số ít doanh nghiệp lớn, có thị trường sản phẩm truyền thống và ổn định (thực phẩm chế biến, thủy sản,…) là thế mạnh của tỉnh Sóc Trăng, việc phát triển các sản phẩm mới hay mở rộng sản xuất còn khó khăn, do thị trường khá nhỏ và doanh nghiệp chưa thực sự năng động. Một số khó khăn doanh nghiệp nêu ra khá cụ thể:

- Nguồn cung nguyên liệu thủy sản của tỉnh Sóc Trăng khá dồi dào nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu của doanh nghiệp chế biến, doanh nghiệp phải thu mua nguyên liệu từ một số tỉnh lân cận khác, từ miền Trung hoặc nhập khẩu. Nhưng nếu phụ thuộc nguồn nguyên liệu bên ngoài thì doanh nghiệp không kiểm soát được chất lượng đầu vào, chưa kể làm tăng chi phí, và nếu tỷ lệ nguyên liệu nhập lớn sẽ không được hưởng thuế quan ưu đãi khi xuất khẩu.

- Cạnh tranh không lành mạnh của chính một số doanh nghiệp trong ngành, trong đó có tình trạng bơm tạp chất vào tôm, thậm chí còn được cấp chính quyền tỉnh dung túng, bao che (Công ty cổ phần Thủy sản Sạch Việt Nam phản ánh, cụ thể là trên địa bàn tỉnh Cà Mau).

- Lao động ngày càng khó tìm do thu nhập trong khâu sơ chế khá thấp. Một số doanh nghiệp muốn chuyển sang chế biến sản phẩm tinh có giá trị gia tăng cao hơn, nhưng lao động chưa đáp ứng, phải đầu tư đào tạo với chi phí khá cao, mong muốn nhận được sự hỗ trợ từ chính quyền.

- Có doanh nghiệp phản ánh các sản phẩm thực phẩm chế biến xuất khẩu nhiều sang thị trường khó tính như Nhật Bản nhưng khi tiếp cận thị trường nội địa lại rất khó khăn.

Hộp 4: Vấn đề nghịch lý của kiểm tra chuyên ngành

Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta là một doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu lớn của tỉnh Sóc Trăng, sử dụng đến 3.000 lao động. Sản phẩm chủ yếu là thực phẩm chế biến, trong đó có thủy sản và nông sản chế biến. Năm 2017, doanh nghiệp dự kiến sản xuất 16.800 tấn sản phẩm với giá trị xuất khẩu 144 triệu USD. Thị trường chủ yếu là Hoa Kỳ (38%), Nhật Bản (38%), EU (10%) và một số thị trường khác. Doanh nghiệp đã đưa các sản phẩm tinh chế, thực phẩm ăn liền vào thị trường khó tính như Nhật Bản, mà ít doanh nghiệp khác trong cả nước làm được. Để vào được thị trường Nhật, sản phẩm của doanh nghiệp chịu sự kiểm soát chặt chẽ, nghiêm ngặt toàn bộ quy trình nuôi trồng - chế biến - vận chuyển và doanh nghiệp phải đáp ứng hàng rào kỹ thuật rất cao với hàng chục các tiêu chuẩn. Các đối tác Nhật Bản còn định kỳ thuê khảo sát đánh giá chất lượng toàn bộ quy trình sản xuất trên thực tế, toàn bộ chi phí do Công ty Sao Ta chi trả.

Tuy nhiên, khi doanh nghiệp dự kiến mở rộng thị trường/công suất và dự định cung cấp các mặt hàng này vào thị trường trong nước thông qua kênh phân phối Coop-Mart thì vấn đề lại trở nên rất khó khăn. Do nhiều sản phẩm chế biến dạng mix (trộn lẫn), nên khi doanh nghiệp xin giấy phép lưu thông, Chi cục An toàn Vệ sinh thực phẩm thông báo không có sẵn các tiêu chuẩn Việt Nam để xem xét, mà hẹn doanh nghiệp “để nghiên cứu” - với thời gian không xác định. Trong khi đó, các sản phẩm này đã được phía Nhật Bản đã chấp nhận, sau khi đáp ứng một loạt tiêu chuẩn rất cao, nhưng các tiêu chuẩn này lại không được Việt Nam sử dụng.

Nghịch lý này không chỉ gây thiệt hại cho doanh nghiệp, vì mất cơ hội phát triển thị trường, mà còn gây khó khăn cho người tiêu dùng Việt Nam không tiếp cận được các sản phẩm cao cấp có lợi cho sức khỏe với giá cả hợp lý. Hơn hết, vụ việc này phản ánh sự máy móc, cứng nhắc của hệ thống quản lý hành chính nhà nước mà doanh nghiệp đang phải chịu đựng.

3.1.4. Một số đề xuất của doanh nghiệp

- Mối quan tâm lớn nhất của doanh nghiệp là khai thác lợi thế của tỉnh Sóc Trăng bằng cách hỗ trợ đầu tư vùng nguyên liệu, đặc biệt là tôm nước lợ, đảm bảo kiểm soát nguồn cung sạch, đạt chuẩn chất lượng, giảm chi phí vận chuyển đồng thời tạo thêm công việc, nâng cao thu nhập cho người dân.

- Hoạt động tuyên truyền, phổ biến thông tin về hội nhập kinh tế từ phía chính quyền tỉnh Sóc Trăng cần phải được thực hiện thường xuyên, thông tin cung cấp phải cụ thể, chi tiết, doanh nghiệp có thể áp dụng được. Đây là vấn đề khó khăn của tỉnh, khi các ngành nghề quá đa dạng, trong khi nguồn lực còn hạn chế. Bên cạnh đó, hoạt động đối thoại, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thủ tục, chính sách cho doanh nghiệp cũng cần được tổ chức thường xuyên hơn với hình thức phù hợp.

- Về chương trình hỗ trợ cho doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng hiện nay, doanh nghiệp mong muốn đơn giản hơn nữa các thủ tục hành chính liên quan đến đầu tư, kinh doanh như cấp giấy chứng nhận và các thủ tục chuyên ngành khác như kiểm tra quy trình hoạt động, chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm… Ngoài ra, doanh nghiệp cũng mong muốn được hỗ trợ về vốn, đất đai và thông tin trong suốt quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh.

- Một số doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi sang chế biến tinh có giá trị gia tăng cao gặp khó khăn về nhân lực, mong muốn được hỗ trợ đào tạo kỹ năng cho lao động chuyển từ lao động phổ thông, chế biến thô, sơ chế sang sản xuất tinh chế với tay nghề và thu nhập cao. (Công ty TNHH Thủy sản Minh Đăng, Công ty TNHH Chế biến thực phẩm Nấm xuất khẩu Tư Thao).

3.2. Đánh giá các nhóm vấn đề trong hội nhập kinh tế quốc tế

Nhóm nghiên cứu đã làm việc với các đơn vị quản lý và trao đổi về công tác hội nhập kinh tế quốc tế dưới góc độ đánh giá trên thực tế ở địa phương. Một số vấn đề nổi bật qua trao đổi và đánh giá bằng một số nguồn tài liệu khác:

3.2.1. Công tác tuyên truyền phổ biến thông tin hội nhập kinh tế quốc tế

Công tác tuyên truyền, phổ biến thông tin về hội nhập kinh tế quốc tế ở Sóc Trăng có tổ chức thực hiện, nhưng nhìn chung còn nhiều hạn chế cả về hình thức và tần suất thực hiện, từ đó chưa tạo ra được sự chuyển biến rõ rệt trong nhận thức của người dân nói chung và doanh nghiệp nói riêng về vấn đề hội nhập.

Đối với kênh thông tin là cổng thông tin điện tử của Sóc Trăng và một số sở ngành liên quan, nội dung về hội nhập kinh tế quốc tế còn khá nghèo nàn, không đầy đủ và hệ thống, cụ thể như tại website www.soctrang.gov.vn chỉ có chuyên mục “ASEAN” nhưng chỉ được cập nhật đến năm 2016, không thấy đăng tải các nội dung liên quan đến ASEAN@5010 hay website của Sở Công Thương mặc dù có chuyên mục “Hội nhập kinh tế quốc tế” nhưng thông tin chỉ cập nhật đến năm 2015 với 4 Hiệp định trong khuôn khổ ASEAN và 1 thông tư hướng dẫn thực hiện về tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong ASEAN.

Số lượng doanh nghiệp tham gia các lớp tập huấn với nội dung liên quan đến hội nhập còn khá hạn chế, dẫn đến việc nhiều lớp không tổ chức được hoặc phải hủy bỏ vì không đủ số lượng học viên tham dự. Có nhiều lý do, nhưng quan trọng nhất là cung - cầu chưa gặp nhau. Các chủ đề về hội nhập kinh tế quốc tế các diễn giả đưa ra còn khá chung, mang tính vĩ mô, doanh nghiệp chưa thấy được lợi ích cụ thể. Cách thức mời tham gia còn cứng nhắc theo kiểu hành chính (gửi thư mời), trừ dạng "Cà phê Kết nối" của Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh. Riêng Sở Nội vụ có đối tượng cán bộ, công chức, viên chức là bắt buộc tham gia, còn lại, doanh nghiệp cần thay đổi phương thức tổ chức và nội dung truyền đạt.

Ngoài ra, đối với hoạt động tuyên truyền các sự kiện diễn ra liên quan đến hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam như ASEAN@50 hay APEC Việt Nam 2017 đối với người dân trên địa bàn tỉnh qua các băng rôn, áp phích cũng còn hạn chế, chưa tạo được ấn tượng về hoạt động cũng như thông tin liên quan.

3.2.2. Về cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh

Sóc Trăng là tỉnh triển khai khá mạnh và đồng đều nhiều hoạt động cải cách hành chính tại các cơ quan quản lý trên địa bàn. Có rất nhiều kênh chỉ đạo, hình thức và nội dung khác nhau liên quan đến cải thiện các chỉ số đánh giá (PCI, PAPI, PARIndex, SIPAS) và các kế hoạch khác có liên quan (phát triển kinh tế tư nhân, triển khai Nghị quyết 19 và 35 của Chính phủ, kế hoạch về hội nhập kinh tế quốc tế và hội nhập quốc tế…). Thậm chí còn đánh giá mức độ hài lòng với từng chuyên viên giải quyết trực tiếp thủ tục hành chính ở một số Sở ngành11. Đây là điểm mới của Sóc Trăng, cho thấy quyết tâm cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh của lãnh đạo tỉnh. Nhưng cũng khó tránh được sự trùng lắp, chồng chéo về nội dung trong hoạt động triển khai cải thiện các chỉ số.

Cảm nhận chung, môi trường kinh doanh ở Sóc Trăng có xu hướng cải thiện, nhưng chậm.Có vẻ ít vướng mắc tại các cơ quan quản lý khi giải quyết các thủ tục chung, thông thường. Chỉ số PCI đang dần ổn định và chuyển từ nhóm Khá lên nhóm Tốt (thứ hạng 22); Chỉ số hài lòng - SIPAS do Sở Nội vụ khảo sát 1.690 người dân trong 7 nhóm lĩnh vực năm 2015 cho thấy tỷ lệ Hài lòng và Rất hài lòng đạt 93,2%, khá cao so với mục tiêu trên 80% vào năm 2020 của Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-202012.Trong khi đó, chỉ số PAR Index về cải cách hành chính lại khá thấp, cần cải thiện nhiều; tương tự chỉ số PAPI cũng phản ánh quan ngại về yếu tố minh bạch của các cơ quan quản lý.

Tuy nhiên, số lượng các doanh nghiệp/dự án trong và ngoài nước tại Sóc Trăng cho thấy hiện tại, Sóc Trăng chưa phải là nơi hấp dẫn các nhà đầu tư. Theo Báo cáo Tình hình phát triển doanh nghiệp tỉnh Sóc Trăng sau 25 năm tái lập, đến cuối năm 2017, ước có khoảng 2.600 doanh nghiệp, trong đó khoảng 1% là doanh nghiệp lớn. Như vậy, bình quân hơn 500 người dân mới có 1 doanh nghiệp. Tại cuộc họp với Thủ tướng Chính phủ tháng 4/2017, báo cáo cho thấy kể cả doanh nghiệp đăng ký mới đạt 560 người dân/1 doanh nghiệp, tức thấp hơn 4 lần so với bình quân cả nước. Đại diện Sở Kế hoạch và Đầu tư ước tính số doanh nghiệp thực sự hoạt động khoảng 1.700, tương đối phù hợp với số liệu thống kê; đồng thời đánh giá sự kết nối giữa các doanh nghiệp lớn và 99% doanh nghiệp nhỏ và vừa ở tỉnh rất yếu. Số lượng doanh nghiệp FDI cũng không đáng kể - theo báo cáo của Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh có 04 doanh nghiệp FDI trên địa bàn (03 còn hoạt động, 01 đang xin phép). Hiện nay, Tập đoàn Phú Cường cùng Tập đoàn GE (Hoa Kỳ) và Tập đoàn Mainstream (Ireland) đã ký kết thỏa thuận hợp tác đầu tư dự án điện gió tại tỉnh Sóc Trăng, có công suất lên đến 800MW, với tổng mức đầu tư khoảng 2 tỷ USD13. Đây là tin vui đối với Sóc Trăng, nhưng thực chất, khi dự án đi vào hoạt động, tác động lan tỏa của dự án đến kinh tế xã hội tỉnh cũng không nhiều.

Hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh còn khá cứng nhắc, do nguồn lực ngân sách của tỉnh còn hạn chế, do đó chưa có nhiều chương trình hỗ trợ cụ thể cho doanh nghiệp, đa số vẫn là thực hiện chương trình, chính sách hỗ trợ chung từ Trung ương, chưa nhiều chính sách đặc thù nhằm phát triển doanh nghiệp tại địa phương. Ngoài một số quy định như Quyết định số 23/2011/QĐ-UBND ngày 24/6/2011 ban hành Quy định về chính sách khuyến khích và hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng, Quyết định số 19/2016/QĐ-UBND ngày 11/8/2016 ban hành quy định chính sách ưu đãi về đất đối với các dự án xã hội hóa thuộc lĩnh vực giáo dục, đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng, một số chương trình hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, thủy sản14. Một số hoạt động hỗ trợ cụ thể cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tập trung tại Trung tâm Xúc tiến đầu tư và Hỗ trợ doanh nghiệp thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư. Lý do chính là trong những năm qua, Trung tâm nhận được nguồn kinh phí hỗ trợ từ Canada, nhưng cũng thời gian thực hiện Dự án chỉ kéo dài đến tháng 3/2018 và tỉnh cần tìm kiếm nguồn tài trợ mới.

3.2.3. Về lợi thế của địa phương

- Lợi thế xây dựng chuỗi giá trị sản xuất chế biến nông - thủy sản của tỉnh

Sóc Trăng có lợi thế phát triển nông sản, thủy sản sạch và có giá trị cao. Ví dụ lúa Sóc Trăng với sản lượng bình quân trên 2 triệu tấn/năm trong đó khoảng 50% là đặc sản và có thương hiệu; hoặc phát triển mô hình sản xuất tôm - lúa. Riêng con tôm là thế mạnh của Sóc Trăng, đang được quy hoạch 45.000 ha đảm bảo sản lượng khoảng 110.000 tấn, đáp ứng khoảng 50% nguyên liệu cho chế biến thủy sản của tỉnh. Ngoài ra, tỉnh còn có nhiều mặt hàng đặc sản đặc trưng của địa phương như gạo ST, hành tím Vĩnh Châu, sản phẩm bánh pía, lạp xưởng… Tuy nhiên, ngoài bánh pía có mạng lưới phân phối ngoài tỉnh, các doanh nghiệp khác của Sóc Trăng có quy mô nhỏ, nguồn lực còn hạn chế nên việc tham gia và nâng cao giá trị trong các chuỗi hàng hóa, sản phẩm tại địa phương còn nhiều vấn đề phải quan tâm.

Ví dụ như trong nghiên cứu “Giải pháp nâng cấp chuỗi giá trị Gạo đặc sản“ST5” của tỉnh Sóc Trăng” do PGS.TS. Võ Thị Thanh Lộc và PGS.TS. Nguyễn Phú Son thực hiện năm 2013 đã đưa ra sơ đồ chuỗi giá trị và các vấn đề trong phát triển chuỗi giá trị ngành hàng này như sau:

Hình: Sơ đồ chuỗi giá trị gạo ST5 tỉnh Sóc Trăng năm 2013

Bảng: Phân tích SWOT chuỗi ngành hàng gạo ST5 tỉnh Sóc Trăng năm 2013

ĐIỂM MẠNH (S)

S1: Điều kiện đất đai thích hợp để sản xuất giống ST5.

S2: Có vùng sản xuất tập trung với quy mô lớn (từ 500 đến lớn hơn 1.000 ha). S3: Nông dân có kinh nghiệm sản xuất giống ST5 và sản xuất theo GAP.

S4: Giống lúa có chất lượng cao, dễ bán, giá bán cao so với giá lúa thường

S5: Đã có nhãn hiệu hàng hóa gạo thơm Sóc Trăng.

S6: Diện tích có thể mở rộng.

S7: Có kinh nghiệm trong việc liên kết sản xuất & tiêu thụ.

ĐIỂM YẾU (W)

W1: Sản lượng lúa giống chưa đáp ứng đủ cho nhu cầu sản xuất

W2: Chưa kiểm soát được chất lượng gạo trong khâu tiêu thụ.

W3. Hệ thống phân phối nội địa còn hạn chế.

W4. Doanh nghiệp chế biến chưa xây dựng được vùng nguyên liệu

W5. Năng lực dự trữ và chế biến trong tỉnh còn hạn chế.

W6: Chất lượng giống suy giảm do thụ phấn chéo và do tình trạng lẫn giống.

CƠ HỘI (O)

O1: Nhu cầu gạo thơm trong nước và xuất khẩu lớn.

O2: Thương hiệu gạo thơm Việt Nam đang phát triển.

O3: Có chủ trương phát triển của Bộ và tỉnh.

O4: Dự án Năng lực cạnh tranh (ACP) đầu tư phát triển cánh đồng mẫu lớn.

O5: Dự án CIDA (hỗ trợ DNNVV và Hộ sản xuất kinh doanh nhỏ)

THÁCH THỨC (T)

T1: Cạnh tranh của các loại gạo chất lượng cao khác trong và ngoài nước.

T2: Diện tích trồng lúa thơm ở các tỉnh vùng ven biển ĐBSCL đang tăng nhanh.

T3: Còn một tỷ lệ gạo ST5 xuất theo đường tiểu ngạch làm ảnh hưởng đến thương hiệu.

Nguồn: Kết quả nghiên cứu, 2013.

- Lợi thế phát triển du lịch

Du lịch là một trong những định hướng phát triển quan trọng của địa phương. Tài nguyên du lịch của Sóc Trăng phong phú và đa dạng bao gồm tài nguyên tự nhiên như các hệ sinh thái rừng ngập mặn, các cù lao dọc theo sông Hậu… và tài nguyên du lịch nhân văn như các lễ - hội văn hóa truyền thống của 3 dân tộc Kinh - Khmer - Hoa, các di tích lịch sử cách mạng… Tuy vậy, tổng lượng khách du lịch cả trong và ngoài nước đến Sóc Trăng vẫn còn hạn chế, khoảng hơn 1,13 triệu lượt khách đến trong năm 2016 với doanh thu đạt 460 tỷ đồng; chủ yếu tập trung vào thời điểm tổ chức các lễ hội lớn như Lễ hội Oóc om boc, Lễ hội đua ghe ngo... Nhiều điểm du lịch phát triển tự phát; các dịch vụ vui chơi giải trí còn ít, chưa đặc sắc nên chưa thu hút được sự quan tâm của khách du lịch.

Theo một nghiên cứu về các yếu tố quyết định sự hài lòng và sự sẵn lòng quay trở lại của khách nội địa đối với du lịch tỉnh Sóc Trăng được thực hiện năm 201215 cho thấy có 18% số khách đánh giá rất hài lòng, 53% đánh giá hài lòng, 26% đánh giá trung bình, và 3% đánh giá không hài lòng, không có du khách nào đánh giá rất không hài lòng. Tỷ lệ số khách hài lòng và rất hài lòng khá cao. Tuy nhiên, số khách không hài lòng và hài lòng ở mức trung bình về Du lịch Sóc Trăng cũng chiếm một tỷ lệ không nhỏ, các nhà kinh doanh du lịch Sóc Trăng cần phải cố gắng nâng cao chất lượng dịch vụ hơn nữa để làm thỏa mãn các khách hàng khó tính với nhu cầu ngày càng cao trong sử dụng dịch vụ du lịch. Tỷ lệ khách sẽ quay lại và tiếp tục sử dụng dịch vụ du lịch ở Sóc Trăng khá cao, với 14% số khách rất chắc chắn và 55% số khách chắc chắn; tuy nhiên, tỷ lệ khách hàng không ý kiến, không chắc chắn, và rất không chắc chắn cũng rất đáng quan tâm (lần lượt là 25%, 5%, 1%).

3.2.4. Về phát triển nguồn nhân lực

Sóc Trăng đã có nhiều nỗ lực trong phát triển nguồn nhân lực thông qua triển khai và thực hiện các đề án hỗ trợ đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và cơ chế, chính sách nhằm thu hút nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế cần quan tâm xem xét như sau:

- Đội ngũ làm công tác hội nhập kinh tế quốc tế nói riêng và hội nhập quốc tế nói chung vẫn chưa được đào tạo bài bản và chuyên sâu. Việc tổ chức một số lượng lớp đào tạo, tập huấn hạn chế hàng năm cho đội ngũ cán bộ công chức, viên chức và một số tổ chức xã hội là chưa đủ, chỉ mới bước đầu phổ biến và cung cấp thông tin về hội nhập. Do đó, đòi hỏi cần có các khóa đào tạo chuyên sâu và có hệ thống nhằm hỗ trợ cho đội ngũ triển khai nhiệm vụ này.

- Đội ngũ công chức, viên chức thực hiện các dự án, chương trình, năng lực triển khai còn hạn chế, từ đó tác động hiệu quả không như mục tiêu đề án đề ra.

- Đội ngũ lãnh đạo doanh nghiệp và công nhân lành nghề cũng chưa được quan tâm đúng mức trong các nội dung đào tạo. Ngoài nguyên nhân do bản thân doanh nghiệp chưa quan tâm đến vấn đề đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nói chung và vấn đề hội nhập nói riêng, các hỗ trợ của địa phương dường như cũng chưa đáp ứng nhu cầu thực tế của doanh nghiệp, nhất là trong đào tạo công nhân lành nghề, có thể làm việc ngay hoặc chuyển đổi vị trí công việc. Do kinh tế chưa sôi động, số lượng công ăn việc làm tại địa phương còn hạn chế, dẫn đến tình trạng nhiều lao động tại địa phương đi làm ngoài tỉnh, chủ yếu lựa chọn 2 địa phương là thành phố Hồ Chí Minh và nhất là Bình Dương16 để làm việc.

 

PHẦN II - ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN HIỆU QUẢ CÔNG TÁC HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025

I. Bối cảnh và quan điểm

1. Bối cảnh

Toàn cầu hóa tiếp tục phát triển, xu thế khu vực hóa diễn ra mạnh mẽ, điển hình là châu Á - Thái Bình Dương. Xu hướng kết hợp các hiệp định FTA đã có thành một hiệp định duy nhất nhằm tận dụng tối đa lợi ích thương mại có chiều hướng phát triển; nhưng song song đó, cũng là sự trỗi dậy của chủ nghĩa bảo hộ ở một số quốc gia phát triển. Các hình thức hội nhập kinh tế khác như hội nhập tiểu vùng và hội nhập xuyên biên giới cũng diễn ra. Cộng đồng Kinh tế ASEAN hình thành; việc tự do di chuyển vốn, con người, hàng hóa sẽ trở thành hiện thực cuối thập kỷ này.

Ở trong nước, sau 30 năm Đổi Mới, sức mạnh tổng hợp, vị thế quốc tế của Việt Nam ở khu vực và thế giới đã được nâng lên, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đẩy mạnh hội nhập quốc tế trong thời gian tới. Tuy nhiên, mức độ hội nhập của Việt Nam còn thấp, chủ yếu hội nhập theo chiều rộng. Quá trình hội nhập sâu hơn vào khu vực và thế giới đứng trước những vấn đề lớn hơn như nguy cơ tổn thương trước những biến động quốc tế, cạnh tranh gay gắt hơn, làm gia tăng nguy cơ tụt hậu. Mục tiêu của Việt Nam đến năm 2030 là mức độ hội nhập kinh tế quốc tế ngang bằng mức trung bình của các nước ASEAN-4; đẩy mạnh hội nhập quốc tế song song với quá trình tăng cường liên kết giữa các ngành, vùng, miền trong nước; tập trung triển khai hiệu quả các hiệp định đã ký kết như Việt Nam - Hàn Quốc, Việt Nam - Liên minh kinh tế Á - Âu… và chuẩn bị cho các FTA đang đàm phán hoặc sắp có hiệu lực, đặc biệt là các FTA thế hệ mới như Hiệp định CPTPP, FTA Việt Nam - EU. Các FTA này khi đi vào thực thi sẽ tác động rất lớn đến kinh tế xã hội Việt Nam nói chung và các địa phương nói riêng. Lưu ý diễn biến về thị trường xuất khẩu vào các khối như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản là rất phức tạp và có thể nhanh chóng chuyển hướng bất lợi cho doanh nghiệp, do đó các doanh nghiệp xuất khẩu cần quan tâm cập nhật tình hình17.

Các chủ trương và văn bản chỉ đạo từ cấp Trung ương về hội nhập kinh tế quốc tế đã khá đầy đủ và kịp thời. Việc nắm rõ tiến trình hội nhập, nhận diện đúng các cơ hội hay các điểm yếu cụ thể/đặc thù của kinh tế địa phương, từ đó có các giải pháp chuẩn bị tích cực và có trọng tâm để đảm bảo hội nhập thành công là rất cần thiết.

2. Quan điểm

Hội nhập kinh tế quốc tế được đặt trong mối quan hệ chặt chẽ, hài hòa với các chương trình/quy hoạch phát triển trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Hội nhập kinh tế quốc tế với nhiệm vụ trọng tâm là mở rộng thị trường đi đôi với nâng cao sức cạnh tranh của cộng đồng doanh nghiệp; kết nối và tham gia chuỗi giá trị trên cơ sở thế mạnh của địa phương, tiếp nhận và phát huy các nguồn lực đóng góp tích cực cho quá trình tái cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng của tỉnh đến năm 2020.

Hội nhập kinh tế quốc tế tiến hành trên cơ sở khai thác tối đa lợi thế, tiềm năng trên địa bàn, hài hòa lợi ích các chủ thể có liên quan góp phần huy động có hiệu quả các nguồn lực nước ngoài; đồng thời xác định đúng các khó khăn, thách thức của tỉnh để có biện pháp khắc phục.

Hội nhập kinh tế quốc tế được triển khai đa dạng về hình thức, phong phú về lĩnh vực với sự tham gia của các cấp, các ngành, đơn vị, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp và các chủ thể khác cùng tham gia sâu vào tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế; trong đó xác định một số nhiệm vụ trọng tâm để triển khai thực hiện có hiệu quả.

Nội dung các hoạt động về hội nhập kinh tế quốc tế, ngoài các hỗ trợ cụ thể, sát với nhu cầu thực tiễn, còn lưu ý tính chiến lược, lâu dài của vấn đề hội nhập; khuyến khích và tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp tích cực, chủ động trong quá trình hội nhập.

II. Tầm nhìn và mục tiêu

1. Yêu cầu và tầm nhìn về hội nhập kinh tế quốc tế

1.1. Yêu cầu đến năm 2020:

Cơ bản triển khai đồng bộ các nhiệm vụ về hội nhập kinh tế quốc tế. Năng lực và hiểu biết về hội nhập của cán bộ công chức, viên chức được nâng lên, doanh nghiệp biết rõ các việc cần làm để tận dụng cơ hội trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Các ngành tập trung vào tận dụng và phát triển thế mạnh của tỉnh, đặc biệt là xây dựng vùng nguyên liệu trong sản xuất nông nghiệp, phát triển các sản phẩm chủ lực và có tiềm năng…, kiểm soát chất lượng, nâng cao giá trị hàng hóa/sản phẩm xuất khẩu và phát triển thương hiệu của địa phương.

Thực hiện tốt công tác cải cách hành chính tại địa phương, trọng tâm là cải cách thể chế và thủ tục hành chính. Tạo sự chuyển hướng về hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp theo hướng mở rộng và phát triển, nâng cao giá trị; phấn đấu theo các tiêu chuẩn tiên tiến của khu vực.

1.2. Tầm nhìn đến năm 2025:

Năng lực hội nhập kinh tế quốc tế của tỉnh ngang bằng với các tỉnh dẫn đầu trong Vùng Đồng bằng song Cửu Long. Liên kết phát triển trong hội nhập có cơ sở vững chắc. Doanh nghiệp tận dụng tốt các cơ hội từ các FTA đã ký kết và sẵn sàng chuẩn bị cho các FTA mới, đặc biệt là các FTA thế hệ mới.

Có nhiều doanh nghiệp dẫn đầu về xuất khẩu thủy sản, nông sản trên địa bàn. Môi trường đầu tư thông thoáng, hấp dẫn, tạo cơ hội bình đẳng cho mọi doanh nghiệp, mọi thành phần sản xuất kinh doanh trên địa bàn. Cơ sở hạ tầng, giao thông được cải thiện, hỗ trợ tốt cho công tác xuất nhập khẩu và lưu thông hàng hóa trên địa bàn.

Đội ngũ cán bộ công chức, viên chức có tính chuyên nghiệp, phục vụ tốt cho doanh nghiệp, người dân và đáp ứng cơ bản các yêu cầu phát triển của tỉnh.

2. Mục tiêu đề án

2.1. Mục tiêu tổng quát và luận cứ xác định mục tiêu cụ thể

Mục tiêu tổng quát của Đề án nhằm định hướng và thực hiện hiệu quả công tác hội nhập kinh tế quốc tế trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng theo từng giai đoạn, trên cơ sở khai thác tốt lợi thế kinh tế và cơ hội của địa phương, ứng phó chủ động với các nguy cơ trong quá trình hội nhập, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội theo hướng bền vững.

Từ mục tiêu chung trên, việc lựa chọn hướng tiếp cận các mục tiêu và giải pháp cụ thể của Đề án hội nhập kinh tế quốc tế của tỉnh Sóc Trăng dựa trên các căn cứ sau đây:

Thứ nhất, vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế có tính chất bao trùm nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó nổi lên là sự cạnh tranh của doanh nghiệp/ngành/sản phẩm trong điều kiện các thị trường ngày càng mở rộng. Đề án cần tập trung vào việc nhận diện các cơ hội và thách thức trong quá trình hội nhập, tận dụng lợi thế của địa phương để có giải pháp tập trung và ưu tiên. Hướng tiếp cận đi từ nhận thức đúng tới hành động tích cực có tính chọn lọc, cụ thể phù hợp với nguồn lực của tỉnh.

Thứ hai, Đề án nhằm luận cứ cho công tác hội nhập kinh tế quốc tế của tỉnh, tuy nhiên không thể dàn trải mà cần tập trung vào các giải pháp có tính chất ưu tiên và thực tiễn cao, giúp các ngành các doanh nghiệp triển khai các hoạt động cụ thể thiết thực. Trước hết, các cán bộ, công chức, viên chức và các chủ doanh nghiệp - đối tượng chịu ảnh hưởng lớn nhất của quá trình hội nhập phải nắm bắt rõ cơ hội và thách thức, từ đó xác định lợi thế cạnh tranh đặc thù của địa phương để phát triển ngành kinh tế; tiếp theo để nâng cao năng lực cạnh tranh, cần tập trung các mục tiêu/giải pháp ít tốn kém, nhưng đem lại hiệu quả cao nhất là cải cách môi trường đầu tư và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Hoạt động hỗ trợ của tỉnh là rất cần thiết, nhưng cần có chọn lọc và chuyển dần các hoạt động hỗ trợ từ cơ quan nhà nước sang Hiệp hội, hội ngành nghề.

Thứ ba, việc xác định mục tiêu và triển khai hội nhập kinh tế quốc tế căn cứ theo Chỉ số PEII với 8 trụ cột đánh giá của Ủy ban Quốc gia về Hợp tác kinh tế quốc tế (NCIEC) thực hiện trước đây sẽ không đặt ra, vì: Chỉ số này mới chỉ triển khai đại trà được 2 đợt (2010 và 2012), do đó sẽ rất khó khăn khi muốn xác định việc cải thiện vị trí hội nhập kinh tế quốc tế của tỉnh (hiện không có các đợt khảo sát định kỳ tiếp theo - như chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, PCI); mặt khác, việc đánh giá này chỉ có tính chất tham khảo, do còn nhiều quan điểm khác nhau nên Chỉ số PEII chưa được thừa nhận và áp dụng rộng rãi.

Thứ tư, căn cứ vào 2 văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ là Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 07/7/2015 và Chỉ thị số 38/CT-TTg ngày 19/10/2017, trong đó tập trung 04 nhóm vấn đề:(i) phổ biến thông tin, giúp các nhóm đối tượng nắm bắt và vận dụng các FTA nói riêng và hội nhập kinh tế quốc tế nói chung; (ii) nâng cao năng lực cạnh tranh, sẵn sàng kết nối chuỗi giá trị hoặc tăng cường khả năng xuất khẩu; (iii) thúc đẩy hợp tác cấp địa phương, song phương hoặc khu vực; và (iv) nâng cao năng lực bộ máy của tỉnh nói chung và các cán bộ hội nhập nói riêng. Trong 4 nhóm vấn đề trên, việc hợp tác quốc tế chưa xem xét đến trong Đề án do Sóc Trăng là tỉnh nhỏ, nên việc hợp tác đối ngoại về kinh tế chưa phải là ưu tiên thường xuyên, trong khi Sóc Trăng tiếp tục tham gia hợp tác Tiểu Vùng sông Mê Kông cùng các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.

Thứ năm, căn cứ vào thực tiễn khảo sát và đánh giá của các Sở ngành, đơn vị hỗ trợ và các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn, nhu cầu các đơn vị cần được hỗ trợ và triển khai các việc cụ thể, thiết thực, trong điều kiện nguồn lực của tỉnh Sóc Trăng còn hạn chế.

2.2. Mục tiêu cụ thể

Từ luận cứ trên và yêu cầu công tác hội nhập kinh tế quốc tế của địa phương, xác định các mục tiêu cụ thể của Đề án hội nhập kinh tế quốc tế của tỉnh Sóc Trăng:

(1) Nhận thức về hội nhập kinh tế quốc tế trong đội ngũ cán bộ công chức viên chức và doanh nhân được nâng cao; hiểu rõ việc cần làm trong quá trình hội nhập;

(2) Xác định tiềm năng/lợi thế về kinh tế của tỉnh trong hội nhập; lựa chọn, xây dựng và nâng cao chuỗi giá trị của một số ngành/sản phẩm chủ lực có lợi thế của tỉnh, hướng tới kết nối chuỗi giá trị trong khu vực và thế giới;

(3) Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, thu hút đầu tư thông qua cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh, cải thiện các chỉ số cấp địa phương;

(4) Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và doanh nhân trong tình hình hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng.

Ngoài ra, Đề án phát hiện và đề xuất một số giải pháp nhằm giải quyết các vấn đề xã hội phát sinh trong quá trình hội nhập (lồng ghép vào nội dung của các chương trình).

II. Định hướng nhiệm vụ và giải pháp thực hiện Đề án

Căn cứ vào mục tiêu trên, đề xuất các nhiệm vụ nhằm triển khai công tác hội nhập kinh tế quốc tế tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025. Trong đó, lựa chọn tập trung triển khai 04 nhóm nhiệm vụ và giải pháp cơ bản sau đây để tạo ra sự đột phá giải quyết các mục tiêu đề ra:

1. Nhiệm vụ 1: Xây dựng và triển khai kế hoạch phổ biến thông tin về hội nhập kinh tế quốc tế

Chỉ thị số 38/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 19/10/2017 yêu cầu nhiệm vụ đầu tiên của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chủ động xây dựng và triển khai các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức của doanh nghiệp địa phương về hội nhập kinh tế quốc tế nói chung và các FTA đã ký kết nói riêng. Đến nay, nhiều địa phương đã xây dựng kế hoạch thông tin tuyên truyền về hội nhập kinh tế quốc tế và các sự kiện lớn trong từng năm và cho giai đoạn đến 2020. Trong những năm qua, Sóc Trăng có triển khai một số hoạt động phổ biến thông tin về hội nhập kinh tế quốc tế, nhưng còn sơ lược, thiếu các nội dung chuyên sâu và chưa có tính hệ thống. Do đó, cần xây dựng kế hoạch thông tin tuyên truyền về hội nhập kinh tế quốc tế cho các nhóm đối tượng.

1.1. Mục tiêu việc xây dựng kế hoạch

Mục đích của Kế hoạch thông tin tuyên truyền nhằm xác định nội dung hội nhập kinh tế quốc tế cần phổ biến, phân công trách nhiệm rõ ràng, phối hợp triển khai chặt chẽ và hiệu quả giữa các cơ quan chức năng trong quá trình thực hiện; qua đó giúp các cán bộ quản lý Nhà nước, các tổ chức, doanh nghiệp có điều kiện nắm bắt kịp thời diễn biến các sự kiện, nội dung cam kết của các thể chế và các điều ước quốc tế cũng như chủ trương, chính sách của Đảng, Chính phủ và tỉnh về hội nhập kinh tế quốc tế, từ đó tận dụng các cơ hội và ứng phó thách thức từ hội nhập.

Yêu cầu của Kế hoạch là nội dung phải thiết thực, đáp ứng đúng nhu cầu của các nhóm đối tượng, tập trung các doanh nghiệp với hình thức phù hợp trong điều kiện nguồn lực hạn chế của địa phương.

1.2. Kết quả cần đạt được

Nhận thức và hiểu biết về hội nhập kinh tế quốc tế, cụ thể về tiến trình hội nhập FTA và các thể chế của cán bộ công chức viên chức và doanh nghiệp/Hợp tác xã được nâng cao;

Các nhóm đối tượng dễ dàng tiếp cận/tìm kiếm được các nguồn thông tin cập nhật, cần thiết và phù hợp về hội nhập kinh tế quốc tế để vận dụng cho hoạt động của đơn vị.

1.3. Nội dung các hoạt động cần thực hiện

1.3.1. Lựa chọn nội dung và đối tượng ưu tiên cần triển khai thông tin tuyên truyền về hội nhập kinh tế quốc tế (nên bao hàm cả hội nhập quốc tế)

a. Thông tin cơ bản về hội nhập kinh tế quốc tế, tập trung phổ biến cho đội ngũ cán bộ công chức viên chức Sở ngành và cấp huyện:

- Các chủ trương, chính sách về hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng, Chính phủ và tỉnh, trong đó tập trung thông tin các nội dung cốt lõi của Nghị quyết số 22- NQ/TW về hội nhập quốc tế, Kết luận 58-KL/TW về hội nhập kinh tế quốc tế của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 05 tháng 11 năm 2016 của Ban chấp hành Trung ương khóa XII về thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế; các Nghị quyết triển khai và Chiến lược về hội nhập kinh tế quốc tế của Chính phủ, các Nghị quyết của Tỉnh ủy và Kế hoạch triển khai của Ủy ban nhân dân tỉnh về hội nhập kinh tế quốc tế trên địa bàn;

- Các FTA đang đàm phán hoặc đã ký kết, trong đó tập trung các Hiệp định quan trọng như FTA giữa Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA), FTA Việt Nam - Hàn Quốc, FTA giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á Âu và một số FTA khác; một số thể chế khu vực và đa phương Việt Nam tham gia như Cộng đồng ASEAN, Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Diễn đàn Hợp tác Á - Âu (ASEM); Hiệp định Tạo thuận lợi thương mại của WTO (TFA); một số Điều ước quốc tế quan trọng khác Việt Nam tham gia;

b. Nhóm thông tin hội nhập chuyên sâu theo chủ đề, chủ yếu cho doanh nghiệp, ưu tiên các doanh nghiệp có xuất khẩu. Nội dung tập trung vào các chủ đề mở cửa thị trường hàng hóa kèm điều kiện xuất xứ hàng hóa, rào cản kỹ thuật và phi thuế quan, mở cửa thị trường dịch vụ và đầu tư, các tiêu chuẩn trong hoạt động kinh doanh, sở hữu trí tuệ. Các chủ đề này có sự so sánh giữa các FTA để dễ nắm bắt, vận dụng. Phân tích rõ những nguy cơ và rủi ro với từng nhóm đối tượng, từ đó có giải pháp cụ thể để phòng ngừa. Tác động, cơ hội và thách thức hội nhập trong ngành/sản phẩm trọng tâm của tỉnh, tập trung ngành chế biến nông thủy sản. Thông tin cụ thể về các thị trường Việt Nam có ký FTA; ưu tiên các thị trường truyền thống, thị trường có kim ngạch xuất nhập khẩu lớn.Ngoài ra, doanh nghiệp cần hỗ trợ tư vấn, giải đáp các vướng mắc trong quá trình thực hiện hội nhập kinh tế quốc tế và các dịch vụ cần thiết khác theo nhu cầu.

1.3.2. Đối tượng được phục vụ ưu tiên

- Doanh nghiệp (bao gồm quản lý doanh nghiệp và phụ trách các phòng/ban trong doanh nghiệp), kể cả các hợp tác xã;

- Cán bộ công chức viên chức, ưu tiên cấp Sở ngành và thành phố/huyện. Mở rộng cho các cấp xã với những kiến thức, thông tin hội nhập cơ bản để tạo đồng thuận trong xã hội.

- Các đối tượng quần chúng và tầng lớp nhân dân khác thông qua các phương tiện thông tin đại chúng.

1.3.3. Phương thức thông tin tuyên truyền về hội nhập kinh tế quốc tế

Nguyên tắc phối hợp các phương thức truyền thông vừa tổ chức những sự kiện bề nổi, có tính chất lan truyền rộng, vửa xây dựng các hoạt động chuyên sâu và cụ thể đáp ứng nhu cầu thông tin của từng nhóm đối tượng. Bên cạnh đó phối hợp chặt chẽ và sử dụng triệt để các phương tiện thông tin đại chúng để đảm bảo thông tin hội nhập được lan tỏa và củng cố hiệu quả truyền thông.

a. Thực hiện các chương trình hoặc các chuyên đề hội nhập kinh tế quốc tế trên các phương tiện thông tin đại chúng, bao gồm báo giấy, báo hình, báo nói, báo điện tử, cổng thông tin điện tử của tỉnh. Xây dựng, duy trì các chuyên mục/chuyên đề về hội nhập kinh tế quốc tế trên cổng thông tin điện tử của các Sở ngành, huyện, thị xã, thành phố, đảm bảo cập nhật nội dung FTA và các thể chế Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia; ý kiến các chuyên gia và phản ánh sự chuẩn bị, kết quả thực hiện điển hình của các doanh nghiệp và các đối tượng. Tùy theo các sự kiện lớn về hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam sẽ tổ chức các sự kiện và các hình thức quảng bá đồng bộ, nhằm khuếch trương nội dung hội nhập.

b. Tổ chức các hội thảo chuyên đề, các khóa tập huấn chuyên sâu

- Tổ chức các hội nghị/hội thảo phổ biến nội dung, cơ hội và thách thức của các FTA đã có hiệu lực.

- Đối với doanh nghiệp: Triển khai các buổi hội thảo, tọa đàm, workshop chuyên sâu theo từng nhóm ngành nghề/sản phẩm, từng thị trường trọng điểm hoặc các vấn đề quan trọng khác phục vụ nhu cầu cụ thể của các doanh nghiệp và các đối tượng khác.Tổ chức các lớp/khóa tập huấn về kỹ năng, công cụ cho doanh nghiệp trong hội nhập kinh tế như: công cụ phân tích thị trường; tận dụng C/O ưu đãi; tự chứng nhận xuất xứ, về phòng vệ thương mại, tranh chấp quốc tế và các kỹ năng khác nhằm hỗ trợ doanh nghiệp khai thác tốt nhất cơ hội từ các thị trường và/hoặc quốc gia đã ký kết FTA.

- Kết nối hoạt động tập huấn với các Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp:

+ Khảo sát nhu cầu hỗ trợ của các doanh nghiệp để giới thiệu và triển khai tiếp tục các hoạt động hỗ trợ khác

+ Lựa chọn doanh nghiệp tích cực tham gia, đánh giá nhu cầu hỗ trợ (hoạt động chẩn đoán doanh nghiệp) miễn phí, tổ chức hỗ trợ theo nhu cầu, đặc biệt hỗ trợ đào tạo các cấp quản lý, hoặc chuyển đổi lao động từ phổ thông sang lao động có tay nghề, phù hợp với nhu cầu chuyển đổi sang tinh chế của doanh nghiệp.

c. Thực hiện các ấn phẩm về hội nhập: Tùy theo yêu cầu phổ biến thông tin, nhu cầu của thị trường và khả năng của các đơn vị, sẽ triển khai thực hiện hoặc mua các ấn phẩm dưới nhiều hình thức (sách, cẩm nang, tờ gấp,…) nhằm tiếp tục tạo sự lan tỏa ra cộng đồng và củng cố tính bền vững về thông tin hội nhập theo các chủ đề đã triển khai. Khuyến khích các hội thảo chuyên đề cần chuẩn bị chu đáo và đúc kết bằng các ấn phẩm phù hợp để tạo hiệu ứng thông tin lan tỏa.

1.4. Các chủ thể tham gia kế hoạch phổ biến thông tin

Các cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm chính: Sở Công Thương (chịu trách nhiệm về nội dung); Sở Thông tin Truyền thông; Sở Nội vụ; Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh và các Sở ngành liên quan khác. (xem thêm tổ chức triển khai Phần III)

2. Nhiệm vụ 2: Xây dựng và nâng cấp các chuỗi giá trị sản phẩm, dịch vụ nhằm khai thác lợi thế phát triển của tỉnh Sóc Trăng

Sóc Trăng có lợi thế về phát triển và xuất khẩu các sản phẩm hàng hóa nông nghiệp và thủy sản. Xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay là hàng rào thuế quan ngày càng giảm theo cam kết trong các FTA, nhưng tiêu chuẩn và hàng rào kỹ thuật đối với hàng nhập khẩu lại không ngừng nâng cao, nhất là trong các FTA thế hệ mới và tại các nước tiên tiến. Nhằm tận dụng tốt các ưu đãi thuế quan và đảm bảo chất lượng, tiêu chuẩn các hàng hóa, đồng thời khai thác lợi thế, Sóc Trăng cần tập trung đầu tư vào các vùng nguyên liệu, kiểm soát chuỗi sản xuất cung ứng và nâng cao giá trị thương hiệu sản phẩm. Hiện nay, Sóc Trăng đã và đang triển khai Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững đến năm 2020 (Đề án số 04/ĐA-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng ngày 25/6/2014). Do đó, các nhiệm vụ đề xuất trong Đề án về hội nhập kinh tế quốc tế không nhắc lại Đề án số 04, mà lồng ghép với các nhiệm vụ đã xác định, nhưng có nhấn mạnh các yếu tố liên quan đến nâng cao hiệu quả xuất khẩu và phát triển bền vững. Một số gợi ý từ đề án này có thể làm cơ sở cho việc điều chỉnh, bổ sung Đề án 04 trong điều kiện Việt Nam tham gia ngày càng sâu vào hội nhập kinh tế quốc tế.

Về dịch vụ, Sóc Trăng có lợi thế phát triển các sản phẩm du lịch đặc trưng của Đồng bằng sông Cửu Long và khai thác tốt các sản phẩm văn hóa vật thể, phi vật thể do 3 dân tộc cùng sinh sống lâu đời trên địa bàn. Bảo tồn các giá trị văn hóa đặc trưng của địa phương cũng là một trong những yêu cầu của công tác hội nhập kinh tế quốc tế và hội nhập quốc tế nói chung.

2.1. Mục tiêu

a. Mục tiêu chung

Xác định lợi thế của tỉnh để phát triển đồng bộ và hiệu quả các chuỗi giá trị sản xuất và xuất khẩu, nhằm nâng cao giá trị hàng hóa và dịch vụ và phát triển bền vững; tập trung vào các sản phẩm chủ lực và các sản phẩm có tiềm năng của tỉnh như lúa gạo đặc sản, tôm, bánh pía…

b. Mục tiêu cụ thể

- Về thủy sản: xây dựng và phát triển vùng nguyên liệu cung cấp cho sản xuất chế biến thủy sản sạch của tỉnh nhằm đáp ứng yêu cầu khắt khe của thị trường các nước phát triển. Tăng dần hàm lượng sản phẩm tinh chế và các sản phẩm thực phẩm chế biến nhằm nâng cao giá trị sản xuất và xuất khẩu;

- Về nông sản: chuyển dịch cơ cấu sản xuất các ngành/sản phẩm theo hướng nâng cao giá trị hàng hóa và phát triển bền vững theo yêu cầu của thị trường;

- Các nhãn hiệu sản phẩm hàng hóa, thương hiệu doanh nghiệp của Sóc Trăng được củng cố và lan tỏa trên thị trường trong và ngoài nước;

- Các sản phẩm chủ lực hoặc có tiềm năng của tỉnh được áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, từng bước đổi mới công nghệ để nâng cao năng suất chất lượng;

- Tận dụng thế mạnh du lịch sinh thái và du lịch tâm linh trên địa bàn với các lễ hội, chùa chiền (văn hóa vật thể và phi vật thể) phong phú.

2.2. Kết quả cần đạt được

- Các vùng nguyên liệu thủy sản (tôm, cá tra, artemia) được xây dựng và phát triển theo quy hoạch, quy trình sản xuất được kiểm soát, tăng diện tích thâm canh, cung cấp phần lớn nguồn nguyên liệu sạch và ổn định cho các doanh nghiệp chế biến của tỉnh. Các mô hình kết hợp nuôi trồng thủy sản - nông sản triển khai thành công và nhân rộng (lúa - tôm, lúa - cá, tôm - bồn bồn,…);

- Các thủy sản đánh bắt, nuôi trồng phải được kiểm soát/truy xuất nguồn gốc và đáp ứng các điều kiện xuất khẩu vào các thị trường lớn (EU, Hoa Kỳ,…);

- Các doanh nghiệp có nhu cầu chuyển đổi sang sản xuất tinh chế và thực phẩm chế biến được hỗ trợ tích cực. Mỗi năm, ít nhất có 2 - 3 doanh nghiệp có nhu cầu chuyển đổi sang sản xuất tinh chế (nông, thủy sản, thực phẩm,…) được hỗ trợ toàn diện;

- Diện tích trồng lúa 3 vụ giảm, giá trị và lợi nhuận của người trồng lúa gia tăng; có vùng chuyên canh tập trung, quy trình sản xuất, truy xuất nguồn gốc; thương hiệu lúa thơm ST được củng cố; tăng diện tích rau màu và trái cây có giá trị; phát triển chuỗi giá trị hành tím Vĩnh Châu với đầu ra ổn định;

- Các sản phẩm đặc sản và tạo được thương hiệu riêng của Sóc Trăng như bánh pía, lạp xưởng, lúa gạo đặc sản… phát triển ổn định và ngày càng mở rộng;

- Ngành du lịch Sóc Trăng đạt lượng khách và doanh thu tăng trưởng bền vững và khẳng định vị trí trên bản đồ du lịch Việt Nam.

2.3. Nội dung và giải pháp thực hiện

a. Biện pháp quy hoạch vùng nguyên liệu và sản xuất cho các ngành thủy sản, trồng trọt và chăn nuôi:

- Xác định thế mạnh của Sóc Trăng vẫn là thủy sản, nông sản chất lượng cao nên trong trung hạn đặt ưu tiên khai thác thế mạnh này, tạo sự lan tỏa về phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh;

- Thường xuyên theo dõi việc triển khai các quy hoạch và kế hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp, gắn với dự báo biến đổi khí hậu và nước biển dâng;

- Triển khai các chương trình, chính sách đặc thù khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn và cập nhật danh mục các dự án đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn;

- Định hướng phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng tập trung như phát triển nguồn nguyên liệu tập trung, mô hình cánh đồng lớn…; phát triển doanh nghiệp, hợp tác xã, câu lạc bộ sản xuất nông nghiệp với quy mô sản xuất trung bình, lớn.

b. Các biện pháp khuyến nông và áp dụng mô hình sản xuất sạch, bền vững.

- Tiếp tục triển khai hiệu quả các đề án, dự án phát triển nông nghiệp như đề án lúa đặc sản, cánh đồng lớn; đề án phát triển chăn nuôi bò sữa, bò thịt…

- Áp dụng các mô hình sản xuất tiên tiến, phù hợp với điều kiện của người nông dân, với chính sách hỗ trợ tích cực của Chính quyền, theo hướng giảm sử dụng các loại hóa chất, kháng sinh, phân bón hóa học,… nhằm đáp ứng yêu cầu chất lượng và các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (SPS) đối với hàng hóa xuất khẩu, kể cả hàng tiêu thụ trong nước. Hỗ trợ nông dân, cung cấp thông tin và hướng dẫn phương thức sản xuất kinh doanh mới theo hướng bền vững;

- Ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ, các biện pháp khoa học công nghệ mới phục vụ sản xuất, hỗ trợ áp dụng các biện pháp kiểm soát chất lượng theo suốt quy trình như VietGap, GlobalGap…; chủ động trong khâu giống;

- Khuyến khích gắn kết doanh nghiệp sản xuất với nông dân, tạo chuỗi giá trị bền vững và ổn định đầu ra, tránh các biến động và cú sốc thị trường dẫn đến thiệt hại lớn cho người nông dân.

c. Biện pháp hỗ trợ về thông tin thị trường, liên kết chuỗi và xây dựng thương hiệu sản phẩm hàng hóa, thương hiệu doanh nghiệp

- Thông qua các đơn vị đầu mối hỗ trợ cung cấp thông tin thị trường đầu ra cho các sản phẩm chủ lực, kể cả thị trường trong và ngoài nước, giúp định hướng sản xuất;

- Triển khai hiệu quả các hoạt động xúc tiến thương mại, giới thiệu sản phẩm, kết nối cung - cầu, hỗ trợ ký kết, liên kết bao tiêu sản phẩm…;

- Hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, đổi mới công nghệ và đăng ký bảo hộ, khai thác và phát triển tài sản sở hữu trí tuệ theo hướng ổn định, uy tín và hiệu quả nhằm tạo lập, quảng bá thương hiệu các sản phẩm chủ lực hoặc có tiềm năng của tỉnh.

d. Phát triển hạ tầng thúc đẩy lưu thông hàng hóa và xuất nhập khẩu

- Thương mại điện tử: tiếp tục thực hiện hiệu quả Kế hoạch phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2017 - 2020 của tỉnh Sóc Trăng; trong đó, tập trung hỗ trợ doanh nghiệp thiết kế website, kinh doanh và phát triển hệ thống thanh toán điện tử;

- Phát triển logistics trên địa bàn tỉnh, trong đó tập trung:

+ Nâng cấp hệ thống giao thông các tuyến, nhất là các đường nối đến các cảng và trục giao thông liên kết trong Vùng; liên kết với các tỉnh/địa phương lân cận để hoàn thiện hệ thống giao thông trong Vùng; tạo điều kiện cho vận chuyển hàng hóa nông thủy sản của Sóc Trăng và cả Vùng;

+ Về lâu dài, tiến đến phát triển dịch vụ logistics trên địa bàn, từ công tác quy hoạch đến hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics, nhằm đẩy mạnh lưu thông hàng hóa nói chung và hoạt động xuất khẩu hàng hóa nói riêng.

e. Rà soát quy hoạch ngành du lịch trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng; hỗ trợ kết nối các tour, kêu gọi đầu tư theo quy hoạch để đẩy mạnh khai thác bền vững các di tích văn hóa vật thể, phi vật thể trên địa bàn; trở thành một trong những điểm đến điển hình đáng nhớ của Vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Mở rộng khai thác chuyến Trần Đề - Côn Đảo để phục vụ các tour du lịch kết hợp.

3. Nhiệm vụ 3: Nâng cao năng lực cạnh tranh của địa phương và doanh nghiệp

Hiện nay, Chính phủ đang quyết liệt triển khai nhiều giải pháp để cải thiện môi trường đầu tư và môi trường kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho khu vực kinh tế ngoài nhà nước phát triển. Trong đó, có thể kể các văn bản chủ trương quan trọng như:

- Từ năm 2014 đến năm 2017, hàng năm Chính phủ đều ban hành Nghị quyết số 19/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, trong đó đề xuất các nhóm giải pháp cụ thể, đồng thời yêu cầu các Bộ ngành, địa phương ban hành và triển khai kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết;

- Năm 2016, Chính phủ có Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020, đồng thời chuẩn bị triển khai Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; triển khai nhiều biện pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp;

- Các chỉ số cạnh tranh cấp địa phương như Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Chỉ số Hiệu quả Quản trị và Hành chính công cấp tỉnh (PAPI), Chỉ số Cải cách hành chính PAR Index và mới nhất là Chỉ số hài lòng SIPAS do Sở Nội vụ triển khai;

Việc triển khai hàng loạt các biện pháp nêu trên cho thấy tầm quan trọng của cải cách hành chính ở cấp địa phương. Tuy nhiên, việc triển khai này cũng dẫn đến sự trùng lắp, chồng chéo giữa các nhiệm vụ thực hiện các chỉ đạo khác nhau, trong khi nguồn lực của địa phương có hạn. Tính đồng bộ và thiết thực của các giải pháp là vấn đề mà các nhà đầu tư và doanh nghiệp trông đợi. Do đó, Đề án về hội nhập kinh tế quốc tế không đặt ra kế hoạch mới tương tự các kế hoạch đã và đang triển khai ở tỉnh, mà đề xuất các nhóm nhiệm vụ có tính thực tế và sát với yêu cầu của các doanh nghiệp.

Có 2 nhiệm vụ cụ thể và song song, bổ sung cho nhau, đảm bảo hiệu quả:

3.1. Cải thiện môi trường kinh doanh và đầu tư

a. Mục tiêu

- Cải thiện các chỉ số đánh giá cấp địa phương, cụ thể gồm: PCI, PAPI, PAR- Index và SIPAS; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hành chính nhà nước qua đó giúp nâng cao hiệu quả công tác cải cách hành chính; tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp khi tiếp cận thông tin;

- Tổ chức kênh kết nối hiệu quả giữa chính quyền và doanh nghiệp.

b. Kết quả cần đạt được

- Thứ hạng của Sóc Trăng tại các chỉ số đánh giá được cải thiện;

- Kênh kết nối và phản hồi thông tin giữa chính quyền và doanh nghiệp được xây dựng.

c. Các nội dung hoạt động cần thực hiện

c.1. Nhóm hoạt động nhằm cải thiện các chỉ số:

Xây dựng Đề án/Kế hoạch tổng thể nhằm cải thiện các chỉ số PCI, PAPI, PAR-Index và SIPAS, trên cơ sở:

- Phân tích các chỉ số thành phần của từng chỉ số (PCI, PAPI, PAR-Index và SIPAS)/các câu hỏi đánh giá theo chỉ số thành phần, tìm ra điểm khác nhau và trùng lắp nhau giữa các chỉ số; từ đó, đưa ra tiêu chí tổng hợp các chỉ số;

- Đánh giá lại các kế hoạch nhằm thực hiện và triển khai các Nghị quyết 19 từ năm 2014 đến nay và các đề án cải cách hành chính đang triển khai tại địa phương;

- Xây dựng Đề án/Kế hoạch tổng thể trên cơ sở các tiêu chí tổng hợp nêu trên, đưa ra giải pháp cụ thể nhằm cải thiện tiêu chí tổng hợp và phân công cụ thể theo từng sở ngành/lĩnh vực.

Tổng hợp chỉ số thành phần của các chỉ số đánh giá cấp địa phương

PCI: Đánh giá của doanh nghiệp

1. Chi phí gia nhập thị trường

2. Tiếp cận đất đai và sử ổn định trong sử dụng đất

3. Tính minh bạch và tiếp cận thông tin

4. Chi phí thời gian để thực hiện các quy định của Nhà nước

5. Chi phí không chính thức

6. Cạnh tranh bình đẳng

7. Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh

8. Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp

9. Đào tạo lao động

10. Thiết chế pháp lý

PAR - INDEX: Đánh giá trong hệ thống

1. Đánh giá kết quả thực hiện CCHC:

- Công tác chỉ đạo, điều hành CCHC

- Xây dựng và tổ chức thực hiện VBQPPL

- Cải cách thủ tục hành chính

- Cải cách tổ chức bộ máy hành chính

- Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ CBCCVC

- Cải cách tài chính công

- Hiện đại hóa hành chính

- Thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông

2. Đánh giá tác động của CCHC:

- Tác động đến sự phát triển KT-XH

- Tác động đến chất lượng thể chế thuộc phạm vi quản lý nhà nước của tỉnh

- Tác động đến tình hình giải quyết TTHC

- Tác động đến tổ chức bộ máy hành chính

- Tác động đến đội ngũ công chức giải quyết TTHC

- Tác động đến quản lý tài chính công

- Tác động đến hiện đại hóa hành chính công

- Tác động đến chất lượng cung cấp DV công

PAPI: Đánh giá của người dân

1. Tham gia của người dân ở cấp cơ sở

2. Công khai, minh bạch

3. Trách nhiệm giải trình với người dân

4. Kiểm soát tham nhũng ở khu vực công

5. Thủ tục hành chính công

6. Cung ứng dịch vụ công

SIPAS:Đánh giá của người dân

1. Chỉ số hài lòng về tiếp cận dịch vụ

2. Chỉ số hài lòng về TTHC

3. Chỉ số hài lòng về sự phục vụ của công chức

4. Chỉ số hài lòng về kết quả giải quyết TTHC

5. Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính

Ngoài ra, nhằm tăng cường hiệu quả công tác cải cách thủ tục hành chính, cần tăng cường triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hành chính nhà nước, tiến dần đến xây dựng Chính quyền điện tử; tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp tiếp cận thông tin và đơn giản hóa các thủ tục hành chính.

c.2. Nhóm hoạt động xây dựng kênh kết nối và phản hồi thông tin:

Xây dựng Kênh kết nối và phản hồi thông tin giữa chính quyền và doanh nghiệp nhằm cung cấp kịp thời các thông tin về chính sách, pháp luật đến doanh nghiệp và nhận phản hồi về các chính sách ban hành; đồng thời, giúp doanh nghiệp, nhà đầu tư tháo gỡ các khó khăn trong quá trình sản xuất, kinh doanh và đầu tư trên địa bàn. Kênh kết nối được xây dựng trên cơ sở:

- Đánh giá lại hoạt động và hiệu quả các kênh kết nối và phản hồi thông tin giữa chính quyền và doanh nghiệp đã và đang được triển khai như đối thoại doanh nghiệp, hotline…

- Tiếp tục hoàn thiện, đổi mới các kênh hiện tại hoặc xây dựng, phát triển các kênh thông tin, kết nối khác theo nhu cầu của doanh nghiệp như qua kênh online, khảo sát định kỳ nắm bắt khó khăn…

d. Đơn vị thực hiện

- Ban Hội nhập kinh tế quốc tế chủ trì, phối hợp Sở Nội vụ, Sở Kế hoạch và Đầu tư và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh thực hiện nhóm hoạt động nhằm cải thiện các chỉ số;

- Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp các Sở ngành, huyện, thị xã, thành phố triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hành chính nhà nước;

- Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với Sở Công Thương và Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh thực hiện nhóm hoạt động xây dựng kênh kết nối và phản hồi thông tin.

e. Thời gian thực hiện: bắt đầu triển khai từ năm 2018.

3.2. Hỗ trợ doanh nghiệp cụ thể, thiết thực trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

a. Mục tiêu

Doanh nghiệp nhỏ và vừa nhận được hỗ trợ cần thiết xuyên suốt quá trình hoạt động từ khi thành lập, giúp doanh nghiệp tận dụng tối đa các cơ hội đầu tư và kinh doanh tại địa phương, từ đó tăng số lượng và chất lượng, tạo của cải vật chất và công ăn việc làm cho người dân tại địa phương.

Yêu cầu các giải pháp hỗ trợ mang tính đồng bộ, có trọng tâm và thiết thực đối với doanh nghiệp trong điều kiện nguồn lực hạn chế của tỉnh. Hoạt động hỗ trợ ưu tiên cho các doanh nghiệp tích cực và hợp tác tốt, đảm bảo kết quả đầu ra.

b. Kết quả cần đạt được

- Nhiệm vụ và mục tiêu phát triển và hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa theo Nghị quyết 35/NQ-CP và Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa của Sóc Trăng hoàn thành;

- Các chính sách đặc thù của địa phương được xây dựng trên cơ sở phát huy lợi thế của địa phương và phù hợp với cam kết quốc tế.

c. Các nội dung hoạt động cần thực hiện

v Nhóm hoạt động nhằm phát triển doanh nghiệp

Với mục tiêu phát triển doanh nghiệp trên địa bàn cả về số lượng và chất lượng, các hoạt động cần triển khai thực hiện như sau:

- Đánh giá lại tình hình hoạt động của loại hình hộ kinh doanh và các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đối với nhóm doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh (nhất là các nội dung hỗ trợ theo Điều 16 của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa) phù hợp với khả năng của địa phương;

- Xây dựng và triển khai hiệu quả Đề án khởi nghiệp tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn đến năm 2025;

- Đánh giá lại công tác thu hút đầu tư và FDI trên địa bàn tỉnh, từ hoạt động xúc tiến đầu tư đến các chính sách hỗ trợ nhà đầu tư;

- Tăng cường công tác xúc tiến đầu tư, thông tin, tuyên truyền đến các đối tượng liên quan về chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh.

v Nhóm giải pháp/hoạt động nhằm hỗ trợ doanh nghiệp

- Rà soát, đánh giá lại các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đã và đang được triển khai trên địa bàn về hình thức và hiệu quả triển khai (kể cả xem xét có phù hợp các cam kết quốc tế hay không);

- Khảo sát nhu cầu hỗ trợ của doanh nghiệp (về hình thức và nội dung hỗ trợ), xem xét với các nội dung hỗ trợ theo Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; để từ đó có chính sách phù hợp với địa phương; xây dựng Kế hoạch phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025;

- Tham mưu một số chính sách hỗ trợ doanh nghiệp theo hướng chỉ hỗ trợ cho nhóm doanh nghiệp tích cực; hỗ trợ cụ thể đến kết quả cuối cùng, có đo lường và cam kết của doanh nghiệp; Có thể xem xét hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh của 1 ngành ưu tiên(ví dụ thủy sản) trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng, trong đó tập trung hỗ trợ về thông tin, xây dựng chuỗi giá trị và đào tạo nhân lực các cấp (công nhân, cán bộ quản lý cấp trung và cấp cao); hỗ trợ đào tạo công nhân lành nghề cho các doanh nghiệp chuyển đổi từ sơ chế sang tinh chế.

- Xem xét ban hành một số chính sách đặc thù của địa phương trên cơ sở tận dụng các lợi thế của địa phương và cam kết quốc tế;

- Tổ chức lại đơn vị hỗ trợ doanh nghiệp trên cơ sở nâng cấp Hiệp hội doanh nghiệp và chuyển dần các hoạt động hỗ trợ từ cơ quan nhà nước sang Hiệp hội, hội ngành hàng.

Nội dung hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa

- Hỗ trợ chung:

+ Hỗ trợ tiếp cận tín dụng;

+ Quỹ Bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa;

+ Hỗ trợ thuế, kế toán;

+ Hỗ trợ mặt bằng sản xuất;

+ Hỗ trợ công nghệ, cơ sở ươm tạo, cơ sở kỹ thuật và khu làm việc chung;

+ Hỗ trợ mở rộng thị trường;

+ Hỗ trợ thông tin, tư vấn và pháp lý;

+ Hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực.

- Hỗ trợ chuyển đổi từ hộ gia đình, khởi nghiệp sáng tạo, tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị.

Nguồn: Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017.

d. Đơn vị thực hiện: Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì và phối hợp Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh và các sở ngành liên quan

e. Thời gian thực hiện: bắt đầu triển khai từ năm 2018.

4. Nhiệm vụ 4: Xây dựng Chương trình nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ công chức viên chức và doanh nhân đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế

Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ công chức đáp ứng với yêu cầu hội nhập quốc tế nói chung và đội ngũ trực tiếp làm công tác nói riêng là một yêu cầu cấp thiết nhằm triển khai hiệu quả công tác hội nhập tại các địa phương. Bên cạnh đó, là đối tượng chịu ảnh hưởng/tác động chính của quá trình hội nhập, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, cần tập trung quan tâm đến việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ của đội ngũ doanh nhân, công nhân lao động và đội ngũ hỗ trợ doanh nghiệp như tư vấn, luật sư… Điều này cũng đã được khẳng định tại Nghị quyết 06-NQ/TW ngày 05 tháng 11 năm 2016 của Ban Chấp hành Trung ương về thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội, trong bối cảnh nước ta tham gia các FTA thế hệ mới, trong đó nêu rõ cần “nâng cao nhận thức và năng lực pháp lý, đặc biệt là luật pháp quốc tế, thương mại quốc tế, trước hết là của cán bộ chủ chốt các ngành và chính quyền các cấp, doanh nghiệp, cán bộ làm công tác tố tụng, đội ngũ luật sư và những người trực tiếp làm công tác hội nhập kinh tế quốc tế”.

4.1. Mục tiêu

Nâng cao năng lực của các nhóm đối tượng có liên quan, đáp ứng yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế. Trong đó, tập trung các nhóm đối tượng sau: (i) Cán bộ công chức viên chức; (ii) Cán bộ thực hiện nhiệm vụ hội nhập kinh tế quốc tế nói riêng và hội nhập quốc tế nói chung; (iii) Doanh nghiệp và đội ngũ hỗ trợ cho doanh nghiệp như luật sư, tư vấn… và (iv) đội ngũ công nhân và lao động nói chung

4.2. Kết quả cần đạt được

Năng lực của các nhóm đối tượng mục tiêu được nâng cao, đảm bảo các mục tiêu đã đề ra theo Nghị quyết 03-NQ/TU của Tỉnh ủy ngày 11/7/2012 về phát triển nguồn nhân lực tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020, đáp ứng nhu cầu hỗ trợ doanh nghiệp và các hoạt động nghiệp vụ; qua đó, góp phần nâng cao năng lực hội nhập của địa phương.

4.3. Các hoạt động cụ thể

Tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ/hoạt động nhằm đảm bảo hoàn thành các mục tiêu đã đề ra theo Nghị quyết 03-NQ/TU của Tỉnh ủy ngày 11/7/2012 về phát triển nguồn nhân lực tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020. Trong đó, tập trung các nội dung theo từng nhóm đối tượng như sau:

a. Nhóm đối tượng cán bộ công chức viên chức

- Thường xuyên tổ chức các khóa tập huấn, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đảm bảo yêu cầu của vị trí công tác như lý luận chính trị, kiến thức quản lý nhà nước, kỹ năng, nghiệp vụ, ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc;

- Bản thân công chức, viên chức tự trau dồi kiến thức và kỹ năng cần thiết phục vụ cho công việc và theo kịp với tình hình phát triển mới, nhất là trong thời kỳ cách mạng công nghiệp lần thứ 4.0 với xu hướng tự động hóa và trao đổi dữ liệu hiện đại trong công nghệ sản xuất;

- Cần chú ý cải thiện/nâng cao năng suất/hiệu quả làm việc, đảm bảo thực hiện hiệu quả công tác và các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp nói riêng và người dân nói chung; từ đó, góp phần cải thiện hiệu quả hoạt động của Nhà nước tại địa phương. Ví dụ như có thể tổ chức các khóa tập huấn về kỹ năng giao tiếp, làm việc với doanh nghiệp/người dân, thực sự xem mình là người cung cấp dịch vụ và xem doanh nghiệp/người dân là “khách hàng” để phục vụ, từ đó, cải thiện chất lượng phục vụ của các dịch vụ hành chính công;

- Đồng thời, với bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng của Việt Nam không chỉ trên lĩnh vực kinh tế mà đã mở rộng hội nhập toàn diện trên tất cả các lĩnh vực từ văn hóa - xã hội, y tế, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, môi trường đến an ninh, chính trị, việc liên tục cập nhật thông tin về tình hình hội nhập trong các lĩnh vực là cần thiết nhằm nắm bắt thông tin, diễn biến về hội nhập, phục vụ tốt hơn cho triển khai các hoạt động trong lĩnh vực của mình và hỗ trợ hiệu quả hơn cho doanh nghiệp. Do vậy, cần thiết tổ chức các khóa tập huấn, phổ biến thông tin về hội nhập hoặc bổ sung nội dung về cập nhật tình hình hội nhập trong các chương trình đào tạo, tập huấn hiện đang triển khai cho đội ngũ cán bộ công chức viên chức nói chung, không chỉ riêng cán bộ chủ chốt hoặc lãnh đạo các đơn vị.

b. Nhóm đối tượng cán bộ trực tiếp làm công tác hội nhập

Ngoài các nội dung chung cho đối tượng cán bộ công chức viên chức, đối với nhóm đối tượng cán bộ trực tiếp làm công tác hội nhập có thể:

- Cử cán bộ tham gia các khóa đào tạo, tập huấn chuyên sâu về hội nhập kinh tế quốc tế nói riêng và hội nhập quốc tế nói chung theo các chương trình/đề án/dự án do cơ quan Trung ương, Vùng hoặc các địa phương khác tổ chức như Đề án của Bộ Ngoại giao, Bộ Công Thương…;

- Tổ chức các khóa tập huấn chuyên sâu cho đội ngũ trực tiếp làm công tác hội nhập tại địa phương;

- Tổ chức học tập kinh nghiệm triển khai công tác hội nhập kinh tế ở một số địa phương như thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng.

c. Nhóm đối tượng doanh nghiệp và đội ngũ hỗ trợ

- Nội dung:

+ Đối với đội ngũ doanh nhân: tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn về các kỹ năng quản lý doanh nghiệp, quy trình quản lý, vấn đề pháp lý, mở rộng thị trường, tiêu chuẩn kỹ thuật…;

+ Đối với đội ngũ hỗ trợ (luật sư, tư vấn…): tổ chức các khóa tập huấn nhằm phổ biến kiến thức, thông tin liên quan nhằm hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp.

- Hình thức tổ chức: đa dạng theo nhu cầu của doanh nghiệp và khả năng của địa phương như trực tiếp tổ chức các lớp (có thể xã hội hóa, thu phí đối với học viên tham dự), cử học viên tham dự các khóa do các đơn vị ngoài tỉnh khác tổ chức (nguồn kinh phí của địa phương hỗ trợ theo hạn mức) hoặc cung cấp thông tin về các khóa tập huấn đang và sắp tổ chức do các đơn vị ngoài tỉnh khác tổ chức theo các nội dung mà doanh nghiệp quan tâm.

d. Đội ngũ công nhân và lao động

- Tăng cường hiệu quả hoạt động đào tạo nghề phi nông nghiệp, qua đó nâng cao tỉ lệ lao động qua đào tạo nghề và giảm tỉ lệ lao động thất nghiệp ở thành thị;

- Đối với đội ngũ công nhân: triển khai các khóa đào tạo, kỹ năng nghề nâng cao, giúp chuyển đổi, nâng cao tay nghề theo nhu cầu của doanh nghiệp.

4.4. Đơn vị thực hiện

- Sở Nội vụ chủ trì, triển khai các nội dung cho đối tượng công chức viên chức;

- Thường trực Ban Hội nhập kinh tế quốc tế (Sở Công Thương) chủ trì, phối hợp Sở Nội vụ triển khai các nội dung đối với nhóm đối tượng cán bộ làm công tác hội nhập;

- Sở Kế hoạch và Đầu tư (Trung tâm Hỗ trợ doanh nghiệp) chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương, Sở Tư pháp, Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh triển khai các nội dung đối với nhóm đối tượng doanh nghiệp và đội ngũ hỗ trợ;

- Sở Lao động, Thương binh, Xã hội chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan triển khai đối với nhóm đối tượng công nhân và lao động.

4.5. Thời gian thực hiện: bắt đầu triển khai từ năm 2018.

 

PHẦN III - TỔ CHỨC THỰC HIỆN

I. Tổ chức xây dựng và triển khai nội dung Đề án

1. Sở Công Thương (Thường trực Ban Hội nhập Kinh tế quốc tế)

Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện Đề án này. Tham mưu Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh định kỳ sơ tổng kết để có cơ sở triển khai trong thời gian tới.

Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Nội vụ triển khai các hoạt động tuyên truyền về hội nhập kinh tế quốc tế.Tổ chức hội thảo, tập huấn chuyên sâu các nội dung về thị trường các quốc gia quan trọng mà Việt Nam có FTA, hội nhập kinh tế quốc tế trong ngành cụ thể (lựa chọn ngành thủy sản), rào cản phi thương mại (SPS, TBT), chú ý đặc biệt đến đội ngũ trực tiếp làm công tác hội nhập tại địa phương. Tổ chức và giới thiệu doanh nghiệp tham gia các lớp, khóa tập huấn về kỹ năng, công cụ cho doanh nghiệp trong hội nhập kinh tế như công cụ phân tích thị trường, tận dụng C/O ưu đãi, tự chứng nhận xuất xứ, vấn đề pháp lý trong thương mại quốc tế như phòng vệ thương mại, sở hữu trí tuệ… tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh hoặc Cần Thơ. Cung cấp các ấn phẩm (tờ rơi, tờ gấp, brochure, sách, tạp chí…) về một số vấn đề cụ thể của hội nhập kinh tế quốc tế cho doanh nghiệp. Hỗ trợ cung cấp thông tin thị trường đầu ra cho các sản phẩm chủ lực, kể cả thị trường trong và ngoài nước. Phát triển hệ thống thương mại điện tử và logistics trên địa bàn. Đẩy mạnh thực hiện xúc tiến thương mại có trọng tâm và hiệu quả.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Phối hợp với Ban Hội nhập Kinh tế quốc tế xây dựng và triển khai Đề án/Kế hoạch tổng thể nhằm cải thiện các chỉ số PCI, PAPI, PAR-Index và SIPAS trên địa bàn tỉnh. Xây dựng kênh kết nối và phản hồi thông tin giữa chính quyền và doanh nghiệp. Xây dựng và triển khai hiệu quả Kế hoạch phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025; Đề án khởi nghiệp tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn đến năm 2025. Khảo sát nhu cầu hỗ trợ của doanh nghiệp và các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đã và đang được triển khai trên địa bàn; tham mưu một số chính sách đặc thù của địa phương trên cơ sở tận dụng các lợi thế của địa phương và cam kết quốc tế. Tăng cường hoạt động xúc tiến đầu tư trong và ngoài tỉnh và đánh giá hiệu quả công tác thu hút FDI trên địa bàn tỉnh.Tổ chức các khóa đào tạo, nâng cao kiến thức và kỹ năng cho đội ngũ doanh nhân và đội ngũ hỗ trợ doanh nghiệp.

3. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Tổ chức các khóa tập huấn về rào cản phi thương mại (SPS, TBT). Thường xuyên theo dõi việc triển khai các quy hoạch và kế hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp, gắn với dự báo biến đổi khí hậu và nước biển dâng của các cơ quan chuyên môn. Triển khai các chương trình, chính sách đặc thù khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn và cập nhật danh mục các dự án đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

Hỗ trợ và áp dụng các mô hình sản xuất tiên tiến, theo hướng giảm sử dụng các loại hóa chất, kháng sinh, phân bón hóa học,… nhằm đáp ứng yêu cầu chất lượng và các tiêu chuẩn SPS. Ứng dụng các biện pháp khoa học công nghệ mới phục vụ sản xuất, hỗ trợ áp dụng các biện pháp kiểm soát chất lượng theo suốt quy trình (VietGap, GlobalGap); chủ động trong khâu giống. Khuyến khích gắn kết doanh nghiệp sản xuất với nông dân, tạo chuỗi giá trị bền vững và ổn định đầu ra. Tổ chức sản xuất theo phương thức liên kết, hợp tác có quy mô và tập trung.

4. Sở Khoa học và Công nghệ

Đẩy mạnh triển khai các nghiên cứu và áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ trong thực tiễn nhằm nâng cao năng suất, chất lượng của các sản phẩm chủ lực hoặc có tiềm năng của địa phương. Tăng cường ứng dụng và hỗ trợ ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, đổi mới công nghệ và đăng ký bảo hộ, khai thác và phát triển tài sản sở hữu trí tuệ theo hướng bảo đảm ổn định, uy tín và hiệu quả nhằm tạo lập, quảng bá thương hiệu các sản phẩm chủ lực hoặc có tiềm năng của tỉnh; qua đó, nâng cao giá trị của sản phẩm và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

5. Sở Văn hóa - Thể Thao và Du lịch

Tổ chức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật chào mừng, thực hiện các pa nô, áp phích tuyên truyền các sự kiện lớn trong năm, trong đó có các sự kiện hội nhập kinh tế quốc tế (APEC, ASEAN,…).

Rà soát quy hoạch ngành du lịch trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng; hỗ trợ kết nối các tour, kêu gọi đầu tư theo quy hoạch để đẩy mạnh khai thác bền vững các di tích văn hóa vật thể, phi vật thể trên địa bàn. Mở rộng khai thác tuyến tàu cao tốc Trần Đề - Côn Đảo phục vụ du lịch.

6. Sở Nội vụ

Tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo về kiến thức và kỹ năng về hội nhập kinh tế quốc tế cho cán bộ công chức, viên chức ở các sở ngành, thành phố, huyện, thị xã. Tổ chức các khóa tập huấn, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng cần thiết nhằm đảm bảo yêu cầu vị trí công tác và cập nhật thông tin về hội nhập. Tổ chức lại đơn vị hỗ trợ doanh nghiệp trên cơ sở nâng cấp Hiệp hội doanh nghiệp và chuyển dần các hoạt động hỗ trợ từ cơ quan nhà nước sang Hiệp hội, hội ngành hàng.

7. Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh

Tập trung triển khai các hoạt động cải cách hành chính trên địa bàn; gắn kết với Đề án/Kế hoạch tổng thể nhằm cải thiện các chỉ số PCI, PAPI, PAR-Index và SIPAS.

8. Sở Tư pháp

Phát triển và tổ chức các khóa tập huấn, đào tạo cho đội ngũ luật sư trên địa bàn tỉnh, qua đó, góp phần hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình sản xuất - kinh doanh và giải quyết các tranh chấp quốc tế. Phối hợp các Sở ngành liên quan triển khai hiệu quả hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trên địa bàn.

9. Sở Giao thông Vận tải

Nâng cấp hệ thống giao thông các tuyến, nhất là các đường nối đến cảng và liên kết với các tỉnh/địa phương lân cận để hoàn thiện hệ thống giao thông trong Vùng, tạo điều kiện cho vận chuyển hàng hóa của Sóc Trăng và cả vùng.

10. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội

Tăng cường hiệu quả hoạt động đào tạo nghề phi nông nghiệp; nâng cao và chuyển đổi tay nghề cho công nhân; qua đó nâng cao tỉ lệ lao động qua đào tạo nghề và giảm tỉ lệ lao động thất nghiệp ở thành thị.

11. Sở Thông tin và Truyền thông

Xây dựng Kế hoạch hàng năm phối hợp Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Khoa học và Công nghệ thông tin về các FTA, hàng rào kỹ thuật (TBT), các quy trình sản xuất tiên tiến, đáp ứng nhu cầu thị trường xuất khẩu. Phối hợp các Sở ngành liên quan xây dựng các chuyên mục hàng tháng về hội nhập kinh tế quốc tế trên Đài Phát thanh truyền hình.

Chủ trì, phối hợp với các sở ngành, huyện, thị xã, thành phố triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hành chính nhà nước. Phối hợp Sở Công Thương phát triển hệ thống thương mại điện tử trên địa bàn.

12. Sở Tài chính

Tham mưu đảm bảo tài chính cho việc triển khai các nhiệm vụ, hoạt động cụ thể của Đề án.

13. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

Phối hợp với Sở Công Thương và các sở, ban, ngành liên quan nhằm triển khai hiệu quả các nhiệm vụ của Đề án. Xây dựng Kế hoạch triển khai các nội dung liên quan trên địa bàn huyện, thị xã, thành phố, trong đó, tập trung các hoạt động phổ biến thông tin, tuyên truyền về hội nhập kinh tế quốc tế đến các đối tượng liên quan. Phối hợp thực hiện các kế hoạch, chương trình, đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, công tác cải cách hành chính, hỗ trợ doanh nghiệp, HTX nông nghiệp trong quy hoạch tập trung và sản xuất, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi. Thường xuyên bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ công chức, viên chức phù hợp với yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.

II. Tiến độ cụ thể trong từng giai đoạn thực hiện Đề án

1. Giai đoạn 2017 - 2018

Tập trung chuẩn bị, xây dựng và tiến hành các thủ tục phê duyệt các chương trình, dự án cụ thể để triển khai thực hiện Đề án hội nhập kinh tế quốc tế của tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025.

Triển khai sớm Chương trình/kế hoạch phổ biến kiến thức về hội nhập kinh tế quốc tế (cả chiều rộng lẫn chiều sâu, nhằm thay đổi nhận thức và hành vi).

2. Giai đoạn 2018 - 2020

- Triển khai thực hiện các chương trình/dự án theo các mục tiêu, nội dung và tiến độ đã được phê duyệt;

- Tổng kết, đánh giá giữa kỳ việc thực hiện Đề án.

3. Giai đoạn 2021 - 2025

- Tiếp tục thực hiện các chương trình/ dự án đã được sửa đổi, bổ sung trên cơ sở kết quả đánh giá giữa kỳ;

- Tổng kết, đánh giá việc thực hiện Đề án.

 

KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

1. Một số vấn đề quan trọng của Đề án

1.1. Sóc Trăng là một tỉnh thuộc đồng bằng Sông Cửu Long, tuy có lợi thế về nông nghiệp, thủy sản và kinh tế biển, nhưng nhìn chung điều kiện và nguồn lực còn khó khăn để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế nhanh và sâu rộng hiện nay, làm thế nào để tỉnh hội nhập thành công với nguồn lực còn hạn hẹp là mối quan tâm lớn của Lãnh đạo Tỉnh. Đề án đã tiếp cận quá trình triển khai công tác hội nhập kinh tế quốc tế của các cơ quan chuyên môn, tìm hiểu và đánh giá kết quả thực tiễn tại địa phương, từ đó lựa chọn cách tiếp cận phù hợp đề xuất những nội dung trọng tâm định hướng công tác hội nhập kinh tế quốc tế trong thời gian tới. Một số lưu ý trong 4 nhóm nhiệm vụ này:

- Về công tác thông tin tuyên truyền về hội nhập kinh tế quốc tế, với đề xuất nội dung cơ bản của một kế hoạch cụ thể, vừa đảm bảo tính phổ biến rộng rãi thông tin, kiến thức về hội nhập kinh tế quốc tế, vừa có những hoạt động tập huấn bồi dưỡng chuyên sâu cho các nhóm đối tượng ưu tiên, nhất là các doanh nghiệp, HTX trên địa bàn. Hình thức truyền đạt cũng phong phú để lựa chọn phù hợp cho nội dung và đối tượng. Nâng cao nhận thức và hiểu biết về hội nhập kinh tế quốc tế là một ưu tiên và cần kiên trì với nhiều biện pháp linh hoạt, là cơ sở cho việc thay đổi thái độ và dẫn đến hành động cụ thể.

- Đề án đề xuất nhiệm vụ xây dựng và nâng cấp các chuỗi giá trị sản phẩm, dịch vụ nhằm khai thác lợi thế phát triển của tỉnh Sóc Trăng, đồng thời đáp ứng nhu cầu thị trường xuất khẩu ngày càng cao của các thị trường đang mở rộng. Nhiệm vụ tái cơ cấu kinh tế của tỉnh, đặc biệt là nông nghiệp thủy sản đã được tỉnh xây dựng và triển khai. Đề án này không làm lại, nhưng nhấn mạnh các yếu tố liên quan đến hội nhập, ví dụ các tiêu chuẩn ngày càng cao về hàng hóa xuất khẩu cần được đảm bảo từ vùng nguyên liệu hay vấn đề thương hiệu cần đặc biệt quan tâm. Vấn đề khai thác và bảo tồn các giá trị văn hóa cũng được đề cập. Đề án không tập trung vào các hoạt động về công nghiệp hay các dự án lớn mà tỉnh quan tâm, mặc dù rất ủng hộ cho phát triển kinh tế của tỉnh.

- Vấn đề nâng cao sức cạnh tranh của địa phương, của ngành/sản phẩm và của doanh nghiệp là nội dung địa phương cần tập trung vì thực chất đây là một trong những vấn đề cốt lõi của hội nhập kinh tế quốc tế. Đề án đề xuất việc triển khai đồng bộ các chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh và cải cách hành chính từ các góc độ khác nhau, nhằm đảm bảo hiệu quả, tránh chồng chéo. Bên cạnh đó, việc hỗ trợ cụ thể cho doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển là rất cần thiết. Tuy nhiên, với nguồn lực có hạn, việc hỗ trợ cần tập trung vào các doanh nghiệp còn điều kiện phát triển và tích cực, chủ động, với hoạt động hỗ trợ cụ thể, có thể đánh giá được kết quả đầu ra, đảm bảo tính hiệu quả.

- Đề án cũng xác định con người hay cán bộ là yếu tố quyết định thành công của mọi công tác, nhiệm vụ. Do đó, bên cạnh đề xuất nâng cao năng lực, kiến thức chuyên môn, kỹ năng, ngoại ngữ của các CBCCVC của tỉnh, Đề án xác định ưu tiên nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ hội nhập của tỉnh, nhằm triển khai hiệu quả Đề án trong những năm tới. Việc hỗ trợ đào tạo nhân lực cho doanh nghiệp cũng là nhiệm vụ hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

1.2. Đề án xác định được các nhóm nhiệm vụ cụ thể và ưu tiên, phân công cụ thể cho các đơn vị chủ trì/đầu mối. Nhưng với giới hạn về nguồn lực và thời gian, Đề án sẽ không đưa ra các nội dung hoạt động cụ thể, mà đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh sẽ giao đơn vị chủ trì sẽ tiếp tục triển khai chi tiết, theo định hướng ưu tiên đã đề ra trong Đề án, với các mức độ chi tiết khác nhau và với nguồn lực, tiến độ thực hiện phù hợp cho từng nhiệm vụ. Một số nhiệm vụ, khi thống nhất triển khai cần có sự đầu tư để đảm bảo tính hiệu quả cao (ví dụ khảo sát doanh nghiệp; tích hợp các chỉ số cạnh tranh,…)

1.3. Sở Công Thương, Thường trực Ban Chỉ đạo hội nhập kinh tế quốc tế của tỉnh, đóng vai trò chủ trì Đề án, phối hợp các Sở ngành liên quan triển khai thực hiện và tổng hợp, báo cáo cho các cấp có thẩm quyền.

2. Kiến nghị

2.1. Kiến nghị với Trung ương

2.1.1. Về khung khổ công tác hội nhập kinh tế quốc tế tại địa phương

Hội nhập kinh tế quốc tế là một trong những chủ trương quan trọng của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, trong những năm qua việc triển khai công tác này chưa đảm bảo tính đồng bộ và xuyên suốt từ Trung ương đến địa phương.

- Cần hướng dẫn để đảm bảo tính đồng bộ giữa các Chương trình hội nhập kinh tế quốc tế và hội nhập quốc tế, cả về nội dung và tổ chức bộ máy chỉ đạo. Hiện nay chưa có sự nhất quán về thực hiện vấn đề này giữa các địa phương;

- Nội dung hội nhập kinh tế quốc tế ở địa phương chưa được hướng dẫn rõ ràng, hiệu quả; do đó cách thức triển khai còn rất khác nhau. Các cơ quan Trung ương cần thiết tổ chức Hội thảo tại các Vùng, miền về vấn đề này để thu thập các bài học kinh nghiệm tốt của các địa phương và đưa đến kết luận/hướng dẫn những vấn đề cốt lõi các địa phương phải thực hiện và còn lại là các vấn đề tùy nghi theo mức độ sáng tạo và đặc thù của các địa phương.

2.1.2. Về công tác thông tin hội nhập kinh tế quốc tế sau đàm phán

- Các địa phương, doanh nghiệp là nơi trực tiếp triển khai và thực thi các cam kết sau khi các Bộ ngành đàm phán. Tuy nhiên, từ nội dung đàm phán các FTA đến thực tiễn còn khoảng cách rất lớn, trong khi đó chưa có nhiều hoạt động phân tích, hướng dẫn chi tiết từ các Bộ ngành, giúp doanh nghiệp, địa phương hiểu đúng và vận dụng các nội dung khá phức tạp của các cam kết. Đề nghị các Bộ ngành và Ban Chỉ đạo liên ngành về Hội nhập kinh tế quốc tế tăng cường công tác hướng dẫn chung cho các địa phương về hội nhập kinh tế quốc tế nói chung và kết quả đàm phán nói riêng, đảm bảo hiệu quả của hoạt động đàm phán.

- Các doanh nghiệp cần các thông tin cụ thể chia theo từng ngành nghề và thị trường; do đó các cơ quan Trung ương, VCCI cần tăng cường hỗ trợ thông tin chi tiết theo hướng này, giúp các doanh nghiệp tiếp cận thông tin hữu ích.

- Trong các Chương trình tập huấn về hội nhập quốc tế (do Bộ Ngoại giao chủ trì), cần có sự phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương và bổ sung kinh phí, tăng cường các Chương trình tập huấn về hội nhập kinh tế quốc tế với nội dung thiết thực, đặc biệt lưu ý các doanh nghiệp nhỏ và vừa

2.1.3. Về nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ chuyên trách về hội nhập kinh tế quốc tế

- Ban Chỉ đạo liên ngành về Hội nhập kinh tế quốc tế cần có Chương trình bài bản, hỗ trợ và thường xuyên phối hợp với các địa phương để đào tạo cán bộ hội nhập, nhằm duy trì một đội ngũ cán bộ có năng lực triển khai nhiệm vụ phức tạp và thiết thực này.

- Trước mắt, tập trung hỗ trợ các đơn vị/Trung tâm về hội nhập kinh tế quốc tế tại các thành phố lớn tại 3 miền để từ đó hỗ trợ lại cho các địa phương lân cận.

2.2. Kiến nghị với Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng

Trên cơ sở nội dung nhiệm vụ, giải pháp được nêu trong Đề án, kiến nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng ban hành quyết định phê duyệt Đề án, trong đó:

- Phân công cụ thể các đơn vị triển khai thực hiện nhiệm vụ, nội dung mới hoặc lồng ghép với các Chương trình, Đề án đang triển khai, nhưng cần tách bạch và nhấn mạnh nội dung về hội nhập kinh tế quốc tế trong giai đoạn tới;

- Xem xét bố trí ngân sách triển khai hàng năm, chú trọng các nhiệm vụ có tính chất ưu tiên. Chi tiết các hoạt động và quy mô kinh phí sẽ do đơn vị chủ trì xem xét đề xuất trong từng nội dung chương trình hoặc nhiệm vụ cụ thể, Ban Hội nhập tổng hợp và trình phê duyệt hàng năm.

- Mở rộng thu hút tư vấn và các nguồn lực bên ngoài để đảm bảo các nhiệm vụ thực hiện hiệu quả.

- Sơ, tổng kết việc triển khai thực hiện Đề án hàng năm, trên cơ sở xem xét các tiêu chí đánh giá hiệu quả (nhất là từ phía doanh nghiệp), tránh hình thức hoặc báo cáo hành chính.


PHỤ LỤC 1: KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN

STT

Nội dung Chương trình, nhiệm vụ cụ thể

Đơn vị thực hiện

Đơn vị phối hợp

Kết quả đầu ra

Thời gian hoàn thành

Kinh phí dự kiến

1

Xây dựng Kế hoạch thông tin tuyên truyền về hội nhập kinh tế quốc tế

1.1

Thực hiện các hoạt động thông tin tuyên truyền, quảng bá chung về hội nhập kinh tế quốc tế và các sự kiện

1.1.1

Thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng (báo chí, trang thông tin điện tử, đài truyền hình, đài phát thanh, truyền thanh cấp quận, huyện...) về các sự kiện hội nhập kinh tế quốc tế quan trọng như Hội nghị cấp cao APEC, 50 thành lập ASEAN; ký kết FTA quan trọng

Các cơ quan báo đài thuộc tỉnh

Sở Thông tin và Truyền thông, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

Tin, bài trên các báo đài

Thường xuyên và định kỳ

Ngân sách sự nghiệp

1.1.2

Xây dựng và duy trì các chuyên mục, chuyên trang về hội nhập kinh tế quốc tế và/hoặc hội nhập quốc tế trên trang thông tin điện tử của các sở ngành, phản ánh diễn biến hội nhập kinh tế quốc tế của ngành

Các sở, ngành trong Ban Hội nhập Kinh tế quốc tế

Sở Thông tin và Truyền thông

Tin, bài trên website

Thường xuyên

Ngân sách sự nghiệp

1.1.3

Tổ chức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật chào mừng, thực hiện các pa nô, áp phích tuyên truyền các sự kiện lớn trong năm, trong đó có các sự kiện hội nhập kinh tế quốc tế (APEC, ASEAN,…)

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Sở ngành liên quan, các cơ quan báo chí, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

Các hoạt động quảng bá ngoài trời

Theo sự kiện

Ngân sách sự nghiệp và xã hội hóa

1.2

Tổ chức các hoạt động thông tin tuyên truyền về hội nhập kinh tế quốc tế cho CBCCVC

1.2.1

Tổ chức hội nghị tuyên truyền, giao ban, tổng kết công tác, triển khai nhiệm vụ tại cơ quan, đơn vị trên địa bàn về chủ trương, chính sách về hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng, Chính phủ và Tỉnh, cập nhật diễn biến và tình hình thời sự về hội nhập kinh tế trong và ngoài nước

Ban Tuyên giáo các cấp, các ngành

Các chuyên gia từ Bộ ngành và các Viện, Trường

Các buổi nói chuyện chuyên đề và/hoặc thời sự

Thường xuyên

Ngân sách sự nghiệp

1.2.2

Tổ chức các lớp tập huấn về kiến thức và kỹ năng về hội nhập kinh tế quốc tế cho cán bộ công chức, viên chức ở các sở ngành, thành phố/huyện/thị xã

Sở Nội vụ, , Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

Các chuyên gia từ Bộ ngành và các Viện, Trường VCCI Cần Thơ

Các khóa tập huấn

Định kỳ hàng năm

Ngân sách theo chương trình, đề án

1.3

Tổ chức các hoạt động thông tin tuyên truyền về hội nhập kinh tế quốc tế cho doanh nghiệp

1.3.1

Tổ chức các khóa tập huấn cung cấp thông tin kiến thức và kỹ năng trong hội nhập kinh tế quốc tế, khai thác các FTA Việt Nam tham gia

Sở Công Thương

Hiệp hội doanh nghiệp, chuyên gia từ Bộ, Viện, Trường

Các khóa tập huấn

Theo nhu cầu và diễn biến

Ngân sách theo chương trình, đề án

1.3.2

Tổ chức các khóa tập huấn về rào cản phi thương mại như SPS, TBT,

Sở Khoa học Công nghệ; Sở NN&PTNT

Hiệp hội doanh nghiệp

Các khóa tập huấn

Định kỳ

Ngân sách theo chương trình, đề án

1.3.3

Tổ chức hội thảo/tập huấn chuyên sâu về: - Thị trường các quốc gia quan trọng mà Việt Nam có FTA; - Hội nhập kinh tế quốc tế trong ngành cụ thể - Tổ chức và giới thiệu doanh nghiệp tham gia các lớp/khóa tập huấn về kỹ năng, công cụ cho doanh nghiệp trong hội nhập kinh tế như: công cụ phân tích thị trường; tận dụng C/O ưu đãi; tự chứng nhận xuất xứ; vấn đề pháp lý trong TMQT, sở hữu trí tuệ…

Sở Công Thương

Hiệp hội doanh nghiệp; Trung tâm WTO TP.HCM; VCCI Cần Thơ; VASEP

Các khóa tập huấn chuyên sâu

Định kỳ theo nhu cầu

Ngân sách theo chương trình, đề án và doanh nghiệp đóng góp (50/50)

1.3.4

Thực hiện ấn phẩm (tờ rơi, tờ gấp, brochure, sách, tạp chí,…) về một số vấn đề cụ thể của HNKTQT, cung cấp cho doanh nghiệp

Sở Công Thương

Sở TTTT; Sở VH- TT-DL; Bộ Công Thương

Các ấn phẩm

2018

Ngân sách theo chương trình, đề án và xã hội hóa

2

Xây dựng và nâng cấp các chuỗi giá trị sản phẩm, dịch vụ nhằm khai thác lợi thế phát triển của tỉnh Sóc Trăng

2.1

Quy hoạch vùng nguyên liệu và sản xuất cho các ngành thủy sản, trồng trọt và chăn nuôi

2.1.1

Thường xuyên theo dõi việc triển khai các quy hoạch và kế hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp, gắn với dự báo biến đổi khí hậu và nước biển dâng

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Sở KH&ĐT; Sở Công Thương; UBND các huyện, thị xã, thành phố

Báo cáo kết quả

Định kỳ hàng năm

Ngân sách theo chương trình, đề án

2.1.2

Triển khai các chương trình, chính sách đặc thù khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn và cập nhật danh mục các dự án đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Sở Kế hoạch và Đầu tư; UBND các huyện, thị xã, thành phố

Danh mục đầu tư

Định kỳ hàng năm

Ngân sách theo chương trình, đề án

2.2

Các biện pháp khuyến nông và áp dụng mô hình sản xuất sạch, bền vững

2.2.1

Hỗ trợ và áp dụng các mô hình sản xuất tiên tiến, theo hướng giảm sử dụng các loại hóa chất, kháng sinh, phân bón hóa học,… nhằm đáp ứng yêu cầu chất lượng và các tiêu chuẩn về SPS.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Trung tâm Khuyến nông)

UBND các huyện, thị xã, thành phố

Các khóa tập huấn, cung cấp thông tin

Từ 2018

Ngân sách theo chương trình, đề án

2.2.2

Ứng dụng biện pháp khoa học công nghệ mới phục vụ sản xuất, hỗ trợ áp dụng biện pháp kiểm soát chất lượng theo quy trình (VietGap, GlobalGap); chủ động trong khâu giống.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Sở Khoa học Công nghệ, UBND các huyện, thị xã, thành phố

Đề án hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp

Từ 2018

Ngân sách theo chương trình, đề án

2.2.3

Khuyến khích gắn kết doanh nghiệp sản xuất với nông dân, tạo chuỗi giá trị bền vững và ổn định đầu ra.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Sở Công Thương; Sở KH&ĐT, UBND các huyện, thị xã, thành phố

Chính sách hỗ trợ liên kết

Từ 2018

Ngân sách theo chương trình, đề án

2.3

Các biện pháp hỗ trợ về thông tin thị trường, liên kết chuỗi và xây dựng thương hiệu sản phẩm hàng hóa, thương hiệu doanh nghiệp

2.3.1

Hỗ trợ cung cấp thông tin thị trường đầu ra cho các sản phẩm chủ lực, kể cả thị trường trong và ngoài nước

Trung tâm Xúc tiến Thương mại

Hiệp hội doanh nghiệp

Chính sách hỗ trợ

Từ 2018

Ngân sách xúc tiến

2.3.2

Triển khai hiệu quả các hoạt động xúc tiến thương mại, giới thiệu sản phẩm, kết nối cung - cầu, hỗ trợ ký kết, liên kết bao tiêu sản phẩm…

Trung tâm Xúc tiến Thương mại (Sở Công Thương)

Sở NN&PTNT, Sở KH&ĐT, Hiệp hội doanh nghiệp, Hội ngành hàng

Chương trình xúc tiến thương mại

Hàng năm

Ngân sách xúc tiến

2.3.2

Hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất chất lượng và đăng ký bảo hộ, khai thác và phát triển tài sản sở hữu trí tuệ theo hướng bảo đảm ổn định, uy tín và hiệu quả

Sở Khoa học và Công nghệ

Hiệp hội doanh nghiệp

Chính sách hỗ trợ

Từ 2018

Ngân sách khoa học và công nghệ

2.4

Phát triển hạ tầng nhằm đẩy mạnh lưu thông hàng hóa và xuất nhập khẩu

2.4.1

Phát triển hệ thống thương mại điện tử trên địa bàn (hỗ trợ xây dựng website, kinh doanh, thanh toán điện tử)

Sở Công Thương

Sở TTTT, hệ thống ngân hàng thương mại

Báo cáo kết quả thực hiện

Từ 2018

Ngân sách theo chương trình, đề án

2.4.2

Nâng cấp hệ thống giao thông các tuyến, nhất là các đường nối đến cảng và liên kết với các tỉnh/địa phương lân cận để hoàn thiện hệ thống giao thông trong Vùng

Sở Giao thông Vận tải

Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Công Thương

Đề án nâng cấp hệ thống giao thông

Từ 2018

Ngân sách đầu tư và xã hội hóa

2.4.3

Phát triển dịch vụ logistics trên địa bàn

Sở Công Thương

Sở Kế hoạch và Đầu tư

Đề án/Kế hoạch

Từ 2018

Ngân sách sự nghiệp

2.5

Phát triển du lịch bền vững

2.5.1

Rà soát quy hoạch ngành du lịch trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng; hỗ trợ kết nối các tour, kêu gọi đầu tư theo quy hoạch để đẩy mạnh khai thác bền vững các di tích văn hóa vật thể, phi vật thể trên địa bàn

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND các huyện, thị xã, thành phố

Quy hoạch Du lịch

Từ 2018

Ngân sách sự nghiệp

2.5.2

Mở rộng khai thác chuyến Trần Đề - Côn Đảo để phục vụ các tour du lịch kết hợp

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

UBND Huyện Trần Đề

Báo cáo kết quả

Từ 2018

Ngân sách sự nghiệp và xã hội hóa

3

Nâng cao năng lực cạnh tranh của địa phương và doanh nghiệp

3.1

Cải thiện môi trường kinh doanh và đầu tư

3.1.1

Xây dựng Đề án/Kế hoạch tổng thể nhằm cải thiện các chỉ số PCI, PAPI, PAR- Index và SIPAS

Ban Hội nhập Kinh tế quốc tế

Sở Nội vụ, Sở KH&ĐT, Ủy ban MTTQ và các sở ngành liên quan

Đề án tổng thể nhằm cải thiện các chỉ số

2018- 2019

Ngân sách theo chương trình, đề án

3.1.2

Tăng cường triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hành chính nhà nước

Sở Thông tin và Truyền thông

Sở ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố

Báo cáo kết quả

Hàng năm

Ngân sách theo chương trình, đề án

3.1.3

Xây dựng kênh kết nối và phản hồi thông tin giữa chính quyền và doanh nghiệp

Sở Kế hoạch và Đầu tư

Hiệp hội doanh nghiệp

Đề án kênh kết nối và phản hồi thông tin

2018- 2019

Ngân sách theo chương trình, đề án

3.2

Hỗ trợ doanh nghiệp cụ thể, thiết thực trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

3.2.1

Xây dựng và triển khai hiệu quả Đề án khởi nghiệp tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn đến năm 2025

Sở KH&ĐT

Hiệp hội doanh nghiệp, Các sở ngành và UBND các huyện, thị xã

Kế hoạch triển khai

2018

Ngân sách theo chương trình, đề án

3.2.2

Xây dựng và triển khai hiệu quả Kế hoạch phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025

Sở KH&ĐT

Hiệp hội doanh nghiệp, Các sở ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố

Kế hoạch triển khai

2018

Ngân sách theo chương trình, đề án

3.2.3

Khảo sát nhu cầu hỗ trợ của doanh nghiệp và các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đã và đang được triển khai trên địa bàn. Tham mưu một số chính sách hỗ trợ doanh nghiệp mới và chính sách đặc thù của địa phương trên cơ sở tận dụng các lợi thế của địa phương và cam kết quốc tế

Sở KH&ĐT

Hiệp hội doanh nghiệp, Các sở ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố

Báo cáo đánh giá

Theo nhu cầu

Ngân sách theo chương trình, đề án

3.2.4

Tăng cường hoạt động xúc tiến đầu tư trong và ngoài tỉnh và đánh giá hiệu quả công tác thu hút FDI trên địa bàn tỉnh

Sở KH&ĐT

Hiệp hội doanh nghiệp, sở ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố

Báo cáo đánh giá

Định kỳ hàng năm

Ngân sách xúc tiến

3.2.5

Tổ chức lại đơn vị hỗ trợ doanh nghiệp trên cơ sở nâng cấp Hiệp hội doanh nghiệp và chuyển dần các hoạt động hỗ trợ từ cơ quan nhà nước sang Hiệp hội, hội ngành hàng

Sở Nội vụ

Sở KH&ĐT, Sở Công Thương, HHDN và hội ngành hàng

Tờ trình đề xuất

2018

Ngân sách sự nghiệp

4

Xây dựng Chương trình nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ công chức viên chức và doanh nhân đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế

4.1

Tổ chức các khóa tập huấn, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng cần thiết nhằm đảm bảo yêu cầu của vị trí công tác và cập nhật thông tin về hội nhập

Sở Nội vụ

Các sở ngành và UBND các huyện, thị xã

Báo cáo kết quả

Hàng năm

Ngân sách theo chương trình, đề án

4.2

Tổ chức các khóa tập huấn chuyên sâu cho đội ngũ trực tiếp làm công tác hội nhập tại địa phương

Sở Công Thương

Các cơ quan Trung ương, Sở Nội vụ

Báo cáo kết quả

Hàng năm

Ngân sách theo chương trình, đề án

4.3

Tổ chức các khóa đào tạo, nâng cao kiến thức và kỹ năng cho đội ngũ doanh nhân như kỹ năng quản lý doanh nghiệp, pháp luật trong kinh doanh, nghiên cứu thị trường…

Sở Kế hoạch và Đầu tư

Sở Công Thương, Hiệp hội doanh nghiệp, Sở Tư pháp

Báo cáo kết quả

Hàng năm

Ngân sách sự nghiệp và đóng góp của doanh nghiệp

4.4

Phát triển và tổ chức các khóa đào tạo, nâng cao kiến thức và kỹ năng cho đội ngũ luật sư trên địa bàn nhằm hỗ trợ doanh nghiệp trong hoạt động SX-KD và giải quyết tranh chấp quốc tế

Sở Tư pháp

Hiệp hội doanh nghiệp

Báo cáo kết quả

Hàng năm

Ngân sách theo chương trình, đề án

4.5

Tăng cường hiệu quả hoạt động đào tạo nghề phi nông nghiệp; nâng cao và chuyển đổi tay nghề cho lao động, qua đó nâng cao tỉ lệ lao động qua đào tạo nghề và giảm tỉ lệ lao động thất nghiệp ở thành thị.

Sở Lao động, Thương binh, Xã hội

Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

Báo cáo kết quả

Định kỳ hàng năm

Ngân sách sự nghiệp và xã hội hóa


PHỤ LỤC 2: DANH MỤC CÁC CHƯƠNG TRÌNH, KẾ HOẠCH ƯU TIÊN TRIỂN KHAI TRONG NĂM 2018

Dưới đây là danh mục các chương trình, kế hoạch về hội nhập kinh tế quốc tế được ưu tiên triển khai trong năm 2018 (ngoài các nhiệm vụ thường xuyên và lồng ghép đã được nêu tại Phụ lục 1). Tùy tình hình, Ủy ban nhân dân tỉnh sẽ quyết định tiếp tục giao thêm các nhiệm vụ cụ thể theo đề xuất của các Sở ngành.

STT

Tên Chương trình, Kế hoạch

Đơn vị chủ trì

1

Kế hoạch thông tin, tuyên truyền về hội nhập kinh tế quốc tế trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020

Sở Công Thương

2

Đề tài nghiên cứu cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh và cải cách hành chính thông qua tích hợp các chỉ số của địa phương

Ban Hội nhập Kinh tế quốc tế

3

Đề án xây dựng kênh kết nối và phản hồi thông tin giữa chính quyền và doanh nghiệp

Sở Kế hoạch - Đầu tư, Hiệp hội doanh nghiệp

4

Đề án xây dựng các chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp và ngành ưu tiên trên địa bàn tỉnh trên cơ sở tận dụng các lợi thế của tỉnh và phù hợp các cam kết quốc tế

Sở Kế hoạch và Đầu tư

5

Đề án xây dựng và liên kết doanh nghiệp tạo chuỗi giá trị trong lĩnh vực nông, thủy sản chế biến

Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

6

Đề án nghiên cứu nhu cầu phát triển dịch vụ logistics trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng

Sở Công Thương

7

Kế hoạch tập huấn, nâng cao năng lực cho đội ngũ trực tiếp làm công tác hội nhập trên địa bàn

Sở Công Thương

 

 

 



1 Chỉ số năng lực hội nhập kinh tế quốc tế cấp địa phương (PEII) do Ủy ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế thực hiện 2 lần trong năm 2010, 2012 và công bố vào năm 2011, 2013.

2 Tương tự hình thức chia sẻ thông tin Cà phê Doanh nhân - HUBA tại Rex (dành cho doanh nghiệp lớn) và các hoặc CLB, Chapter, Cà phê Thứ Bảy (dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa) tổ chức định kỳ ở thành phố Hồ Chí Minh; nhiều tỉnh đã nhân rộng mô hình này.

3 Thông báo số 239/TB-VPCP ngày 26/5/2017 về Kết luận của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Sóc Trăng

4 Theo Báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu 2017-2018 của WEF, Việt Nam tăng 05 hạng từ 60 lên 55 trong 137 nền kinh tế được xếp hạng. Báo cáo Môi trường kinh doanh (Doing Business 2018) của Ngân hàng Thế giới (WB) mới công bố, Việt Nam xếp hạng 68 trong 190 nền kinh tế được đánh giá, tăng 14 bậc so với năm trước.

5 Báo cáo Năng lực hội nhập kinh tế quốc tế cấp tỉnh 2010, NCIEC- năm 2011.

6 Báo cáo chỉ số PEII năm 2013, nhưng số liệu thu thập trong năm 2012, nên tính cho năm 2012.

7 Báo cáo Năng lực hội nhập kinh tế quốc tế cấp tỉnh 2012, NCIEC-2013

8 Hội nhập kinh tế quốc tế cấp địa phương: Chưa thể kỳ vọng - www.petrotime.vn

9 Tài liệu đã dẫn

10 Kỷ niệm 50 năm thành lập ASEAN (1967-2017).

11 http://cchc.soctrang.gov.vn/cong-dan-anh-gia

12 Xem Báo cáo Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính - Chỉ số SIPAS Sóc Trăng, ban hành theo Quyết định số 313/QĐ-SNV ngày 28/12/2016 của Sở Nội vụ về phê duyệt và công bố Chỉ số hài lòng của người dân

13 Nguồn: http://nangluongsachvietnam.vn/d6/news/Khoi-dong-du-an-dien-gio-lon-nhat-Viet-Nam-6-164-895.aspx

14 Trong khí đó, tại TP.HCM, theo rà soát của Trung tâm WTO thành phố, có ít nhất 34 Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp trong 8 nhóm lĩnh vực khác nhau.

15 Các yếu tố quyết định sự hài lòng và sự sẵn lòng quay lại của khách nội địa đối với du lịch tỉnh Sóc Trăng - Hồ Lê Thu Trang và Phạm Thị Kim Loan - ĐH Cần Thơ, 2012

16 Theo Nguyễn Công Toàn (2013) và qua trao đổi thực tế của các đơn vị, doanh nghiệp.

17 Ví dụ ngày 23/10/2017, EU chính thức tuyên bố rút "thẻ vàng" đối với hoạt động khai thác thủy sản trên biển của Việt Nam do chưa đáp ứng được các yêu cầu về vấn đề kiểm soát đánh bắt bất hợp pháp, không khai báo và không được quản lý (IUU). Nếu không kiểm soát được nguồn gốc hàng xuất khẩu, Việt Nam có thể bị EU chính thức cấm (thẻ đỏ) và mất thị trường quan trọng này.

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản