Luật Đất đai 2024

Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 2010

Số hiệu 50/2010/QH12
Cơ quan ban hành Quốc hội
Ngày ban hành 17/06/2010
Ngày công báo Đã biết
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường
Loại văn bản Luật
Người ký Nguyễn Phú Trọng
Ngày có hiệu lực Đã biết
Số công báo Đã biết
Tình trạng Đã biết

QUỐC HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------

Luật số: 50/2010/QH12

Hà Nội, ngày 17 tháng 6 năm 2010

 

LUẬT

SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10;
Quốc hội ban hành Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Luật này quy định về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; chính sách, biện pháp thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Luật này áp dụng đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng năng lượng tại Việt Nam.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Năng lượng bao gồm nhiên liệu, điện năng, nhiệt năng thu được trực tiếp hoặc thông qua chế biến từ các nguồn tài nguyên năng lượng không tái tạo và tái tạo.

2. Tài nguyên năng lượng không tái tạo gồm than đá, khí than, dầu mỏ, khí thiên nhiên, quặng urani và các tài nguyên năng lượng khác không có khả năng tái tạo.

3. Tài nguyên năng lượng tái tạo gồm sức nước, sức gió, ánh sáng mặt trời, địa nhiệt, nhiên liệu sinh học và các tài nguyên năng lượng khác có khả năng tái tạo.

4. Nhiên liệu là các dạng vật chất được sử dụng trực tiếp hoặc qua chế biến để làm chất đốt.

5. Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là việc áp dụng các biện pháp quản lý và kỹ thuật nhằm giảm tổn thất, giảm mức tiêu thụ năng lượng của phương tiện, thiết bị mà vẫn bảo đảm nhu cầu, mục tiêu đặt ra đối với quá trình sản xuất và đời sống.

6. Kiểm toán năng lượng là hoạt động đo lường, phân tích, tính toán, đánh giá để xác định mức tiêu thụ năng lượng, tiềm năng tiết kiệm năng lượng và đề xuất giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đối với cơ sở sử dụng năng lượng.

7. Nhãn năng lượng là nhãn cung cấp thông tin về loại năng lượng sử dụng, mức tiêu thụ năng lượng, hiệu suất năng lượng và các thông tin khác giúp người tiêu dùng nhận biết và lựa chọn phương tiện, thiết bị tiết kiệm năng lượng.

8. Dán nhãn năng lượng là việc dán, gắn, in, khắc nhãn năng lượng lên sản phẩm, bao bì.

9. Hiệu suất năng lượng là chỉ số biểu thị khả năng của phương tiện, thiết bị chuyển hoá năng lượng sử dụng thành năng lượng hữu ích.

10. Mức hiệu suất năng lượng tối thiểu là mức hiệu suất năng lượng thấp nhất do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định đối với phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng mà dưới mức đó, thiết bị sẽ chịu sự quản lý đặc biệt.

11. Sản phẩm tiết kiệm năng lượng là phương tiện, thiết bị có hiệu suất năng lượng cao, vật liệu có tính cách nhiệt tốt phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.

Điều 4. Nguyên tắc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

1. Phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể về năng lượng, chính sách an ninh năng lượng và bảo vệ môi trường.

2. Được thực hiện thường xuyên, thống nhất từ quản lý, khai thác tài nguyên năng lượng đến khâu sử dụng cuối cùng.

3. Là trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước, quyền và nghĩa vụ của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và toàn xã hội.

Điều 5. Chính sách của Nhà nước về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

1. Áp dụng thực hiện biện pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả phục vụ phát triển kinh tế - xã hội là một trong những ưu tiên hàng đầu.

2. Hỗ trợ tài chính, giá năng lượng và các chính sách ưu đãi cần thiết khác để thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

3. Tăng đầu tư, áp dụng đa dạng hình thức huy động các nguồn lực để đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển và ứng dụng công nghệ tiên tiến sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; phát triển năng lượng tái tạo phù hợp với tiềm năng, điều kiện của Việt Nam góp phần bảo đảm an ninh năng lượng, bảo vệ môi trường.

4. Khuyến khích sử dụng phương tiện, thiết bị tiết kiệm năng lượng; thực hiện lộ trình áp dụng nhãn năng lượng; từng bước loại bỏ phương tiện, thiết bị có công nghệ lạc hậu, hiệu suất năng lượng thấp.

5. Khuyến khích phát triển dịch vụ tư vấn; đầu tư hợp lý cho công tác tuyên truyền, giáo dục, hỗ trợ tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Điều 6. Chiến lược, quy hoạch, chương trình sử dụng năng lượng

1. Chiến lược, quy hoạch, chương trình sử dụng năng lượng phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

a) Cung cấp năng lượng ổn định, an toàn; sử dụng hợp lý, tiết kiệm nguồn tài nguyên năng lượng;

b) Dự báo cung, cầu năng lượng phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; kết hợp hài hòa, cân đối giữa các quy hoạch ngành than, dầu khí, điện lực và các quy hoạch năng lượng khác;

c) Thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, ưu tiên phát triển hợp lý công nghệ năng lượng sạch, nâng cao tỷ trọng sử dụng năng lượng tái tạo;

d) Xây dựng và thực hiện lộ trình chế tạo phương tiện, thiết bị, vật liệu xây dựng tiết kiệm năng lượng.

2. Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo việc xây dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch, chương trình sử dụng năng lượng.

Điều 7. Thống kê về sử dụng năng lượng

Bộ Công thương chủ trì phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về thống kê trình Chính phủ ban hành các chỉ tiêu thống kê về sử dụng năng lượng trong hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia theo quy định của Luật này và pháp luật về thống kê.

Điều 8. Các hành vi bị cấm

1. Hủy hoại nguồn tài nguyên năng lượng quốc gia.

2. Giả mạo, gian dối để được hưởng chính sách ưu đãi của Nhà nước trong hoạt động sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

3. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong quản lý sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vì mục đích vụ lợi.

4. Cố ý cung cấp thông tin không trung thực về hiệu suất năng lượng của phương tiện, thiết bị trong hoạt động dán nhãn năng lượng, kiểm định, quảng cáo và các hoạt động khác gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.

5. Sản xuất, nhập khẩu, lưu thông phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng thuộc Danh mục phương tiện, thiết bị phải loại bỏ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

Chương II

SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ TRONG SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP

Điều 9. Trách nhiệm sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả của cơ sở sản xuất công nghiệp

1. Cơ sở sản xuất công nghiệp gồm cơ sở sản xuất, chế biến, gia công sản phẩm hàng hoá; cơ sở chế tạo, sửa chữa phương tiện, thiết bị; cơ sở khai thác mỏ; cơ sở sản xuất, cung cấp năng lượng.

2. Cơ sở sản xuất công nghiệp có trách nhiệm:

a) Xây dựng, thực hiện kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả hằng năm; lồng ghép chương trình quản lý năng lượng với các chương trình quản lý chất lượng, chương trình sản xuất sạch hơn, chương trình bảo vệ môi trường của cơ sở;

b) Áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, định mức về sử dụng năng lượng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định; lựa chọn áp dụng quy trình và mô hình quản lý sản xuất tiên tiến, biện pháp công nghệ phù hợp và thiết bị công nghệ có hiệu suất năng lượng cao; sử dụng các dạng năng lượng thay thế có hiệu quả cao hơn trong dây chuyền sản xuất;

c) Áp dụng biện pháp kỹ thuật, kiến trúc nhà xưởng nhằm sử dụng tối đa hiệu quả hệ thống chiếu sáng, thông gió, làm mát; sử dụng tối đa ánh sáng, thông gió tự nhiên;

d) Thực hiện quy trình vận hành, chế độ duy tu, bảo dưỡng phương tiện, thiết bị trong dây chuyền sản xuất để chống tổn thất năng lượng;

đ) Loại bỏ dần phương tiện, thiết bị có công nghệ lạc hậu, tiêu tốn nhiều năng lượng theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

3. Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan ban hành quy chuẩn kỹ thuật, định mức sử dụng năng lượng áp dụng trong từng ngành sản xuất công nghiệp.

Điều 10. Biện pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong cơ sở sản xuất, chế biến, gia công sản phẩm hàng hoá

Cơ sở sản xuất, chế biến, gia công sản phẩm hàng hoá căn cứ các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, định mức về sử dụng năng lượng để lựa chọn, áp dụng biện pháp công nghệ và quản lý sau đây:

1. Đầu tư hiện đại hóa dây chuyền sản xuất, chế biến, gia công sản phẩm hàng hóa; thay thế thiết bị có công nghệ lạc hậu, hiệu suất năng lượng thấp để tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường;

2. Cải tiến, hợp lý hoá các quá trình:

a) Đốt nhiên liệu trong lò hơi, lò luyện, lò nung, lò sấy;

b) Trao đổi nhiệt trong thiết bị gia nhiệt, làm lạnh;

c) Chuyển hóa nhiệt năng thành điện năng, điện năng thành nhiệt năng, cơ năng và các dạng chuyển hóa năng lượng khác;

3. Tận dụng nhiệt thừa của lò hơi, lò luyện, lò nung, hơi nước thải nóng cho mục đích sản xuất và đời sống;

4. Áp dụng các biện pháp kỹ thuật nhằm giảm tổn hao năng lượng trong hệ thống cung cấp điện và cung cấp nhiệt;

5. Sử dụng động cơ điện, lò hơi, máy bơm có hiệu suất cao, thiết bị biến tần, thiết bị điều chỉnh tốc độ động cơ cho công trình xây lắp mới hoặc thay thế, sửa chữa;

6. Áp dụng công nghệ đồng phát nhiệt điện đối với cơ sở chế biến, gia công, sản xuất sản phẩm hàng hoá có tiềm năng phát triển phụ tải điện và nhiệt.

Điều 11. Biện pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong cơ sở chế tạo, sửa chữa phương tiện, thiết bị

Cơ sở chế tạo, sửa chữa phương tiện, thiết bị căn cứ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, định mức về sử dụng năng lượng để lựa chọn, áp dụng biện pháp công nghệ và quản lý sau đây:

1. Xây dựng và thực hiện kế hoạch thay thế thiết bị công nghệ lạc hậu; đầu tư lắp đặt máy công cụ thế hệ mới có công nghệ hiện đại, tự động hoá cao;

2. Áp dụng biện pháp công nghệ nung, luyện vật liệu, tạo phôi, rèn, dập, phay, tiện, gia công sản phẩm đã được kiểm chứng trong thực tế là tiết kiệm và có hiệu quả cao về sử dụng năng lượng;

3. Lắp đặt bộ biến tần, thiết bị điều chỉnh tốc độ động cơ điện theo nhu cầu công suất cho cầu trục, thiết bị nâng hạ và vận chuyển trong nhà xưởng; bố trí dây chuyền sản xuất hợp lý nhằm tiết kiệm năng lượng.

Điều 12. Biện pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong cơ sở khai thác mỏ

Cơ sở khai thác mỏ căn cứ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, định mức về sử dụng năng lượng để lựa chọn, áp dụng biện pháp công nghệ và quản lý sau đây:

1. Áp dụng quy trình khai thác hợp lý để giảm tiêu thụ nhiên liệu, điện, nước cung cấp cho phương tiện, thiết bị trong khai thác;

2. Lựa chọn phương tiện, thiết bị phù hợp với điều kiện khai trường của mỏ để nâng cao năng suất khai thác, đồng thời tiết kiệm năng lượng;

3. Áp dụng công nghệ tiết kiệm năng lượng trong sàng, tuyển, chế biến, vận chuyển khoáng sản;

4. Thiết kế, lắp đặt hợp lý hệ thống thông gió trong mỏ hầm lò bảo đảm sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Điều 13. Biện pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong cơ sở sản xuất, cung cấp năng lượng

1. Cơ sở sản xuất, cung cấp năng lượng căn cứ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, định mức về sử dụng năng lượng áp dụng biện pháp công nghệ và quản lý sau đây:

a) Lựa chọn công nghệ có hiệu suất năng lượng cao; lắp đặt đầy đủ thiết bị đo lường, kiểm tra thông số vận hành; định kỳ tổ chức hiệu chỉnh, bảo trì lò, máy và thiết bị phụ trợ trong nhà máy phát điện để bảo đảm hiệu suất chung của nhà máy đạt hiệu suất thiết kế;

b) Tận dụng nhiệt thải, hơi nước thải có nhiệt độ cao để cung cấp cho quá trình cháy, sấy nhiên liệu, làm nóng nước cấp vào lò nhằm nâng cao hiệu suất phát điện của tổ máy;

c) Cơ sở phát điện phải tuân thủ phương thức huy động của đơn vị điều độ hệ thống điện quốc gia; xây dựng và thực hiện kế hoạch giảm điện tự dùng;

d) Nhà máy thuỷ điện phải tuân thủ đầy đủ quy trình vận hành khai thác hồ chứa hoặc liên hồ chứa, bảo đảm yêu cầu phát điện an toàn, tham gia nhiệm vụ điều tiết cấp nước cho sản xuất và đời sống;

đ) Đơn vị truyền tải, phân phối điện phải xây dựng chương trình, kế hoạch, định mức và lộ trình cụ thể nhằm giảm tổn thất điện năng trong hệ thống truyền tải và phân phối điện;

e) Đơn vị khai thác, cung ứng nhiên liệu phải sử dụng kho chứa, phương tiện vận chuyển an toàn, phù hợp, giảm thất thoát, phòng ngừa gây ô nhiễm môi trường, lãng phí năng lượng;

g) Đơn vị khai thác than, dầu khí phải có phương án tận thu khí đồng hành và tài nguyên năng lượng khác.

2. Không xây dựng mới tổ máy phát điện bằng than, dầu, khí có công nghệ lạc hậu, hiệu suất thấp theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

Điều 14. Trách nhiệm sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp

Cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp có trách nhiệm lựa chọn, áp dụng biện pháp công nghệ và quản lý để sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả quy định tại các điều 9, 10 và 11 của Luật này phù hợp với quy mô và ngành nghề sản xuất.

Chương III

SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ TRONG XÂY DỰNG, CHIẾU SÁNG CÔNG CỘNG

Điều 15. Biện pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong hoạt động xây dựng

1. Áp dụng các giải pháp quy hoạch và thiết kế kiến trúc phù hợp với điều kiện tự nhiên nhằm giảm tiêu thụ năng lượng sử dụng cho chiếu sáng, thông gió, làm mát, sưởi ấm.

2. Sử dụng vật liệu cách nhiệt phù hợp tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn nước ngoài về mức hiệu suất năng lượng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố, thừa nhận áp dụng nhằm hạn chế truyền nhiệt qua tường, mái nhà, cửa ra vào và cửa sổ.

3. Sử dụng và lắp đặt các phương tiện, thiết bị có hiệu suất năng lượng cao được thiết kế, sản xuất phù hợp tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn nước ngoài về mức hiệu suất năng lượng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố, thừa nhận áp dụng.

4. Sử dụng hệ thống quản lý, điều khiển tự động để vận hành phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng phù hợp với quy mô công trình.

5. Lắp đặt thiết bị đo lường điện, nhiệt, thiết bị khống chế nhiệt độ trong phòng và thiết bị kiểm soát hệ thống cung cấp điện, nhiệt tại các vị trí trong toà nhà phù hợp với điều kiện thời tiết và mục đích sử dụng.

6. Sử dụng vật liệu xây dựng tiết kiệm năng lượng, vật liệu không nung, lắp đặt thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời, khí sinh học trong các công trình xây dựng.

7. Áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, định mức về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đối với công trình xây dựng.

Điều 16. Trách nhiệm quản lý nhà nước về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong hoạt động xây dựng

1. Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ Công thương, bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan ban hành định mức về sử dụng năng lượng, quy chuẩn kỹ thuật về thiết kế, thi công, vật liệu xây dựng nhằm sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

2. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) có trách nhiệm áp dụng đồng bộ các biện pháp quản lý, kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện quy định về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong hoạt động xây dựng tại địa phương.

3. Cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng có trách nhiệm kiểm tra, xử lý kịp thời vi phạm quy định về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đối với công trình xây dựng đang thi công, cải tạo; không cấp giấy phép xây dựng cho công trình xây dựng không tuân thủ định mức về sử dụng năng lượng, quy chuẩn kỹ thuật nhằm sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Điều 17. Trách nhiệm sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong chiếu sáng công cộng

Chủ đầu tư, người đứng đầu cơ sở quản lý hệ thống chiếu sáng công cộng có trách nhiệm thực hiện các yêu cầu sau đây:

1. Bảo đảm hệ thống chiếu sáng công cộng được thiết kế theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đối với từng công trình và khu vực chiếu sáng; ưu tiên sử dụng thiết bị chiếu sáng hiệu suất cao, thiết bị chiếu sáng sử dụng nguồn năng lượng tái tạo, tận dụng nguồn chiếu sáng tự nhiên;

2. Khi sửa chữa, thay thế, lắp đặt mới thiết bị chiếu sáng công cộng phải sử dụng thiết bị chiếu sáng được xác định là sản phẩm tiết kiệm năng lượng;

3. Vận hành hệ thống chiếu sáng công cộng phù hợp theo thời gian trong ngày, theo mùa, vùng, miền.

Điều 18. Trách nhiệm quản lý nhà nước về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong chiếu sáng công cộng

1. Bộ Xây dựng ban hành quy chuẩn kỹ thuật, quy định về chiếu sáng công cộng bảo đảm yêu cầu sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

2. Bộ Khoa học và Công nghệ công bố tiêu chuẩn quốc gia về hiệu suất năng lượng trong chiếu sáng công cộng.

3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm áp dụng đồng bộ các biện pháp quản lý, kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện quy định về tiết kiệm điện trong chiếu sáng công cộng; Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn thực hiện quản lý chiếu sáng công cộng theo thẩm quyền được phân cấp.

Chương IV

SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ TRONG GIAO THÔNG VẬN TẢI

Điều 19. Biện pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong hoạt động giao thông vận tải

1. Khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động tư vấn, thiết kế, đầu tư phát triển giao thông vận tải công cộng; sản xuất, sử dụng phương tiện giao thông tiết kiệm năng lượng; khai thác và mở rộng ứng dụng khí hóa lỏng, khí thiên nhiên, điện, nhiên liệu hỗn hợp, nhiên liệu sinh học thay thế xăng, dầu.

2. Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ vận tải phải lựa chọn và thực hiện các biện pháp sau đây:

a) Tối ưu hóa tuyến vận tải, phương tiện vận tải nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng;

b) Xây dựng và áp dụng quy định về bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện giao thông vận tải thuộc phạm vi quản lý để giảm tiêu thụ nhiên liệu;

c) Ứng dụng các giải pháp công nghệ, quản lý, tổ chức vận tải nhằm sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

3. Chủ đầu tư, nhà thầu khi xây dựng, cải tạo công trình giao thông có trách nhiệm:

a) Thực hiện các giải pháp về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả của dự án đã được phê duyệt;

b) Áp dụng các biện pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong thi công công trình.

Điều 20. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu thiết bị, phương tiện vận tải

1. Tổ chức, cá nhân sản xuất thiết bị, phương tiện vận tải có trách nhiệm:

a) Tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật, định mức tiêu thụ năng lượng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành trong sản xuất thiết bị, phương tiện vận tải;

b) Áp dụng công nghệ tiên tiến; tăng cường nghiên cứu, chế tạo thiết bị, phương tiện vận tải tiết kiệm nhiên liệu, sử dụng nhiên liệu sạch, năng lượng tái tạo và các dạng nhiên liệu thay thế khác.

2. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu thiết bị, phương tiện vận tải có trách nhiệm tuân thủ quy định về định mức tiêu thụ năng lượng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

Điều 21. Trách nhiệm quản lý nhà nước về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong hoạt động giao thông vận tải

1. Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm:

a) Áp dụng các biện pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong quy hoạch hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không;

b) Chủ trì, phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan xây dựng và ban hành theo thẩm quyền quy chuẩn kỹ thuật, định mức tiêu thụ năng lượng đối với phương tiện vận tải;

c) Chỉ đạo, hướng dẫn việc thực hiện loại bỏ phương tiện vận tải quá thời hạn sử dụng, không đạt mức hiệu suất năng lượng tối thiểu;

d) Hướng dẫn doanh nghiệp vận tải hợp lý hóa hoạt động giao thông vận tải nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng của phương tiện vận tải;

đ) Lập kế hoạch đầu tư, khai thác hệ thống giao thông công cộng, tăng cường sử dụng mạng lưới giao thông đường sắt, đường thuỷ kết hợp vận tải đa phương thức;

e) Kiểm tra việc tuân thủ định mức tiêu thụ năng lượng đối với phương tiện vận tải.

2. Bộ Công thương hướng dẫn cơ sở sản xuất phương tiện vận tải tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật, định mức tiêu thụ năng lượng đối với phương tiện vận tải.

3. Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan công bố tiêu chuẩn quốc gia về hiệu suất năng lượng của phương tiện vận tải và nhiên liệu thân thiện môi trường sử dụng trong giao thông vận tải.

4. Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:

a) Áp dụng các biện pháp tiết kiệm năng lượng trong quy hoạch, phát triển hệ thống giao thông vận tải tại địa phương;

b) Tổ chức phân làn, phân luồng giao thông hợp lý; quy định giờ hoạt động của một số loại phương tiện, giảm thiểu ùn tắc giao thông nhằm tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường;

c) Thực hiện các nhiệm vụ khác về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong giao thông vận tải được phân cấp.

Chương V

SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP

Điều 22. Biện pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp

1. Quy hoạch, tổ chức sản xuất nông nghiệp phải bảo đảm yêu cầu sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

2. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất nông nghiệp lựa chọn các biện pháp sau đây để sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả:

a) Áp dụng kết quả nghiên cứu khoa học, cải tiến công nghệ nhằm đạt hiệu suất năng lượng cao đối với thiết bị sản xuất, gia công, chế biến, bảo quản, vận chuyển sản phẩm nông nghiệp;

b) Sử dụng thiết bị, công nghệ năng lượng sạch, năng lượng tái tạo trong sản xuất, gia công, chế biến, bảo quản, vận chuyển sản phẩm nông nghiệp và phát triển ngành nghề;

c) Loại bỏ theo lộ trình phương tiện, thiết bị, máy móc nông nghiệp, đánh bắt thủy sản có công nghệ lạc hậu, hiệu suất năng lượng thấp theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

d) Thực hiện các hoạt động tuyên truyền, phổ biến kiến thức, tư vấn sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Điều 23. Biện pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong thủy lợi

1. Tổ chức quy hoạch hệ thống thủy lợi hợp lý, tối ưu hoá hệ thống hồ chứa, kênh mương, tận dụng dòng chảy tự nhiên.

2. Vận hành, khai thác hợp lý công suất tổ máy bơm trong các trạm bơm cấp, thoát nước của hệ thống thủy lợi.

Điều 24. Giảm tổn thất điện năng và sử dụng năng lượng tái tạo trong sản xuất nông nghiệp, nông thôn

1. Đầu tư, cải tạo lưới điện nông thôn phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật nhằm bảo đảm an toàn điện, giảm tổn thất điện năng.

2. Khuyến khích sản xuất, sử dụng nguồn năng lượng tại chỗ bằng sức nước, sức gió, ánh sáng mặt trời, khí sinh học, phụ phẩm nông nghiệp và các nguồn năng lượng tái tạo khác.

3. Phát triển hợp lý theo quy hoạch vùng cây nguyên liệu cho sản xuất nhiên liệu sinh học.

Điều 25. Trách nhiệm quản lý nhà nước về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm:

a) Hướng dẫn thực hiện quy định tại các điều 22, 23 và khoản 2, khoản 3 Điều 24 của Luật này;

b) Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng quy hoạch vùng trồng cây nguyên liệu cho sản xuất nhiên liệu sinh học trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm:

a) Chỉ đạo việc xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch hệ thống thủy lợi tại địa phương;

b) Chỉ đạo thực hiện quy hoạch vùng trồng cây nguyên liệu cho sản xuất nhiên liệu sinh học đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;

c) Tăng cường quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp.

Chương VI

SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ TRONG HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ VÀ HỘ GIA ĐÌNH

Điều 26. Trách nhiệm sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong hoạt động dịch vụ

Chủ khách sạn, siêu thị, nhà hàng, cửa hàng, cơ sở vui chơi giải trí, thể dục, thể thao và các cơ sở hoạt động dịch vụ khác có trách nhiệm:

1. Thực hiện sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong hoạt động xây dựng, chiếu sáng, quản lý phương tiện, thiết bị;

2. Hạn chế sử dụng thiết bị công suất lớn, tiêu thụ nhiều điện năng vào giờ cao điểm trong chiếu sáng, trang trí, quảng cáo;

3. Kiểm soát, duy tu, bảo dưỡng phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng để giảm tổn thất năng lượng trong hoạt động dịch vụ.

Điều 27. Biện pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong hộ gia đình

Nhà nước khuyến khích hộ gia đình thực hiện các biện pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả sau đây:

1. Thiết kế, xây dựng nhà ở có khả năng tận dụng ánh sáng và thông gió tự nhiên;

2. Sử dụng vật liệu cách nhiệt, thiết bị gia dụng là sản phẩm tiết kiệm năng lượng; tăng cường sử dụng phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng tái tạo;

3. Hạn chế sử dụng thiết bị điện công suất lớn, tiêu thụ nhiều điện năng vào giờ cao điểm;

4. Xây dựng nếp sống, thói quen tiết kiệm năng lượng trong sử dụng thiết bị chiếu sáng và gia dụng.

Điều 28. Trách nhiệm quản lý nhà nước về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong hoạt động dịch vụ, hộ gia đình

1. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện các quy định của Luật này về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong hoạt động dịch vụ, hộ gia đình.

2. Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện các quy định sau đây:

a) Tuyên truyền, vận động cơ sở dịch vụ, hộ gia đình thực hiện các biện pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả;

b) Quản lý việc thực hiện các quy định về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả của cơ sở hoạt động dịch vụ tại địa phương;

c) Vận động hộ gia đình thực hiện mô hình hộ gia đình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; hưởng ứng các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm.

Chương VII

SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ TRONG DỰ ÁN ĐẦU TƯ, CƠ QUAN, ĐƠN VỊ SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

Điều 29. Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong dự án đầu tư từ vốn nhà nước

Chủ đầu tư dự án mới, dự án cải tạo cơ sở hạ tầng, công trình xây dựng có sử dụng vốn nhà nước phải thực hiện các quy định của Luật này phù hợp với từng lĩnh vực hoạt động và các quy định khác của pháp luật có liên quan về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong tất cả các giai đoạn thực hiện dự án.

Điều 30. Biện pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước

1. Hằng năm, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước trực thuộc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bao gồm mục tiêu, biện pháp, định mức về sử dụng năng lượng đối với trụ sở làm việc, công trình xây dựng trực thuộc và báo cáo tình hình tiêu thụ năng lượng; xây dựng và thực hiện Quy chế tiết kiệm năng lượng nội bộ, bảo đảm vận hành phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.

2. Cơ quan, đơn vị có cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm phải thực hiện kiểm toán năng lượng.

3. Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục phương tiện, thiết bị tiết kiệm năng lượng được trang bị, mua sắm; thông báo danh sách cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước được khen thưởng hoặc bị xử lý vi phạm về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả .

Điều 31. Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước về thực hiện kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

1. Hằng năm, xây dựng kế hoạch, biện pháp thực hiện tiết kiệm năng lượng; ban hành quy chế sử dụng năng lượng của cơ quan, đơn vị.

2. Đăng ký kế hoạch sử dụng năng lượng với cơ quan quản lý nhà nước về năng lượng tại địa phương; phổ biến kế hoạch, biện pháp và quy chế thực hiện kế hoạch sử dụng năng lượng đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức.

3. Tổ chức kiểm tra, đánh giá và áp dụng hình thức khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức trực thuộc cơ quan, đơn vị trong việc thực hiện kế hoạch sử dụng năng lượng.

Chương VIII

QUẢN LÝ VIỆC SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG CỦA CƠ SỞ SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TRỌNG ĐIỂM

Điều 32. Cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm

Cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm là cơ sở sử dụng năng lượng hằng năm với khối lượng lớn theo quy định của Chính phủ.

Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ ban hành danh sách cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm hằng năm.

Điều 33. Trách nhiệm của cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm

1. Ngoài việc thực hiện các quy định tại Luật này đối với lĩnh vực hoạt động có liên quan, cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm còn có trách nhiệm:

a) Xây dựng và thực hiện kế hoạch hằng năm và năm năm về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả phù hợp với kế hoạch sản xuất, kinh doanh; báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại địa phương kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả;

b) Xây dựng chế độ trách nhiệm đối với tập thể, cá nhân liên quan đến việc thực hiện kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả;

c) Chỉ định người quản lý năng lượng theo quy định tại Điều 35 của Luật này;

d) Ba năm một lần thực hiện việc kiểm toán năng lượng bắt buộc ;

đ) Áp dụng mô hình quản lý năng lượng theo hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

e) Thực hiện quy định về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong xây dựng mới, cải tạo, mở rộng cơ sở.

2. Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hướng dẫn cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm xây dựng và thực hiện kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả hằng năm và năm năm; quy định mẫu báo cáo định kỳ hằng năm và năm năm.

Điều 34. Kiểm toán năng lượng đối với cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm

1. Cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm phải thực hiện chế độ kiểm toán năng lượng bằng hình thức tự kiểm toán hoặc thuê tổ chức kiểm toán năng lượng thực hiện.

2. Tổ chức kiểm toán năng lượng phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Là pháp nhân thành lập theo quy định của pháp luật;

b) Có đội ngũ kiểm toán viên năng lượng được cấp chứng chỉ kiểm toán viên năng lượng;

c) Có phương tiện, thiết bị kỹ thuật phục vụ cho việc kiểm toán năng lượng.

3. Cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm tự thực hiện chế độ kiểm toán năng lượng khi có đủ các điều kiện quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều này.

4. Bộ Công thương quy định cụ thể về trình tự, thủ tục thực hiện kiểm toán năng lượng; nội dung, chương trình đào tạo, thẩm quyền cấp, công nhận, thu hồi chứng chỉ kiểm toán viên năng lượng.

Điều 35. Điều kiện, nhiệm vụ của người quản lý năng lượng tại cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm

1. Người quản lý năng lượng tại cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên về chuyên ngành năng lượng hoặc ngành kỹ thuật liên quan đối với cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm trong sản xuất công nghiệp, công trình xây dựng, hoạt động dịch vụ; có bằng tốt nghiệp từ trung cấp kỹ thuật liên quan trở lên đối với cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm trong sản xuất nông nghiệp, giao thông vận tải;

b) Có chứng chỉ quản lý năng lượng do cơ quan có thẩm quyền cấp.

2. Người quản lý năng lượng có trách nhiệm giúp người đứng đầu cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm thực hiện các nhiệm vụ sau:

a) Xây dựng kế hoạch hằng năm và năm năm về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả;

b) Tổ chức mạng lưới quản lý hoạt động sử dụng năng lượng, áp dụng mô hình quản lý năng lượng;

c) Thực hiện biện pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả theo mục tiêu và kế hoạch đã được phê duyệt;

d) Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện biện pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả;

đ) Theo dõi nhu cầu tiêu thụ năng lượng của thiết bị và toàn bộ dây chuyền sản xuất; sự biến động của nhu cầu tiêu thụ năng lượng liên quan đến việc lắp đặt mới, cải tạo, sửa chữa thiết bị sử dụng năng lượng; thực hiện chế độ báo cáo định kỳ theo quy định;

e) Tổ chức thông tin, tuyên truyền, đào tạo, tập huấn trong hoạt động sử dụng năng lượng.

3. Bộ Công thương quy định nội dung, chương trình đào tạo, thẩm quyền cấp, công nhận chứng chỉ quản lý năng lượng.

Điều 36. Trách nhiệm quản lý nhà nước đối với cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm

1. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền về quản lý năng lượng có trách nhiệm:

a) Kiểm tra thường xuyên tình hình sử dụng năng lượng của cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm; tổ chức tiếp nhận, lưu trữ báo cáo sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả hằng năm và năm năm của các cơ sở theo quy định;

b) Căn cứ báo cáo định kỳ về sử dụng năng lượng của cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm quy định tại Điều 33 của Luật này, yêu cầu, hướng dẫn cơ sở điều chỉnh kế hoạch hằng năm, kế hoạch năm năm về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, định mức sử dụng năng lượng cho phù hợp với kế hoạch sản xuất, kinh doanh của đơn vị.

2. Cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm không thực hiện quy định tại các điều 33, 34 và 35 của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Chương IX

QUẢN LÝ PHƯƠNG TIỆN, THIẾT BỊ SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG

Điều 37. Biện pháp quản lý sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đối với phương tiện, thiết bị

Nhà nước áp dụng các biện pháp quản lý sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả sau đây đối với phương tiện, thiết bị:

1. Xây dựng và công bố tiêu chuẩn hiệu suất năng lượng, mức hiệu suất năng lượng tối thiểu của phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng;

2. Dán nhãn năng lượng đối với phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng;

3. Công khai thông tin cần thiết về sử dụng năng lượng của phương tiện, thiết bị;

4. Loại bỏ phương tiện, thiết bị dưới mức hiệu suất năng lượng tối thiểu;

5. Xử lý các hành vi vi phạm quy định tại Điều này.

Điều 38. Xây dựng, công bố tiêu chuẩn hiệu suất năng lượng, mức hiệu suất năng lượng tối thiểu

1. Việc xây dựng tiêu chuẩn hiệu suất năng lượng, mức hiệu suất năng lượng tối thiểu đối với phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:

a) Thực hiện mục tiêu tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường;

b) Phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, trình độ khoa học và công nghệ của đất nước, đáp ứng yêu cầu hội nhập khu vực và quốc tế;

c) Khuyến khích đầu tư nghiên cứu, sản xuất, cung cấp cho thị trường sản phẩm có hiệu suất năng lượng cao, tiết kiệm năng lượng.

2. Bộ Khoa học và Công nghệ công bố năm năm một lần tiêu chuẩn hiệu suất năng lượng, mức hiệu suất năng lượng tối thiểu.

Điều 39. Dán nhãn năng lượng

1. Phương tiện, thiết bị thuộc Danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng phải được dán nhãn trước khi đưa ra thị trường.

2. Cơ sở sản xuất, doanh nghiệp nhập khẩu phương tiện, thiết bị thực hiện việc dán nhãn năng lượng đối với phương tiện, thiết bị sau khi được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng.

3. Giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng được cấp sau khi phương tiện, thiết bị đã được thử nghiệm phù hợp với tiêu chuẩn hiệu suất năng lượng tại phòng thử nghiệm.

4. Bộ Công thương có trách nhiệm:

a) Xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng và lộ trình thực hiện;

b) Quy định nội dung, quy cách nhãn năng lượng;

c) Quy định phòng thử nghiệm có đủ điều kiện được cấp giấy chứng nhận thử nghiệm phù hợp với tiêu chuẩn hiệu suất năng lượng;

d) Quy định trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng đối với phương tiện, thiết bị;

đ) Quy định việc công nhận nhãn năng lượng của phương tiện, thiết bị nhập khẩu.

Điều 40. Quản lý phương tiện, thiết bị dưới mức hiệu suất năng lượng tối thiểu

1. Phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng có mức hiệu suất năng lượng dưới mức hiệu suất năng lượng tối thiểu phải loại bỏ theo danh mục và lộ trình do Thủ tướng Chính phủ ban hành.

2. Không sản xuất, nhập khẩu phương tiện, thiết bị có mức hiệu suất năng lượng dưới mức hiệu suất năng lượng tối thiểu thuộc Danh mục phương tiện, thiết bị phải loại bỏ.

3. Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Bộ Công thương và các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục và lộ trình phương tiện, thiết bị phải loại bỏ phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, trình độ khoa học và công nghệ của đất nước theo từng thời kỳ.

Chương X

BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ

Điều 41. Ưu đãi đối với hoạt động sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

1. Dự án thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả được xem xét, hỗ trợ kinh phí từ chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

2. Tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất sản phẩm tiết kiệm năng lượng; đầu tư dây chuyền sản xuất, mở rộng quy mô sản xuất bằng công nghệ tiết kiệm năng lượng được ưu đãi, hỗ trợ như sau:

a) Các ưu đãi về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về thuế;

b) Các ưu đãi theo quy định của pháp luật về đất đai;

c) Được vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng phát triển, Quỹ hỗ trợ phát triển khoa học và công nghệ, Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia, Quỹ bảo vệ môi trường và được hỗ trợ từ Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao, Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả;

d) Các ưu đãi khác theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.

3. Phương tiện, thiết bị, phụ tùng, vật tư phục vụ cho hoạt động nghiên cứu phát triển công nghệ tiết kiệm năng lượng; sản phẩm tiết kiệm năng lượng, các loại phương tiện giao thông tiết kiệm nhiên liệu, sử dụng khí hoá lỏng, khí thiên nhiên, điện, nhiên liệu hỗn hợp, sinh học mà trong nước chưa sản xuất được và thuộc danh mục do Chính phủ quy định được miễn, giảm thuế nhập khẩu theo quy định của pháp luật về thuế.

Điều 42. Phát triển khoa học và công nghệ sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

1. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân nghiên cứu khoa học, ứng dụng và phát triển công nghệ sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

2. Bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm bố trí kinh phí và xây dựng các chương trình nghiên cứu khoa học, công nghệ sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

3. Hoạt động nghiên cứu khoa học, ứng dụng và phát triển công nghệ về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả được ưu tiên bao gồm:

a) Ứng dụng và phát triển công nghệ nhằm nâng cao hiệu suất năng lượng trong các ngành công nghiệp, xây dựng, nông nghiệp, giao thông vận tải;

b) Ứng dụng giải pháp công nghệ để chế tạo mới phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng hiệu suất cao; cải tiến, đổi mới, nâng cấp thiết bị sử dụng năng lượng;

c) Ứng dụng giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vào thiết kế, thi công công trình xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng;

d) Phát triển công nghệ đồng phát nhiệt điện, nâng cao hệ số sử dụng của tổ máy tuabin nhiệt; giải pháp công nghệ làm tăng hệ số sử dụng năng lượng nhiệt tổng hợp;

đ) Phát triển và sử dụng công nghệ than sạch, khí hóa than, hóa lỏng nhiên liệu khí có hiệu suất năng lượng cao, giảm ô nhiễm môi trường;

e) Nghiên cứu phát triển các dạng năng lượng thay thế nhiên liệu truyền thống.

Điều 43. Tuyên truyền, giáo dục, phát triển dịch vụ tư vấn sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân thực hiện các hoạt động sau đây:

1. Tổ chức hoạt động tuyên truyền, vận động nhằm nâng cao nhận thức, thực hiện các quy định của pháp luật về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả;

2. Lồng ghép nội dung giáo dục về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong nhà trường với hình thức phù hợp;

3. Tổ chức dịch vụ tư vấn năng lượng để thực hiện các hoạt động sau đây:

a) Kiểm toán năng lượng;

b) Chuyển giao công nghệ tiết kiệm năng lượng, công nghệ thân thiện với môi trường;

c) Đào tạo, tư vấn áp dụng mô hình quản lý năng lượng tiên tiến;

d) Tư vấn thực hiện biện pháp tiết kiệm năng lượng đối với cơ sở sử dụng năng lượng;

đ) Cung cấp thông tin, quảng bá về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả;

e) Các dịch vụ khác về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Chương XI

TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ

Điều 44. Trách nhiệm quản lý nhà nước về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong phạm vi cả nước.

2. Bộ Công thương chịu tránh nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

3. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả theo phân công của Chính phủ.

4. Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả theo phân cấp của Chính phủ.

Điều 45. Trách nhiệm của Bộ Công thương về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

1. Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, chính sách, chương trình, kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả và tổ chức thực hiện theo phân công của Chính phủ.

2. Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong hoạt động quản lý nhà nước về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

3. Tổ chức hệ thống cơ sở dữ liệu năng lượng quốc gia.

4. Tham gia tuyên truyền, giáo dục pháp luật về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

5. Tổ chức nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

6. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả theo quy định của pháp luật.

Điều 46. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

1. Xây dựng kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả gắn với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

2. Tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách, kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

3. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tại địa phương theo quy định của pháp luật.

Chương XII

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 47. Hiệu lực thi hành

Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2011.

Điều 48. Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành

Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành các điều, khoản được giao trong Luật; hướng dẫn những nội dung cần thiết khác của Luật này để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước.

Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 17 tháng 6 năm 2010.

 

 

CHỦ TỊCH QUỐC HỘI




Nguyễn Phú Trọng

 

98
Tiện ích dành riêng cho tài khoản TVPL Basic và TVPL Pro
Tiện ích dành riêng cho tài khoản TVPL Basic và TVPL Pro
Tiện ích dành riêng cho tài khoản TVPL Basic và TVPL Pro
Tải về Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 2010
Tải văn bản gốc Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 2010

THE NATIONAL ASSEMBLY
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
---------

No. 50/2010/QH12

Hanoi, June 17, 2010

 

LAW

ON ECONOMICAL AND EFFICIENT USE OF ENERGY

Pursuant to the 1992 Constitution of the Socialist Republic of Vietnam, which was amended and supplemented under Resolution No. 51/2001/QH10;
The National Assembly promulgates the Law on Economical and Efficient Use of Energy
.

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1, Scope of regulation

This Law provides economical and efficient use of energy; policies and measures to promote economical and efficient use of energy; and the rights, obligations and responsibilities of organizations, households and individuals in economical and efficient use of energy.

Article 2. Subjects of application

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

Article 3. Interpretation of terms

In this Law, the terms below are construed as follows:

1. Energy includes fuel, electric and thermal energy directly attained or attained through the processing of unrenewable and renewable energy resources.

2. Unrenewable energy resources include coal, coal gas, petroleum oil, natural gas, uranium ores and other unrenewable energy resources.

3. Renewable energy resources include water power, wind power, sunlight, geothermy, biofuel and other renewable energy resources.

4. Fuel means forms of substances directly used or processed for use as fuel.

5. Economical and efficient use of energy means the application of managerial and technical measures to reduce energy loss and consumption of devices and equipment while meeting demands and requirements of production and life.

6. Energy audit means the measurement, analysis, calculation and assessment to determine energy consumption level and energy saving potential and proposal of solutions for economical and efficient use of energy to energy users.

7. Energy label means a label providing information on used energy, energy consumption level and energy yield and other information helping consumers know and select energy-saving devices and equipment.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

9. Energy yield means the indicator showing the device's or equipment's capacity to convert used energy into useful energy.

10. Minimum energy yield means the lowest energy yield level set by a competent state agency for an energy-consuming device or equipment below which such device or equipment is subject to special control.

11. Energy-saving product means a device or equipment with high energy yield and well-insulated materials conformable with technical standards and regulations provided by competent state agencies.

Article 4. Principles of economical and efficient use of energy

1. To conform with energy strategies and master plans and policies on energy security and environmental protection.

2. To be implemented regularly and uniformly from energy resource management and exploitation to final use.

3. To be the responsibilities of stale management agencies and rights and obligations of organizations, households, individuals and the entire society.

Article 5. State policies on economical and efficient use of energy

1. Application of measures to use energy economically and efficiently for socio-economic development is a top priority.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

3. To increase investment in, diversify resource-raising forms to promote, scientific research, development and application of advanced technologies using energy economically and efficiently; to develop renewable energy suitable to Vietnam's potential and conditions, contributing to ensuring energy security and environmental protection.

4. To encourage the use of energy-saving devices and equipment; to implement an energy labeling roadmap; to step by step eliminate devices and equipment of backdated technologies and low energy yield.

5. To encourage the development of counseling services; and rationally invest in information dissemination, education and support for organizations, households and individuals to use energy economically and efficiently.

Article 6. Energy use strategies, master plans and programs

1. Energy use strategies, master plans and programs must meet the following requirements:

a/ To supply energy stably and safely; to rationally and economically use energy resources;

b/ To estimate energy supply and demand in conformity with socio-economic development strategies, master plans and plans; to harmoniously and proportionally combine coal, oil and gas, and electricity planning with other energy planning:

c/ To promote economical and efficient use of energy, prioritize reasonable development of clean energy technologies and raise renewable energy use rates;

d/ To devise and implement a roadmap to manufacture energy-saving devices, equipment and construction materials.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

Article 7. Energy use statistics

The Ministry of Industry and Trade shall assume the prime responsibility for. and coordinate with the state management agency in charge of statistical work in, submitting to the Government for promulgation statistical indicators on energy use within the national statistical indicator system under this Law and the law on statistical work.

Article 8. Prohibited acts

1. Destroying national energy resources.

2. Making forgeries or committing frauds to enjoy state incentives for economical and efficient use of energy.

3. Taking advantage of positions and powers in the management of economical and efficient use of energy for self-seeking purposes.

4. Intentionally providing untruthful
information on the energy yield of devices and
equipment in energy labeling, inspection, advertising and other activities which harm the interests of the State and lawful rights and interests of organizations, households and individuals.

5. Manufacturing, importing or circulating energy-consuming devices and equipment on the list of those subject to elimination promulgated by a competent state management agency.

Chapter II

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

Article 9. Industrial producers' responsi­bilities for economical and efficient use of energy

1. Industrial producers include manufacturers. processors and subcontract processors of products and goods; manufacturers and repairers of devices and equipment: mining establishments; and energy producers and suppliers.

2. Industrial producers shall:

a/ Elaborate and implement annual plans on economical and efficient use of energy; incorporate energy management programs with their programs on quality control, cleaner production and environmental protection;

b/ Apply standards, technical regulations and norms on energy use provided by competent state agencies; select and apply advanced production management processes and models, appropriate

technological measures and equipment and technologies with high energy yield: use substitute energies with higher efficiency in production lines;

c/ Apply technical measures and workshop architecture to make the optimal use of lighting, ventilation and cooling systems: to make the best use of natural light and ventilation;

d/ To operate, upgrade and maintain devices and equipment of production lines to prevent energy loss:

e/ To gradually eliminate devices and equipment with outdated and energy-intensive technologies under the Prime Minister's regulations.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

Article 10. Measures for economical and efficient use of energy applicable to producers, processors and subcontract producers of products and goods

Producers, processors and subcontract producers of products and goods shall, based on standards, technical regulations and norms on energy use, select and apply the following technological and managerial measures:

1. Modernizing lines for production, processing and subcontract production of products and goods; replacing equipment with outdated technologies and low energy yield to save energy and protect the environment;

2. Improving and streamlining the processes of:

a/ Burning fuels in steam boilers and smelting, baking and drying furnaces;

b/ Heat exchange in heat and cold intensifiers;

c/ Converting thermal into electric energy, electric into thermal and mechanical energy and other forms of energy conversion;

3. Making use of redundant heat emitted from steam boilers and smelting and baking furnaces and emitted hot steam for production and life;

4. Taking technical measures to reduce energy loss in electricity and heat supply systems:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

6. Applying cogeneration technologies to processors, subcontract producers and producers of products and goods with potential to develop additional electric and thermal charges.

Article 11. Measures for economical and efficient use of energy applicable to manufacturers and repairers of devices and equipment

Manufacturers and repairers of devices and equipment shall, based on standards, technical regulations and norms on energy use. select and apply the following technological and managerial measures;

1. Elaborating and implementing plans to replace outdated technologies: installing new-generation tool machines of modern and highly automated technologies:

2. Applying baking, smelting, forming, forging, molding, milling, lathing and processing technologies which have been proved in reality to be energy-economical and -efficient;

3. Installing inverters and electric motor speed controllers for bridge cranes, lifting equipment and vehicles in workshops based on their capacity; rationally arranging production lines to save energy.

Article 12. Measures for economical and efficient use of energy applicable to mining establishments

Mining establishments shall, based on standards, technical regulations and norms on energy use, select and apply the following technological and managerial measures:

1. Applying reasonable mining processes to reduce consumption of fuels, electricity and water supplied to mining devices and equipment:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

3. Applying energy-saving technologies to mineral screening, sorting, processing and transportation;

4. Reasonably designing and installing ventilation systems in pits to ensure economical and efficient use of energy.

Article 13. Measures for economical and efficient use of energy applicable to energy producers and suppliers

1. Energy producers and suppliers shall, based on standards, technical regulations and norms on energy use. apply the following technological and managerial measures:

a/ Selecting technologies with high energy yield: fully installing measuring devices and examining their operation parameters; regularly adjusting and maintaining furnaces, machines and accessories in electric power plants to ensure that the plants' general yield reach their designed yield;

b/ Making use of emitted heat and steam of high temperature for the burning and drying of fuels and heating of water supplied to furnaces in order to raise electric generation yield of turbine units:

c/ Power generating establishments are subject to national power system regulating units' mobilization and shall elaborate and implement plans to reduce self-consumed power;

d/ Hydro-power plants shall observe processes to operate reservoirs or reservoir systems, meet requirements on safe power generation and join efforts to supply water for production and life;

e/ Electricity transmission and distribution units shall elaborate programs, plans and norms on and specify roadmaps for power loss reduction in the electricity transmission and distribution system;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

g/ Coal, oil and gas exploiters shall adopt plans to salvage associated gas and other energy resources.

2. Construction of coal-, oil-, or gas-fired turbine units of outdated technologies and low yield is disallowed under the Prime Minister's regulations.

Article 14. Cottage industrial producers' responsibilities for economical and efficient use of energy

Cottage industrial producers shall select and apply technological and managerial measures for economical and efficient use of energy defined in Articles 9. 10 and 11 of this Law relevant to their sizes and production lines.

Chapter III

ECONOMICAL AND EFFICIENT USE OF ENERGY IN CONSTRUCTION AND PUBLIC LIGHTING

Article 15. Measures for economical and efficient use of energy applicable to construction

1. Applying planning and architectural designing solutions suitable to natural conditions in order to reduce energy consumption for lighting, ventilation, cooling and heating.

2. Using heat-insulated materials conformable with applicable national or foreign standards on energy yield announced or recognized by competent state agencies in order to reduce thermal transmission through walls, roofs, doors and windows.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

4. Using automatic management and control systems to operate energy-consuming devices and equipment suitable to the sizes of works.

5. Installing electric and thermal measuring devices, temperature controllers and controllers of electric and thermal supply systems in different positions of buildings suitable to weather conditions and use purposes.

6. Using energy-saving building materials and non-baked materials, installing devices using solar energy and biogas in construction works.

7. Applying standards, technical regulations and norms on economical and efficient use of energy to construction works.

Article 16. State management responsibilities for economical and efficient use of energy in construction

1. The Ministry of Construction shall assume the prime responsibility for. and coordinate with the Ministry of Industry' and Trade and concerned ministries and ministerial-level agencies in. promulgating energy use norms and technical regulations on designing, construction and building materials for economical and efficient use of energy.

2. People's Committees of provinces and centrally run cities (below referred to as provincial-level People's Committees) shall uniformly apply measures to closely manage and control the observance of regulations on economical and efficient use of energy in construction activities in their localities.

3. State management agencies in charge of construction shall examine and promptly handle violations of regulations on economical and efficient use of energy for works under construction or upgrading; and will not license construction works that fail to comply with energy use norms and technical regulations for economical and efficient use of energy.

Article 17. Responsibilities for economical and efficient use of energy in public lighting

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

1. Ensuring that public lighting systems are designed by standards and technical regulations for each work and area; prioritizing the use of high-yield lighting equipment that uses renewable energy and makes use of natural light;

2. Using lighting equipment recognized as energy-saving products when repairing, replacing or installing public lighting equipment;

3. Operating public lighting systems appropriately by day time, season, region and area.

Article 18. State management responsibilities for economical and efficient use of energy in public lighting

1. The Ministry of Construction shall promulgate technical standards and regulations on public lighting, guaranteeing economical and efficient use of energy.

2. The Ministry of Science and Technology shall announce national standards on energy yield in public lighting.

3. Provincial-level People's Committees shall uniformly apply measures to closely manage and control the observance of regulations on power saving in public lighting. People's Committees of districts, towns, provincial cities, communes, wards and townships shall manage public lighting according to their decentralized competence.

Chapter IV

ECONOMICAL AND EFFICIENT USE OF ENERGY IN TRANSPORT

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

1. Organizations and individuals are encouraged to provide consultancy on and design and invest in the development of mass transit networks: manufacture and use energy-saving vehicles; exploit and expand the application of liquefied gas, natural gas, electricity, mixed fuels and biofuels in replacement of petrol and oil.

2. Transport service providers shall select and take the following measures:

a/ Optimizing transport routes and vehicles in order to raise energy use efficiency;

b/ Elaborating and applying regulations on maintenance and repair of vehicles under their management to reduce fuel consumption:

c/ Applying technological, managerial and organizational solutions to transport for economical and efficient use of energy.

3. When building or upgrading transport works, investors and contractors shall:

a/ Apply solutions for economical and efficient use of energy under approved projects;

b/ Apply measures for economical and efficient use of energy to work construction.

Article 20. Responsibilities of manufacturers and importers of transport equipment and vehicles

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

a/ Observe technical regulations and norms on energy consumption promulgated by competent state agencies in the manufacture of transport equipment and vehicles;

b/ Apply advanced technologies; enhance research and manufacture of transport equipment and vehicles which save energy, use clean fuels, renewable energy and other substitute fuels.

2. Importers of transport equipment and vehicles shall observe regulations on energy use norms promulgated by competent state agencies.

Article 21. State management responsibilities for economical and efficient use of energy in transport

1. The Ministry of Transport shall:

a/ Apply measures for economical and efficient use of energy to the planning of road, railway, waterway and airway transport systems;

b/ Assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned ministries and ministerial-level agencies in, elaborating and promulgating according to its competence technical regulations and norms on energy consumption applicable to vehicles;

c/ Direct and guide the elimination of expired vehicles or those failing to reach the minimum energy yield;

d/ Guide transport enterprises in streamlining transport activities in order to raise energy use efficiency of vehicles;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

f/ Inspect the observance of energy consumption norms applicable to vehicles.

2. The Ministry of Industry and Trade shall guide vehicle manufacturers in observing technical regulations and norms on energy consumption applicable to vehicles.

3. The Ministry of Science and Technology shall assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned ministries and ministerial-level agencies in, announcing national standards on energy yield for vehicles and environmentally friendly fuels used in transport.

4. Within the scope of their tasks and powers, People's Committees at different levels shall:

a/ Apply energy-saving measures to the planning and development of local transport systems;

b/ Rationally divide traffic lanes and flows; provide operation hours for a number of kinds of vehicles, reducing traffic congestion to save energy and protect the environment;

c/ Perform other decentralized tasks of economical and efficient use of energy in transport.

Chapter V

ECONOMICAL AND EFFICIENT USE OF ENERGY IN AGRICULTURAL PRODUCTION

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

1. Planning on and organization of agricultural production must meet requirements on economical and efficient use of energy.

2. Organizations, households and individuals conducting agricultural production shall select the following measures for economical and efficient use of energy:

a/ Applying scientific research and technological improvements to reach high energy yield for equipment for production, subcontract production, processing, preservation and transportation of agricultural products;

b/ Using clean and renewable energy equipment and technologies in the production, subcontract production, processing, preservation and transportation of agricultural products and trade development;

c/ Eliminate under roadmaps agricultural and fishing means, equipment and machinery with outdated technologies and low energy yield under regulations of competent state agencies;

d/ Propagate and disseminate knowledge and give counseling on economical and efficient use of energy.

Article 23. Measures for economical and efficient use of energy applicable to irrigation

1. Rationally planning irrigation systems. optimizing reservoirs and canals and making use of natural flows.

2. Rationally operating and exploiting capacity of pumps in pump stations for water supply and drainage of irrigation systems.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

1. Investing in and upgrading rural electric grids up to standards and technical regulations for power safety and power loss reduction.

2. Encouraging production using local resources of water and wind power, sunlight, biogas, agricultural by-products and other renewable energy resources.

3. Rationally developing under planning material plantation areas for biofuel production.

Article 25. State management responsibilities for economical and efficient use of energy in agricultural production

1. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall:

a/ Guide the implementation of Articles 22 and 23, and Clauses 2 and 3, Article 24 of this Law;

b/ Assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned ministries, ministerial-level agencies and provincial-level People's Committees in, elaborating a master plan on material plantation for biofuel production and submitting it to the Prime Minister for approval.

2. Provincial-level People's Committees shall:

a/ Direct the elaboration and implementation of local irrigation master plans;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

c/ Enhance management and examination of the observance of regulations on economical and efficient use of energy in agricultural production.

Chapter VI

ECONOMICAL AND EFFICIENT USE OF ENERGY IN SERVICE PROVISION AND HOUSEHOLDS

Article 26. Responsibilities for economical and efficient use of energy in service provision

Owners of hotels, supermarkets, restaurants, shops, and entertainment, physical training and sports establishments and other service providers shall:

1. Economically and efficiently use energy in construction, lighting and management of devices and equipment;

2. Limit the use of high-capacity and power-intensive equipment during peak hours for lighting, decoration and advertising;

3. Control, repair and maintain energy-consuming devices and equipment to reduce energy loss in service provision.

Article 27. Measures for economical and efficient use of energy applicable to households

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

1. Designing and building houses capable of utilizing natural light and ventilation;

2. Using heat-insulated materials and home appliances being energy-saving products; increasingly using devices and equipment using renewable energy;

3. Limiting the use of high-capacity and power-intensive equipment during peak hours;

4. Building an energy-saving lifestyle and habit in using lighting equipment and home appliances.

Article 28. State management responsibilities for economical and efficient use of energy in service provision and households

1. Ministries and ministerial-level agencies shall, within the scope of their tasks and powers, guide the implementation of this Law's provisions on economical and efficient use of energy in service provision and households.

2. Within the scope of their tasks and powers, People's Committees at different levels shall:

a/ Propagate and mobilize service providers and households to apply measures for economical and efficient use of energy;

b/ Manage local service providers' observance of regulations on economical and efficient use of energy:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

Chapter VII

ECONOMICAL AND EFFICIENT USE OF ENERGY IN STATE-FUNDED INVESTMENT PROJECTS AND AGENCIES AND UNITS

Article 29. Economical and efficient use of energy in state-funded investment projects

Investors of state-funded projects to build or upgrade infrastructure and construction works shall comply with this Law suitable to each operation domain and other relevant laws on economical and efficient use of energy in all project stages.

Article 30. Measures for economical and efficient use of energy applicable to state budget-funded agencies and units

1. Annually, ministers, heads of ministerial-level agencies and chairpersons of provincial-level People's Committees shall direct their state budget-funded agencies and units in elaborating and implementing plans on economical and efficient use of energy, covering objectives, measures and norms for energy use in office buildings and construction works under their management, and reporting on their energy consumption; elaborating and implementing internal regulations on energy saving, ensuring the operation of energy-consuming devices and equipment conformable with standards and technical regulations.

2. Agencies and units with major energy users are subject to energy audit.

3. The Prime Minister shall promulgate a list of energy-saving devices and equipment permitted for furnishing and procurement; and notify lists of state budget-funded agencies and units which are rewarded for, or sanctioned for violations of regulations on, economical and efficient use of energy.

Article 31. Responsibilities of heads of state budget-funded agencies and units for implementation of plans on economical and efficient use of energy

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

2. To register energy use plans with local state management agencies in charge of energy; publicize energy use plans and measures and regulations on implementation of these plans to their cadres, civil servants and employees.

3. To examine, evaluate and reward or discipline cadres, civil servants and employees of their agencies or units in implementing energy use plans.

Chapter VIII

MANAGEMENT OF ENERGY USE BY MAJOR USERS

Article 32. Major energy users

Major energy users are establishments annually using energy in large volume under the Government's regulations.

The Ministry of Industry and Trade shall assume the prime responsibility for, and coordinate with ministries, ministerial-level agencies and provincial-level People's Committees in, proposing the Prime Minister to annually promulgate a list of major energy users.

Article 33. Responsibilities of major energy users

1. In addition to complying with this Law applicable to relevant operation domains, major energy users shall:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

b/ Work out regimes on responsibilities of collectives and individuals involved in the implementation of plans on economical and efficient use of energy;

c/ Appoint energy managers under Article 35 of this Law:

d/ Once every three years, conduct compulsory energy audit:

e/ Apply energy management models under competent state agencies' guidance;

f/ Observe regulations on economical and efficient use of energy in the construction, upgrading and expansion of establishments.

2. The Ministry of Industry and Trade shall assume the prime responsibility for, and coordinate with ministries, ministerial-level agencies and provincial-level Peoples Committees in. guiding major energy users in formulating and implementing annual and five-year plans on economical and efficient use of energy; and provide forms of annual and five-year reports.

Article 34. Energy audit for major energy users

1. Major energy users shall observe energy audit regulations by conducting audit themselves or hiring an energy audit institution.

2. An energy audit institution must meet the following conditions:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

b/ Having energy auditors possessing energy auditor certificates;

c/ Having technical devices and equipment for energy audit.

3. A major energy user may conduct energy audit itself when fully meeting the conditions specified at Points b and c. Clause 2 of this Article.

4. The Ministry of Industry and Trade shall specify the order and procedures for energy audit; and training contents and programs and competence to grant, recognize and revoke energy auditor certificates.

Article 35. Conditions on and tasks of energy managers of major energy users

1. The energy manager of a major energy user must fully meet the following conditions:

a/ Holding a collegial or higher degree in energy or a relevant technical discipline, for major energy users in industrial production, construction works and service provision; holding a relevant technical secondary or higher degree, for major energy users in agricultural production and transport;

b/ Possessing an energy management certificate granted by a competent agency.

2. An energy manager shall assist the head of a major energy user in performing the following tasks:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

b/ Organizing energy use management networks: applying energy management models;

c/ Taking measures for economical and efficient use of energy under approved objectives and plans;

d/ Examining and evaluating the application of measures for economical and efficient use of energy;

e/ Monitoring energy consumption of equipment and the entire production line; changes in energy consumption demands related to the installation, upgrading and repair of energy-consuming equipment; making regular reports under regulations:

f/ Organizing information work and training in energy use.

3. The Ministry of Industry' and Trade shall provide training contents and programs and competence to grant and recognize energy management certificates.

Article 36. State management responsibilities for major energy users

1. Competent state management agencies in charge of energy shall:

a/ Regularly examine major energy users in energy use; receive and keep their annual and five-year reports on economical and efficient use of energy under regulations;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

2. Major energy users that fail to comply with Articles 33, 34 and 35 of this Law and other relevant laws on economical and efficient use of energy shall be handled under law.

Chapter IX

MANAGEMENT OF ENERGY-CONSUMING DEVICES AND EQUIPMENT

Article 37. Measures for economical and efficient use of energy applicable to devices and equipment

The State shall apply the following measures for economical and efficient use of energy for devices and equipment:

1. Elaborating and announcing standards on energy yield, minimum energy yield for energy-consuming devices and equipment;

2. Labeling energy-consuming devices and equipment;

3. Publicizing necessary information on energy use of devices and equipment;

4. Eliminating devices and equipment with energy yield below the minimum level;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

Article 38. Elaboration and announcement of energy yield standards and minimum energy yield

1. The elaboration of energy yield standards and minimum energy yield for energy- consuming devices and equipment must meet the following requirements:

a/ Achieving energy saving and environmental protection objectives;

b/ Meeting national requirements for socio­economic development, scientific and technological levels and regional and international integration;

c/ Encouraging investment in, research, production and supply of energy-saving products with high energy yield for the market.

2. Once every 5 years, the Ministry of Science and Technology shall announce energy yield standards and minimum energy yield.

Article 39. Energy labeling

1. Devices and equipment on the list of those subject to energy labeling shall be labeled prior to market sale.

2. Manufacturers and importers of devices and equipment shall label devices and equipment after obtaining energy label certificates from competent agencies.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

4. The Ministry of Industry and Trade shall:

a/ Elaborate and propose the Prime Minister to promulgate a list of devices and equipment subject to energy labeling and implementation roadmap;

b/ Provide energy labeling contents and specifications;

c/ Provide laboratories eligible for obtaining certificates of testing in conformity with energy yield standards;

d/ Provide the order and procedures for granting energy label certificates for devices and equipment;

e/ Provide the recognition of energy labels of imported devices and equipment.

Article 40. Management of devices and equipment with energy yield below the minimum level

1. Energy-consuming devices and equipment with energy yield below the minimum level shall be eliminated according to the list and roadmap promulgated by the Prime Minister.

2. Devices and equipment with energy yield below the minimum level on the list of those subject to elimination may not be manufactured or imported.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

Chapter X

MEASURES TO PROMOTE ECONOMICAL AND EFFICIENT USE OF ENERGY

Article 41. Incentives for economical and efficient use of energy

1. Projects promoting economical and efficient use of energy shall be considered for financial support from the national program on economical and efficient use of energy.

2. Organizations and individuals that manufacture energy-saving products and invest in production lines or expand production with energy-saving technologies are entitled to the following incentives and supports:

a/ Incentives on import and export duties and enterprise income tax under the tax law;

b/ Incentives under the land law;

c/ Concessional loans from the development bank, the fund for science and technology development support, the national fund for technological renovation and the environment facility and supports from the national programs on hi-tech development and economical and efficient use of energy;

d/ Other incentives under this Law and relevant laws.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

Article 42. Scientific and technological development for economical and efficient use of energy

1. The State encourages and creates favorable conditions for organizations and individuals conducting scientific research, application and development of technologies using energy economically and efficiently.

2. Ministries, ministerial-level agencies and provincial-level People's Committees shall allocate funds for and formulate programs on scientific and technological research into economical and efficient use of energy.

3. Prioritized scientific and technological research, application and development for economical and efficient use of energy include:

a/ Technological application and development to raise energy yield in industries, construction, agriculture and transport;

b/ Application of technological solutions to manufacturing devices and equipment with high energy yield; improvement, renovation and upgrading of energy-consuming equipment;

c/ Application of solutions to economical and efficient use of energy solutions to work designing and construction and building material production;

d/ Development of cogeneration technology, raising use coefficients of thermal turbine units; technological solutions to increasing coefficients of mixed thermal energy use;

e/ Development and use of clean coal, coal gasification and gas liquefaction technologies with high energy yield while mitigating environmental pollution;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

Article 43. Propagation, education and development of consultancy services for economical and efficient use of energy

The State encourages and creates favorable conditions for organizations and individuals to carry out the following activities:

1. Propagating and mobilizing to raise awareness about the observance of the law on economical and efficient use of energy:

2. Incorporating education about economical and efficient use of energy into school curricula in appropriate forms;

3. Providing energy consultancy services for:

a/ Energy audit;

b/ Transfer of energy-saving and environmentally friendly technologies;

c/ Training in and consultancy on the application of advanced energy management models;

d/ Consultancy on energy-saving measures for energy users:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

f/ Other services for economical and efficient use of energy.

Chapter XI

STATE MANAGEMENT RESPONSIBILITIES FOR ECONOMICAL AND EFFICIENT USE OF ENERGY

Article 44. State management responsibilities for economical and efficient use of energy

1. The Government shall uniformly perform the state management of economical and efficient use of energy nationwide.

2. The Ministry of Industry and Trade shall take responsibility before the Government for the state management of economical and efficient use of energy.

3. Ministries and ministerial-level agencies shall, within the scope of their tasks and powers, perform the state management of economical and efficient use of energy as assigned by the Government.

4. People's Committees at different levels shall, within the scope of their tasks and powers, perform the state management of economical and efficient use of energy as decentralized by the Government.

Article 45. The Ministry of Industry and Trade's responsibilities for economical and efficient use of energy

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

2. To assume the prime responsibility for, and coordinate with ministries, ministerial-level agencies and provincial-level People's Committees in, performing the state management of economical and efficient use of energy.

3. To organize a national energy database system.

4. To participate in the propagation and education of the law on economical and efficient use of energy.

5. To conduct scientific research and technology application and transfer in economical and efficient use of energy.

6. To inspect, examine, settle complaints and denunciations and handle violations of the law on economical and efficient use of energy under law.

Article 46. Provincial-level People's Committees' responsibilities for economical and efficient use of energy

1. To elaborate plans on economical and efficient use of energy in line with local socio­economic development plans.

2. To implement mechanisms, policies and plans on economical and efficient use of energy.

3. To inspect, examine, settle complaints and denunciations and handle violations of the law on economical and efficient use of energy in their localities under law.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 47. Effect

This Law takes effect on January 1, 2011.

Article 48. Implementation detailing and guidance

The Government shall detail and guide the Law's articles and clauses assigned to it; and guide other necessary contents of this Law to meet state management requirements.

This Law was passed on June 17, 2010, by the XIIth National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam at its 7th session.-

 

 

CHAIRMAN OF THE NATIONAL ASSEMBLY




Nguyen Phu Trong

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh
Văn bản được hướng dẫn - [0]
[...]
Văn bản được hợp nhất - [0]
[...]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
[...]
Văn bản bị đính chính - [0]
[...]
Văn bản bị thay thế - [0]
[...]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
[...]
Văn bản được căn cứ - [0]
[...]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [1]
[...]
Văn bản đang xem
Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 2010
Số hiệu: 50/2010/QH12
Loại văn bản: Luật
Lĩnh vực, ngành: Tài nguyên - Môi trường
Nơi ban hành: Quốc hội
Người ký: Nguyễn Phú Trọng
Ngày ban hành: 17/06/2010
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày đăng: Đã biết
Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản liên quan cùng nội dung - [0]
[...]
Văn bản hướng dẫn - [0]
[...]
Văn bản hợp nhất - [0]
[...]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
[...]
Văn bản đính chính - [0]
[...]
Văn bản thay thế - [0]
[...]
[...] Đăng nhập tài khoản TVPL Basic hoặc TVPL Pro để xem toàn bộ lược đồ văn bản
Điều này được sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 10 Luật số 28/2018/QH14 có hiệu lực từ ngày 01/01/2019
Điều 10. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

1. Sửa đổi, bổ sung Điều 6 như sau:

“Điều 6. Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia, quy hoạch tổng thể về năng lượng, chương trình sử dụng năng lượng

1. Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia, chương trình sử dụng năng lượng phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

a) Cung cấp năng lượng ổn định, an toàn; sử dụng hợp lý, tiết kiệm nguồn tài nguyên năng lượng;

b) Dự báo cung, cầu năng lượng phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; kết hợp hài hòa, cân đối giữa các ngành than, dầu khí, điện lực và các năng lượng khác;

c) Thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, ưu tiên phát triển hợp lý công nghệ năng lượng sạch, nâng cao tỷ trọng sử dụng năng lượng tái tạo;

d) Xây dựng và thực hiện lộ trình chế tạo phương tiện, thiết bị, vật liệu xây dựng tiết kiệm năng lượng.

2. Quy hoạch tổng thể về năng lượng là quy hoạch ngành quốc gia. Việc lập quy hoạch tổng thể về năng lượng phải tuân thủ quy định của pháp luật về quy hoạch và đáp ứng các yêu cầu quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo việc xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển năng lượng quốc gia, chương trình sử dụng năng lượng.

Bộ Công thương tổ chức lập quy hoạch tổng thể về năng lượng trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quy định của pháp luật về quy hoạch.”.

Xem nội dung VB
Điều 6. Chiến lược, quy hoạch, chương trình sử dụng năng lượng

1. Chiến lược, quy hoạch, chương trình sử dụng năng lượng phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

a) Cung cấp năng lượng ổn định, an toàn; sử dụng hợp lý, tiết kiệm nguồn tài nguyên năng lượng;

b) Dự báo cung, cầu năng lượng phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; kết hợp hài hòa, cân đối giữa các quy hoạch ngành than, dầu khí, điện lực và các quy hoạch năng lượng khác;

c) Thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, ưu tiên phát triển hợp lý công nghệ năng lượng sạch, nâng cao tỷ trọng sử dụng năng lượng tái tạo;

d) Xây dựng và thực hiện lộ trình chế tạo phương tiện, thiết bị, vật liệu xây dựng tiết kiệm năng lượng.

2. Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo việc xây dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch, chương trình sử dụng năng lượng.
Điều này được bổ sung bởi Khoản 3 Điều 1 Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả sửa đổi 2025 có hiệu lực từ ngày 01/01/2026
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
...
3. Bổ sung khoản 1a vào sau khoản 1 Điều 6 như sau:

“1a. Nguồn lực để thực hiện hoạt động sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả bao gồm nguồn ngân sách nhà nước, nguồn vốn xã hội hóa và nguồn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.”.

Xem nội dung VB
Điều 6. Chiến lược, quy hoạch, chương trình sử dụng năng lượng

1. Chiến lược, quy hoạch, chương trình sử dụng năng lượng phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

a) Cung cấp năng lượng ổn định, an toàn; sử dụng hợp lý, tiết kiệm nguồn tài nguyên năng lượng;

b) Dự báo cung, cầu năng lượng phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; kết hợp hài hòa, cân đối giữa các quy hoạch ngành than, dầu khí, điện lực và các quy hoạch năng lượng khác;

c) Thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, ưu tiên phát triển hợp lý công nghệ năng lượng sạch, nâng cao tỷ trọng sử dụng năng lượng tái tạo;

d) Xây dựng và thực hiện lộ trình chế tạo phương tiện, thiết bị, vật liệu xây dựng tiết kiệm năng lượng.

2. Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo việc xây dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch, chương trình sử dụng năng lượng.
Điều này được sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 10 Luật số 28/2018/QH14 có hiệu lực từ ngày 01/01/2019
Điều này được bổ sung bởi Khoản 3 Điều 1 Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả sửa đổi 2025 có hiệu lực từ ngày 01/01/2026
Điểm này bị bãi bỏ bởi Khoản 2 Điều 10 Luật số 28/2018/QH14 có hiệu lực từ ngày 01/01/2019
Điều 10. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
...
2. Bãi bỏ điểm b khoản 1...Điều 25.

Xem nội dung VB
Điều 25. Trách nhiệm quản lý nhà nước về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm:
...
b) Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng quy hoạch vùng trồng cây nguyên liệu cho sản xuất nhiên liệu sinh học trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Điểm này bị bãi bỏ bởi Khoản 2 Điều 10 Luật số 28/2018/QH14 có hiệu lực từ ngày 01/01/2019
Điểm này bị bãi bỏ bởi Khoản 2 Điều 10 Luật số 28/2018/QH14 có hiệu lực từ ngày 01/01/2019
Điều 10. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
...
2. Bãi bỏ...điểm b khoản 2 Điều 25.

Xem nội dung VB
Điều 25. Trách nhiệm quản lý nhà nước về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp
...
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm:
...
b) Chỉ đạo thực hiện quy hoạch vùng trồng cây nguyên liệu cho sản xuất nhiên liệu sinh học đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
Điểm này bị bãi bỏ bởi Khoản 2 Điều 10 Luật số 28/2018/QH14 có hiệu lực từ ngày 01/01/2019
Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 1 Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả sửa đổi 2025 có hiệu lực từ ngày 01/01/2026
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

1. ... sửa đổi, bổ sung khoản 11 ... Điều 3 như sau:
...
11. Sản phẩm tiết kiệm năng lượng bao gồm phương tiện, thiết bị, sản phẩm có hiệu suất năng lượng cao, vật liệu xây dựng có tính cách nhiệt tốt, giúp giảm tiêu thụ năng lượng, phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.

Xem nội dung VB
Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
11. Sản phẩm tiết kiệm năng lượng là phương tiện, thiết bị có hiệu suất năng lượng cao, vật liệu có tính cách nhiệt tốt phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 1 Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả sửa đổi 2025 có hiệu lực từ ngày 01/01/2026
Khoản này được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 2 Điều 1 Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả sửa đổi 2025 có hiệu lực từ ngày 01/01/2026
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
...
2. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 5 như sau:

a) Sửa đổi, bổ sung khoản 3 như sau:

“3. Tăng cường đầu tư, sử dụng đa dạng hình thức huy động nguồn lực để đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển và ứng dụng công nghệ tiên tiến, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi xanh, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng, công cụ nâng cao năng suất, chất lượng tiên tiến về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; phát triển năng lượng tái tạo phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam góp phần bảo đảm an ninh năng lượng, bảo vệ môi trường. Khuyến khích phát triển những ngành, nghề, lĩnh vực tiêu thụ ít năng lượng, tài nguyên, tạo ra giá trị gia tăng cao. Tăng cường biện pháp kiểm soát đối với những ngành, nghề, lĩnh vực có cường độ sử dụng năng lượng cao, tiêu thụ nhiều tài nguyên thiên nhiên.”;

Xem nội dung VB
Điều 5. Chính sách của Nhà nước về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
...
3. Tăng đầu tư, áp dụng đa dạng hình thức huy động các nguồn lực để đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển và ứng dụng công nghệ tiên tiến sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; phát triển năng lượng tái tạo phù hợp với tiềm năng, điều kiện của Việt Nam góp phần bảo đảm an ninh năng lượng, bảo vệ môi trường.
Khoản này được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 2 Điều 1 Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả sửa đổi 2025 có hiệu lực từ ngày 01/01/2026
Khoản này được sửa đổi bởi Điểm b Khoản 2 Điều 1 Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả sửa đổi 2025 có hiệu lực từ ngày 01/01/2026
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
...
2. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 5 như sau:
...
b) Sửa đổi, bổ sung khoản 5 ... như sau:

“5. Khuyến khích, hỗ trợ phát triển dịch vụ năng lượng. Đầu tư hợp lý cho công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức và hỗ trợ cộng đồng về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Tổ chức chương trình đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn, cập nhật kiến thức cho tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực tiết kiệm năng lượng, đặc biệt là kiểm toán viên năng lượng và người quản lý năng lượng tại cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm. Khuyến khích, hỗ trợ cơ sở sử dụng năng lượng ký kết thỏa thuận tự nguyện về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả với cơ quan quản lý nhà nước hoặc tổ chức cung cấp năng lượng do Nhà nước quản lý hoặc ủy quyền.

Xem nội dung VB
Điều 5. Chính sách của Nhà nước về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
...
5. Khuyến khích phát triển dịch vụ tư vấn; đầu tư hợp lý cho công tác tuyên truyền, giáo dục, hỗ trợ tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Khoản này được sửa đổi bởi Điểm b Khoản 2 Điều 1 Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả sửa đổi 2025 có hiệu lực từ ngày 01/01/2026
Điều này được sửa đổi bởi Khoản 4 Điều 1 Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả sửa đổi 2025 có hiệu lực từ ngày 01/01/2026
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
...
4. Sửa đổi, bổ sung Điều 7 như sau:

“Điều 7. Thống kê về sử dụng năng lượng

Việc thống kê trong lĩnh vực năng lượng được thực hiện theo quy định của pháp luật về thống kê.”.

Xem nội dung VB
Điều 7. Thống kê về sử dụng năng lượng

Bộ Công thương chủ trì phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về thống kê trình Chính phủ ban hành các chỉ tiêu thống kê về sử dụng năng lượng trong hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia theo quy định của Luật này và pháp luật về thống kê.
Điều này được hướng dẫn bởi Chương 2 Nghị định 21/2011/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 5 năm 2011
Căn cứ Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ngày 28 tháng 6 năm 2010;
...
Chương 2 - THỐNG KÊ VỀ SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG

Điều 3. Chỉ tiêu thống kê về sử dụng năng lượng

Chỉ tiêu thống kê về sử dụng năng lượng trong hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia được áp dụng thống nhất trong cả nước và cập nhật hàng năm, bao gồm các chỉ tiêu chính như sau:

1. Nhóm chỉ tiêu về số lượng, khối lượng năng lượng sử dụng chia theo:

a) Ngành kinh tế.

b) Cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm.

c) Mục đích sử dụng.

d) Loại năng lượng.

2. Chỉ tiêu về suất tiêu hao năng lượng chia theo một số sản phẩm chủ yếu.

3. Nhóm chỉ tiêu về số lượng, chủng loại phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng thuộc Danh mục phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng phải dán nhãn năng lượng được sản xuất, nhập khẩu,

4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Công thương trình Thủ tướng Chính phủ bổ sung các chỉ tiêu thống kê về sử dụng năng lượng vào Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia; tổ chức chỉ đạo định kỳ thực hiện công bố xã hội các thông tin thống kê về sử dụng năng lượng.

Điều 4. Trách nhiệm thu thập, tổng hợp, phân tích thông tin thống kê về sử dụng năng lượng

1. Bộ Công thương chủ trì, phối hợp Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn việc thu thập, tổng hợp, phân tích thông tin thống kê về sử dụng năng lượng.

2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm lập báo cáo, gửi Bộ Công thương về thông tin thống kê sử dụng năng lượng thuộc ngành, lĩnh vực và đối tượng quản lý.

Điều 5. Tổ chức hệ thống cơ sở dữ liệu năng lượng quốc gia

1. Bộ Công thương có trách nhiệm tổ chức, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu năng lượng quốc gia.

2. Các thông tin của cơ sở dữ liệu năng lượng quốc gia gồm:

a) Các chỉ tiêu thống kê về sử dụng năng lượng quy định tại Điều 3 Nghị định này.

b) Số lượng, khối lượng năng lượng sơ cấp được khai thác trong nước, nhập khẩu, gồm: than, dầu thô, khí thiên nhiên, thủy điện, điện năng, năng lượng tái tạo, năng lượng hạt nhân.

c) Số lượng, khối lượng năng lượng sản xuất trong nước, gồm: điện năng, nhiên liệu từ sản phẩm dầu mỏ, than đá.

d) Chỉ tiêu về chỉ số giá một số loại năng lượng chủ yếu.

Xem nội dung VB
Điều 7. Thống kê về sử dụng năng lượng

Bộ Công thương chủ trì phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về thống kê trình Chính phủ ban hành các chỉ tiêu thống kê về sử dụng năng lượng trong hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia theo quy định của Luật này và pháp luật về thống kê.
Điều này được sửa đổi bởi Khoản 4 Điều 1 Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả sửa đổi 2025 có hiệu lực từ ngày 01/01/2026
Điều này được hướng dẫn bởi Chương 2 Nghị định 21/2011/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 5 năm 2011
Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 5 Điều 1 Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả sửa đổi 2025 có hiệu lực từ ngày 01/01/2026
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
...
5. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 ... Điều 9 như sau:

“3. Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành định mức sử dụng năng lượng áp dụng trong từng ngành sản xuất công nghiệp, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.

Xem nội dung VB
Điều 9. Trách nhiệm sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả của cơ sở sản xuất công nghiệp
...
3. Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan ban hành quy chuẩn kỹ thuật, định mức sử dụng năng lượng áp dụng trong từng ngành sản xuất công nghiệp.
Định mức sử dụng năng lượng trong ngành công nghiệp sản xuất nhựa được hướng dẫn bởi Thông tư 29/2024/TT-BCT có hiệu lực từ ngày 01/04/2025
Căn cứ Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ngày 17 tháng 6 năm 2010;
...
Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư quy định định mức sử dụng năng lượng trong ngành công nghiệp sản xuất nhựa.

Chương I QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định phương pháp xác định mức sử dụng năng lượng, định mức sử dụng năng lượng, chế độ báo cáo trong ngành công nghiệp sản xuất nhựa.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Cơ sở sản xuất các sản phẩm nhựa bao gói, nhựa vật liệu xây dựng, nhựa gia dụng, nhựa kỹ thuật có mức sử dụng điện từ 3.000.000 kWh/năm trở lên.

2. Các cơ quan, tổ chức và cá nhân khác có liên quan.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

1. Mức sử dụng năng lượng (SEC) là tổng mức năng lượng sử dụng để sản xuất một đơn vị khối lượng sản phẩm.

2. Định mức sử dụng năng lượng là mức sử dụng năng lượng áp dụng cho từng loại sản phẩm cụ thể quy định tại Thông tư này.

3. Túi nhựa: là túi nylon sản xuất theo công nghệ ép đùn thổi màng.

4. Chai nhựa: là các loại chai sản xuất từ nhựa PET (Polyethylene Terephthalate) theo công nghệ thổi khuôn và chai khác sản xuất theo công nghệ đùn thổi.

5. Nhựa bao bì: là các sản phẩm màng nhựa (màng co PE (Polyethylene), màng bọc thực phẩm, màng bảo vệ, màng xốp hơi), bao bì nhiều lớp, băng dính dân dụng, tấm nhựa.

6. Nhựa vật liệu xây dựng: là các loại ống nhựa sử dụng trong xây dựng được sản xuất thông qua quá trình đùn tạo hình bằng vật liệu nhựa PVC (Polyvinylchloride), nhựa HDPE (High Density Polyethylene) và nhựa PPR (Polypropylene Random Copolymers).

7. Nhựa gia dụng: là các sản phẩm nhựa gia dụng sản xuất thông qua quá trình ép phun tạo hình như đồ dùng nhà bếp, đồ dùng phòng tắm, đồ dùng dọn dẹp, hộp đựng đồ, kệ đựng đồ, giỏ nhựa, đồ chơi nhựa, ghế ngồi, xe đẩy trẻ em, ghế, bàn nhựa, chậu cây, bình tưới nước.

8. Nhựa kỹ thuật: là các sản phẩm nhựa kỹ thuật sản xuất thông qua quá trình ép phun tạo hình, trong đó không bao gồm sản phẩm nhựa kỹ thuật là linh kiện trong thiết bị điện - điện tử.

Chương II PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH VÀ ĐỊNH MỨC SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TRONG NGÀNH NHỰA VÀ CHẾ ĐỘ BÁO CÁO

Điều 4. Phương pháp xác định mức sử dụng năng lượng

Mức sử dụng năng lượng trong ngành công nghiệp sản xuất nhựa được xác định theo phương pháp được quy định tại Phụ lục I Thông tư này.

Điều 5. Định mức sử dụng năng lượng

Định mức sử dụng năng lượng áp dụng cho cơ sở sản xuất các sản phẩm nhựa, cụ thể:

(Bảng biểu, xem nội dung chi tiết tại văn bản)

Điều 6. Chế độ báo cáo định kỳ về tình hình thực hiện định mức sử dụng năng lượng trong ngành công nghiệp sản xuất nhựa

1. Trước ngày 31 tháng 01 hàng năm, các cơ sở sản xuất sản phẩm nhựa có trách nhiệm báo cáo Sở Công Thương địa phương bằng văn bản theo phương thức gửi trực tiếp hoặc thông qua dịch vụ bưu chính hoặc qua Trang thông tin điện tử https://dataenergy.vn về tình hình thực hiện định mức sử dụng năng lượng theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp thực hiện báo cáo qua trang thông tin điện tử https://dataenergy.vn, cơ sở sản xuất sản phẩm nhựa có trách nhiệm liên hệ với Sở Công Thương để được lập và cung cấp tài khoản.

Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo của cơ sở sản xuất sản phẩm nhựa, Sở Công Thương có ý kiến phản hồi, yêu cầu bổ sung thông tin (nếu có).

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu bổ sung thông tin của Sở Công Thương, cơ sở sản xuất sản phẩm nhựa có trách nhiệm chỉnh sửa, bổ sung thông tin theo yêu cầu.

2. Trước ngày 31 tháng 03 hàng năm, Sở Công Thương báo cáo tình hình thực hiện định mức sử dụng năng lượng gửi Bộ Công Thương (Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững) bằng văn bản theo phương thức gửi trực tiếp hoặc thông qua dịch vụ bưu chính hoặc qua Trang thông tin điện tử https://dataenergy.vn theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 7. Trách nhiệm của Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững

1. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan phổ biến, tuyên truyền, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân có liên quan việc thực hiện các quy định của Thông tư này.

2. Phối hợp với Sở Công Thương các địa phương kiểm tra tình hình thực hiện định mức sử dụng năng lượng đối với các cơ sở sản xuất nhựa thuộc đối tượng và phạm vi điều chỉnh tại Thông tư này.

3. Tổng hợp, thống kê số liệu định mức tiêu thụ năng lượng ngành công nghiệp nhựa từ báo cáo của các địa phương.

Điều 8. Trách nhiệm của Sở Công Thương

1. Hàng năm, chủ trì hướng dẫn, đôn đốc, nhắc nhở, xây dựng kế hoạch kiểm tra và kiểm tra việc tuân thủ quy định định mức sử dụng năng lượng của các cơ sở sản xuất thuộc đối tượng áp dụng tại Thông tư này ở địa phương và xử lý các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật.

2. Phối hợp với Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện định mức sử dụng năng lượng theo các nội dung của Thông tư này.

3. Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định tại Điều 6 của Thông tư này.

Điều 9. Trách nhiệm của các cơ sở sản xuất ngành nhựa

1. Quản lý, giám sát quá trình sản xuất để xác định lượng năng lượng đã tiêu thụ.

2. Tuân thủ định mức sử dụng năng lượng quy định tại Điều 5 Thông tư này. Trường hợp có sự thay đổi, biến động trong quá trình sản xuất dẫn đến cơ sở chưa đáp ứng được định mức, cơ sở có trách nhiệm báo cáo giải trình với cơ quan chức năng nguyên nhân và kế hoạch thực hiện để đáp ứng định mức trên cơ sở báo cáo kiểm toán năng lượng.

3. Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định tại Điều 6 của Thông tư này.

Điều 10. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 04 năm 2025 và thay thế Thông tư số 38/2016/TT-BCT ngày 28 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định định mức tiêu hao năng lượng trong ngành nhựa.

2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề vướng mắc, các cơ quan, tổ chức, cá nhân kịp thời phản ánh về Bộ Công Thương để nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Thông tư./.
...
PHỤ LỤC I PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH MỨC SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TRONG CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT SẢN PHẨM NHỰA
...
PHỤ LỤC II MẪU BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỰC HIỆN ĐỊNH MỨC SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT NHỰA
...
PHỤ LỤC III MẪU BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỰC HIỆN ĐỊNH MỨC SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG HÀNG NĂM

Xem nội dung VB
Điều 9. Trách nhiệm sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả của cơ sở sản xuất công nghiệp
...
3. Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan ban hành quy chuẩn kỹ thuật, định mức sử dụng năng lượng áp dụng trong từng ngành sản xuất công nghiệp.
Định mức sử dụng năng lượng trong ngành công nghiệp sản xuất bia và đồ uống không cồn được hướng dẫn bởi Thông tư 28/2024/TT-BCT có hiệu lực từ ngày 01/04/2025
Căn cứ Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ngày 17 tháng 6 năm 2010;
...
Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư quy định định mức sử dụng năng lượng trong ngành công nghiệp sản xuất bia và đồ uống không cồn.

Chương I QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về phương pháp xác định mức sử dụng năng lượng, định mức sử dụng năng lượng và chế độ báo cáo trong ngành công nghiệp sản xuất bia và đồ uống không cồn.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Cơ sở sản xuất, tổ chức hoạt động trong ngành công nghiệp sản xuất bia và đồ uống không cồn có loại hình sản xuất và quy mô công suất thuộc quy định tại Điều 5 của Thông tư này.

2. Các cơ quan, tổ chức và cá nhân khác có liên quan.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

1. Ngành công nghiệp sản xuất bia và đồ uống không cồn là ngành công nghiệp sản xuất sản phẩm bia các loại và sản phẩm đồ uống không cồn được quy định theo Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.

2. Cơ sở sản xuất trong ngành công nghiệp sản xuất bia và đồ uống không cồn thuộc đối tượng của Thông tư này (sau đây gọi là cơ sở sản xuất) là cơ sở có loại hình sản xuất và quy mô công suất được quy định tại Điều 5 của Thông tư này.

3. Cơ sở sản xuất là cơ sở sản xuất sản phẩm bia, sản phẩm đồ uống không cồn theo mã sản phẩm 7 số do Thủ tướng Chính phủ ban hành về Hệ thống ngành sản phẩm Việt Nam.

4. Bia không cồn là bia được sản xuất có áp dụng công nghệ khử cồn.

5. Mức sử dụng năng lượng (SEC) là tổng năng lượng tiêu hao để sản xuất một đơn vị sản phẩm.

6. Định mức sử dụng năng lượng là mức sử dụng năng lượng áp dụng cho từng loại sản phẩm cụ thể quy định tại Thông tư này.

Chương II PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH MỨC SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG, ĐỊNH MỨC SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG VÀ CHẾ ĐỘ BÁO CÁO

Điều 4. Phương pháp xác định mức sử dụng năng lượng

1. Mức sử dụng năng lượng trong sản xuất bia được xác định theo phương pháp tại Phụ lục I Thông tư này.

2. Mức sử dụng năng lượng trong sản xuất đồ uống không cồn được xác định theo phương pháp tại Phụ lục II Thông tư này.

Điều 5. Định mức sử dụng năng lượng

Định mức sử dụng năng lượng áp dụng cho các cơ sở sản xuất ngành công nghiệp sản xuất bia và đồ uống không cồn như sau:

(Bảng biểu, xem nội dung chi tiết tại văn bản)

Điều 6. Chế độ báo cáo định kỳ

1. Trước ngày 31 tháng 01 hàng năm, các cơ sở sản xuất thuộc đối tượng tại khoản 1 Điều 2 của Thông tư này có trách nhiệm báo cáo Sở Công Thương địa phương bằng văn bản theo phương thức gửi trực tiếp hoặc thông qua dịch vụ bưu chính hoặc qua Trang thông tin điện tử https://dataenergy.vn về kết quả thực hiện định mức sử dụng năng lượng của năm liền kề trước đó theo Phụ lục IV của Thông tư này. Trường hợp thực hiện báo cáo qua trang thông tin điện tử https://dataenergy.vn, cơ sở sản xuất có trách nhiệm liên hệ với Sở Công Thương để được lập và cung cấp tài khoản.

Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo của cơ sở sản xuất, Sở Công Thương gửi ý kiến phản hồi, yêu cầu bổ sung thông tin (nếu có).

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu bổ sung thông tin của Sở Công Thương, cơ sở sản xuất có trách nhiệm nộp lại báo cáo chỉnh sửa, bổ sung thông tin theo yêu cầu.

2. Trước ngày 31 tháng 03 hàng năm, Sở Công Thương báo cáo kết quả thực hiện định mức sử dụng năng lượng của năm liền kề trước đó trong ngành công nghiệp sản xuất bia và đồ uống không cồn tại địa phương gửi Bộ Công Thương (Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững) bằng văn bản theo phương thức gửi trực tiếp hoặc thông qua dịch vụ bưu chính hoặc qua Trang thông tin điện tử https://dataenergy.vn theo mẫu Phụ lục III của Thông tư này.

Chương III TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 7. Trách nhiệm của Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững

1. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan phổ biến, tuyên truyền, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân có liên quan việc thực hiện các quy định của Thông tư này.

2. Phối hợp với Sở Công Thương các địa phương kiểm tra tình hình thực hiện định mức sử dụng năng lượng của các kế hoạch nhằm đảm bảo định mức sử dụng năng lượng được quy định tại Thông tư này.

3. Tổng hợp, thống kê số liệu định mức tiêu thụ năng lượng ngành công nghiệp sản xuất bia và đồ uống không cồn từ báo cáo của các địa phương.

Điều 8. Trách nhiệm của Sở Công Thương

1. Hàng năm, chủ trì hướng dẫn, đôn đốc, nhắc nhở, xây dựng kế hoạch kiểm tra và kiểm tra việc tuân thủ quy định định mức sử dụng năng lượng của các cơ sở sản xuất thuộc đối tượng áp dụng tại Thông tư này ở địa phương và xử lý các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật.

2. Phối hợp với Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện định mức sử dụng năng lượng theo các nội dung của Thông tư này.

3. Thực hiện Chế độ báo cáo theo quy định tại Điều 6 của Thông tư này.

Điều 9. Trách nhiệm của các cơ sở sản xuất

1. Quản lý, giám sát quá trình sản xuất để xác định lượng năng lượng đã tiêu thụ.

2. Tuân thủ định mức sử dụng năng lượng quy định tại Điều 5 Thông tư này. Trường hợp có sự thay đổi, biến động trong quá trình sản xuất dẫn đến cơ sở chưa đáp ứng được định mức, cơ sở có trách nhiệm báo cáo giải trình với cơ quan chức năng nguyên nhân và kế hoạch thực hiện để đáp ứng định mức trên cơ sở báo cáo kiểm toán năng lượng.

3. Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định tại Điều 6 của Thông tư này.

Điều 10. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 04 năm 2025 và thay thế Thông tư số 19/2016/TT-BCT ngày 14 tháng 9 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định định mức tiêu hao năng lượng trong ngành công nghiệp sản xuất bia và nước giải khát.

2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề vướng mắc, các cơ quan, tổ chức, cá nhân kịp thời phản ánh về Bộ Công Thương để nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Thông tư./.
...
PHỤ LỤC I PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH MỨC SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TRONG CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT BIA
...
PHỤ LỤC II PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH MỨC SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TRONG CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT ĐỒ UỐNG KHÔNG CỒN
...
PHỤ LỤC III BIỂU MẪU BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỊNH MỨC SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TRONG SẢN XUẤT BIA VÀ ĐỒ UỐNG KHÔNG CỒN
...
PHỤ LỤC IV MẪU BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỰC HIỆN ĐỊNH MỨC SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG HÀNG NĂM

Xem nội dung VB
Điều 9. Trách nhiệm sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả của cơ sở sản xuất công nghiệp
...
3. Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan ban hành quy chuẩn kỹ thuật, định mức sử dụng năng lượng áp dụng trong từng ngành sản xuất công nghiệp.
Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 5 Điều 1 Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả sửa đổi 2025 có hiệu lực từ ngày 01/01/2026
Định mức sử dụng năng lượng trong ngành công nghiệp sản xuất nhựa được hướng dẫn bởi Thông tư 29/2024/TT-BCT có hiệu lực từ ngày 01/04/2025
Định mức sử dụng năng lượng trong ngành công nghiệp sản xuất bia và đồ uống không cồn được hướng dẫn bởi Thông tư 28/2024/TT-BCT có hiệu lực từ ngày 01/04/2025
Điểm này được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 6 Điều 1 Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả sửa đổi 2025 có hiệu lực từ ngày 01/01/2026
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
...
6. Sửa đổi, bổ sung một số điểm, khoản của Điều 13 như sau:

a) Sửa đổi, bổ sung điểm d ... khoản 1 như sau:

“d) Nhà máy thuỷ điện phải tuân thủ đầy đủ quy trình vận hành khai thác hồ chứa hoặc liên hồ chứa đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, bảo đảm yêu cầu phát điện an toàn, tham gia nhiệm vụ điều tiết cấp nước cho sản xuất và đời sống, đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả;

Xem nội dung VB
Điều 13. Biện pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong cơ sở sản xuất, cung cấp năng lượng

1. Cơ sở sản xuất, cung cấp năng lượng căn cứ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, định mức về sử dụng năng lượng áp dụng biện pháp công nghệ và quản lý sau đây:
...
d) Nhà máy thuỷ điện phải tuân thủ đầy đủ quy trình vận hành khai thác hồ chứa hoặc liên hồ chứa, bảo đảm yêu cầu phát điện an toàn, tham gia nhiệm vụ điều tiết cấp nước cho sản xuất và đời sống;
Điểm này được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 6 Điều 1 Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả sửa đổi 2025 có hiệu lực từ ngày 01/01/2026
Điểm này được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 6 Điều 1 Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả sửa đổi 2025 có hiệu lực từ ngày 01/01/2026
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
...
6. Sửa đổi, bổ sung một số điểm, khoản của Điều 13 như sau:

a) Sửa đổi, bổ sung ... điểm đ khoản 1 như sau:
...
đ) Đơn vị truyền tải, phân phối điện phải xây dựng chương trình, kế hoạch, định mức và lộ trình cụ thể nhằm giảm tổn thất điện năng trong hệ thống truyền tải và phân phối, có trách nhiệm kiểm tra, giám sát chế độ non tải, quá tải của hệ thống lưới điện;”;

Xem nội dung VB
Điều 13. Biện pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong cơ sở sản xuất, cung cấp năng lượng

1. Cơ sở sản xuất, cung cấp năng lượng căn cứ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, định mức về sử dụng năng lượng áp dụng biện pháp công nghệ và quản lý sau đây:
...
đ) Đơn vị truyền tải, phân phối điện phải xây dựng chương trình, kế hoạch, định mức và lộ trình cụ thể nhằm giảm tổn thất điện năng trong hệ thống truyền tải và phân phối điện;
Điểm này được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 6 Điều 1 Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả sửa đổi 2025 có hiệu lực từ ngày 01/01/2026
Điểm này được sửa đổi bởi Điểm b Khoản 6 Điều 1 Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả sửa đổi 2025 có hiệu lực từ ngày 01/01/2026
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
...
6. Sửa đổi, bổ sung một số điểm, khoản của Điều 13 như sau:
...
b) Sửa đổi, bổ sung điểm g khoản 1 như sau:

“g) Đơn vị khai thác than, dầu khí phải thực hiện đánh giá phương án thu hồi và sử dụng hiệu quả về tài nguyên năng lượng, khí phát sinh trong khâu khai thác. Đơn vị vận chuyển, phân phối than, dầu khí phải thực hiện đánh giá phương án sử dụng hiệu quả về tài nguyên năng lượng, kiểm soát hao hụt trong các khâu chế biến, sản xuất, vận chuyển, phân phối và tồn trữ trong hệ thống cung ứng của doanh nghiệp. Định kỳ không quá năm năm tổ chức rà soát và cập nhật xây dựng định mức hao hụt xăng, dầu, than.”;

Xem nội dung VB
Điều 13. Biện pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong cơ sở sản xuất, cung cấp năng lượng

1. Cơ sở sản xuất, cung cấp năng lượng căn cứ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, định mức về sử dụng năng lượng áp dụng biện pháp công nghệ và quản lý sau đây:
...
g) Đơn vị khai thác than, dầu khí phải có phương án tận thu khí đồng hành và tài nguyên năng lượng khác.
Điểm này được sửa đổi bởi Điểm b Khoản 6 Điều 1 Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả sửa đổi 2025 có hiệu lực từ ngày 01/01/2026
Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 7 Điều 1 Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả sửa đổi 2025 có hiệu lực từ ngày 01/01/2026
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
...
7. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 18 như sau:

“3. Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm áp dụng đồng bộ biện pháp quản lý, kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện quy định về tiết kiệm điện trong chiếu sáng công cộng, thực hiện quản lý chiếu sáng công cộng theo thẩm quyền”.

Xem nội dung VB
Điều 18. Trách nhiệm quản lý nhà nước về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong chiếu sáng công cộng
...
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm áp dụng đồng bộ các biện pháp quản lý, kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện quy định về tiết kiệm điện trong chiếu sáng công cộng; Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn thực hiện quản lý chiếu sáng công cộng theo thẩm quyền được phân cấp.
Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 7 Điều 1 Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả sửa đổi 2025 có hiệu lực từ ngày 01/01/2026
Câu mở đầu Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 8 Điều 1 Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả sửa đổi 2025 có hiệu lực từ ngày 01/01/2026
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
...
8. Sửa đổi, bổ sung câu mở đầu tại khoản 1 Điều 21 như sau:

“1. Bộ Xây dựng có trách nhiệm:”.

Xem nội dung VB
Điều 21. Trách nhiệm quản lý nhà nước về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong hoạt động giao thông vận tải

1. Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm:
Câu mở đầu Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 8 Điều 1 Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả sửa đổi 2025 có hiệu lực từ ngày 01/01/2026
Câu mở đầu Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 9 Điều 1 Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả sửa đổi 2025 có hiệu lực từ ngày 01/01/2026
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
...
9. Sửa đổi, bổ sung câu mở đầu tại khoản 1 Điều 25 như sau:

“1. Bộ Nông nghiệp và Môi trường có trách nhiệm:”.

Xem nội dung VB
Điều 25. Trách nhiệm quản lý nhà nước về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm:
Câu mở đầu Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 9 Điều 1 Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả sửa đổi 2025 có hiệu lực từ ngày 01/01/2026
Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 10 Điều 1 Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả sửa đổi 2025 có hiệu lực từ ngày 01/01/2026
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
...
10. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 30 như sau:

“3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm đối với hoạt động sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả của cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước trong phạm vi quản lý.”.

Xem nội dung VB
Điều 30. Biện pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước
...
3. Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục phương tiện, thiết bị tiết kiệm năng lượng được trang bị, mua sắm; thông báo danh sách cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước được khen thưởng hoặc bị xử lý vi phạm về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả .
Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 10 Điều 1 Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả sửa đổi 2025 có hiệu lực từ ngày 01/01/2026
Điều này được sửa đổi bởi Khoản 11 Điều 1 Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả sửa đổi 2025 có hiệu lực từ ngày 01/01/2026
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
...
11. Sửa đổi, bổ sung Điều 32 như sau:

“Điều 32. Cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm

1. Cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm là cơ sở sử dụng năng lượng hằng năm với khối lượng lớn theo quy định của Chính phủ.

2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng, ban hành danh sách cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm trên địa bàn một năm một lần và gửi Bộ Công Thương tổng hợp.”.

Xem nội dung VB
Điều 32. Cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm

Cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm là cơ sở sử dụng năng lượng hằng năm với khối lượng lớn theo quy định của Chính phủ.

Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ ban hành danh sách cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm hằng năm.
Điều này được hướng dẫn bởi Điều 6 và Điều 7 Nghị định 21/2011/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 5 năm 2011
Căn cứ Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ngày 28 tháng 6 năm 2010;
...
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công thương,
...
Điều 6. Xác định cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm

1. Cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm là các cơ sở có mức sử dụng năng lượng sau đây:

a) Cơ sở sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, đơn vị vận tải có tiêu thụ năng lượng tổng cộng trong một năm quy đổi ra một nghìn tấn dầu tương đương (1000 TOE) trở lên.

b) Các công trình xây dựng được dùng làm trụ sở, văn phòng làm việc, nhà ở; cơ sở giáo dục, y tế, vui chơi giải trí, thể dục, thể thao; khách sạn, siêu thị, nhà hàng, cửa hàng có tiêu thụ năng lượng tổng cộng trong một năm quy đổi ra năm trăm tấn dầu tương đương (500 TOE) trở lên.

2. Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan trình Chính phủ điều chỉnh việc xác định cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Điều 7. Danh sách cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm

1. Các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước có trách nhiệm kiểm tra, rà soát, lập danh sách các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm thuộc phạm vi quản lý của đơn vị mình gửi Bộ Công thương trước ngày 01 tháng 02 hàng năm.

2. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tại địa phương kiểm tra, rà soát, lập danh sách cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm trên địa bàn; tổng hợp gửi Bộ Công thương trước ngày 01 tháng 02 hàng năm.

3. Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành danh sách cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm trong cả nước trước ngày 31 tháng 3 hàng năm.

Xem nội dung VB
Điều 32. Cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm

Cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm là cơ sở sử dụng năng lượng hằng năm với khối lượng lớn theo quy định của Chính phủ.

Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ ban hành danh sách cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm hằng năm.
Điều này được sửa đổi bởi Khoản 11 Điều 1 Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả sửa đổi 2025 có hiệu lực từ ngày 01/01/2026
Điều này được hướng dẫn bởi Điều 6 và Điều 7 Nghị định 21/2011/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 5 năm 2011
Điểm này được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 12 Điều 1 Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả sửa đổi 2025 có hiệu lực từ ngày 01/01/2026
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
...
12. Sửa đổi, bổ sung một số điểm, khoản của Điều 33 như sau:

a) Sửa đổi, bổ sung điểm đ khoản 1 như sau:

“đ) Áp dụng mô hình quản lý năng lượng theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công Thương. Tổ chức duy trì hệ thống đo đếm đáp ứng tiêu chuẩn, bảo đảm tính chính xác của số liệu nhằm theo dõi, giám sát tình trạng sử dụng năng lượng, thống kê tình hình tiêu thụ, sử dụng các dạng năng lượng, lập bảng cân bằng năng lượng của cơ sở;”;

Xem nội dung VB
Điều 33. Trách nhiệm của cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm

1. Ngoài việc thực hiện các quy định tại Luật này đối với lĩnh vực hoạt động có liên quan, cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm còn có trách nhiệm:
...
đ) Áp dụng mô hình quản lý năng lượng theo hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
Điểm này được hướng dẫn bởi Điều 8 Nghị định 21/2011/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 5 năm 2011
Căn cứ Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ngày 28 tháng 6 năm 2010;
...
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công thương,
...
Điều 8. Mô hình quản lý năng lượng

Cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm phải áp dụng mô hình quản lý năng lượng. Mô hình quản lý năng lượng được thực hiện theo các nội dung chính sau đây:

1. Công bố mục tiêu, chính sách về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tại cơ sở.

2. Xây dựng kế hoạch hàng năm và năm năm về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả của cơ sở; xây dựng và thực hiện các biện pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả theo mục tiêu, chính sách và kế hoạch đã lập; quy định chế độ trách nhiệm đối với từng tập thể, cá nhân liên quan đến việc thực hiện kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tại cơ sở.

3. Có mạng lưới và người quản lý năng lượng theo tiêu chí quy định tại khoản 1 Điều 35 Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

4. Thường xuyên kiểm tra, theo dõi nhu cầu tiêu thụ năng lượng của phương tiện, thiết bị trên toàn bộ dây chuyền sản xuất, tình hình lắp đặt mới, cải tạo, sửa chữa thiết bị sử dụng năng lượng của cơ sở.

5. Thực hiện chế độ kiểm toán năng lượng; đề xuất và lựa chọn thực hiện các giải pháp quản lý và công nghệ nhằm sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

6. Định kỳ tổ chức đào tạo, tập huấn cho người lao động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

7. Có chế độ thưởng, phạt nhằm thúc đẩy hoạt động sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tại cơ sở.

Xem nội dung VB
Điều 33. Trách nhiệm của cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm

1. Ngoài việc thực hiện các quy định tại Luật này đối với lĩnh vực hoạt động có liên quan, cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm còn có trách nhiệm:
...
đ) Áp dụng mô hình quản lý năng lượng theo hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
Điểm này được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 12 Điều 1 Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả sửa đổi 2025 có hiệu lực từ ngày 01/01/2026
Điểm này được hướng dẫn bởi Điều 8 Nghị định 21/2011/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 5 năm 2011
Khoản này được sửa đổi bởi Điểm b Khoản 12 Điều 1 Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả sửa đổi 2025 có hiệu lực từ ngày 01/01/2026
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
...
12. Sửa đổi, bổ sung một số điểm, khoản của Điều 33 như sau:
...
b) Sửa đổi, bổ sung khoản 2 như sau:

“2. Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành quy định về xây dựng và thực hiện kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả hằng năm và năm năm, quy định mẫu báo cáo định kỳ hằng năm và năm năm, áp dụng mô hình quản lý năng lượng phù hợp đối với cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm.”.

Xem nội dung VB
Điều 33. Trách nhiệm của cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm
...
2. Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hướng dẫn cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm xây dựng và thực hiện kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả hằng năm và năm năm; quy định mẫu báo cáo định kỳ hằng năm và năm năm.
Việc xây dựng và thực hiện kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả được hướng dẫn bởi Điều 10 Nghị định 21/2011/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 5 năm 2011
Căn cứ Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ngày 28 tháng 6 năm 2010;
...
Điều 10. Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

1. Cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm có trách nhiệm xây dựng kế hoạch năm và năm năm về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả:

a) Kế hoạch năm được lập hàng năm.

b) Kế hoạch năm năm được lập cho từng giai đoạn năm năm.

2. Kế hoạch năm và năm năm gồm các phần chính sau:

a) Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch năm trước (đối với kế hoạch năm); của năm năm trước (đối với kế hoạch năm năm).

b) Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả của năm kế hoạch (đối với kế hoạch năm); của năm năm tới (đối với kế hoạch năm năm).

3. Bộ Công thương hướng dẫn nội dung, biểu mẫu, thời gian lập, trình tự và thủ tục gửi báo cáo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.

Xem nội dung VB
Điều 33. Trách nhiệm của cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm
...
2. Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hướng dẫn cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm xây dựng và thực hiện kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả hằng năm và năm năm; quy định mẫu báo cáo định kỳ hằng năm và năm năm.
Lập kế hoạch, báo cáo thực hiện kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả được hướng dẫn bởi Mục 2 Chương II Thông tư 25/2020/TT-BCT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 13 tháng 11 năm 2020
Căn cứ Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ngày 17 tháng 6 năm 2010;
...
Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư quy định về việc lập kế hoạch, báo cáo thực hiện kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; thực hiện kiểm toán năng lượng.
...
Chương II XÂY DỰNG DANH SÁCH CƠ SỞ SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TRỌNG ĐIỂM, LẬP KẾ HOẠCH VÀ BÁO CÁO THỰC HIỆN KẾ HOẠCH SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ
...
Mục 2. LẬP KẾ HOẠCH VÀ BÁO CÁO THỰC HIỆN KẾ HOẠCH SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ

Điều 7. Xây dựng kế hoạch năm và báo cáo thực hiện kế hoạch năm về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả của cơ sở

1. Trước ngày 30 tháng 4 hàng năm, cơ sở phải xây dựng kế hoạch năm N và báo cáo thực hiện kế hoạch năm N-1 về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả của cơ sở, đăng ký với Sở Công Thương sở tại trên Trang thông tin điện tử http://dataenergy.vn.

2. Kế hoạch năm N và báo cáo thực hiện kế hoạch năm N-1 về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả của cơ sở gồm những nội dung quy định tại Mẫu 1.2 đến Mẫu 1.8, Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này. Cơ sở lựa chọn một trong các Mẫu phù hợp với ngành nghề hoạt động của mình để xây dựng kế hoạch năm N và báo cáo thực hiện kế hoạch năm N-1.

3. Việc xây dựng và đăng ký kế hoạch năm N và báo cáo thực hiện kế hoạch năm N-1 về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả của cơ sở thực hiện theo trình tự, thủ tục như sau:

a) Cơ sở truy cập vào Trang thông tin điện tử http://dataenergy.vn, thực hiện nhập dữ liệu theo các bước và trình tự hướng dẫn trên Trang thông tin điện tử;

b) Trường hợp cơ sở nhận được ý kiến của Sở Công Thương yêu cầu bổ sung, hiệu chỉnh, cơ sở phải thực hiện việc bổ sung, hiệu chỉnh, cập nhật kế hoạch và báo cáo thực hiện kế hoạch trên Trang thông tin điện tử;

4. Cơ sở có trách nhiệm tổ chức thực hiện đầy đủ kế hoạch năm về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả sau khi đã đăng ký.

Điều 8. Xây dựng kế hoạch 5 năm và báo cáo thực hiện kế hoạch 5 năm về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả của cơ sở

1. Trước ngày 30 tháng 4 năm đầu tiên của mỗi chu kỳ kế hoạch 5 năm, cơ sở có trách nhiệm xây dựng kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho 5 năm tiếp theo và báo cáo thực hiện kế hoạch 5 năm liền kề trước đó, gửi về Sở Công Thương sở tại trên Trang thông tin điện tử http://dataenergy.vn.

2. Kế hoạch 5 năm và báo cáo thực hiện kế hoạch 5 năm về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả của cơ sở gồm những nội dung quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Việc xây dựng, đăng ký kế hoạch 5 năm và báo cáo thực hiện kế hoạch 5 năm về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả của cơ sở thực hiện theo trình tự, thủ tục như sau:

a) Cơ sở truy cập vào Trang thông tin điện tử http://dataenergy.vn, thực hiện nhập dữ liệu theo các bước và trình tự hướng dẫn trên Trang thông tin điện tử;

b) Trường hợp cơ sở nhận được ý kiến Sở Công Thương yêu cầu bổ sung, hiệu chỉnh thì cơ sở phải thực hiện việc bổ sung, hiệu chỉnh và cập nhật kế hoạch 5 năm trên Trang thông tin điện tử;

c) Báo cáo thực hiện kế hoạch 5 năm sẽ được tự động tính toán và cập nhật thông qua Cơ sở dữ liệu sử dụng năng lượng quốc gia dựa trên kết quả báo cáo thực hiện kế hoạch hằng năm của cơ sở.

4. Cơ sở có trách nhiệm tổ chức thực hiện đầy đủ kế hoạch 5 năm về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả sau khi đã đăng ký.

Điều 9. Xây dựng kế hoạch năm và báo cáo tình hình sử dụng năng lượng hằng năm của cơ quan, đơn vị

1. Trước ngày 15 tháng 12 năm N-1, Sở Công Thương có trách nhiệm ban hành công văn đề nghị các cơ quan, đơn vị trên địa bàn có mức tiêu thụ điện hằng năm từ 100.000 kWh trở lên (theo danh sách khách hàng sử dụng điện lớn của Tập đoàn Điện lực Việt Nam tại trang thông tin điện tử: https://sudungdien.evn.com.vn) báo cáo kế hoạch năm N và tình hình sử dụng năng lượng trong năm N-1. Trong công văn, Sở Công Thương gửi kèm tài khoản và hướng dẫn đăng nhập báo cáo trực tuyến trên Trang thông tin điện tử http://dataenergy.vn cho các cơ quan, đơn vị để thực hiện báo cáo.

2. Trước ngày 30 tháng 4 hằng năm, cơ quan, đơn vị quy định tại khoản 1 Điều này có trách nhiệm xây dựng, đăng ký kế hoạch và báo cáo tình hình sử dụng năng lượng theo nội dung quy định tại Mẫu 1.5, Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này gửi đến Sở Công Thương trên Trang thông tin điện tử http://dataenergy.vn.

3. Việc xây dựng, đăng ký kế hoạch năm và báo cáo tình hình sử dụng năng lượng hằng năm của cơ quan, đơn vị quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện theo trình tự, thủ tục như sau:

a) Cơ quan, đơn vị truy cập vào Trang thông tin điện tử http://dataenergy.vn, thực hiện nhập dữ liệu theo các bước và trình tự hướng dẫn trên Trang thông tin điện tử;

b) Trường hợp cơ quan, đơn vị nhận được ý kiến của Sở Công Thương yêu cầu bổ sung, hiệu chỉnh thì cơ quan, đơn vị phải thực hiện việc bổ sung, hiệu chỉnh kế hoạch và báo cáo tình hình sử dụng năng lượng trên Trang thông tin điện tử.

4. Cơ quan, đơn vị có trách nhiệm tổ chức thực hiện đầy đủ kế hoạch hằng năm sau khi đã được đăng ký; tuân thủ đầy đủ quy định tại các Điều 30, 31 Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Điều 10. Thời hạn xác nhận, hoàn thiện báo cáo tình hình sử dụng năng lượng, đăng ký kế hoạch, báo cáo thực hiện kế hoạch năm, kế hoạch 5 năm về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả của cơ sở, cơ quan, đơn vị

1. Chậm nhất trong vòng 20 ngày làm việc kể từ thời gian nhận được đăng ký kế hoạch năm, kế hoạch 5 năm và báo cáo thực hiện kế hoạch hằng năm, kế hoạch 5 năm về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả của cơ sở; đăng ký kế hoạch năm về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả và báo cáo tình hình sử dụng năng lượng hằng năm của cơ quan, đơn vị, Sở Công Thương phải thực hiện kiểm tra, phản hồi và xác nhận kết quả trên Trang thông tin điện tử http://dataenergy.vn.

2. Trường hợp đăng ký kế hoạch năm, kế hoạch 5 năm và báo cáo kế hoạch hàng năm và kế hoạch 5 năm của cơ sở; đăng ký kế hoạch năm về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả và báo cáo tình hình sử dụng năng lượng hằng năm của cơ quan, đơn vị không đầy đủ, chính xác, Sở Công Thương có trách nhiệm yêu cầu cơ sở, cơ quan, đơn vị sửa đổi, bổ sung báo cáo. Cơ sở, cơ quan đơn vị có trách nhiệm hoàn thành việc bổ sung, hiệu chỉnh báo cáo trong vòng 20 ngày làm việc sau khi nhận được yêu cầu sửa đổi, bổ sung của Sở Công Thương.

Điều 11. Xây dựng mô hình quản lý năng lượng

1. Cơ sở phải áp dụng mô hình quản lý năng lượng theo các yêu cầu quy định tại Điều 8 Nghị định số 21/2011/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả và báo cáo Sở Công Thương sở tại trong báo cáo thực hiện kế hoạch sử dụng năng lượng hằng năm trên Trang thông tin điện tử http://dataenergy.vn.

2. Sở Công Thương có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc các cơ sở áp dụng mô hình quản lý năng lượng.

a) Trường hợp cơ sở chưa áp dụng mô hình quản lý năng lượng, Sở Công Thương có trách nhiệm yêu cầu cơ sở thực hiện áp dụng mô hình quản lý năng lượng và đưa cơ sở vào danh sách kiểm tra trong năm tiếp theo;

b) Đối với các cơ sở mới có tên trong danh sách cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, trong thời gian một năm kể từ ngày ban hành Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, cơ sở có trách nhiệm thực hiện xây dựng, áp dụng mô hình quản lý năng lượng và báo cáo Sở Công Thương trong báo cáo thực hiện kế hoạch sử dụng năng lượng hằng năm trên Trang thông tin điện tử http://dataenergy.vn.

Điều 12. Báo cáo tình hình tuân thủ quy định của các cơ sở, cơ quan, đơn vị

Sở Công Thương có trách nhiệm thực hiện báo cáo đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch hằng năm, 5 năm của các cơ sở, cơ quan, đơn vị trên địa bàn theo Mẫu 1.10, Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

Trước ngày 15 tháng 6 hăng năm, Sở Công Thương tổng hợp danh sách và báo cáo Bộ Công Thương trên Trang thông tin điện tử http://dataenergy.vn, đồng thời gửi báo cáo về Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
...
Mẫu 1.2 MẪU KẾ HOẠCH NĂM VÀ BÁO CÁO THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NĂM VỀ SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ ...
...
Mẫu 1.3 MẪU KẾ HOẠCH NĂM VÀ BÁO CÁO THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NĂM VỀ SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ ...
...
Mẫu 1.4 MẪU KẾ HOẠCH NĂM VÀ BÁO CÁO THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NĂM VỀ SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ ...
...
Mẫu 1.5 MẪU KẾ HOẠCH NĂM VÀ BÁO CÁO THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NĂM VỀ SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ ...
...
Mẫu 1.6 MẪU KẾ HOẠCH NĂM VÀ BÁO CÁO THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NĂM VỀ SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ ...
...
Mẫu 1.7 MẪU KẾ HOẠCH NĂM VÀ BÁO CÁO THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NĂM VỀ SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ ...
...
Mẫu 1.8 MẪU KẾ HOẠCH NĂM VÀ BÁO CÁO THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NĂM VỀ SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ ...
...
Mẫu 1.10 MẪU BÁO CÁO TÌNH HÌNH TUÂN THỦ QUY ĐỊNH CỦA CƠ SỞ, CƠ QUAN, ĐƠN VỊ
...
Căn cứ Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ngày 17 tháng 6 năm 2010;
...
Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư quy định về việc lập kế hoạch, báo cáo thực hiện kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; thực hiện kiểm toán năng lượng.
...
Chương II XÂY DỰNG DANH SÁCH CƠ SỞ SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TRỌNG ĐIỂM, LẬP KẾ HOẠCH VÀ BÁO CÁO THỰC HIỆN KẾ HOẠCH SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ
...
Mục 2. LẬP KẾ HOẠCH VÀ BÁO CÁO THỰC HIỆN KẾ HOẠCH SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ

Điều 7. Xây dựng kế hoạch năm và báo cáo thực hiện kế hoạch năm về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả của cơ sở

1. Trước ngày 30 tháng 4 hàng năm, cơ sở phải xây dựng kế hoạch năm N và báo cáo thực hiện kế hoạch năm N-1 về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả của cơ sở, đăng ký với Sở Công Thương sở tại trên Trang thông tin điện tử http://dataenergy.vn.

2. Kế hoạch năm N và báo cáo thực hiện kế hoạch năm N-1 về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả của cơ sở gồm những nội dung quy định tại Mẫu 1.2 đến Mẫu 1.8, Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này. Cơ sở lựa chọn một trong các Mẫu phù hợp với ngành nghề hoạt động của mình để xây dựng kế hoạch năm N và báo cáo thực hiện kế hoạch năm N-1.

3. Việc xây dựng và đăng ký kế hoạch năm N và báo cáo thực hiện kế hoạch năm N-1 về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả của cơ sở thực hiện theo trình tự, thủ tục như sau:

a) Cơ sở truy cập vào Trang thông tin điện tử http://dataenergy.vn, thực hiện nhập dữ liệu theo các bước và trình tự hướng dẫn trên Trang thông tin điện tử;

b) Trường hợp cơ sở nhận được ý kiến của Sở Công Thương yêu cầu bổ sung, hiệu chỉnh, cơ sở phải thực hiện việc bổ sung, hiệu chỉnh, cập nhật kế hoạch và báo cáo thực hiện kế hoạch trên Trang thông tin điện tử;

4. Cơ sở có trách nhiệm tổ chức thực hiện đầy đủ kế hoạch năm về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả sau khi đã đăng ký.

Điều 8. Xây dựng kế hoạch 5 năm và báo cáo thực hiện kế hoạch 5 năm về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả của cơ sở

1. Trước ngày 30 tháng 4 năm đầu tiên của mỗi chu kỳ kế hoạch 5 năm, cơ sở có trách nhiệm xây dựng kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho 5 năm tiếp theo và báo cáo thực hiện kế hoạch 5 năm liền kề trước đó, gửi về Sở Công Thương sở tại trên Trang thông tin điện tử http://dataenergy.vn.

2. Kế hoạch 5 năm và báo cáo thực hiện kế hoạch 5 năm về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả của cơ sở gồm những nội dung quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Việc xây dựng, đăng ký kế hoạch 5 năm và báo cáo thực hiện kế hoạch 5 năm về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả của cơ sở thực hiện theo trình tự, thủ tục như sau:

a) Cơ sở truy cập vào Trang thông tin điện tử http://dataenergy.vn, thực hiện nhập dữ liệu theo các bước và trình tự hướng dẫn trên Trang thông tin điện tử;

b) Trường hợp cơ sở nhận được ý kiến Sở Công Thương yêu cầu bổ sung, hiệu chỉnh thì cơ sở phải thực hiện việc bổ sung, hiệu chỉnh và cập nhật kế hoạch 5 năm trên Trang thông tin điện tử;

c) Báo cáo thực hiện kế hoạch 5 năm sẽ được tự động tính toán và cập nhật thông qua Cơ sở dữ liệu sử dụng năng lượng quốc gia dựa trên kết quả báo cáo thực hiện kế hoạch hằng năm của cơ sở.

4. Cơ sở có trách nhiệm tổ chức thực hiện đầy đủ kế hoạch 5 năm về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả sau khi đã đăng ký.

Điều 9. Xây dựng kế hoạch năm và báo cáo tình hình sử dụng năng lượng hằng năm của cơ quan, đơn vị

1. Trước ngày 15 tháng 12 năm N-1, Sở Công Thương có trách nhiệm ban hành công văn đề nghị các cơ quan, đơn vị trên địa bàn có mức tiêu thụ điện hằng năm từ 100.000 kWh trở lên (theo danh sách khách hàng sử dụng điện lớn của Tập đoàn Điện lực Việt Nam tại trang thông tin điện tử: https://sudungdien.evn.com.vn) báo cáo kế hoạch năm N và tình hình sử dụng năng lượng trong năm N-1. Trong công văn, Sở Công Thương gửi kèm tài khoản và hướng dẫn đăng nhập báo cáo trực tuyến trên Trang thông tin điện tử http://dataenergy.vn cho các cơ quan, đơn vị để thực hiện báo cáo.

2. Trước ngày 30 tháng 4 hằng năm, cơ quan, đơn vị quy định tại khoản 1 Điều này có trách nhiệm xây dựng, đăng ký kế hoạch và báo cáo tình hình sử dụng năng lượng theo nội dung quy định tại Mẫu 1.5, Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này gửi đến Sở Công Thương trên Trang thông tin điện tử http://dataenergy.vn.

3. Việc xây dựng, đăng ký kế hoạch năm và báo cáo tình hình sử dụng năng lượng hằng năm của cơ quan, đơn vị quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện theo trình tự, thủ tục như sau:

a) Cơ quan, đơn vị truy cập vào Trang thông tin điện tử http://dataenergy.vn, thực hiện nhập dữ liệu theo các bước và trình tự hướng dẫn trên Trang thông tin điện tử;

b) Trường hợp cơ quan, đơn vị nhận được ý kiến của Sở Công Thương yêu cầu bổ sung, hiệu chỉnh thì cơ quan, đơn vị phải thực hiện việc bổ sung, hiệu chỉnh kế hoạch và báo cáo tình hình sử dụng năng lượng trên Trang thông tin điện tử.

4. Cơ quan, đơn vị có trách nhiệm tổ chức thực hiện đầy đủ kế hoạch hằng năm sau khi đã được đăng ký; tuân thủ đầy đủ quy định tại các Điều 30, 31 Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Điều 10. Thời hạn xác nhận, hoàn thiện báo cáo tình hình sử dụng năng lượng, đăng ký kế hoạch, báo cáo thực hiện kế hoạch năm, kế hoạch 5 năm về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả của cơ sở, cơ quan, đơn vị

1. Chậm nhất trong vòng 20 ngày làm việc kể từ thời gian nhận được đăng ký kế hoạch năm, kế hoạch 5 năm và báo cáo thực hiện kế hoạch hằng năm, kế hoạch 5 năm về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả của cơ sở; đăng ký kế hoạch năm về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả và báo cáo tình hình sử dụng năng lượng hằng năm của cơ quan, đơn vị, Sở Công Thương phải thực hiện kiểm tra, phản hồi và xác nhận kết quả trên Trang thông tin điện tử http://dataenergy.vn.

2. Trường hợp đăng ký kế hoạch năm, kế hoạch 5 năm và báo cáo kế hoạch hàng năm và kế hoạch 5 năm của cơ sở; đăng ký kế hoạch năm về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả và báo cáo tình hình sử dụng năng lượng hằng năm của cơ quan, đơn vị không đầy đủ, chính xác, Sở Công Thương có trách nhiệm yêu cầu cơ sở, cơ quan, đơn vị sửa đổi, bổ sung báo cáo. Cơ sở, cơ quan đơn vị có trách nhiệm hoàn thành việc bổ sung, hiệu chỉnh báo cáo trong vòng 20 ngày làm việc sau khi nhận được yêu cầu sửa đổi, bổ sung của Sở Công Thương.

Điều 11. Xây dựng mô hình quản lý năng lượng

1. Cơ sở phải áp dụng mô hình quản lý năng lượng theo các yêu cầu quy định tại Điều 8 Nghị định số 21/2011/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả và báo cáo Sở Công Thương sở tại trong báo cáo thực hiện kế hoạch sử dụng năng lượng hằng năm trên Trang thông tin điện tử http://dataenergy.vn.

2. Sở Công Thương có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc các cơ sở áp dụng mô hình quản lý năng lượng.

a) Trường hợp cơ sở chưa áp dụng mô hình quản lý năng lượng, Sở Công Thương có trách nhiệm yêu cầu cơ sở thực hiện áp dụng mô hình quản lý năng lượng và đưa cơ sở vào danh sách kiểm tra trong năm tiếp theo;

b) Đối với các cơ sở mới có tên trong danh sách cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, trong thời gian một năm kể từ ngày ban hành Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, cơ sở có trách nhiệm thực hiện xây dựng, áp dụng mô hình quản lý năng lượng và báo cáo Sở Công Thương trong báo cáo thực hiện kế hoạch sử dụng năng lượng hằng năm trên Trang thông tin điện tử http://dataenergy.vn.

Điều 12. Báo cáo tình hình tuân thủ quy định của các cơ sở, cơ quan, đơn vị

Sở Công Thương có trách nhiệm thực hiện báo cáo đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch hằng năm, 5 năm của các cơ sở, cơ quan, đơn vị trên địa bàn theo Mẫu 1.10, Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

Trước ngày 15 tháng 6 hăng năm, Sở Công Thương tổng hợp danh sách và báo cáo Bộ Công Thương trên Trang thông tin điện tử http://dataenergy.vn, đồng thời gửi báo cáo về Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
...
Mẫu 1.2 MẪU KẾ HOẠCH NĂM VÀ BÁO CÁO THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NĂM VỀ SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ ...
...
Mẫu 1.3 MẪU KẾ HOẠCH NĂM VÀ BÁO CÁO THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NĂM VỀ SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ ...
...
Mẫu 1.4 MẪU KẾ HOẠCH NĂM VÀ BÁO CÁO THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NĂM VỀ SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ ...
...
Mẫu 1.5 MẪU KẾ HOẠCH NĂM VÀ BÁO CÁO THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NĂM VỀ SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ ...
...
Mẫu 1.6 MẪU KẾ HOẠCH NĂM VÀ BÁO CÁO THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NĂM VỀ SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ ...
...
Mẫu 1.7 MẪU KẾ HOẠCH NĂM VÀ BÁO CÁO THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NĂM VỀ SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ ...
...
Mẫu 1.8 MẪU KẾ HOẠCH NĂM VÀ BÁO CÁO THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NĂM VỀ SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ ...
...
Mẫu 1.10 MẪU BÁO CÁO TÌNH HÌNH TUÂN THỦ QUY ĐỊNH CỦA CƠ SỞ, CƠ QUAN, ĐƠN VỊ
...
PHỤ LỤC II CÁC MẪU KẾ HOẠCH 5 NĂM VÀ BÁO CÁO THỰC HIỆN KẾ HOẠCH 5 NĂM VỀ SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM ...

Mẫu 2.1 MẪU KẾ HOẠCH 5 NĂM VÀ BÁO CÁO THỰC HIỆN KẾ HOẠCH 5 NĂM VỀ SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU ...
...
Mẫu 2.2 MẪU KẾ HOẠCH 5 NĂM VÀ BÁO CÁO THỰC HIỆN KẾ HOẠCH 5 NĂM VỀ SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU ...
...
Mẫu 2.3 MẪU KẾ HOẠCH 5 NĂM VÀ BÁO CÁO THỰC HIỆN KẾ HOẠCH 5 NĂM VỀ SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU ...
...
Mẫu 2.4 MẪU KẾ HOẠCH 5 NĂM VÀ BÁO CÁO THỰC HIỆN KẾ HOẠCH 5 NĂM VỀ SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU ...
...
Mẫu 2.5 MẪU KẾ HOẠCH 5 NĂM VÀ BÁO CÁO THỰC HIỆN KẾ HOẠCH 5 NĂM VỀ SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU ...
...
Mẫu 2.6 MẪU KẾ HOẠCH 5 NĂM VÀ BÁO CÁO THỰC HIỆN KẾ HOẠCH 5 NĂM VỀ SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU ...

Xem nội dung VB
Điều 33. Trách nhiệm của cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm
...
2. Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hướng dẫn cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm xây dựng và thực hiện kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả hằng năm và năm năm; quy định mẫu báo cáo định kỳ hằng năm và năm năm.
Lập kế hoạch, báo cáo thực hiện kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả được hướng dẫn bởi Mục 2 Thông tư 09/2012/TT-BCT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05 tháng 6 năm 2012 (VB hết hiệu lực: 13/11/2020)
Căn cứ Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ngày 17 tháng 6 năm 2010;
...
Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chi tiết khoản 2 Điều 33, khoản 4 Điều 34 Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2010; khoản 3 Điều 10, khoản 2 Điều 25 Nghị định số 21/2011/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2011 của Chính phủ Quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả như sau:
...
Mục 2 LẬP KẾ HOẠCH VÀ BÁO CÁO THỰC HIỆN KẾ HOẠCH SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ

Điều 4. Quy định chung về cách thức đăng ký kế hoạch, báo cáo thực hiện kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Điều 5. Xây dựng kế hoạch năm và báo cáo thực hiện kế hoạch năm về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả của cơ sở

Điều 6. Xây dựng kế hoạch năm năm và báo cáo thực hiện kế hoạch năm năm về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả của cơ sở

Điều 7. Xây dựng kế hoạch năm và báo cáo tình hình sử dụng năng lượng hằng năm của cơ quan, đơn vị

Điều 8. Trách nhiệm của các Sở quản lý đối với việc lập kế hoạch, báo cáo thực hiện kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả của cơ sở

Điều 9. Thời hạn xác nhận đối với đăng ký kế hoạch, báo cáo thực hiện kế hoạch năm, năm năm về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Xem nội dung VB
Điều 33. Trách nhiệm của cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm
...
2. Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hướng dẫn cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm xây dựng và thực hiện kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả hằng năm và năm năm; quy định mẫu báo cáo định kỳ hằng năm và năm năm.
Khoản này được sửa đổi bởi Điểm b Khoản 12 Điều 1 Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả sửa đổi 2025 có hiệu lực từ ngày 01/01/2026
Việc xây dựng và thực hiện kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả được hướng dẫn bởi Điều 10 Nghị định 21/2011/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 5 năm 2011
Lập kế hoạch, báo cáo thực hiện kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả được hướng dẫn bởi Mục 2 Chương II Thông tư 25/2020/TT-BCT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 13 tháng 11 năm 2020
Lập kế hoạch, báo cáo thực hiện kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả được hướng dẫn bởi Mục 2 Thông tư 09/2012/TT-BCT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05 tháng 6 năm 2012 (VB hết hiệu lực: 13/11/2020)
Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 13 Điều 1 Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả sửa đổi 2025 có hiệu lực từ ngày 01/01/2026
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
...
13. Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 34 như sau:

“4. Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành quy định việc thực hiện kiểm toán năng lượng; nội dung, chương trình đào tạo, kiểm tra, giám sát, thẩm quyền cấp, công nhận, thu hồi chứng chỉ kiểm toán viên năng lượng do đơn vị đào tạo cấp.”.

Xem nội dung VB
Điều 34. Kiểm toán năng lượng đối với cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm
...
4. Bộ Công thương quy định cụ thể về trình tự, thủ tục thực hiện kiểm toán năng lượng; nội dung, chương trình đào tạo, thẩm quyền cấp, công nhận, thu hồi chứng chỉ kiểm toán viên năng lượng.
Quy định về đào tạo, cấp, thu hồi chứng chỉ kiểm toán viên năng lượng được hướng dẫn bởi Thông tư 39/2011/TT-BCT có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 12 năm 2011
Căn cứ Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả;
...
Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về đào tạo, cấp chứng chỉ quản lý năng lượng và kiểm toán viên năng lượng như sau,
...
Chương I QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về đào tạo quản lý năng lượng, kiểm toán viên năng lượng; thẩm quyền cấp, công nhận chứng chỉ quản lý năng lượng; cấp, công nhận, thu hồi chứng chỉ kiểm toán viên năng lượng.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động đào tạo, cấp, công nhận chứng chỉ quản lý năng lượng; đào tạo, cấp, công nhận, thu hồi chứng chỉ kiểm toán viên năng lượng.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

1. Chứng chỉ quản lý năng lượng: là chứng chỉ do Bộ Công Thương cấp cho người đạt kết quả trong kỳ thi cấp chứng chỉ quản lý năng lượng.

2. Chứng chỉ kiểm toán viên năng lượng: là chứng chỉ hành nghề do Bộ Công Thương cấp cho người đạt kết quả trong kỳ thi cấp chứng chỉ kiểm toán viên năng lượng.

Chương II CƠ SỞ ĐÀO TẠO QUẢN LÝ NĂNG LƯỢNG, KIỂM TOÁN VIÊN NĂNG LƯỢNG

Điều 4. Điều kiện để được công nhận là cơ sở đào tạo quản lý năng lượng, kiểm toán viên năng lượng

Cơ sở đào tạo quản lý năng lượng, kiểm toán viên năng lượng là tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật và đáp ứng được các điều kiện sau:

1. Về cơ sở vật chất

a) Có phòng học với diện tích, điều kiện về chiếu sáng, thông gió phù hợp với tiêu chuẩn Việt Nam; có phương tiện giảng dạy tối thiểu gồm máy tính, máy chiếu, màn hình, bảng viết và các thiết bị cần thiết khác;

b) Có cơ sở thực hành về hệ thống nhiệt, hệ thống bơm, hệ thống quạt, khí nén và hệ thống chiếu sáng;

c) Có đầy đủ trang thiết bị kiểm toán năng lượng.

2. Về đội ngũ giảng viên

a) Phải có đủ số lượng giảng viên đáp ứng quy mô đào tạo, trong đó có ít nhất 2 giảng viên thuộc biên chế cố định của cơ sở đào tạo;

b) Giảng viên phải có trình độ từ đại học trở lên về chuyên ngành kỹ thuật liên quan đến năng lượng, kiểm toán năng lượng, đáp ứng yêu cầu của chương trình đào tạo.

3. Có bộ máy quản lý đào tạo đáp ứng yêu cầu về chuyên môn và nghiệp vụ để tổ chức đào tạo.

*Điều 4 bị bãi bỏ bởi Điều 12 Thông tư 27/2016/TT-BCT có hiệu lực từ ngày 20/01/2017*

Điều 5. Hồ sơ đăng ký

Cơ sở đào tạo đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 4 Thông tư này, lập hồ sơ gửi Tổng cục Năng lượng. Hồ sơ đăng ký gồm:

1. Đơn đề nghị được công nhận là cơ sở đào tạo quản lý năng lượng và kiểm toán viên năng lượng, trong đó cần thể hiện các thông tin liên quan đến cơ sở đào tạo như: người đại diện theo pháp luật, địa chỉ liên hệ, số điện thoại, email, website. Mẫu Đơn được quy định tại Phụ lục 1 Thông tư này.

2. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Quyết định thành lập cơ sở đào tạo.

3. Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên theo quy định tại Điều 4 Thông tư này.

*Điều 5 bị bãi bỏ bởi Điều 12 Thông tư 27/2016/TT-BCT có hiệu lực từ ngày 20/01/2017*

Điều 6. Thẩm định và công nhận cơ sở đào tạo

1. Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký của cơ sở đào tạo, Tổng cục Năng lượng xem xét tính hợp lệ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Tổng cục Năng lượng có văn bản yêu cầu cơ sở đào tạo bổ sung hồ sơ.

2. Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký hợp lệ, Tổng cục Năng lượng tổ chức thẩm định, kiểm tra năng lực thực tế của cơ sở đào tạo theo nội dung quy định tại Điều 4 của Thông tư này và trình Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định công nhận cơ sở đủ điều kiện đào tạo quản lý năng lượng, kiểm toán viên năng lượng. Mẫu Quyết định được quy định tại Phụ lục 2 Thông tư này.

*Điều 6 bị bãi bỏ bởi Điều 12 Thông tư 27/2016/TT-BCT có hiệu lực từ ngày 20/01/2017*

Chương III TỔ CHỨC ĐÀO TẠO VÀ CẤP CHỨNG CHỈ QUẢN LÝ NĂNG LƯỢNG, KIỂM TOÁN VIÊN NĂNG LƯỢNG

Điều 7. Điều kiện người tham gia dự tuyển

1. Người tham gia dự tuyển khóa đào tạo quản lý năng lượng phải đáp ứng điều kiện quy định tại điểm a khoản 1 Điều 35 Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

2. Người tham gia dự tuyển kháo đào tạo kiểm toán viên năng lượng phải có bằng tốt nghiệp từ đại học trở lên về lĩnh vực năng lượng hoặc ngành kỹ thuật liên quan và có từ 3 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực năng lượng.

Điều 8. Tổ chức đào tạo

1. Cơ sở đào tạo thông báo tuyển sinh rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng và niêm yết tại cơ sở đào tạo. Nội dung thông báo tuyển sinh bao gồm:

a) Mục đích, yêu cầu của khóa đào tạo;

b) Nội dung chương trình, thời gian, địa điểm, kinh phí và các thông tin cần thiết khác của khóa đào tạo.

2. Cơ sở đào tạo tự thực hiện tuyển sinh và gửi văn bản đến Tổng cục Năng lượng trước ngày khai giảng bảy (07) ngày làm việc, thông tin về mục đích, địa điểm, thời gian, số lượng học viên, giảng viên tham gia khóa đào tạo. Trường hợp có thay đổi kế hoạch, cơ sở đào tạo phải thông báo kịp thời về Tổng cục Năng lượng.

3. Cơ sở đào tạo tiến hành đào tạo theo đúng nội dung chương trình do Bộ Công Thương quy định và cấp Giấy xác nhận đã hoàn thành khoá đào tạo quản lý năng lượng, kiểm toán viên năng lượng cho học viên theo quy định.

4. Cơ sở đào tạo được thu học phí của học viên theo quy định của pháp luật nhằm đảm bảo nguyên tắc lấy thu bù chi.

5. Cơ sở đào tạo có trách nhiệm cáo Tổng cục năng lượng bằng văn bản về quá trình đào tạo tại cơ sở trong thời hạn 10 ngày sau khi tổ chức xong khóa đào tạo.

Điều 9. Điều kiện được dự thi để cấp chứng chỉ

1. Học viên có giấy chứng nhận đã hoàn thành khóa đào tạo quản lý năng lượng, kiểm toán viên năng lượng và đóng lệ phí theo quy định.

2. Đối tượng được dự thi để cấp chứng chỉ, không phải tham gia khóa đào tạo gồm:

a) Người tốt nghiệp đại học trở lên về chuyên ngành quản lý năng lượng, kiểm toán năng lượng;

b) Người có giấy chứng nhận hoàn thành khóa đào tạo về quản lý năng lượng, kiểm toán viên năng lượng do các tổ chức quốc tế cấp được công nhận, thừa nhận tại Việt Nam.

Điều 10. Cấp chứng chỉ và công nhận, thừa nhận chứng chỉ

1. Người đạt kết quả trong kỳ thi do Bộ Công Thương tổ chức được cấp chứng chỉ có giá trị trên toàn quốc. Mẫu chứng chỉ quản lý năng lượng, chứng chỉ kiểm toán viên năng lượng được quy định tại Phụ lục 3, Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Người có chứng chỉ là người quản lý năng lượng, kiểm toán viên năng lượng do các tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp hoặc tổ chức quốc tế cấp mà có hiệp ước công nhận lẫn nhau thì được công nhận, thừa nhận tại Việt Nam theo quy định của pháp luật.

Điều 11. Đổi, cấp lại chứng chỉ quản lý năng lượng và chứng chỉ kiểm toán viên năng lượng

1. Trong trường hợp chứng chỉ bị rách, nát hoặc bị mất người được cấp chứng chỉ có quyền đề nghị đổi lại, cấp lại chứng chỉ.

2. Hồ sơ xin đổi, cấp lại chứng chỉ bao gồm:

a) Đơn đề nghị xin đổi, cấp lại (nêu rõ lý do xin đổi, cấp lại);

b) 02 ảnh 3x4.

3. Trong vòng 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ xin đổi, cấp lại chứng chỉ quản lý năng lượng, chứng chỉ kiểm toán viên năng lượng, Tổng cục Năng lượng xem xét tính hợp lệ và trình Bộ trưởng Bộ Công Thương đổi, cấp lại chứng chỉ quản lý năng lượng và kiểm toán viên năng lượng cho người xin đổi lại, cấp lại chứng chỉ.

4. Người xin đổi, cấp lại nộp lệ phí theo quy định của pháp luật.

Điều 12. Thu hồi chứng chỉ kiểm toán viên năng lượng

Trong trường hợp người được cấp chứng chỉ kiểm toán viên năng lượng sử dụng không đúng mục đích sẽ bị xử phạt, thu hồi chứng chỉ kiểm toán viên năng lượng theo Điều 12 Nghị định số 73/2011/NĐ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2011 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Điều 13. Lưu trữ hồ sơ

1. Cơ sở đào tạo quản lý năng lượng, kiểm toán viên năng lượng có trách nhiệm lưu trữ hồ sơ các khóa đào tạo theo quy định của pháp luật về lưu trữ. Hồ sơ lưu trữ gồm:

a) Hồ sơ nhập học của học viên, danh sách học viên được cấp giấy chứng nhận đã qua khóa đào tạo của từng khóa học;

b) Danh sách giảng viên tham gia giảng dạy cho mỗi khóa học;

c) Sổ quản lý việc cấp giấy chứng nhận đào tạo quản lý năng lượng, chứng nhận đào tạo bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ.

2. Tổng cục Năng lượng có trách nhiệm lưu trữ hồ sơ theo quy định của pháp luật về lưu trữ. Hồ sơ lưu trữ gồm:

a) Danh sách người dự thi cấp chứng chỉ, kết quả của các kỳ thi;

b) Danh sách người được cấp chứng chỉ;

c) Hồ sơ và danh sách người xin đổi, cấp lại chứng chỉ.

Chương IV TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 14. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 12 năm 2011.

Điều 15. Tổ chức thực hiện

1. Tổng cục Năng lượng chủ trì thực hiện kiểm tra, giám sát quá trình đào tạo của các cơ sở đào tạo quản lý năng lượng, kiểm toán viên năng lượng.

2. Các tổ chức, các nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này và gửi ý kiến, kiến nghị về Tổng cục Năng lượng để được hướng dẫn, giải quyết các khó khăn, vướng mắc phát sinh.
...
(File đính kèm)

Xem nội dung VB
Điều 34. Kiểm toán năng lượng đối với cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm
...
4. Bộ Công thương quy định cụ thể về trình tự, thủ tục thực hiện kiểm toán năng lượng; nội dung, chương trình đào tạo, thẩm quyền cấp, công nhận, thu hồi chứng chỉ kiểm toán viên năng lượng.
Trình tự, thủ tục thực hiện kiểm toán năng lượng được hướng dẫn bởi Chương III Thông tư 25/2020/TT-BCT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 13 tháng 11 năm 2020
Căn cứ Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ngày 17 tháng 6 năm 2010;
...
Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư quy định về việc lập kế hoạch, báo cáo thực hiện kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; thực hiện kiểm toán năng lượng.
...
Chương III KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG

Điều 13. Thực hiện kiểm toán năng lượng đối với cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm

1. Cơ sở có trách nhiệm 3 năm một lần thực hiện việc kiểm toán năng lượng bắt buộc. Các bước thực hiện kiểm toán năng lượng và nội dung Báo cáo kiểm toán năng lượng của cơ sở quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Kết quả kiểm toán năng lượng là báo cáo kiểm toán năng lượng, bao gồm số liệu khảo sát, đo lường, thu thập số liệu về tình hình sử dụng năng lượng của cơ sở, phân tích, tính toán và đánh giá hiệu quả sử dụng năng lượng, đánh giá tiềm năng tiết kiệm năng lượng, đề xuất các giải pháp tiết kiệm năng lượng, phân tích hiệu quả đầu tư cho các giải pháp tiết kiệm năng lượng đề xuất để cơ sở lựa chọn triển khai áp dụng.

3. Trong thời hạn 30 ngày sau khi thực hiện kiểm toán năng lượng, cơ sở có trách nhiệm gửi báo cáo kiểm toán năng lượng bằng văn bản đến Sở Công Thương sở tại.

4. Trong thời hạn 30 ngày kể từ khi nhận được báo cáo kiểm toán năng lượng, Sở Công Thương có trách nhiệm tiếp nhận, thông qua hoặc có ý kiến góp ý, yêu cầu hiệu chỉnh, bổ sung theo nội dung quy định tại Phụ lục 4 Thông tư này. Cơ sở có trách nhiệm hoàn thiện báo cáo kiểm toán năng lượng và gửi lại băng văn bản cho Sở Công Thương trong thời hạn 60 ngày sau khi nhận được ý kiến góp ý, yêu cầu hiệu chỉnh, bổ sung của Sở Công Thương.

5. Đối với các cơ sở mới có tên trong danh sách cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, trong thời gian một năm kể từ ngày ban hành Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, cơ sở có trách nhiệm hoàn thành lập báo cáo kiểm toán năng lượng và gửi về Sở Công Thương.

Điều 14. Thực hiện kiểm toán năng lượng đối với cơ sở không thuộc danh sách cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm

Khuyến khích các cơ sở sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng, cơ sở vận tải không thuộc danh sách cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm định kỳ thực hiện kiểm toán năng lượng theo chu kỳ từ 3 năm đến 5 năm một lần nhằm xác định các cơ hội tiết kiệm năng lượng, lựa chọn áp dụng các biện pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Điều 15. Miễn trừ thực hiện kiểm toán năng lượng

1. Các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm hoạt động trong lĩnh vực vận tải được miễn trừ thực hiện kiểm toán năng lượng.

2. Các cơ sở hoạt động trong nhiều lĩnh vực, trong đó có hoạt động vận tải thì chỉ được miễn trừ thực hiện kiểm toán năng lượng đối với hoạt động vận tải.
...
PHỤ LỤC III CÁC BƯỚC THỰC HIỆN KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG VÀ MẪU BÁO CÁO KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG
...
PHỤ LỤC IV MẪU TIẾP NHẬN VÀ THÔNG QUA BÁO CÁO KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG

Xem nội dung VB
Điều 34. Kiểm toán năng lượng đối với cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm
...
4. Bộ Công thương quy định cụ thể về trình tự, thủ tục thực hiện kiểm toán năng lượng; nội dung, chương trình đào tạo, thẩm quyền cấp, công nhận, thu hồi chứng chỉ kiểm toán viên năng lượng.
Kiểm toán năng lượng được hướng dẫn bởi Mục 3 Thông tư 09/2012/TT-BCT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05 tháng 6 năm 2012 (VB hết hiệu lực: 13/11/2020)
Căn cứ Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ngày 17 tháng 6 năm 2010;
...
Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chi tiết khoản 2 Điều 33, khoản 4 Điều 34 Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2010; khoản 3 Điều 10, khoản 2 Điều 25 Nghị định số 21/2011/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2011 của Chính phủ Quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả như sau:
...
Mục 3 KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG

Điều 10. Thực hiện kiểm toán năng lượng

1. Thực hiện khảo sát sơ bộ nhằm phát hiện và đề xuất các cơ hội tiết kiệm năng lượng không cần đầu tư hoặc chỉ cần đầu tư nhỏ để cơ sở sử dụng năng lượng ưu tiên thực hiện; xác định yêu cầu và thực hiện đo đạc khảo sát chi tiết phương tiện, thiết bị, dây chuyền công nghệ được lựa chọn hoặc toàn bộ cơ sở.

2. Kết quả kiểm toán năng lượng là Báo cáo kiểm toán năng lượng trình lãnh đạo của cơ sở được kiểm toán năng lượng, bao gồm đầy đủ các số liệu khảo sát đo lường, tính toán cụ thể, phản ánh hiện trạng công nghệ, hiện trạng sử dụng năng lượng của cơ sở và các giải pháp tiết kiệm năng lượng được đề xuất theo thứ tự ưu tiên, với đầy đủ các phân tích về chi phí, lợi ích đối với từng đề xuất để cơ sở lựa chọn triển khai áp dụng.

3. Các bước thực hiện kiểm toán năng lượng và nội dung Báo cáo kiểm toán năng lượng quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.

4. Trong thời hạn 30 ngày, sau khi thực hiện kiểm toán năng lượng cơ sở có trách nhiệm gửi báo cáo kiểm toán năng lượng đến Sở Công Thương.

Xem nội dung VB
Điều 34. Kiểm toán năng lượng đối với cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm
...
4. Bộ Công thương quy định cụ thể về trình tự, thủ tục thực hiện kiểm toán năng lượng; nội dung, chương trình đào tạo, thẩm quyền cấp, công nhận, thu hồi chứng chỉ kiểm toán viên năng lượng.
Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 13 Điều 1 Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả sửa đổi 2025 có hiệu lực từ ngày 01/01/2026
Quy định về đào tạo, cấp, thu hồi chứng chỉ kiểm toán viên năng lượng được hướng dẫn bởi Thông tư 39/2011/TT-BCT có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 12 năm 2011
Trình tự, thủ tục thực hiện kiểm toán năng lượng được hướng dẫn bởi Chương III Thông tư 25/2020/TT-BCT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 13 tháng 11 năm 2020
Kiểm toán năng lượng được hướng dẫn bởi Mục 3 Thông tư 09/2012/TT-BCT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05 tháng 6 năm 2012 (VB hết hiệu lực: 13/11/2020)
Điểm này được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 14 Điều 1 Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả sửa đổi 2025 có hiệu lực từ ngày 01/01/2026
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
...
14. Sửa đổi, bổ sung một số điểm, khoản của Điều 35 như sau:

a) Sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 2 như sau:

“d) Kiểm tra, giám sát việc thực hiện biện pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; theo dõi, giám sát nhu cầu, định mức sử dụng năng lượng;”;

Xem nội dung VB
Điều 35. Điều kiện, nhiệm vụ của người quản lý năng lượng tại cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm
...
2. Người quản lý năng lượng có trách nhiệm giúp người đứng đầu cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm thực hiện các nhiệm vụ sau:
...
d) Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện biện pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả;
Điểm này được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 14 Điều 1 Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả sửa đổi 2025 có hiệu lực từ ngày 01/01/2026
Khoản này được sửa đổi bởi Điểm b Khoản 14 Điều 1 Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả sửa đổi 2025 có hiệu lực từ ngày 01/01/2026
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
...
14. Sửa đổi, bổ sung một số điểm, khoản của Điều 35 như sau:
...
b) Sửa đổi, bổ sung khoản 3 như sau:

“3. Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định nội dung; chương trình đào tạo; kiểm tra, giám sát; thẩm quyền, ủy quyền cấp, công nhận, cấp lại, thu hồi chứng chỉ quản lý năng lượng; thời hạn chứng chỉ quản lý năng lượng. Bộ Công Thương công khai kế hoạch, danh sách tổ chức đào tạo trên Cổng thông tin điện tử của Bộ.”.

Xem nội dung VB
Điều 35. Điều kiện, nhiệm vụ của người quản lý năng lượng tại cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm
...
3. Bộ Công thương quy định nội dung, chương trình đào tạo, thẩm quyền cấp, công nhận chứng chỉ quản lý năng lượng.
Khoản này được hướng dẫn bởi Thông tư 39/2011/TT-BCT có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 12 năm 2011
Căn cứ Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả;
...
Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về đào tạo, cấp chứng chỉ quản lý năng lượng và kiểm toán viên năng lượng như sau,
...
Chương I QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về đào tạo quản lý năng lượng, kiểm toán viên năng lượng; thẩm quyền cấp, công nhận chứng chỉ quản lý năng lượng; cấp, công nhận, thu hồi chứng chỉ kiểm toán viên năng lượng.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động đào tạo, cấp, công nhận chứng chỉ quản lý năng lượng; đào tạo, cấp, công nhận, thu hồi chứng chỉ kiểm toán viên năng lượng.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

1. Chứng chỉ quản lý năng lượng: là chứng chỉ do Bộ Công Thương cấp cho người đạt kết quả trong kỳ thi cấp chứng chỉ quản lý năng lượng.

2. Chứng chỉ kiểm toán viên năng lượng: là chứng chỉ hành nghề do Bộ Công Thương cấp cho người đạt kết quả trong kỳ thi cấp chứng chỉ kiểm toán viên năng lượng.

Chương II CƠ SỞ ĐÀO TẠO QUẢN LÝ NĂNG LƯỢNG, KIỂM TOÁN VIÊN NĂNG LƯỢNG

Điều 4. Điều kiện để được công nhận là cơ sở đào tạo quản lý năng lượng, kiểm toán viên năng lượng

Cơ sở đào tạo quản lý năng lượng, kiểm toán viên năng lượng là tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật và đáp ứng được các điều kiện sau:

1. Về cơ sở vật chất

a) Có phòng học với diện tích, điều kiện về chiếu sáng, thông gió phù hợp với tiêu chuẩn Việt Nam; có phương tiện giảng dạy tối thiểu gồm máy tính, máy chiếu, màn hình, bảng viết và các thiết bị cần thiết khác;

b) Có cơ sở thực hành về hệ thống nhiệt, hệ thống bơm, hệ thống quạt, khí nén và hệ thống chiếu sáng;

c) Có đầy đủ trang thiết bị kiểm toán năng lượng.

2. Về đội ngũ giảng viên

a) Phải có đủ số lượng giảng viên đáp ứng quy mô đào tạo, trong đó có ít nhất 2 giảng viên thuộc biên chế cố định của cơ sở đào tạo;

b) Giảng viên phải có trình độ từ đại học trở lên về chuyên ngành kỹ thuật liên quan đến năng lượng, kiểm toán năng lượng, đáp ứng yêu cầu của chương trình đào tạo.

3. Có bộ máy quản lý đào tạo đáp ứng yêu cầu về chuyên môn và nghiệp vụ để tổ chức đào tạo.

*Điều 4 bị bãi bỏ bởi Điều 12 Thông tư 27/2016/TT-BCT có hiệu lực từ ngày 20/01/2017*

Điều 5. Hồ sơ đăng ký

Cơ sở đào tạo đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 4 Thông tư này, lập hồ sơ gửi Tổng cục Năng lượng. Hồ sơ đăng ký gồm:

1. Đơn đề nghị được công nhận là cơ sở đào tạo quản lý năng lượng và kiểm toán viên năng lượng, trong đó cần thể hiện các thông tin liên quan đến cơ sở đào tạo như: người đại diện theo pháp luật, địa chỉ liên hệ, số điện thoại, email, website. Mẫu Đơn được quy định tại Phụ lục 1 Thông tư này.

2. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Quyết định thành lập cơ sở đào tạo.

3. Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên theo quy định tại Điều 4 Thông tư này.

*Điều 5 bị bãi bỏ bởi Điều 12 Thông tư 27/2016/TT-BCT có hiệu lực từ ngày 20/01/2017*

Điều 6. Thẩm định và công nhận cơ sở đào tạo

1. Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký của cơ sở đào tạo, Tổng cục Năng lượng xem xét tính hợp lệ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Tổng cục Năng lượng có văn bản yêu cầu cơ sở đào tạo bổ sung hồ sơ.

2. Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký hợp lệ, Tổng cục Năng lượng tổ chức thẩm định, kiểm tra năng lực thực tế của cơ sở đào tạo theo nội dung quy định tại Điều 4 của Thông tư này và trình Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định công nhận cơ sở đủ điều kiện đào tạo quản lý năng lượng, kiểm toán viên năng lượng. Mẫu Quyết định được quy định tại Phụ lục 2 Thông tư này.

*Điều 6 bị bãi bỏ bởi Điều 12 Thông tư 27/2016/TT-BCT có hiệu lực từ ngày 20/01/2017*

Chương III TỔ CHỨC ĐÀO TẠO VÀ CẤP CHỨNG CHỈ QUẢN LÝ NĂNG LƯỢNG, KIỂM TOÁN VIÊN NĂNG LƯỢNG

Điều 7. Điều kiện người tham gia dự tuyển

1. Người tham gia dự tuyển khóa đào tạo quản lý năng lượng phải đáp ứng điều kiện quy định tại điểm a khoản 1 Điều 35 Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

2. Người tham gia dự tuyển kháo đào tạo kiểm toán viên năng lượng phải có bằng tốt nghiệp từ đại học trở lên về lĩnh vực năng lượng hoặc ngành kỹ thuật liên quan và có từ 3 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực năng lượng.

Điều 8. Tổ chức đào tạo

1. Cơ sở đào tạo thông báo tuyển sinh rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng và niêm yết tại cơ sở đào tạo. Nội dung thông báo tuyển sinh bao gồm:

a) Mục đích, yêu cầu của khóa đào tạo;

b) Nội dung chương trình, thời gian, địa điểm, kinh phí và các thông tin cần thiết khác của khóa đào tạo.

2. Cơ sở đào tạo tự thực hiện tuyển sinh và gửi văn bản đến Tổng cục Năng lượng trước ngày khai giảng bảy (07) ngày làm việc, thông tin về mục đích, địa điểm, thời gian, số lượng học viên, giảng viên tham gia khóa đào tạo. Trường hợp có thay đổi kế hoạch, cơ sở đào tạo phải thông báo kịp thời về Tổng cục Năng lượng.

3. Cơ sở đào tạo tiến hành đào tạo theo đúng nội dung chương trình do Bộ Công Thương quy định và cấp Giấy xác nhận đã hoàn thành khoá đào tạo quản lý năng lượng, kiểm toán viên năng lượng cho học viên theo quy định.

4. Cơ sở đào tạo được thu học phí của học viên theo quy định của pháp luật nhằm đảm bảo nguyên tắc lấy thu bù chi.

5. Cơ sở đào tạo có trách nhiệm cáo Tổng cục năng lượng bằng văn bản về quá trình đào tạo tại cơ sở trong thời hạn 10 ngày sau khi tổ chức xong khóa đào tạo.

Điều 9. Điều kiện được dự thi để cấp chứng chỉ

1. Học viên có giấy chứng nhận đã hoàn thành khóa đào tạo quản lý năng lượng, kiểm toán viên năng lượng và đóng lệ phí theo quy định.

2. Đối tượng được dự thi để cấp chứng chỉ, không phải tham gia khóa đào tạo gồm:

a) Người tốt nghiệp đại học trở lên về chuyên ngành quản lý năng lượng, kiểm toán năng lượng;

b) Người có giấy chứng nhận hoàn thành khóa đào tạo về quản lý năng lượng, kiểm toán viên năng lượng do các tổ chức quốc tế cấp được công nhận, thừa nhận tại Việt Nam.

Điều 10. Cấp chứng chỉ và công nhận, thừa nhận chứng chỉ

1. Người đạt kết quả trong kỳ thi do Bộ Công Thương tổ chức được cấp chứng chỉ có giá trị trên toàn quốc. Mẫu chứng chỉ quản lý năng lượng, chứng chỉ kiểm toán viên năng lượng được quy định tại Phụ lục 3, Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Người có chứng chỉ là người quản lý năng lượng, kiểm toán viên năng lượng do các tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp hoặc tổ chức quốc tế cấp mà có hiệp ước công nhận lẫn nhau thì được công nhận, thừa nhận tại Việt Nam theo quy định của pháp luật.

Điều 11. Đổi, cấp lại chứng chỉ quản lý năng lượng và chứng chỉ kiểm toán viên năng lượng

1. Trong trường hợp chứng chỉ bị rách, nát hoặc bị mất người được cấp chứng chỉ có quyền đề nghị đổi lại, cấp lại chứng chỉ.

2. Hồ sơ xin đổi, cấp lại chứng chỉ bao gồm:

a) Đơn đề nghị xin đổi, cấp lại (nêu rõ lý do xin đổi, cấp lại);

b) 02 ảnh 3x4.

3. Trong vòng 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ xin đổi, cấp lại chứng chỉ quản lý năng lượng, chứng chỉ kiểm toán viên năng lượng, Tổng cục Năng lượng xem xét tính hợp lệ và trình Bộ trưởng Bộ Công Thương đổi, cấp lại chứng chỉ quản lý năng lượng và kiểm toán viên năng lượng cho người xin đổi lại, cấp lại chứng chỉ.

4. Người xin đổi, cấp lại nộp lệ phí theo quy định của pháp luật.

Điều 12. Thu hồi chứng chỉ kiểm toán viên năng lượng

Trong trường hợp người được cấp chứng chỉ kiểm toán viên năng lượng sử dụng không đúng mục đích sẽ bị xử phạt, thu hồi chứng chỉ kiểm toán viên năng lượng theo Điều 12 Nghị định số 73/2011/NĐ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2011 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Điều 13. Lưu trữ hồ sơ

1. Cơ sở đào tạo quản lý năng lượng, kiểm toán viên năng lượng có trách nhiệm lưu trữ hồ sơ các khóa đào tạo theo quy định của pháp luật về lưu trữ. Hồ sơ lưu trữ gồm:

a) Hồ sơ nhập học của học viên, danh sách học viên được cấp giấy chứng nhận đã qua khóa đào tạo của từng khóa học;

b) Danh sách giảng viên tham gia giảng dạy cho mỗi khóa học;

c) Sổ quản lý việc cấp giấy chứng nhận đào tạo quản lý năng lượng, chứng nhận đào tạo bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ.

2. Tổng cục Năng lượng có trách nhiệm lưu trữ hồ sơ theo quy định của pháp luật về lưu trữ. Hồ sơ lưu trữ gồm:

a) Danh sách người dự thi cấp chứng chỉ, kết quả của các kỳ thi;

b) Danh sách người được cấp chứng chỉ;

c) Hồ sơ và danh sách người xin đổi, cấp lại chứng chỉ.

Chương IV TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 14. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 12 năm 2011.

Điều 15. Tổ chức thực hiện

1. Tổng cục Năng lượng chủ trì thực hiện kiểm tra, giám sát quá trình đào tạo của các cơ sở đào tạo quản lý năng lượng, kiểm toán viên năng lượng.

2. Các tổ chức, các nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này và gửi ý kiến, kiến nghị về Tổng cục Năng lượng để được hướng dẫn, giải quyết các khó khăn, vướng mắc phát sinh.
...
(File đính kèm)

Xem nội dung VB
Điều 35. Điều kiện, nhiệm vụ của người quản lý năng lượng tại cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm
...
3. Bộ Công thương quy định nội dung, chương trình đào tạo, thẩm quyền cấp, công nhận chứng chỉ quản lý năng lượng.
Khoản này được sửa đổi bởi Điểm b Khoản 14 Điều 1 Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả sửa đổi 2025 có hiệu lực từ ngày 01/01/2026
Khoản này được hướng dẫn bởi Thông tư 39/2011/TT-BCT có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 12 năm 2011
Tên Chương này được sửa đổi bởi Khoản 15 Điều 1 Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả sửa đổi 2025 có hiệu lực từ ngày 01/01/2026
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
...
15. Sửa đổi, bổ sung tên Chương IX như sau:

“Chương IX QUẢN LÝ PHƯƠNG TIỆN, THIẾT BỊ SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG VÀ VẬT LIỆU XÂY DỰNG”.

Xem nội dung VB
Chương IX QUẢN LÝ PHƯƠNG TIỆN, THIẾT BỊ SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG
Tên Chương này được sửa đổi bởi Khoản 15 Điều 1 Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả sửa đổi 2025 có hiệu lực từ ngày 01/01/2026
Tên Điều này được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 16 Điều 1 Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả sửa đổi 2025 có hiệu lực từ ngày 01/01/2026
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
...
16. Sửa đổi, bổ sung tên Điều ... 37 như sau:

a) Sửa đổi, bổ sung tên Điều như sau:

“Điều 37. Biện pháp quản lý sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đối với phương tiện, thiết bị và vật liệu xây dựng”;

Xem nội dung VB
Điều 37. Biện pháp quản lý sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đối với phương tiện, thiết bị
Tên Điều này được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 16 Điều 1 Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả sửa đổi 2025 có hiệu lực từ ngày 01/01/2026
Khoản này được sửa đổi bởi Điểm b Khoản 16 Điều 1 Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả sửa đổi 2025 có hiệu lực từ ngày 01/01/2026
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
...
16. Sửa đổi, bổ sung ... một số khoản của Điều 37 như sau:
...
b) Sửa đổi, bổ sung khoản 2 ... như sau:

“2. Dán nhãn năng lượng đối với phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng và vật liệu xây dựng;

Xem nội dung VB
Điều 37. Biện pháp quản lý sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đối với phương tiện, thiết bị

Nhà nước áp dụng các biện pháp quản lý sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả sau đây đối với phương tiện, thiết bị:
...
2. Dán nhãn năng lượng đối với phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng;
Khoản này được sửa đổi bởi Điểm b Khoản 16 Điều 1 Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả sửa đổi 2025 có hiệu lực từ ngày 01/01/2026
Khoản này được sửa đổi bởi Điểm b Khoản 16 Điều 1 Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả sửa đổi 2025 có hiệu lực từ ngày 01/01/2026
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
...
16. Sửa đổi, bổ sung ... một số khoản của Điều 37 như sau:
...
b) Sửa đổi, bổ sung ... khoản 3 như sau:
...
3. Công bố thông tin cần thiết về sử dụng năng lượng của phương tiện, thiết bị và vật liệu xây dựng;”.

Xem nội dung VB
Điều 37. Biện pháp quản lý sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đối với phương tiện, thiết bị

Nhà nước áp dụng các biện pháp quản lý sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả sau đây đối với phương tiện, thiết bị:
...
3. Công khai thông tin cần thiết về sử dụng năng lượng của phương tiện, thiết bị;
Khoản này được sửa đổi bởi Điểm b Khoản 16 Điều 1 Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả sửa đổi 2025 có hiệu lực từ ngày 01/01/2026
Điều này được sửa đổi bởi Khoản 17 Điều 1 Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả sửa đổi 2025 có hiệu lực từ ngày 01/01/2026
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
...
17. Sửa đổi, bổ sung Điều 39 như sau:

“Điều 39. Dán nhãn năng lượng

1. Phương tiện, thiết bị và vật liệu xây dựng thuộc danh mục phương tiện, thiết bị và vật liệu xây dựng phải dán nhãn năng lượng phải được dán nhãn trước khi đưa ra thị trường.

2. Cơ sở sản xuất, doanh nghiệp nhập khẩu, phân phối, kinh doanh phương tiện, thiết bị và vật liệu xây dựng, bao gồm cả trên nền tảng thương mại điện tử, phải thực hiện công bố, dán nhãn năng lượng đối với phương tiện, thiết bị và vật liệu xây dựng sau khi phương tiện, thiết bị và vật liệu xây dựng được thử nghiệm, đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia về hiệu suất năng lượng theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, pháp luật về đo lường.

3. Bộ trưởng Bộ Công Thương, Bộ trưởng Bộ Xây dựng trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn có trách nhiệm:

a) Xây dựng, ban hành danh mục phương tiện, thiết bị và vật liệu xây dựng phải dán nhãn năng lượng và lộ trình thực hiện thuộc phạm vi quản lý của Bộ;

b) Quy định nội dung, quy cách nhãn năng lượng;

c) Quy định phòng thử nghiệm có đủ điều kiện được cấp giấy chứng nhận thử nghiệm phù hợp với tiêu chuẩn hiệu suất năng lượng;

d) Hướng dẫn, công bố việc dán nhãn năng lượng đối với phương tiện, thiết bị và vật liệu xây dựng thuộc phạm vi quản lý của Bộ;

đ) Quy định việc công nhận nhãn năng lượng của phương tiện, thiết bị nhập khẩu.

4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng kế hoạch hằng năm tổ chức triển khai thanh tra, kiểm tra việc tuân thủ quy định của pháp luật về dán nhãn năng lượng phương tiện, thiết bị và vật liệu xây dựng trong sản xuất, kinh doanh, phân phối trên địa bàn.”.

Xem nội dung VB
Điều 39. Dán nhãn năng lượng

1. Phương tiện, thiết bị thuộc Danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng phải được dán nhãn trước khi đưa ra thị trường.

2. Cơ sở sản xuất, doanh nghiệp nhập khẩu phương tiện, thiết bị thực hiện việc dán nhãn năng lượng đối với phương tiện, thiết bị sau khi được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng.

3. Giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng được cấp sau khi phương tiện, thiết bị đã được thử nghiệm phù hợp với tiêu chuẩn hiệu suất năng lượng tại phòng thử nghiệm.

4. Bộ Công thương có trách nhiệm:

a) Xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng và lộ trình thực hiện;

b) Quy định nội dung, quy cách nhãn năng lượng;

c) Quy định phòng thử nghiệm có đủ điều kiện được cấp giấy chứng nhận thử nghiệm phù hợp với tiêu chuẩn hiệu suất năng lượng;

d) Quy định trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng đối với phương tiện, thiết bị;

đ) Quy định việc công nhận nhãn năng lượng của phương tiện, thiết bị nhập khẩu.
Điều này được hướng dẫn bởi Chương 5 Nghị định 21/2011/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 5 năm 2011
Căn cứ Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ngày 28 tháng 6 năm 2010;
...
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công thương,
...
Chương 5. DÁN NHÃN NĂNG LƯỢNG CHO PHƯƠNG TIỆN, THIẾT BỊ SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG

Điều 14. Dán nhãn năng lượng
...
Điều 15. Phân loại nhãn năng lượng
...
Điều 16. Phòng thử nghiệm hiệu suất năng lượng
...
Điều 17. Hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng và thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng đối với phương tiện, thiết bị
...
Điều 18. Thực hiện dán nhãn năng lượng
...
Điều 19. Đình chỉ việc dán nhãn năng lượng và thu hồi Giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng
...
Điều 20. Báo cáo của các cơ sở sản xuất phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng thuộc Danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng
...
Điều 21. Báo cáo của các doanh nghiệp nhập khẩu phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng thuộc Danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng
...
Điều 22. Kiểm tra, báo cáo việc thực hiện dán nhãn năng lượng
...
Điều 23. Phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng phải loại bỏ

Xem nội dung VB
Điều 39. Dán nhãn năng lượng

1. Phương tiện, thiết bị thuộc Danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng phải được dán nhãn trước khi đưa ra thị trường.

2. Cơ sở sản xuất, doanh nghiệp nhập khẩu phương tiện, thiết bị thực hiện việc dán nhãn năng lượng đối với phương tiện, thiết bị sau khi được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng.

3. Giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng được cấp sau khi phương tiện, thiết bị đã được thử nghiệm phù hợp với tiêu chuẩn hiệu suất năng lượng tại phòng thử nghiệm.

4. Bộ Công thương có trách nhiệm:

a) Xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng và lộ trình thực hiện;

b) Quy định nội dung, quy cách nhãn năng lượng;

c) Quy định phòng thử nghiệm có đủ điều kiện được cấp giấy chứng nhận thử nghiệm phù hợp với tiêu chuẩn hiệu suất năng lượng;

d) Quy định trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng đối với phương tiện, thiết bị;

đ) Quy định việc công nhận nhãn năng lượng của phương tiện, thiết bị nhập khẩu.
Việc dán nhãn năng lượng cho phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương được hướng dẫn bởi Thông tư 36/2016/TT-BCT có hiệu lực từ ngày 10 tháng 02 năm 2017
Căn cứ Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ngày 28 tháng 6 năm 2010;
...
Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư quy định dán nhãn năng lượng cho các phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương như sau.
...
Chương I - QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi Điều chỉnh
...
Điều 2. Đối tượng áp dụng
...
Điều 3. Giải thích từ ngữ
...
Chương II - THỬ NGHIỆM VÀ DÁN NHÃN NĂNG LƯỢNG

Điều 4. Thử nghiệm hiệu suất năng lượng
...
Điều 5. Đăng ký dán nhãn năng lượng
...
Điều 6. Dán nhãn năng lượng
...
Điều 7. Đăng ký dán nhãn năng lượng lại
...
Chương III - KIỂM TRA, GIÁM SÁT, THU HỒI NHÃN NĂNG LƯỢNG

Điều 8. Kiểm tra, giám sát thực hiện dán nhãn năng lượng
...
Điều 9. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại
...
Điều 10. Thu hồi nhãn năng lượng
...
Chương IV - TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 11. Trách nhiệm của Bộ Công Thương
...
Điều 12. Trách nhiệm của Sở Công Thương
...
Điều 13. Trách nhiệm của doanh nghiệp
...
Điều 14. Hiệu lực thi hành
...
PHỤ LỤC 1 - MẪU GIẤY CÔNG BỐ DÁN NHÃN NĂNG LƯỢNG CHO PHƯƠNG TIỆN, THIẾT BỊ SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG
...
PHỤ LỤC 2 - QUY CÁCH MẪU NHÃN NĂNG LƯỢNG
...
PHỤ LỤC 3 - MẪU BÁO CÁO ĐỊNH KỲ CỦA DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT, NHẬP KHẨU PHƯƠNG TIỆN, THIẾT BỊ DÁN NHÃN NĂNG LƯỢNG
...
PHỤ LỤC 4 - BIỂU MẪU BÁO CÁO TÌNH HÌNH PHƯƠNG TIỆN, THIẾT BỊ ĐÃ THỬ NGHIỆM

Xem nội dung VB
Điều 39. Dán nhãn năng lượng

1. Phương tiện, thiết bị thuộc Danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng phải được dán nhãn trước khi đưa ra thị trường.

2. Cơ sở sản xuất, doanh nghiệp nhập khẩu phương tiện, thiết bị thực hiện việc dán nhãn năng lượng đối với phương tiện, thiết bị sau khi được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng.

3. Giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng được cấp sau khi phương tiện, thiết bị đã được thử nghiệm phù hợp với tiêu chuẩn hiệu suất năng lượng tại phòng thử nghiệm.

4. Bộ Công thương có trách nhiệm:

a) Xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng và lộ trình thực hiện;

b) Quy định nội dung, quy cách nhãn năng lượng;

c) Quy định phòng thử nghiệm có đủ điều kiện được cấp giấy chứng nhận thử nghiệm phù hợp với tiêu chuẩn hiệu suất năng lượng;

d) Quy định trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng đối với phương tiện, thiết bị;

đ) Quy định việc công nhận nhãn năng lượng của phương tiện, thiết bị nhập khẩu.
Điều này được sửa đổi bởi Khoản 17 Điều 1 Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả sửa đổi 2025 có hiệu lực từ ngày 01/01/2026
Điều này được hướng dẫn bởi Chương 5 Nghị định 21/2011/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 5 năm 2011
Việc dán nhãn năng lượng cho phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương được hướng dẫn bởi Thông tư 36/2016/TT-BCT có hiệu lực từ ngày 10 tháng 02 năm 2017
Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 18 Điều 1 Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả sửa đổi 2025 có hiệu lực từ ngày 01/01/2026
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
...
18. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 ... Điều 41 như sau:

“2. Tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất sản phẩm, vật liệu tiết kiệm năng lượng; đầu tư nâng cấp, cải tạo dây chuyền sản xuất, mở rộng quy mô sản xuất bằng công nghệ tiết kiệm năng lượng, dự án đầu tư vào cơ sở tiết kiệm năng lượng, sản xuất, lắp đặt máy móc, thiết bị hoặc vật liệu tiết kiệm năng lượng, dự án nhằm tối ưu hóa việc sử dụng năng lượng hoặc giảm phát thải khí nhà kính được ưu đãi, hỗ trợ như sau:

a) Ưu đãi theo quy định của pháp luật về đất đai;

b) Được vay vốn ưu đãi và hỗ trợ theo quy định của pháp luật từ Quỹ thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia, Quỹ Bảo vệ môi trường; được hỗ trợ từ Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao, Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả;

c) Ưu đãi khác theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;

d) Hỗ trợ hoạt động kỹ thuật bao gồm: kiểm toán năng lượng, nghiên cứu, tư vấn, thiết kế, chuyên gia tư vấn kỹ thuật, ứng dụng công nghệ tiết kiệm năng lượng.

Xem nội dung VB
Điều 41. Ưu đãi đối với hoạt động sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
...
2. Tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất sản phẩm tiết kiệm năng lượng; đầu tư dây chuyền sản xuất, mở rộng quy mô sản xuất bằng công nghệ tiết kiệm năng lượng được ưu đãi, hỗ trợ như sau:

a) Các ưu đãi về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về thuế;

b) Các ưu đãi theo quy định của pháp luật về đất đai;

c) Được vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng phát triển, Quỹ hỗ trợ phát triển khoa học và công nghệ, Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia, Quỹ bảo vệ môi trường và được hỗ trợ từ Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao, Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả;

d) Các ưu đãi khác theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.
Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 18 Điều 1 Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả sửa đổi 2025 có hiệu lực từ ngày 01/01/2026
Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 18 Điều 1 Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả sửa đổi 2025 có hiệu lực từ ngày 01/01/2026
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
...
18. Sửa đổi, bổ sung ... khoản 3 ... Điều 41 như sau:
...
3. Chính phủ quy định việc khuyến khích tổ chức, doanh nghiệp đầu tư, mở rộng, nâng cấp, cải tạo, chuyển đổi sang công nghệ tiết kiệm năng lượng, giảm phát thải khí nhà kính; đầu tư và chuyển đổi sang sản xuất sản phẩm tiết kiệm năng lượng, giảm phát thải khí nhà kính thông qua cơ chế hỗ trợ tín dụng xanh, phát hành trái phiếu xanh.

Xem nội dung VB
Điều 41. Ưu đãi đối với hoạt động sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
...
3. Phương tiện, thiết bị, phụ tùng, vật tư phục vụ cho hoạt động nghiên cứu phát triển công nghệ tiết kiệm năng lượng; sản phẩm tiết kiệm năng lượng, các loại phương tiện giao thông tiết kiệm nhiên liệu, sử dụng khí hoá lỏng, khí thiên nhiên, điện, nhiên liệu hỗn hợp, sinh học mà trong nước chưa sản xuất được và thuộc danh mục do Chính phủ quy định được miễn, giảm thuế nhập khẩu theo quy định của pháp luật về thuế.
Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 18 Điều 1 Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả sửa đổi 2025 có hiệu lực từ ngày 01/01/2026
Tên Điều này được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 20 Điều 1 Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả sửa đổi 2025 có hiệu lực từ ngày 01/01/2026
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
...
20. Sửa đổi, bổ sung tên Điều ... 43 như sau:

a) Sửa đổi, bổ sung tên Điều như sau:

“Điều 43. Tuyên truyền, giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; phát triển dịch vụ năng lượng”;

Xem nội dung VB
Điều 43. Tuyên truyền, giáo dục, phát triển dịch vụ tư vấn sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
Điều này được bổ sung bởi Điểm b Khoản 20 Điều 1 Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả sửa đổi 2025 có hiệu lực từ ngày 01/01/2026
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
...
20. Sửa đổi, bổ sung ... một số khoản của Điều 43 như sau:
...
b) ... bổ sung khoản 4 và khoản 5 vào sau khoản 3 như sau:
...
4. Chính phủ quy định điều kiện đầu tư kinh doanh kiểm toán năng lượng; xây dựng cơ chế hỗ trợ, khuyến khích để hình thành hệ thống tổ chức dịch vụ năng lượng.

5. Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về công tác kiểm tra, giám sát đối với đơn vị hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ năng lượng, kiểm toán năng lượng, đào tạo kiểm toán viên năng lượng và người quản lý năng lượng; hướng dẫn yêu cầu kỹ thuật, biểu mẫu thông báo đối với tổ chức dịch vụ năng lượng. Bộ Công Thương công khai danh sách tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ năng lượng trên Cổng thông tin điện tử của Bộ.”.

Xem nội dung VB
Điều 43. Tuyên truyền, giáo dục, phát triển dịch vụ tư vấn sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân thực hiện các hoạt động sau đây:

1. Tổ chức hoạt động tuyên truyền, vận động nhằm nâng cao nhận thức, thực hiện các quy định của pháp luật về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả;

2. Lồng ghép nội dung giáo dục về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong nhà trường với hình thức phù hợp;

3. Tổ chức dịch vụ tư vấn năng lượng để thực hiện các hoạt động sau đây:

a) Kiểm toán năng lượng;

b) Chuyển giao công nghệ tiết kiệm năng lượng, công nghệ thân thiện với môi trường;

c) Đào tạo, tư vấn áp dụng mô hình quản lý năng lượng tiên tiến;

d) Tư vấn thực hiện biện pháp tiết kiệm năng lượng đối với cơ sở sử dụng năng lượng;

đ) Cung cấp thông tin, quảng bá về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả;

e) Các dịch vụ khác về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Tên Điều này được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 20 Điều 1 Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả sửa đổi 2025 có hiệu lực từ ngày 01/01/2026
Điều này được bổ sung bởi Điểm b Khoản 20 Điều 1 Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả sửa đổi 2025 có hiệu lực từ ngày 01/01/2026
Khoản này được sửa đổi bởi Điểm b Khoản 20 Điều 1 Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả sửa đổi 2025 có hiệu lực từ ngày 01/01/2026
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
...
20. Sửa đổi, bổ sung ... một số khoản của Điều 43 như sau:
...
b) Sửa đổi, bổ sung khoản 3 ... như sau:

“3. Tổ chức dịch vụ năng lượng thực hiện các hoạt động sau đây:

a) Kiểm toán năng lượng;

b) Chuyển giao công nghệ tiết kiệm năng lượng, công nghệ thân thiện với môi trường;

c) Đào tạo kiểm toán viên năng lượng, người quản lý năng lượng, tư vấn áp dụng mô hình quản lý năng lượng tiên tiến;

d) Tư vấn, đầu tư thực hiện biện pháp tiết kiệm năng lượng, thực hiện hợp đồng hiệu quả năng lượng đối với cơ sở sử dụng năng lượng;

đ) Cung cấp thông tin, quảng bá về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả;

e) Dịch vụ khác về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả;

Xem nội dung VB
Điều 43. Tuyên truyền, giáo dục, phát triển dịch vụ tư vấn sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân thực hiện các hoạt động sau đây:
...
3. Tổ chức dịch vụ tư vấn năng lượng để thực hiện các hoạt động sau đây:

a) Kiểm toán năng lượng;

b) Chuyển giao công nghệ tiết kiệm năng lượng, công nghệ thân thiện với môi trường;

c) Đào tạo, tư vấn áp dụng mô hình quản lý năng lượng tiên tiến;

d) Tư vấn thực hiện biện pháp tiết kiệm năng lượng đối với cơ sở sử dụng năng lượng;

đ) Cung cấp thông tin, quảng bá về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả;

e) Các dịch vụ khác về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Khoản này được sửa đổi bởi Điểm b Khoản 20 Điều 1 Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả sửa đổi 2025 có hiệu lực từ ngày 01/01/2026
Khoản này được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 21 Điều 1 Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả sửa đổi 2025 có hiệu lực từ ngày 01/01/2026
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
...
21. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 46 như sau:

a) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 như sau:

“1. Xây dựng kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, gửi kế hoạch năm năm về Bộ Công Thương để tổng hợp.”;

Xem nội dung VB
Điều 46. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

1. Xây dựng kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả gắn với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Khoản này được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 21 Điều 1 Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả sửa đổi 2025 có hiệu lực từ ngày 01/01/2026
Điều này được bổ sung bởi Khoản 1 Điều 1 Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả sửa đổi 2025 có hiệu lực từ ngày 01/01/2026
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

1. Bổ sung khoản 10a vào sau khoản 10; ... bổ sung các khoản 12, 13 và 14 vào sau khoản 11 Điều 3 như sau:

“10a. Mức hiệu suất năng lượng cao là mức hiệu suất năng lượng do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quy định đối với phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng để khuyến khích áp dụng theo từng thời kỳ.
...
12. Tổ chức dịch vụ năng lượng là tổ chức cung cấp dịch vụ, giải pháp kỹ thuật và tài chính, thực hiện dự án đầu tư về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả dựa trên hợp đồng hiệu quả năng lượng. Tổ chức dịch vụ năng lượng bao gồm doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật có liên quan. Hoạt động đầu tư kinh doanh của tổ chức dịch vụ năng lượng được thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, pháp luật về đầu tư, pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư và quy định khác của pháp luật có liên quan.

13. Hợp đồng hiệu quả năng lượng được hình thành giữa khách hàng và tổ chức dịch vụ năng lượng, làm cơ sở để khách hàng thanh toán cho tổ chức dịch vụ năng lượng khi thực hiện dự án sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

14. Chứng chỉ quản lý năng lượng là chứng chỉ do Bộ Công Thương cấp cho người tham gia và đạt kết quả trong khóa đào tạo cho người quản lý năng lượng.”.

Xem nội dung VB
Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Năng lượng bao gồm nhiên liệu, điện năng, nhiệt năng thu được trực tiếp hoặc thông qua chế biến từ các nguồn tài nguyên năng lượng không tái tạo và tái tạo.

2. Tài nguyên năng lượng không tái tạo gồm than đá, khí than, dầu mỏ, khí thiên nhiên, quặng urani và các tài nguyên năng lượng khác không có khả năng tái tạo.

3. Tài nguyên năng lượng tái tạo gồm sức nước, sức gió, ánh sáng mặt trời, địa nhiệt, nhiên liệu sinh học và các tài nguyên năng lượng khác có khả năng tái tạo.

4. Nhiên liệu là các dạng vật chất được sử dụng trực tiếp hoặc qua chế biến để làm chất đốt.

5. Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là việc áp dụng các biện pháp quản lý và kỹ thuật nhằm giảm tổn thất, giảm mức tiêu thụ năng lượng của phương tiện, thiết bị mà vẫn bảo đảm nhu cầu, mục tiêu đặt ra đối với quá trình sản xuất và đời sống.

6. Kiểm toán năng lượng là hoạt động đo lường, phân tích, tính toán, đánh giá để xác định mức tiêu thụ năng lượng, tiềm năng tiết kiệm năng lượng và đề xuất giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đối với cơ sở sử dụng năng lượng.

7. Nhãn năng lượng là nhãn cung cấp thông tin về loại năng lượng sử dụng, mức tiêu thụ năng lượng, hiệu suất năng lượng và các thông tin khác giúp người tiêu dùng nhận biết và lựa chọn phương tiện, thiết bị tiết kiệm năng lượng.

8. Dán nhãn năng lượng là việc dán, gắn, in, khắc nhãn năng lượng lên sản phẩm, bao bì.

9. Hiệu suất năng lượng là chỉ số biểu thị khả năng của phương tiện, thiết bị chuyển hoá năng lượng sử dụng thành năng lượng hữu ích.

10. Mức hiệu suất năng lượng tối thiểu là mức hiệu suất năng lượng thấp nhất do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định đối với phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng mà dưới mức đó, thiết bị sẽ chịu sự quản lý đặc biệt.

11. Sản phẩm tiết kiệm năng lượng là phương tiện, thiết bị có hiệu suất năng lượng cao, vật liệu có tính cách nhiệt tốt phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
Điều này được bổ sung bởi Khoản 1 Điều 1 Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả sửa đổi 2025 có hiệu lực từ ngày 01/01/2026
Điều này được bổ sung bởi Điểm b Khoản 2 Điều 1 Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả sửa đổi 2025 có hiệu lực từ ngày 01/01/2026
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
...
2. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 5 như sau:
...
b) ... bổ sung khoản 6 vào sau khoản 5 như sau:
...
6. Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là một chỉ tiêu trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội quốc gia, tỉnh, thành phố và cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm. Tỉnh, thành phố căn cứ vào điều kiện kinh tế - xã hội xây dựng kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả hằng năm và năm năm.”.

Xem nội dung VB
Điều 5. Chính sách của Nhà nước về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

1. Áp dụng thực hiện biện pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả phục vụ phát triển kinh tế - xã hội là một trong những ưu tiên hàng đầu.

2. Hỗ trợ tài chính, giá năng lượng và các chính sách ưu đãi cần thiết khác để thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

3. Tăng đầu tư, áp dụng đa dạng hình thức huy động các nguồn lực để đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển và ứng dụng công nghệ tiên tiến sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; phát triển năng lượng tái tạo phù hợp với tiềm năng, điều kiện của Việt Nam góp phần bảo đảm an ninh năng lượng, bảo vệ môi trường.

4. Khuyến khích sử dụng phương tiện, thiết bị tiết kiệm năng lượng; thực hiện lộ trình áp dụng nhãn năng lượng; từng bước loại bỏ phương tiện, thiết bị có công nghệ lạc hậu, hiệu suất năng lượng thấp.

5. Khuyến khích phát triển dịch vụ tư vấn; đầu tư hợp lý cho công tác tuyên truyền, giáo dục, hỗ trợ tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Điều này được bổ sung bởi Điểm b Khoản 2 Điều 1 Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả sửa đổi 2025 có hiệu lực từ ngày 01/01/2026
Điều này được bổ sung bởi Điểm b Khoản 2 Điều 1 Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả sửa đổi 2025 có hiệu lực từ ngày 01/01/2026
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
...
2. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 5 như sau:
...
b) ... bổ sung khoản 6 vào sau khoản 5 như sau:
...
6. Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là một chỉ tiêu trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội quốc gia, tỉnh, thành phố và cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm. Tỉnh, thành phố căn cứ vào điều kiện kinh tế - xã hội xây dựng kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả hằng năm và năm năm.”.

Xem nội dung VB
Điều 5. Chính sách của Nhà nước về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

1. Áp dụng thực hiện biện pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả phục vụ phát triển kinh tế - xã hội là một trong những ưu tiên hàng đầu.

2. Hỗ trợ tài chính, giá năng lượng và các chính sách ưu đãi cần thiết khác để thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

3. Tăng đầu tư, áp dụng đa dạng hình thức huy động các nguồn lực để đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển và ứng dụng công nghệ tiên tiến sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; phát triển năng lượng tái tạo phù hợp với tiềm năng, điều kiện của Việt Nam góp phần bảo đảm an ninh năng lượng, bảo vệ môi trường.

4. Khuyến khích sử dụng phương tiện, thiết bị tiết kiệm năng lượng; thực hiện lộ trình áp dụng nhãn năng lượng; từng bước loại bỏ phương tiện, thiết bị có công nghệ lạc hậu, hiệu suất năng lượng thấp.

5. Khuyến khích phát triển dịch vụ tư vấn; đầu tư hợp lý cho công tác tuyên truyền, giáo dục, hỗ trợ tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Điều này được bổ sung bởi Điểm b Khoản 2 Điều 1 Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả sửa đổi 2025 có hiệu lực từ ngày 01/01/2026
Điều này được bổ sung bởi Khoản 5 Điều 1 Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả sửa đổi 2025 có hiệu lực từ ngày 01/01/2026
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
...
5. ... bổ sung khoản 4 vào sau khoản 3 Điều 9 như sau:
...
4. Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành định mức sử dụng năng lượng áp dụng trong ngành sản xuất vật liệu xây dựng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Xây dựng.”.

Xem nội dung VB
Điều 9. Trách nhiệm sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả của cơ sở sản xuất công nghiệp

1. Cơ sở sản xuất công nghiệp gồm cơ sở sản xuất, chế biến, gia công sản phẩm hàng hoá; cơ sở chế tạo, sửa chữa phương tiện, thiết bị; cơ sở khai thác mỏ; cơ sở sản xuất, cung cấp năng lượng.

2. Cơ sở sản xuất công nghiệp có trách nhiệm:

a) Xây dựng, thực hiện kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả hằng năm; lồng ghép chương trình quản lý năng lượng với các chương trình quản lý chất lượng, chương trình sản xuất sạch hơn, chương trình bảo vệ môi trường của cơ sở;

b) Áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, định mức về sử dụng năng lượng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định; lựa chọn áp dụng quy trình và mô hình quản lý sản xuất tiên tiến, biện pháp công nghệ phù hợp và thiết bị công nghệ có hiệu suất năng lượng cao; sử dụng các dạng năng lượng thay thế có hiệu quả cao hơn trong dây chuyền sản xuất;

c) Áp dụng biện pháp kỹ thuật, kiến trúc nhà xưởng nhằm sử dụng tối đa hiệu quả hệ thống chiếu sáng, thông gió, làm mát; sử dụng tối đa ánh sáng, thông gió tự nhiên;

d) Thực hiện quy trình vận hành, chế độ duy tu, bảo dưỡng phương tiện, thiết bị trong dây chuyền sản xuất để chống tổn thất năng lượng;

đ) Loại bỏ dần phương tiện, thiết bị có công nghệ lạc hậu, tiêu tốn nhiều năng lượng theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

3. Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan ban hành quy chuẩn kỹ thuật, định mức sử dụng năng lượng áp dụng trong từng ngành sản xuất công nghiệp.
Điều này được bổ sung bởi Khoản 5 Điều 1 Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả sửa đổi 2025 có hiệu lực từ ngày 01/01/2026
Điều này được bổ sung bởi Điểm c Khoản 6 Điều 1 Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả sửa đổi 2025 có hiệu lực từ ngày 01/01/2026
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
...
6. Sửa đổi, bổ sung một số điểm, khoản của Điều 13 như sau:
...
c) Bổ sung khoản 3 vào sau khoản 2 như sau:

“3. Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành quy định về định mức sử dụng năng lượng tự dùng trong cơ sở sản xuất, vận chuyển và phân phối năng lượng. Cơ sở sản xuất, vận chuyển và phân phối năng lượng có trách nhiệm phối hợp với Bộ Công Thương để xây dựng quy định về định mức sử dụng năng lượng tự dùng trong cơ sở.”.

Xem nội dung VB
Điều 13. Biện pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong cơ sở sản xuất, cung cấp năng lượng

1. Cơ sở sản xuất, cung cấp năng lượng căn cứ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, định mức về sử dụng năng lượng áp dụng biện pháp công nghệ và quản lý sau đây:

a) Lựa chọn công nghệ có hiệu suất năng lượng cao; lắp đặt đầy đủ thiết bị đo lường, kiểm tra thông số vận hành; định kỳ tổ chức hiệu chỉnh, bảo trì lò, máy và thiết bị phụ trợ trong nhà máy phát điện để bảo đảm hiệu suất chung của nhà máy đạt hiệu suất thiết kế;

b) Tận dụng nhiệt thải, hơi nước thải có nhiệt độ cao để cung cấp cho quá trình cháy, sấy nhiên liệu, làm nóng nước cấp vào lò nhằm nâng cao hiệu suất phát điện của tổ máy;

c) Cơ sở phát điện phải tuân thủ phương thức huy động của đơn vị điều độ hệ thống điện quốc gia; xây dựng và thực hiện kế hoạch giảm điện tự dùng;

d) Nhà máy thuỷ điện phải tuân thủ đầy đủ quy trình vận hành khai thác hồ chứa hoặc liên hồ chứa, bảo đảm yêu cầu phát điện an toàn, tham gia nhiệm vụ điều tiết cấp nước cho sản xuất và đời sống;

đ) Đơn vị truyền tải, phân phối điện phải xây dựng chương trình, kế hoạch, định mức và lộ trình cụ thể nhằm giảm tổn thất điện năng trong hệ thống truyền tải và phân phối điện;

e) Đơn vị khai thác, cung ứng nhiên liệu phải sử dụng kho chứa, phương tiện vận chuyển an toàn, phù hợp, giảm thất thoát, phòng ngừa gây ô nhiễm môi trường, lãng phí năng lượng;

g) Đơn vị khai thác than, dầu khí phải có phương án tận thu khí đồng hành và tài nguyên năng lượng khác.

2. Không xây dựng mới tổ máy phát điện bằng than, dầu, khí có công nghệ lạc hậu, hiệu suất thấp theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
Điều này được bổ sung bởi Điểm c Khoản 6 Điều 1 Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả sửa đổi 2025 có hiệu lực từ ngày 01/01/2026
Điều này được bổ sung bởi Khoản 18 Điều 1 Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả sửa đổi 2025 có hiệu lực từ ngày 01/01/2026
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
...
18. ... bổ sung khoản 4 vào sau khoản 3 Điều 41 như sau:
...
4. Chính phủ xây dựng cơ chế khuyến khích, giải pháp hỗ trợ thúc đẩy ứng dụng quá trình chuyển đổi phù hợp với cuộc cách mạng công nghệ, chuyển đổi số trong sản xuất, chế biến công nghiệp; thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.”.

Xem nội dung VB
Điều 41. Ưu đãi đối với hoạt động sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

1. Dự án thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả được xem xét, hỗ trợ kinh phí từ chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

2. Tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất sản phẩm tiết kiệm năng lượng; đầu tư dây chuyền sản xuất, mở rộng quy mô sản xuất bằng công nghệ tiết kiệm năng lượng được ưu đãi, hỗ trợ như sau:

a) Các ưu đãi về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về thuế;

b) Các ưu đãi theo quy định của pháp luật về đất đai;

c) Được vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng phát triển, Quỹ hỗ trợ phát triển khoa học và công nghệ, Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia, Quỹ bảo vệ môi trường và được hỗ trợ từ Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao, Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả;

d) Các ưu đãi khác theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.

3. Phương tiện, thiết bị, phụ tùng, vật tư phục vụ cho hoạt động nghiên cứu phát triển công nghệ tiết kiệm năng lượng; sản phẩm tiết kiệm năng lượng, các loại phương tiện giao thông tiết kiệm nhiên liệu, sử dụng khí hoá lỏng, khí thiên nhiên, điện, nhiên liệu hỗn hợp, sinh học mà trong nước chưa sản xuất được và thuộc danh mục do Chính phủ quy định được miễn, giảm thuế nhập khẩu theo quy định của pháp luật về thuế.
Điều này được bổ sung bởi Khoản 18 Điều 1 Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả sửa đổi 2025 có hiệu lực từ ngày 01/01/2026
Chương này được bổ sung bởi Khoản 19 Điều 1 Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả sửa đổi 2025 có hiệu lực từ ngày 01/01/2026
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
...
19. Bổ sung Điều 41a vào sau Điều 41 như sau:

“Điều 41a. Quỹ thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

1. Quỹ thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là Quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, hoạt động không vì mục đích lợi nhuận.

2. Quỹ thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả được hoạt động huy động vốn, cho vay, đầu tư, ủy thác và nhận ủy thác để thực hiện chức năng thúc đẩy hoạt động sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn cả nước.

3. Quỹ thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả có mục tiêu hỗ trợ, tài trợ cho dự án, nhiệm vụ, hoạt động thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả với cơ chế linh hoạt theo yêu cầu của nhà tài trợ và quy định của pháp luật hiện hành.

4. Thủ tướng Chính phủ quyết định việc thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả theo hướng xã hội hoá, bảo đảm độc lập về tài chính, không trùng lặp với nguồn thu, nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước và hạn chế việc làm tăng chi phí hoạt động sản xuất, kinh doanh cho doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh.

5. Chính phủ quy định nguồn vốn của Quỹ thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.”.

Xem nội dung VB
Chương X BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ

Điều 41. Ưu đãi đối với hoạt động sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
...
Điều 42. Phát triển khoa học và công nghệ sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
...
Điều 43. Tuyên truyền, giáo dục, phát triển dịch vụ tư vấn sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Xem nội dung chi tiết tại văn bản)
Chương này được hướng dẫn bởi Chương 6 Nghị định 21/2011/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 5 năm 2011
Căn cứ Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ngày 28 tháng 6 năm 2010;
...
Chương 6. BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ

Điều 24. Áp dụng các biện pháp quản lý và công nghệ sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
...
Điều 25. Kiểm toán năng lượng và báo cáo tình hình sử dụng năng lượng tại các cơ sở không thuộc Danh mục cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm
...
Điều 26. Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
...
Điều 27. Ưu đãi đầu tư
...
Điều 28. Hỗ trợ đối với hoạt động sản xuất, nhập khẩu phương tiện, thiết bị tiết kiệm năng lượng; phương tiện thiết bị sử dụng năng lượng tái tạo và kiểm toán năng lượng
...
Điều 29. Nâng cao nhận thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Xem nội dung VB
Chương X BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ
Chương này được bổ sung bởi Khoản 19 Điều 1 Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả sửa đổi 2025 có hiệu lực từ ngày 01/01/2026
Chương này được hướng dẫn bởi Chương 6 Nghị định 21/2011/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 5 năm 2011
Chương này được bổ sung bởi Khoản 19 Điều 1 Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả sửa đổi 2025 có hiệu lực từ ngày 01/01/2026
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
...
19. Bổ sung Điều 41a vào sau Điều 41 như sau:

“Điều 41a. Quỹ thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

1. Quỹ thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là Quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, hoạt động không vì mục đích lợi nhuận.

2. Quỹ thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả được hoạt động huy động vốn, cho vay, đầu tư, ủy thác và nhận ủy thác để thực hiện chức năng thúc đẩy hoạt động sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn cả nước.

3. Quỹ thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả có mục tiêu hỗ trợ, tài trợ cho dự án, nhiệm vụ, hoạt động thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả với cơ chế linh hoạt theo yêu cầu của nhà tài trợ và quy định của pháp luật hiện hành.

4. Thủ tướng Chính phủ quyết định việc thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả theo hướng xã hội hoá, bảo đảm độc lập về tài chính, không trùng lặp với nguồn thu, nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước và hạn chế việc làm tăng chi phí hoạt động sản xuất, kinh doanh cho doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh.

5. Chính phủ quy định nguồn vốn của Quỹ thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.”.

Xem nội dung VB
Chương X BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ

Điều 41. Ưu đãi đối với hoạt động sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
...
Điều 42. Phát triển khoa học và công nghệ sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
...
Điều 43. Tuyên truyền, giáo dục, phát triển dịch vụ tư vấn sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Xem nội dung chi tiết tại văn bản)
Chương này được hướng dẫn bởi Chương 6 Nghị định 21/2011/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 5 năm 2011
Căn cứ Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ngày 28 tháng 6 năm 2010;
...
Chương 6. BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ

Điều 24. Áp dụng các biện pháp quản lý và công nghệ sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
...
Điều 25. Kiểm toán năng lượng và báo cáo tình hình sử dụng năng lượng tại các cơ sở không thuộc Danh mục cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm
...
Điều 26. Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
...
Điều 27. Ưu đãi đầu tư
...
Điều 28. Hỗ trợ đối với hoạt động sản xuất, nhập khẩu phương tiện, thiết bị tiết kiệm năng lượng; phương tiện thiết bị sử dụng năng lượng tái tạo và kiểm toán năng lượng
...
Điều 29. Nâng cao nhận thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Xem nội dung VB
Chương X BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ
Chương này được bổ sung bởi Khoản 19 Điều 1 Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả sửa đổi 2025 có hiệu lực từ ngày 01/01/2026
Chương này được hướng dẫn bởi Chương 6 Nghị định 21/2011/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 5 năm 2011
Điều này được bổ sung bởi Điểm b Khoản 21 Điều 1 Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả sửa đổi 2025 có hiệu lực từ ngày 01/01/2026
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
...
21. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 46 như sau:
...
b) Bổ sung khoản 4 vào sau khoản 3 như sau:

“4. Báo cáo kết quả thực hiện mục tiêu sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả hằng năm và trong từng giai đoạn năm năm gửi Bộ Công Thương tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.”.

Xem nội dung VB
Điều 46. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

1. Xây dựng kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả gắn với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

2. Tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách, kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

3. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tại địa phương theo quy định của pháp luật.
Điều này được bổ sung bởi Điểm b Khoản 21 Điều 1 Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả sửa đổi 2025 có hiệu lực từ ngày 01/01/2026
Điều này được bổ sung bởi Điểm b Khoản 21 Điều 1 Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả sửa đổi 2025 có hiệu lực từ ngày 01/01/2026
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
...
21. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 46 như sau:
...
b) Bổ sung khoản 4 vào sau khoản 3 như sau:

“4. Báo cáo kết quả thực hiện mục tiêu sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả hằng năm và trong từng giai đoạn năm năm gửi Bộ Công Thương tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.”.

Xem nội dung VB
Điều 46. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

1. Xây dựng kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả gắn với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

2. Tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách, kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

3. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tại địa phương theo quy định của pháp luật.
Điều này được bổ sung bởi Điểm b Khoản 21 Điều 1 Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả sửa đổi 2025 có hiệu lực từ ngày 01/01/2026
Điều này được bổ sung bởi Điểm b Khoản 21 Điều 1 Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả sửa đổi 2025 có hiệu lực từ ngày 01/01/2026
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
...
21. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 46 như sau:
...
b) Bổ sung khoản 4 vào sau khoản 3 như sau:

“4. Báo cáo kết quả thực hiện mục tiêu sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả hằng năm và trong từng giai đoạn năm năm gửi Bộ Công Thương tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.”.

Xem nội dung VB
Điều 46. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

1. Xây dựng kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả gắn với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

2. Tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách, kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

3. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tại địa phương theo quy định của pháp luật.
Điều này được bổ sung bởi Điểm b Khoản 21 Điều 1 Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả sửa đổi 2025 có hiệu lực từ ngày 01/01/2026
Điều này được bổ sung bởi Điểm b Khoản 21 Điều 1 Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả sửa đổi 2025 có hiệu lực từ ngày 01/01/2026
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
...
21. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 46 như sau:
...
b) Bổ sung khoản 4 vào sau khoản 3 như sau:

“4. Báo cáo kết quả thực hiện mục tiêu sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả hằng năm và trong từng giai đoạn năm năm gửi Bộ Công Thương tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.”.

Xem nội dung VB
Điều 46. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

1. Xây dựng kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả gắn với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

2. Tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách, kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

3. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tại địa phương theo quy định của pháp luật.
Điều này được bổ sung bởi Điểm b Khoản 21 Điều 1 Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả sửa đổi 2025 có hiệu lực từ ngày 01/01/2026
Điều này được hướng dẫn bởi Điều 9 Nghị định 21/2011/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 5 năm 2011
Căn cứ Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ngày 28 tháng 6 năm 2010;
...
Điều 9. Kiểm toán năng lượng

1. Nội dung kiểm toán năng lượng bao gồm các công việc chính sau:

a) Khảo sát, đo lường, thu thập số liệu về tình hình sử dụng năng lượng của cơ sở.

b) Phân tích, tính toán và đánh giá hiệu quả sử dụng năng lượng.

c) Đánh giá tiềm năng tiết kiệm năng lượng.

d) Để xuất các giải pháp tiết kiệm năng lượng.

đ) Phân tích hiệu quả đầu tư cho các giải pháp tiết kiệm năng lượng đề xuất.

2. Các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm gửi báo cáo kiểm toán năng lượng đến Sở Công thương trong thời gian 30 ngày, sau khi thực hiện kiểm toán năng lượng.

Xem nội dung VB
Điều 34. Kiểm toán năng lượng đối với cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm

1. Cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm phải thực hiện chế độ kiểm toán năng lượng bằng hình thức tự kiểm toán hoặc thuê tổ chức kiểm toán năng lượng thực hiện.

2. Tổ chức kiểm toán năng lượng phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Là pháp nhân thành lập theo quy định của pháp luật;

b) Có đội ngũ kiểm toán viên năng lượng được cấp chứng chỉ kiểm toán viên năng lượng;

c) Có phương tiện, thiết bị kỹ thuật phục vụ cho việc kiểm toán năng lượng.

3. Cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm tự thực hiện chế độ kiểm toán năng lượng khi có đủ các điều kiện quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều này.

4. Bộ Công thương quy định cụ thể về trình tự, thủ tục thực hiện kiểm toán năng lượng; nội dung, chương trình đào tạo, thẩm quyền cấp, công nhận, thu hồi chứng chỉ kiểm toán viên năng lượng.
Điều này được hướng dẫn bởi Điều 9 Nghị định 21/2011/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 5 năm 2011
Điều này được hướng dẫn bởi Điều 9 Nghị định 21/2011/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 5 năm 2011
Căn cứ Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ngày 28 tháng 6 năm 2010;
...
Điều 9. Kiểm toán năng lượng

1. Nội dung kiểm toán năng lượng bao gồm các công việc chính sau:

a) Khảo sát, đo lường, thu thập số liệu về tình hình sử dụng năng lượng của cơ sở.

b) Phân tích, tính toán và đánh giá hiệu quả sử dụng năng lượng.

c) Đánh giá tiềm năng tiết kiệm năng lượng.

d) Để xuất các giải pháp tiết kiệm năng lượng.

đ) Phân tích hiệu quả đầu tư cho các giải pháp tiết kiệm năng lượng đề xuất.

2. Các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm gửi báo cáo kiểm toán năng lượng đến Sở Công thương trong thời gian 30 ngày, sau khi thực hiện kiểm toán năng lượng.

Xem nội dung VB
Điều 34. Kiểm toán năng lượng đối với cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm

1. Cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm phải thực hiện chế độ kiểm toán năng lượng bằng hình thức tự kiểm toán hoặc thuê tổ chức kiểm toán năng lượng thực hiện.

2. Tổ chức kiểm toán năng lượng phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Là pháp nhân thành lập theo quy định của pháp luật;

b) Có đội ngũ kiểm toán viên năng lượng được cấp chứng chỉ kiểm toán viên năng lượng;

c) Có phương tiện, thiết bị kỹ thuật phục vụ cho việc kiểm toán năng lượng.

3. Cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm tự thực hiện chế độ kiểm toán năng lượng khi có đủ các điều kiện quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều này.

4. Bộ Công thương quy định cụ thể về trình tự, thủ tục thực hiện kiểm toán năng lượng; nội dung, chương trình đào tạo, thẩm quyền cấp, công nhận, thu hồi chứng chỉ kiểm toán viên năng lượng.
Điều này được hướng dẫn bởi Điều 9 Nghị định 21/2011/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 5 năm 2011
Việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước được hướng dẫn bởi Chương 4 Nghị định 21/2011/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 5 năm 2011
Căn cứ Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ngày 28 tháng 6 năm 2010;
...
Chương 4 - SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ TRONG CƠ QUAN, ĐƠN VỊ SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

Điều 11. Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước
...
Điều 12. Mua sắm phương tiện, thiết bị của cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước
...
Điều 13. Báo cáo sử dụng năng lượng của cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước

Xem nội dung VB
Điều 30. Biện pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước

1. Hằng năm, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước trực thuộc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bao gồm mục tiêu, biện pháp, định mức về sử dụng năng lượng đối với trụ sở làm việc, công trình xây dựng trực thuộc và báo cáo tình hình tiêu thụ năng lượng; xây dựng và thực hiện Quy chế tiết kiệm năng lượng nội bộ, bảo đảm vận hành phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.

2. Cơ quan, đơn vị có cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm phải thực hiện kiểm toán năng lượng.

3. Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục phương tiện, thiết bị tiết kiệm năng lượng được trang bị, mua sắm; thông báo danh sách cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước được khen thưởng hoặc bị xử lý vi phạm về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước được hướng dẫn bởi Chương 4 Nghị định 21/2011/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 5 năm 2011
Việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước được hướng dẫn bởi Chương 4 Nghị định 21/2011/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 5 năm 2011
Căn cứ Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ngày 28 tháng 6 năm 2010;
...
Chương 4 - SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ TRONG CƠ QUAN, ĐƠN VỊ SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

Điều 11. Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước
...
Điều 12. Mua sắm phương tiện, thiết bị của cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước
...
Điều 13. Báo cáo sử dụng năng lượng của cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước

Xem nội dung VB
Điều 30. Biện pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước

1. Hằng năm, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước trực thuộc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bao gồm mục tiêu, biện pháp, định mức về sử dụng năng lượng đối với trụ sở làm việc, công trình xây dựng trực thuộc và báo cáo tình hình tiêu thụ năng lượng; xây dựng và thực hiện Quy chế tiết kiệm năng lượng nội bộ, bảo đảm vận hành phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.

2. Cơ quan, đơn vị có cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm phải thực hiện kiểm toán năng lượng.

3. Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục phương tiện, thiết bị tiết kiệm năng lượng được trang bị, mua sắm; thông báo danh sách cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước được khen thưởng hoặc bị xử lý vi phạm về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước được hướng dẫn bởi Chương 4 Nghị định 21/2011/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 5 năm 2011
Khoản này được hướng dẫn bởi Điều 23 Nghị định 21/2011/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 5 năm 2011
Căn cứ Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ngày 28 tháng 6 năm 2010;
...
Điều 23. Phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng phải loại bỏ

1. Căn cứ xác định phương tiện, thiết bị thuộc Danh mục phương tiện, thiết bị phải loại bỏ bao gồm:

a) Không đạt các quy chuẩn an toàn của phương tiện, thiết bị.

b) Hiệu suất sử dụng năng lượng của phương tiện, thiết bị thấp hơn mức hiệu suất năng lượng tối thiểu.

c) Phù hợp tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và yêu cầu quản lý nhà nước trong từng thời kỳ.

2. Mức hiệu suất năng lượng tối thiểu được Bộ Khoa học và Công nghệ công bố trong tiêu chuẩn hiệu suất năng lượng của phương tiện, thiết bị.

3. Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục phương tiện, thiết bị phải loại bỏ theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.

4. Nghiêm cấm việc nhập khẩu, lưu thông các phương tiện, thiết bị thuộc Danh mục phương tiện, thiết bị phải loại bỏ.

Xem nội dung VB
Điều 37. Biện pháp quản lý sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đối với phương tiện, thiết bị

Nhà nước áp dụng các biện pháp quản lý sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả sau đây đối với phương tiện, thiết bị:
...
4. Loại bỏ phương tiện, thiết bị dưới mức hiệu suất năng lượng tối thiểu;
Khoản này được hướng dẫn bởi Điều 23 Nghị định 21/2011/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 5 năm 2011
Khoản này được hướng dẫn bởi Điều 23 Nghị định 21/2011/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 5 năm 2011
Căn cứ Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ngày 28 tháng 6 năm 2010;
...
Điều 23. Phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng phải loại bỏ

1. Căn cứ xác định phương tiện, thiết bị thuộc Danh mục phương tiện, thiết bị phải loại bỏ bao gồm:

a) Không đạt các quy chuẩn an toàn của phương tiện, thiết bị.

b) Hiệu suất sử dụng năng lượng của phương tiện, thiết bị thấp hơn mức hiệu suất năng lượng tối thiểu.

c) Phù hợp tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và yêu cầu quản lý nhà nước trong từng thời kỳ.

2. Mức hiệu suất năng lượng tối thiểu được Bộ Khoa học và Công nghệ công bố trong tiêu chuẩn hiệu suất năng lượng của phương tiện, thiết bị.

3. Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục phương tiện, thiết bị phải loại bỏ theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.

4. Nghiêm cấm việc nhập khẩu, lưu thông các phương tiện, thiết bị thuộc Danh mục phương tiện, thiết bị phải loại bỏ.

Xem nội dung VB
Điều 37. Biện pháp quản lý sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đối với phương tiện, thiết bị

Nhà nước áp dụng các biện pháp quản lý sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả sau đây đối với phương tiện, thiết bị:
...
4. Loại bỏ phương tiện, thiết bị dưới mức hiệu suất năng lượng tối thiểu;
Khoản này được hướng dẫn bởi Điều 23 Nghị định 21/2011/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 5 năm 2011
Việc kiểm tra, thanh tra về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả được hướng dẫn bởi Chương 7 Nghị định 21/2011/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 5 năm 2011
Căn cứ Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ngày 28 tháng 6 năm 2010;
...
Chương 7. KIỂM TRA, THANH TRA VỀ SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ

Điều 30. Nội dung kiểm tra, thanh tra về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
...
Điều 31. Quyền hạn và trách nhiệm về kiểm tra, thanh tra sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
...
Điều 32. Quyền và nghĩa vụ của đối tượng thanh tra về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Xem nội dung VB
Chương XI TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ
Xử phạt vi phạm hành chính về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả được hướng dẫn bởi Mục 3 Chương 2, Mục 3 và Mục 4 Chương 3 Nghị định 134/2013/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 12 năm 2013
Căn cứ Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ngày 17 tháng 6 năm 2010;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực, an toàn đập thủy điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả,
...
Chương 2. HÀNH VI VI PHẠM, HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ
...
MỤC 3. LĨNH VỰC SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ

*Tên Mục 3 Chương 2 bị bãi bỏ bởi Khoản 23 Điều 2 Nghị định 17/2022/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày 31/01/2022*

Điều 19. Vi phạm của cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm về kiểm toán năng lượng

1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi không thực hiện đầy đủ nội dung của báo cáo kiểm toán theo biểu mẫu quy định.

2. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện kiểm toán năng lượng theo quy định.

*Điều 19 được sửa đổi bởi Khoản 24 Điều 2 Nghị định 17/2022/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày 31/01/2022

Điều 19. Vi phạm của cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm về kiểm toán năng lượng

1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi không thực hiện đầy đủ nội dung của báo cáo kiểm toán theo biểu mẫu quy định.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không thực hiện các biện pháp khắc phục khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

b) Không thực hiện chế độ báo cáo sử dụng năng lượng theo quy định.

3. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện kiểm toán năng lượng theo quy định.*

Điều 20. Vi phạm quy định về đào tạo và cấp chứng chỉ kiểm toán viên năng lượng

1. Đối với tổ chức có hành vi tổ chức khóa đào tạo và cấp giấy chứng nhận hoàn thành khóa đào tạo kiểm toán viên năng lượng không bảo đảm điều kiện theo quy định:

a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định về đội ngũ giảng viên;

b) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không tuân thủ nội dung đào tạo;

c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định về cơ sở vật chất;

d) Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức đào tạo khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép.

2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tổ chức có hành vi cấp giấy chứng nhận hoàn thành khóa đào tạo kiểm toán viên năng lượng không đúng quy định về đào tạo, cấp chứng chỉ quản lý năng lượng và kiểm toán viên năng lượng.

3. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với tổ chức có hành vi tổ chức thi để cấp chứng chỉ kiểm toán viên năng lượng không đúng quy định về đào tạo, cấp chứng chỉ quản lý năng lượng và kiểm toán viên năng lượng.

4. Trường hợp tái phạm hành vi quy định tại Điểm b và Điểm c Khoản 1 Điều này, ngoài hình thức xử phạt chính, tổ chức vi phạm còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện là cơ sở đào tạo kiểm toán viên năng lượng trong thời hạn từ 6 tháng đến 12 tháng.

*Khoản 4 Điều 20 bị bãi bỏ bởi Điểm a Khoản 25 Điều 2 Nghị định 17/2022/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày 31/01/2022*

5. Ngoài hình thức xử phạt chính, tổ chức vi phạm còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:

a) Buộc hủy bỏ giấy chứng nhận hoàn thành khóa đào tạo kiểm toán viên năng lượng và công bố danh sách giấy chứng nhận vi phạm cho các tổ chức cấp chứng chỉ kiểm toán viên năng lượng đối với hành vi quy định tại các Điểm b, c và Điểm d Khoản 1 và Khoản 2 Điều này;

b) Buộc trả lại cho người học các khoản tiền đã thu và chịu mọi chi phí cho việc hoàn trả đối với hành vi quy định tại các Điểm b, c và Điểm d Khoản 1 và Khoản 2 Điều này;

c) Buộc thu hồi chứng chỉ kiểm toán viên năng lượng đã cấp đối với hành vi quy định tại Khoản 3 Điều này.

*Khoản 5 Điều 20 được sửa đổi bởi Điểm b Khoản 25 Điều 2 Nghị định 17/2022/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày 31/01/2022

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc hủy bỏ giấy chứng nhận kiểm toán viên năng lượng và công bố danh sách giấy chứng nhận vi phạm cho các tổ chức cấp chứng chỉ kiêm toán viên năng lượng đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm b, điểm c và điểm d khoản 1, khoản 2 Điều này;

b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính để hoàn trả cho người học (bao gồm cả mọi chi phí phát sinh do hành vi vi phạm gây ra) đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b, điểm c và điểm d khoản 1, khoản 2 Điều này; trường hợp không xác định được người học để hoàn trả thì nộp vào ngân sách nhà nước;

c) Buộc thu hồi chứng chỉ kiểm toán viên năng lượng đã cấp đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.*

Điều 21. Vi phạm quy định về thực hiện kiểm toán năng lượng

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Sử dụng chứng chỉ kiểm toán viên giả mạo;

b) Cho thuê, cho mượn chứng chỉ kiểm toán viên để thực hiện kiểm toán.

2. Phạt tiền cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi tự thực hiện chế độ kiểm toán năng lượng hoặc thuê tổ chức kiểm toán năng lượng thực hiện chế độ kiểm toán năng lượng khi không có đội ngũ kiểm toán viên năng lượng được cấp chứng chỉ kiểm toán viên năng lượng; không có phương tiện, thiết bị kỹ thuật phù hợp phục vụ cho việc kiểm toán năng lượng.

*Khoản 2 Điều 21 được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 26 Điều 2 Nghị định 17/2022/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày 31/01/2022

2. Phạt tiền cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi tự thực hiện chế độ kiểm toán năng lượng hoặc thuê tổ chức kiểm toán năng lượng không đủ năng lực thực hiện kiểm toán năng lượng (không có đội ngũ kiểm toán viên năng lượng được cấp chứng chỉ kiểm toán viên năng lượng hoặc không có phương tiện, thiết bị kỹ thuật phù hợp phục vụ cho việc kiểm toán năng lượng).*

3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi cố ý làm sai lệch báo cáo kiểm toán năng lượng.

4. Ngoài hình thức xử phạt chính, cá nhân vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng chứng chỉ kiểm toán viên năng lượng từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này.

*Khoản 4 Điều 21 được sửa đổi bởi Điểm b Khoản 26 Điều 2 Nghị định 17/2022/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày 31/01/2022

4. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tước quyền sử dụng chứng chỉ kiểm toán viên năng lượng từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.*

Điều 22. Vi phạm quy định về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong sản xuất công nghiệp

Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện các quy chuẩn kỹ thuật, biện pháp quản lý và công nghệ sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả bắt buộc áp dụng.

*Điều 22 được sửa đổi bởi Khoản 27 Điều 2 Nghị định 17/2022/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày 31/01/2022

Điều 22. Vi phạm quy định về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong sản xuất công nghiệp

Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện các quy chuẩn kỹ thuật, định mức sử dụng năng lượng, biện pháp quản lý năng lượng và công nghệ sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả bắt buộc áp dụng trong thiết kế, thi công, lắp đặt, vận hành trang thiết bị nhằm tiết kiệm năng lượng.*

Điều 23. Vi phạm về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong sản xuất, cung cấp năng lượng

1. Phạt tiền từ 60.000.000 đến 70.000.000 đồng đối với tổ chức có hành vi không loại bỏ các tổ máy phát điện có công nghệ lạc hậu, hiệu suất thấp theo lộ trình do cơ quan có thẩm quyền quy định.

2. Phạt tiền từ 90.000.000 đến 100.000.000 đồng đối với tổ chức có hành vi lắp đặt tổ máy phát điện có công nghệ lạc hậu, hiệu suất thấp không được xây dựng theo quy định.

3. Ngoài hình thức xử phạt chính, tổ chức vi phạm còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng giấy phép xây dựng trong thời hạn từ 12 tháng đến 24 tháng đối với hành vi quy định tại Khoản 2 Điều này.

*Khoản 3 Điều 23 bị bãi bỏ bởi Điểm a Khoản 28 Điều 2 Nghị định 17/2022/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày 31/01/2022*

4. Ngoài hình thức xử phạt chính, tổ chức vi phạm còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc loại bỏ tổ máy phát điện đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này.

*Khoản 4 Điều 23 được sửa đổi bởi Điểm b Khoản 28 Điều 2 Nghị định 17/2022/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày 31/01/2022

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc loại bỏ tổ máy phát điện theo lộ trình do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.*

Điều 24. Vi phạm về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong chiếu sáng công cộng

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi quản lý, vận hành hệ thống chiếu sáng công cộng để hệ thống chiếu sáng hoạt động ngoài khung giờ theo mùa, vùng, miền theo quy định.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi sửa chữa, thay thế thiết bị chiếu sáng, sử dụng thiết bị chiếu sáng không đúng quy chuẩn kỹ thuật về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong chiếu sáng công cộng.

3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi lắp đặt mới hệ thống chiếu sáng công cộng sử dụng thiết bị chiếu sáng không đúng quy chuẩn kỹ thuật về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong chiếu sáng công cộng.

4. Ngoài hình thức xử phạt chính, cá nhân, tổ chức vi phạm còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc sử dụng thiết bị chiếu sáng đúng quy chuẩn kỹ thuật về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong chiếu sáng công cộng đối với hành vi quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều này.

*Khoản 4 Điều 24 được sửa đổi bởi Khoản 29 Điều 2 Nghị định 17/2022/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày 31/01/2022

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc sử dụng thiết bị chiếu sáng đúng quy chuẩn kỹ thuật về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong chiếu sáng công cộng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.*

Điều 25. Vi phạm về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong hoạt động xây dựng

1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện đúng các quy định về định mức sử dụng năng lượng, quy chuẩn kỹ thuật trong thiết kế, thi công, sử dụng vật liệu xây dựng nhằm tiết kiệm năng lượng.

2. Ngoài hình thức xử phạt chính, cá nhân, tổ chức vi phạm còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc thực hiện đúng các quy định về định mức sử dụng năng lượng, quy chuẩn kỹ thuật trong thiết kế, thi công, sử dụng vật liệu xây dựng nhằm tiết kiệm năng lượng.

*Khoản 2 Điều 25 được sửa đổi bởi Khoản 30 Điều 2 Nghị định 17/2022/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày 31/01/2022

2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc thực hiện đúng các quy định về định mức sử dụng năng lượng, quy chuẩn kỹ thuật trong thiết kế, thi công, sử dụng vật liệu xây dựng nhằm tiết kiệm năng lượng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này.*

Điều 26. Vi phạm các quy định về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong hoạt động vận tải

1. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng phương tiện vận tải thuộc Danh mục phương tiện, thiết bị phải loại bỏ theo quy định.

2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất thiết bị, phương tiện vận tải không tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật, định mức tiêu thụ năng lượng về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong sản xuất thiết bị, phương tiện vận tải.

3. Phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu thiết bị, phương tiện vận tải không tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật, định mức tiêu thụ năng lượng về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đối với thiết bị, phương tiện vận tải.

4. Ngoài hình thức xử phạt chính, cá nhân, tổ chức vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:

a) Buộc chấm dứt lưu hành hoặc tiêu hủy thiết bị, phương tiện vận tải đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này;

b) Buộc tái xuất hoặc tiêu hủy thiết bị, phương tiện vận tải đã nhập khẩu đối với hành vi quy định tại Khoản 3 Điều này.

*Điều 26 được sửa đổi bởi Khoản 31 Điều 2 Nghị định 17/2022/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày 31/01/2022
Điều 26. Vi phạm quy định về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đối với tổ chức, doanh nghiệp trong hoạt động vận tải

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng phương tiện vận tải thuộc Danh mục phương tiện, thiết bị phải loại bỏ theo quy định.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện chế độ báo cáo sử dụng nhiên liệu, năng lượng theo quy định.

3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất thiết bị, phương tiện vận tải không tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật, định mức tiêu thụ năng lượng về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong sản xuất thiết bị, phương tiện vận tải.

4. Phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu thiết bị, phương tiện vận tải không tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật, định mức tiêu thụ năng lượng về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đối với thiết bị, phương tiện vận tải.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc chấm dứt lưu hành thiết bị, phương tiện vận tải đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Buộc tái xuất thiết bị, phương tiện vận tải đã nhập khẩu đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này;

c) Buộc tiêu hủy thiết bị, phương tiện vận tải đã nhập khẩu đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này trong trường hợp không thể thực hiện được biện pháp buộc tái xuất quy định tại điểm b khoản này.*

Điều 27. Vi phạm về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp

Đối với hành vi sử dụng phương tiện, thiết bị đánh bắt thủy sản, máy móc nông nghiệp có công nghệ lạc hậu, hiệu suất năng lượng thấp thuộc Danh mục phương tiện, thiết bị phải loại bỏ theo lộ trình do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành:

1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi vi phạm không nghiêm trọng.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi tiếp tục vi phạm sau thời hạn 06 tháng kể từ ngày bị phạt cảnh cáo.

3. Ngoài hình thức xử phạt chính, cá nhân, tổ chức vi phạm còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc chấm dứt lưu hành phương tiện, thiết bị, máy móc.

*Khoản 3 Điều 27 được sửa đổi bởi Khoản 32 Điều 2 Nghị định 17/2022/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày 31/01/2022

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc chấm dứt lưu hành phương tiện, thiết bị, máy móc đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này.*

Điều 28. Vi phạm quy định về đào tạo và cấp chứng chỉ quản lý năng lượng

1. Đối với hành vi tổ chức khóa đào tạo cấp giấy chứng nhận hoàn thành khóa đào tạo quản lý năng lượng không bảo đảm điều kiện theo quy định:

a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định về đội ngũ giảng viên;

b) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không tuân thủ nội dung đào tạo theo quy định hoặc vi phạm quy định về tài liệu giảng dạy;

c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định về cơ sở vật chất;

d) Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức đào tạo khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép.

2. Đối với hành vi cấp chứng chỉ quản lý năng lượng không đúng quy định:

a) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy chế thi cấp chứng chỉ theo quy định;

b) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi cấp chứng chỉ khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép.

3. Trong trường hợp tái phạm hành vi quy định tại Điểm b và Điểm c Khoản 1 Điều này, ngoài hình thức xử phạt chính, cá nhân, tổ chức còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện là cơ sở đào tạo quản lý năng lượng trong thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng.

*Khoản 3 Điều 28 bị bãi bỏ bởi Điểm a Khoản 33 Điều 2 Nghị định 17/2022/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày 31/01/2022*

4. Ngoài hình thức xử phạt chính, cá nhân, tổ chức vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:

a) Buộc thu hồi giấy chứng nhận hoàn thành khóa đào tạo quản lý năng lượng đã cấp đối với hành vi quy định tại các Điểm b, c, d Khoản 1 Điều này;

b) Buộc trả lại cho người học các khoản đã thu và chịu mọi chi phí cho việc hoàn trả đối với hành vi quy định tại các Điểm b, c, d Khoản 1 Điều này;

c) Buộc thu hồi chứng chỉ quản lý năng lượng đã cấp đối với hành vi quy định tại Khoản 2 Điều này.

*Khoản 4 Điều 28 được sửa đổi bởi Điểm b Khoản 33 Điều 2 Nghị định 17/2022/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày 31/01/2022

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc thu hồi giấy chứng nhận hoàn thành khóa đào tạo quản lý năng lượng đã cấp đối với hành vi quy định tại điểm b, điểm c và điểm d khoản 1 Điều này;

b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính (bao gồm cả mọi chi phí phát sinh do hành vi vi phạm gây ra) để hoàn trả cho người học đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm b, điểm c và điểm d khoản 1 Điều này; trường hợp không xác định được người học để hoàn trả thì nộp vào ngân sách nhà nước;

c) Buộc thu hồi chứng chỉ quản lý năng lượng đã cấp đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều này.*

Điều 29. Vi phạm quy định về áp dụng mô hình quản lý năng lượng

1. Phạt cảnh cáo người đứng đầu cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm không thực hiện đầy đủ các nội dung của mô hình quản lý năng lượng đối với cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không chỉ định hoặc chỉ định người đảm nhận chức danh người quản lý năng lượng không đủ điều kiện.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không xây dựng kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả hàng năm, 05 năm; không tuân thủ chế độ báo cáo theo quy định và báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch hàng năm, 05 năm.

*Điều 29 được sửa đổi bởi Khoản 34 Điều 2 Nghị định 17/2022/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày 31/01/2022

Điều 29. Vi phạm quy định về quản lý năng lượng

1. Phạt cảnh cáo đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Người đứng đầu cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm không thực hiện đầy đủ các nội dung của mô hình quản lý năng lượng đối với cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm;

b) Người đứng đầu tổ chức sử dụng ngân sách nhà nước không thực hiện đầy đủ các quy định quản lý và sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bao gồm: không xây dựng và gửi kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả hàng năm cho cơ quan quản lý nhà nước về năng lượng tại địa phương; vi phạm quy định về chế độ báo cáo về tình hình sử dụng năng lượng, không xây dựng quy chế tiết kiệm năng lượng tại cơ sở, cơ quan, đơn vị; không tuân thủ Danh mục phương tiện, thiết bị tiết kiệm năng lượng do cơ quan có thẩm quyền ban hành trong công tác mua sắm, trang bị phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không chỉ định hoặc chỉ định người đảm nhận chức danh người quản lý năng lượng không đủ điều kiện.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không xây dựng kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả hàng năm, 05 năm; không tuân thủ chế độ báo cáo theo quy định và báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch hàng năm, 05 năm.

4. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tước quyền sử dụng chứng chỉ người quản lý năng lượng từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.*

Điều 30. Vi phạm quy định về dán nhãn năng lượng và sử dụng nhãn năng lượng

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không báo cáo hoặc báo cáo không trung thực với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về số lượng, chủng loại phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng được sản xuất, nhập khẩu.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định về sử dụng nhãn năng lượng sai quy cách như gắn nhãn năng lượng lên phương tiện, thiết bị hoặc bao gói có kích thước không phù hợp, thay đổi kích thước tăng giảm không theo tỉ lệ, hoặc hành vi làm che lấp, gây nhầm lẫn ảnh hưởng tới thông tin ghi trên nhãn năng lượng theo quy định.

3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi tiếp tục dán nhãn năng lượng cho phương tiện, thiết bị khi giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng của phương tiện, thiết bị đó đã hết hạn sử dụng.

4. Đối với hành vi không thực hiện dán nhãn năng lượng cho phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng

a) Phạt cảnh cáo đối với vi phạm lần thứ nhất;

b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện dán nhãn năng lượng cho phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng sau khi đã bị phạt cảnh cáo theo quy định tại Điểm a Khoản này.

5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp sai thông tin hiệu suất năng lượng trên nhãn năng lượng so với Giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng của phương tiện, thiết bị được cơ quan có thẩm quyền cấp.

6. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi dán nhãn năng lượng cho phương tiện, thiết bị không đúng với giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng; dán nhãn năng lượng cho phương tiện, thiết bị khi chưa được cấp giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng.

7. Ngoài hình thức xử phạt chính, cá nhân, tổ chức vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:

a) Buộc thu hồi giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng đã cấp đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này;

b) Đình chỉ dán nhãn năng lượng đối với hành vi quy định tại Khoản 3 Điều này trong thời hạn 06 tháng;

c) Buộc thu hồi sản phẩm đã dán nhãn năng lượng đối với hành vi quy định tại Khoản 6 Điều này.

*Điều 30 được sửa đổi bởi Khoản 35 Điều 2 Nghị định 17/2022/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày 31/01/2022

Điều 30. Vi phạm quy định về dán nhãn năng lượng và sử dụng nhãn năng lượng

1. Xử phạt đối với hành vi không thực hiện dán nhãn năng lượng cho phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng như sau:

a) Phạt cảnh cáo đối với vi phạm lần đầu;

b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện dán nhãn năng lượng cho phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng trong trường hợp tái phạm.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không báo cáo hoặc báo cáo không trung thực với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về số lượng, chủng loại phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng được sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh, phân phối.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định về sử dụng nhãn năng lượng sai quy cách sau đây:

a) Gắn nhãn năng lượng lên phương tiện, thiết bị hoặc bao gói có kích thước không phù hợp;

b) Thay đổi kích thước nhãn năng lượng tăng hoặc giảm không theo tỷ lệ;

c) Làm che lấp, gây nhầm lẫn ảnh hưởng tới thông tin ghi trên nhãn năng lượng.

4. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không thực hiện công bố hiệu suất năng lượng của phương tiện, thiết bị;

b) Tiếp tục dán nhãn năng lượng cho phương tiện, thiết bị hoặc không thực hiện công bố lại khi có thay đổi tiêu chuẩn hiệu suất năng lượng do cơ quan có thẩm quyền công bố.

5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không cung cấp thông tin hoặc cung cấp sai thông tin hiệu suất năng lượng trên nhãn năng lượng so với hồ sơ công bố hiệu suất năng lượng của phương tiện, thiết bị (bao gồm cả kinh doanh phân phối sản phẩm trên các nền tảng kỹ thuật số);

b) Tuyên truyền, quảng cáo cung cấp thông tin về hiệu suất năng lượng không đúng sự thật về mức tiêu thụ năng lượng của phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng (bao gồm cả kinh doanh phân phối sản phẩm trên các nền tảng kỹ thuật số).

6. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi dán nhãn năng lượng cho phương tiện, thiết bị không đúng với hồ sơ công bố hiệu suất năng lượng, dán nhãn năng lượng hoặc dán nhãn năng lượng cho phương tiện, thiết bị khi chưa thực hiện công bố dán nhãn năng lượng.

7. Hình thức xử phạt bổ sung:

Đình chỉ hoạt động dán nhãn năng lượng từ 04 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.

8. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên phương tiện, thiết bị hoặc bao bì đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này;

b) Buộc thu hồi sản phẩm đã dán nhãn năng lượng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 6 Điều này.*

Điều 31. Vi phạm quy định thử nghiệm và chứng nhận hiệu suất năng lượng

1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tổ chức có hành vi cấp giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn, kết quả thử nghiệm đạt tiêu chuẩn về hiệu suất năng lượng cho phương tiện, thiết bị không đạt tiêu chuẩn.

2. Ngoài hình thức xử phạt chính, tổ chức vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:

a) Buộc thu hồi giấy chứng nhận, kết quả thử nghiệm đã cấp và bồi thường thiệt hại đối với các hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này;

b) Xóa tên khỏi Danh mục các phòng thử nghiệm đạt chuẩn được thực hiện thử nghiệm hiệu suất năng lượng đối với trường hợp tái phạm hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.

*Khoản 2 Điều 31 được sửa đổi bởi Khoản 36 Điều 2 Nghị định 17/2022/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày 31/01/2022

2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc thu hồi giấy chứng nhận, kết quả thử nghiệm đã cấp đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính (bao gồm cả mọi chi phí phát sinh do hành vi vi phạm gây ra) để hoàn trả lại cho cá nhân, tổ chức bị chiếm đoạt đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này. Trường hợp không xác định được cá nhân, tổ chức bị chiếm đoạt để hoàn trả thì nộp vào ngân sách nhà nước.*

Điều 32. Vi phạm các quy định về Danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng, áp dụng mức năng lượng tối thiểu và lộ trình thực hiện

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định dán nhãn năng lượng trong sản xuất, nhập khẩu, phân phối các phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng thuộc Danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng.

2. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, nhập khẩu các phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng thuộc Danh mục phương tiện, thiết bị phải loại bỏ.

3. Ngoài hình thức xử phạt chính, cá nhân, tổ chức vi phạm còn có thể bị tạm giữ tang vật, phương tiện, thiết bị vi phạm hoặc bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tịch thu tang vật, phương tiện, thiết bị vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.

4. Ngoài hình thức xử phạt chính, cá nhân, tổ chức vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:

a) Buộc tái xuất hoặc tiêu hủy đối với phương tiện, thiết bị nhập khẩu; cấm lưu thông trên thị trường đối với phương tiện, thiết bị sản xuất trong nước đối với hành vi quy định tại Khoản 2 Điều này;

b) Buộc dán nhãn năng lượng theo quy định đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.

5. Cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu toàn bộ chi phí để thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản 4 Điều này.

*Điều 32 được sửa đổi bởi Khoản 37 Điều 2 Nghị định 17/2022/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày 31/01/2022

Điều 32. Vi phạm các quy định về Danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng, áp dụng mức năng lượng tối thiểu và lộ trình thực hiện

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định mức hiệu suất năng lượng tối thiểu trong sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh, phân phối các phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng thuộc Danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng.

2. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, nhập khẩu các phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng thuộc Danh mục phương tiện, thiết bị phải loại bỏ.

3. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật, phương tiện, thiết bị vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc tái xuất phương tiện, thiết bị nhập khẩu đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này;

b) Buộc tiêu hủy phương tiện, thiết bị nhập khẩu đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này trong trường hợp không thể thực hiện được biện pháp buộc tái xuất quy định tại điểm b khoản này.*

Chương 3. THẨM QUYỀN, THỦ TỤC XỬ PHẠT
...
MỤC 3. THẨM QUYỀN XỬ PHẠT TRONG LĨNH VỰC SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ

Điều 40. Thẩm quyền xử phạt vi phạm của Ủy ban nhân dân các cấp

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền xử phạt các hành vi vi phạm trong lĩnh vực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tại địa phương thuộc phạm vi quản lý:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân, đến 100.000.000 đồng đối với tổ chức;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện dùng để vi phạm có giá trị không vượt quá mức tiền phạt quy định tại Điểm b Khoản này đối với những hành vi vi phạm thuộc thẩm quyền xử phạt theo quy định tại Điều 32 Nghị định này;

d) Tước quyền sử dụng giấy phép xây dựng, giấy chứng nhận hoặc chứng chỉ có thời hạn đối với những hành vi vi phạm thuộc thẩm quyền xử phạt theo quy định tại các Điều 20, 21, 23 và Điều 28 Nghị định này;

đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả được quy định để áp dụng đối với những hành vi vi phạm thuộc thẩm quyền xử phạt theo quy định tại các Điều 20, 22, 23, 24 và Điều 25, Điểm a Khoản 4 Điều 26, Điều 27, Điều 28, Điểm a, b Khoản 7 Điều 30, Điều 31 và Điểm b Khoản 4 Điều 32 Nghị định này.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền xử phạt các hành vi vi phạm trong lĩnh vực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tại địa phương thuộc phạm vi quản lý:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với cá nhân, đến 200.000.000 đồng đối với tổ chức;

c) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung được quy định để áp dụng đối với những hành vi vi phạm thuộc thẩm quyền xử phạt theo quy định tại các Điều 20, 21, 23 và Điều 28 Nghị định này;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả được quy định để áp dụng đối với những hành vi vi phạm thuộc thẩm quyền xử phạt theo quy định tại các Điều 20, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 30, 31 và Điều 32 Nghị định này.

Điều 41. Thẩm quyền xử phạt vi phạm của thanh tra

1. Chánh Thanh tra Sở Công Thương có quyền phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân, đến 100.000.000 đồng đối với tổ chức, áp dụng hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả được quy định để áp dụng đối với những hành vi vi phạm thuộc thẩm quyền xử phạt theo quy định tại các Điều 21, 22, 24, 26, 27, 28, 29, 30, 31 và Điều 32 Nghị định này trong phạm vi quản lý.

2. Chánh Thanh tra Sở Xây dựng có quyền phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân, đến 100.000.000 đồng đối với tổ chức, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm theo quy định tại Điều 24, Điều 25 Nghị định này trong phạm vi quản lý.

3. Chánh Thanh tra Sở Giao thông vận tải có quyền phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân, đến 100.000.000 đồng đối với tổ chức, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm theo quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 4 Điều 26 Nghị định này trong phạm vi quản lý.

4. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp sở, trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của cơ quan quản lý nhà nước được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành có thẩm quyền xử phạt các hành vi vi phạm xảy ra tại địa phương thuộc phạm vi quản lý:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân, đến 100.000.000 đồng đối với tổ chức;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản này đối với những hành vi vi phạm thuộc thẩm quyền xử phạt quy định trong Nghị định này;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả được quy định để áp dụng đối với những hành vi vi phạm thuộc thẩm quyền xử phạt quy định trong Nghị định này.

5. Chánh Thanh tra Bộ Công Thương có thẩm quyền phạt tiền đến mức tối đa, áp dụng hình thức xử phạt bổ sung, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm trong lĩnh vực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên phạm vi cả nước.

6. Chánh Thanh tra Bộ Xây dựng có quyền phạt tiền đến mức tối đa, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm theo quy định tại Điều 24 và Điều 25 Nghị định này trên phạm vi cả nước.

7. Chánh Thanh tra Bộ Giao thông vận tải có quyền phạt tiền đến mức tối đa, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm theo quy định tại Điều 26 Nghị định này trên phạm vi cả nước.

8. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp bộ có thẩm quyền xử phạt:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 70.000.000 đồng đối với cá nhân, đến 140.000.000 đồng đối với tổ chức;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản này đối với những hành vi vi phạm thuộc thẩm quyền xử phạt quy định trong Nghị định này;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả được quy định để áp dụng đối với những hành vi vi phạm thuộc thẩm quyền xử phạt quy định trong Nghị định này.

9. Người có thẩm quyền của cơ quan Quản lý thị trường trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 45 Luật xử lý vi phạm hành chính và các quy định pháp luật khác có liên quan có quyền xử phạt:

a) Các hành vi vi phạm quy định về sản xuất, nhập khẩu, lưu thông các phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng thuộc Danh mục phương tiện, thiết bị phải loại bỏ;

b) Các hành vi vi phạm theo quy định tại các Khoản 3, 4, 5 và Khoản 6 Điều 30 và Điều 32 Nghị định này.

MỤC 4. THỦ TỤC XỬ PHẠT

Điều 42. Thẩm quyền lập Biên bản vi phạm hành chính và Biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm

1. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm quy định tại Chương III Nghị định này, Công chức thanh tra chuyên ngành có thẩm quyền lập Biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực, an toàn đập thủy điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

2. Kiểm tra viên điện lực đang thi hành nhiệm vụ có thẩm quyền lập Biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực; lập Biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm trong trường hợp phát hiện hành vi trộm cắp điện.

Điều 43. Biện pháp cưỡng chế ngừng cung cấp điện

1. Cá nhân, tổ chức sử dụng điện bị xử phạt vi phạm mà không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt thì ngoài các biện pháp cưỡng chế quy định tại Khoản 2 Điều 86 Luật xử lý vi phạm hành chính có thể bị cưỡng chế thi hành bằng biện pháp ngừng cung cấp điện.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm trong lĩnh vực điện lực bằng biện pháp ngừng cung cấp điện theo thẩm quyền hoặc theo đề nghị của người có thẩm quyền xử phạt quy định tại Điều 34, Điều 35 và Điều 36 Nghị định này.

Điều 44. Chuyển hồ sơ vụ trộm cắp điện để truy cứu trách nhiệm hình sự

1. Trường hợp có hành vi trộm cắp điện từ 20.000 kWh trở lên, người có thẩm quyền phải chuyển ngay hồ sơ cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền.

2. Bộ Công Thương có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn quy định tại Khoản 1 Điều này.

Điều 45. Thông báo cho cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép hoạt động điện lực

Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho cơ quan đã cấp Giấy phép hoạt động điện lực để xem xét thu hồi Giấy phép hoạt động điện lực theo quy định tại Điều 37 và Điều 38 Luật Điện lực khi xử phạt hành vi quy định tại Điểm c và Điểm d Khoản 7 Điều 5 Nghị định này.

Xem nội dung VB
Chương XI TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ
Nội dung hướng dẫn Chương này tại Nghị định 134/2013/NĐ-CP nay được sửa đổi bởi Khoản 24 đến Khoản 37 Điều 2 Nghị định 17/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 31/01/2022
Căn cứ Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ngày 17 tháng 6 năm 2010;
...
Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất và vật liệu nổ công nghiệp; điện lực, an toàn đập thủy điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; hoạt động dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí.
...
Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 134/2013/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực, an toàn đập thủy điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
...
24. Sửa đổi, bổ sung Điều 19 như sau:

“Điều 19. Vi phạm của cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm về kiểm toán năng lượng

1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi không thực hiện đầy đủ nội dung của báo cáo kiểm toán theo biểu mẫu quy định.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không thực hiện các biện pháp khắc phục khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

b) Không thực hiện chế độ báo cáo sử dụng năng lượng theo quy định.

3. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện kiểm toán năng lượng theo quy định.”.

25. Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số khoản của Điều 20 như sau:

a) Bãi bỏ khoản 4;

b) Sửa đổi, bổ sung khoản 5 như sau:

“5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc hủy bỏ giấy chứng nhận kiểm toán viên năng lượng và công bố danh sách giấy chứng nhận vi phạm cho các tổ chức cấp chứng chỉ kiêm toán viên năng lượng đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm b, điểm c và điểm d khoản 1, khoản 2 Điều này;

b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính để hoàn trả cho người học (bao gồm cả mọi chi phí phát sinh do hành vi vi phạm gây ra) đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b, điểm c và điểm d khoản 1, khoản 2 Điều này; trường hợp không xác định được người học để hoàn trả thì nộp vào ngân sách nhà nước;

c) Buộc thu hồi chứng chỉ kiểm toán viên năng lượng đã cấp đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.”.

26. Sửa đổi một số khoản của Điều 21 như sau:

a) Sửa đổi khoản 2 như sau:

“2. Phạt tiền cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi tự thực hiện chế độ kiểm toán năng lượng hoặc thuê tổ chức kiểm toán năng lượng không đủ năng lực thực hiện kiểm toán năng lượng (không có đội ngũ kiểm toán viên năng lượng được cấp chứng chỉ kiểm toán viên năng lượng hoặc không có phương tiện, thiết bị kỹ thuật phù hợp phục vụ cho việc kiểm toán năng lượng).”;

b) Sửa đổi khoản 4 như sau:

“4. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tước quyền sử dụng chứng chỉ kiểm toán viên năng lượng từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.”.

27. Sửa đổi, bổ sung Điều 22 như sau:

“Điều 22. Vi phạm quy định về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong sản xuất công nghiệp

Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện các quy chuẩn kỹ thuật, định mức sử dụng năng lượng, biện pháp quản lý năng lượng và công nghệ sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả bắt buộc áp dụng trong thiết kế, thi công, lắp đặt, vận hành trang thiết bị nhằm tiết kiệm năng lượng.”.

28. Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số khoản của Điều 23 như sau:

a) Bãi bỏ khoản 3;

b) Sửa đổi, bổ sung khoản 4 như sau:

“4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc loại bỏ tổ máy phát điện theo lộ trình do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.”.

29. Sửa đổi khoản 4 Điều 24 như sau:

“4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc sử dụng thiết bị chiếu sáng đúng quy chuẩn kỹ thuật về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong chiếu sáng công cộng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.”.

30. Sửa đổi khoản 2 Điều 25 như sau:

“2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc thực hiện đúng các quy định về định mức sử dụng năng lượng, quy chuẩn kỹ thuật trong thiết kế, thi công, sử dụng vật liệu xây dựng nhằm tiết kiệm năng lượng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này.”.

31. Sửa đổi, bổ sung Điều 26 như sau:

“Điều 26. Vi phạm quy định về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đối với tổ chức, doanh nghiệp trong hoạt động vận tải

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng phương tiện vận tải thuộc Danh mục phương tiện, thiết bị phải loại bỏ theo quy định.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện chế độ báo cáo sử dụng nhiên liệu, năng lượng theo quy định.

3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất thiết bị, phương tiện vận tải không tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật, định mức tiêu thụ năng lượng về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong sản xuất thiết bị, phương tiện vận tải.

4. Phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu thiết bị, phương tiện vận tải không tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật, định mức tiêu thụ năng lượng về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đối với thiết bị, phương tiện vận tải.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc chấm dứt lưu hành thiết bị, phương tiện vận tải đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Buộc tái xuất thiết bị, phương tiện vận tải đã nhập khẩu đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này;

c) Buộc tiêu hủy thiết bị, phương tiện vận tải đã nhập khẩu đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này trong trường hợp không thể thực hiện được biện pháp buộc tái xuất quy định tại điểm b khoản này.”.

32. Sửa đổi khoản 3 Điều 27 như sau:

“3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc chấm dứt lưu hành phương tiện, thiết bị, máy móc đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này.”.

33. Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số khoản của Điều 28 như sau:

a) Bãi bỏ khoản 3;

b) Sửa đổi, bổ sung khoản 4 như sau:

“4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc thu hồi giấy chứng nhận hoàn thành khóa đào tạo quản lý năng lượng đã cấp đối với hành vi quy định tại điểm b, điểm c và điểm d khoản 1 Điều này;

b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính (bao gồm cả mọi chi phí phát sinh do hành vi vi phạm gây ra) để hoàn trả cho người học đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm b, điểm c và điểm d khoản 1 Điều này; trường hợp không xác định được người học để hoàn trả thì nộp vào ngân sách nhà nước;

c) Buộc thu hồi chứng chỉ quản lý năng lượng đã cấp đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều này.”.

34. Sửa đổi, bổ sung Điều 29 như sau:

“Điều 29. Vi phạm quy định về quản lý năng lượng

1. Phạt cảnh cáo đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Người đứng đầu cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm không thực hiện đầy đủ các nội dung của mô hình quản lý năng lượng đối với cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm;

b) Người đứng đầu tổ chức sử dụng ngân sách nhà nước không thực hiện đầy đủ các quy định quản lý và sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bao gồm: không xây dựng và gửi kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả hàng năm cho cơ quan quản lý nhà nước về năng lượng tại địa phương; vi phạm quy định về chế độ báo cáo về tình hình sử dụng năng lượng, không xây dựng quy chế tiết kiệm năng lượng tại cơ sở, cơ quan, đơn vị; không tuân thủ Danh mục phương tiện, thiết bị tiết kiệm năng lượng do cơ quan có thẩm quyền ban hành trong công tác mua sắm, trang bị phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không chỉ định hoặc chỉ định người đảm nhận chức danh người quản lý năng lượng không đủ điều kiện.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không xây dựng kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả hàng năm, 05 năm; không tuân thủ chế độ báo cáo theo quy định và báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch hàng năm, 05 năm.

4. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tước quyền sử dụng chứng chỉ người quản lý năng lượng từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.”.

35. Sửa đổi, bổ sung Điều 30 như sau:

“Điều 30. Vi phạm quy định về dán nhãn năng lượng và sử dụng nhãn năng lượng

1. Xử phạt đối với hành vi không thực hiện dán nhãn năng lượng cho phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng như sau:

a) Phạt cảnh cáo đối với vi phạm lần đầu;

b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện dán nhãn năng lượng cho phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng trong trường hợp tái phạm.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không báo cáo hoặc báo cáo không trung thực với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về số lượng, chủng loại phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng được sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh, phân phối.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định về sử dụng nhãn năng lượng sai quy cách sau đây:

a) Gắn nhãn năng lượng lên phương tiện, thiết bị hoặc bao gói có kích thước không phù hợp;

b) Thay đổi kích thước nhãn năng lượng tăng hoặc giảm không theo tỷ lệ;

c) Làm che lấp, gây nhầm lẫn ảnh hưởng tới thông tin ghi trên nhãn năng lượng.

4. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không thực hiện công bố hiệu suất năng lượng của phương tiện, thiết bị;

b) Tiếp tục dán nhãn năng lượng cho phương tiện, thiết bị hoặc không thực hiện công bố lại khi có thay đổi tiêu chuẩn hiệu suất năng lượng do cơ quan có thẩm quyền công bố.

5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không cung cấp thông tin hoặc cung cấp sai thông tin hiệu suất năng lượng trên nhãn năng lượng so với hồ sơ công bố hiệu suất năng lượng của phương tiện, thiết bị (bao gồm cả kinh doanh phân phối sản phẩm trên các nền tảng kỹ thuật số);

b) Tuyên truyền, quảng cáo cung cấp thông tin về hiệu suất năng lượng không đúng sự thật về mức tiêu thụ năng lượng của phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng (bao gồm cả kinh doanh phân phối sản phẩm trên các nền tảng kỹ thuật số).

6. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi dán nhãn năng lượng cho phương tiện, thiết bị không đúng với hồ sơ công bố hiệu suất năng lượng, dán nhãn năng lượng hoặc dán nhãn năng lượng cho phương tiện, thiết bị khi chưa thực hiện công bố dán nhãn năng lượng.

7. Hình thức xử phạt bổ sung:

Đình chỉ hoạt động dán nhãn năng lượng từ 04 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.

8. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên phương tiện, thiết bị hoặc bao bì đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này;

b) Buộc thu hồi sản phẩm đã dán nhãn năng lượng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 6 Điều này.”.

36. Sửa đổi khoản 2 Điều 31 như sau:

“2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc thu hồi giấy chứng nhận, kết quả thử nghiệm đã cấp đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính (bao gồm cả mọi chi phí phát sinh do hành vi vi phạm gây ra) để hoàn trả lại cho cá nhân, tổ chức bị chiếm đoạt đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này. Trường hợp không xác định được cá nhân, tổ chức bị chiếm đoạt để hoàn trả thì nộp vào ngân sách nhà nước.”.

37. Sửa đổi, bổ sung Điều 32 như sau:

“Điều 32. Vi phạm các quy định về Danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng, áp dụng mức năng lượng tối thiểu và lộ trình thực hiện

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định mức hiệu suất năng lượng tối thiểu trong sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh, phân phối các phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng thuộc Danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng.

2. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, nhập khẩu các phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng thuộc Danh mục phương tiện, thiết bị phải loại bỏ.

3. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật, phương tiện, thiết bị vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc tái xuất phương tiện, thiết bị nhập khẩu đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này;

b) Buộc tiêu hủy phương tiện, thiết bị nhập khẩu đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này trong trường hợp không thể thực hiện được biện pháp buộc tái xuất quy định tại điểm b khoản này.”.

Xem nội dung VB
Chương XI TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ
Xử phạt vi phạm hành chính về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả được hướng dẫn bởi Nghị định 73/2011/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 10 năm 2011 (VB hết hiệu lực: 01/12/2013)
Căn cứ Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ngày 28 tháng 6 năm 2010;
...
Chương 1. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
...
Điều 2. Đối tượng bị xử phạt
...
Điều 3. Nguyên tắc xử phạt
...
Điều 4. Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng
...
Điều 5. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
...
Điều 6. Thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính
...
Điều 7. Các hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả
...
Điều 8. Bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm hành chính về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả gây ra
...
Điều 9. Trách nhiệm của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
...
Chương 2. HÀNH VI VI PHẠM, HÌNH THỨC XỬ LÝ, MỨC PHẠT

MỤC 1. VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG

Điều 10. Vi phạm của cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm về kiểm toán năng lượng
...
Điều 11. Vi phạm quy định về đào tạo và cấp chứng chỉ kiểm toán viên năng lượng
...
Điều 12. Vi phạm của tổ chức, cá nhân thực hiện kiểm toán năng lượng
...
MỤC 2. VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ TRONG SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP, XÂY DỰNG, GIAO THÔNG VẬN TẢI, SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP

Điều 13. Vi phạm quy định về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong sản xuất công nghiệp
...
Điều 14. Vi phạm về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong cơ sở sản xuất, cung cấp năng lượng
...
Điều 15. Vi phạm về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong chiếu sáng công cộng
...
Điều 16. Vi phạm về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong hoạt động xây dựng
...
Điều 17. Vi phạm các quy định về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong hoạt động vận tải
...
Điều 18. Vi phạm về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp
...
MỤC 3. VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ TRONG CƠ SỞ SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TRỌNG ĐIỂM

Điều 19. Vi phạm quy định về đào tạo và cấp chứng chỉ quản lý năng lượng
...
Điều 20. Vi phạm quy định về áp dụng mô hình quản lý năng lượng
...
MỤC 4. VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ NHÃN NĂNG LƯỢNG

Điều 21. Vi phạm quy định về giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng và sử dụng nhãn năng lượng
...
Điều 22. Vi phạm quy định về cấp giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn, kết quả thử nghiệm hiệu suất năng lượng
...
MỤC 5. VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ LOẠI BỎ PHƯƠNG TIỆN, THIẾT BỊ

Điều 23. Vi phạm các quy định về sản xuất, nhập khẩu các phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng thuộc Danh mục phương tiện, thiết bị phải loại bỏ
...
MỤC 6. HÀNH VI CẢN TRỞ HOẠT ĐỘNG CÔNG VỤ TRONG SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ

Điều 24. Xử phạt đối với hành vi cản trở hoạt động công vụ của người có thẩm quyền
...
Chương 3. THẨM QUYỀN, THỦ TỤC XỬ PHẠT

Điều 25. Nguyên tắc xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
...
Điều 26. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của thanh tra chuyên ngành công thương, xây dựng, giao thông vận tải và cơ quan quản lý thị trường
...
Điều 27. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Ủy ban nhân dân các cấp
...
Điều 28. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của các cơ quan khác
...
Điều 29. Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính và thi hành quyết định xử phạt
...
Điều 30. Chấp hành quyết định xử phạt và cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
...
Chương 4. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 31. Chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự
...
Điều 32. Thu, nộp, quản lý và sử dụng tiền phạt
...
Điều 33. Hiệu lực thi hành
...
Điều 34. Trách nhiệm thi hành
...
PHỤ LỤC DANH MỤC MỘT SỐ MẪU BIÊN BẢN VÀ QUYẾT ĐỊNH SỬ DỤNG TRONG XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ

1. Mẫu biên bản số 01: Biên bản vi phạm hành chính về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
...
2. Mẫu biên bản số 02: Biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện, thiết bị vi phạm hành chính về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
...
3. Mẫu biên bản số 03: Biên bản khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính.
...
4. Mẫu biên bản số 04: Biên bản khám cơ sở vi phạm quy định về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, nơi cất giấu tang vật, phương tiện, thiết bị vi phạm hành chính.
...
5. Mẫu quyết định số 01: Quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện, thiết bị vi phạm hành chính.
...
6. Mẫu quyết định số 02: Quyết định khám cơ sở vi phạm quy định về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, nơi cất giấu tang vật, phương tiện, thiết bị vi phạm hành chính.
...
7. Mẫu quyết định số 03: Quyết định xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức phạt cảnh cáo về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả theo thủ tục đơn giản.
...
8. Mẫu quyết định số 04: Quyết định xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả theo thủ tục đơn giản.
...
9. Mẫu quyết định số 05: Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
...
10. Mẫu quyết định số 06: Quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
...
11. Mẫu quyết định số 07: Quyết định áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra trong trường hợp không áp dụng xử phạt về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Xem nội dung VB
Chương XI TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ
Việc kiểm tra, thanh tra về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả được hướng dẫn bởi Chương 7 Nghị định 21/2011/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 5 năm 2011
Xử phạt vi phạm hành chính về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả được hướng dẫn bởi Mục 3 Chương 2, Mục 3 và Mục 4 Chương 3 Nghị định 134/2013/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 12 năm 2013
Nội dung hướng dẫn Chương này tại Nghị định 134/2013/NĐ-CP nay được sửa đổi bởi Khoản 24 đến Khoản 37 Điều 2 Nghị định 17/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 31/01/2022
Xử phạt vi phạm hành chính về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả được hướng dẫn bởi Nghị định 73/2011/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 10 năm 2011 (VB hết hiệu lực: 01/12/2013)
Khoản này được hướng dẫn bởi Điều 5 Nghị định 21/2011/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 5 năm 2011
Căn cứ Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ngày 28 tháng 6 năm 2010;
...
Điều 5. Tổ chức hệ thống cơ sở dữ liệu năng lượng quốc gia

1. Bộ Công thương có trách nhiệm tổ chức, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu năng lượng quốc gia.

2. Các thông tin của cơ sở dữ liệu năng lượng quốc gia gồm:

a) Các chỉ tiêu thống kê về sử dụng năng lượng quy định tại Điều 3 Nghị định này.

b) Số lượng, khối lượng năng lượng sơ cấp được khai thác trong nước, nhập khẩu, gồm: than, dầu thô, khí thiên nhiên, thủy điện, điện năng, năng lượng tái tạo, năng lượng hạt nhân.

c) Số lượng, khối lượng năng lượng sản xuất trong nước, gồm: điện năng, nhiên liệu từ sản phẩm dầu mỏ, than đá.

d) Chỉ tiêu về chỉ số giá một số loại năng lượng chủ yếu.

Xem nội dung VB
Điều 45. Trách nhiệm của Bộ Công thương về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
...
3. Tổ chức hệ thống cơ sở dữ liệu năng lượng quốc gia.
Khoản này được hướng dẫn bởi Điều 5 Nghị định 21/2011/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 5 năm 2011
Khoản này được hướng dẫn bởi Điều 5 Nghị định 21/2011/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 5 năm 2011
Căn cứ Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ngày 28 tháng 6 năm 2010;
...
Điều 5. Tổ chức hệ thống cơ sở dữ liệu năng lượng quốc gia

1. Bộ Công thương có trách nhiệm tổ chức, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu năng lượng quốc gia.

2. Các thông tin của cơ sở dữ liệu năng lượng quốc gia gồm:

a) Các chỉ tiêu thống kê về sử dụng năng lượng quy định tại Điều 3 Nghị định này.

b) Số lượng, khối lượng năng lượng sơ cấp được khai thác trong nước, nhập khẩu, gồm: than, dầu thô, khí thiên nhiên, thủy điện, điện năng, năng lượng tái tạo, năng lượng hạt nhân.

c) Số lượng, khối lượng năng lượng sản xuất trong nước, gồm: điện năng, nhiên liệu từ sản phẩm dầu mỏ, than đá.

d) Chỉ tiêu về chỉ số giá một số loại năng lượng chủ yếu.

Xem nội dung VB
Điều 45. Trách nhiệm của Bộ Công thương về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
...
3. Tổ chức hệ thống cơ sở dữ liệu năng lượng quốc gia.
Khoản này được hướng dẫn bởi Điều 5 Nghị định 21/2011/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 5 năm 2011
Khoản này được hướng dẫn bởi Điều 5 Nghị định 21/2011/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 5 năm 2011
Căn cứ Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ngày 28 tháng 6 năm 2010;
...
Điều 5. Tổ chức hệ thống cơ sở dữ liệu năng lượng quốc gia

1. Bộ Công thương có trách nhiệm tổ chức, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu năng lượng quốc gia.

2. Các thông tin của cơ sở dữ liệu năng lượng quốc gia gồm:

a) Các chỉ tiêu thống kê về sử dụng năng lượng quy định tại Điều 3 Nghị định này.

b) Số lượng, khối lượng năng lượng sơ cấp được khai thác trong nước, nhập khẩu, gồm: than, dầu thô, khí thiên nhiên, thủy điện, điện năng, năng lượng tái tạo, năng lượng hạt nhân.

c) Số lượng, khối lượng năng lượng sản xuất trong nước, gồm: điện năng, nhiên liệu từ sản phẩm dầu mỏ, than đá.

d) Chỉ tiêu về chỉ số giá một số loại năng lượng chủ yếu.

Xem nội dung VB
Điều 45. Trách nhiệm của Bộ Công thương về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
...
3. Tổ chức hệ thống cơ sở dữ liệu năng lượng quốc gia.
Khoản này được hướng dẫn bởi Điều 5 Nghị định 21/2011/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 5 năm 2011
Khoản này được hướng dẫn bởi Điều 5 Nghị định 21/2011/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 5 năm 2011
Căn cứ Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ngày 28 tháng 6 năm 2010;
...
Điều 5. Tổ chức hệ thống cơ sở dữ liệu năng lượng quốc gia

1. Bộ Công thương có trách nhiệm tổ chức, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu năng lượng quốc gia.

2. Các thông tin của cơ sở dữ liệu năng lượng quốc gia gồm:

a) Các chỉ tiêu thống kê về sử dụng năng lượng quy định tại Điều 3 Nghị định này.

b) Số lượng, khối lượng năng lượng sơ cấp được khai thác trong nước, nhập khẩu, gồm: than, dầu thô, khí thiên nhiên, thủy điện, điện năng, năng lượng tái tạo, năng lượng hạt nhân.

c) Số lượng, khối lượng năng lượng sản xuất trong nước, gồm: điện năng, nhiên liệu từ sản phẩm dầu mỏ, than đá.

d) Chỉ tiêu về chỉ số giá một số loại năng lượng chủ yếu.

Xem nội dung VB
Điều 45. Trách nhiệm của Bộ Công thương về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
...
3. Tổ chức hệ thống cơ sở dữ liệu năng lượng quốc gia.
Khoản này được hướng dẫn bởi Điều 5 Nghị định 21/2011/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 5 năm 2011
Khoản này được hướng dẫn bởi Điều 5 Nghị định 21/2011/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 5 năm 2011
Căn cứ Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ngày 28 tháng 6 năm 2010;
...
Điều 5. Tổ chức hệ thống cơ sở dữ liệu năng lượng quốc gia

1. Bộ Công thương có trách nhiệm tổ chức, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu năng lượng quốc gia.

2. Các thông tin của cơ sở dữ liệu năng lượng quốc gia gồm:

a) Các chỉ tiêu thống kê về sử dụng năng lượng quy định tại Điều 3 Nghị định này.

b) Số lượng, khối lượng năng lượng sơ cấp được khai thác trong nước, nhập khẩu, gồm: than, dầu thô, khí thiên nhiên, thủy điện, điện năng, năng lượng tái tạo, năng lượng hạt nhân.

c) Số lượng, khối lượng năng lượng sản xuất trong nước, gồm: điện năng, nhiên liệu từ sản phẩm dầu mỏ, than đá.

d) Chỉ tiêu về chỉ số giá một số loại năng lượng chủ yếu.

Xem nội dung VB
Điều 45. Trách nhiệm của Bộ Công thương về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
...
3. Tổ chức hệ thống cơ sở dữ liệu năng lượng quốc gia.
Khoản này được hướng dẫn bởi Điều 5 Nghị định 21/2011/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 5 năm 2011
Khoản này được hướng dẫn bởi Điều 5 Nghị định 21/2011/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 5 năm 2011
Căn cứ Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ngày 28 tháng 6 năm 2010;
...
Điều 5. Tổ chức hệ thống cơ sở dữ liệu năng lượng quốc gia

1. Bộ Công thương có trách nhiệm tổ chức, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu năng lượng quốc gia.

2. Các thông tin của cơ sở dữ liệu năng lượng quốc gia gồm:

a) Các chỉ tiêu thống kê về sử dụng năng lượng quy định tại Điều 3 Nghị định này.

b) Số lượng, khối lượng năng lượng sơ cấp được khai thác trong nước, nhập khẩu, gồm: than, dầu thô, khí thiên nhiên, thủy điện, điện năng, năng lượng tái tạo, năng lượng hạt nhân.

c) Số lượng, khối lượng năng lượng sản xuất trong nước, gồm: điện năng, nhiên liệu từ sản phẩm dầu mỏ, than đá.

d) Chỉ tiêu về chỉ số giá một số loại năng lượng chủ yếu.

Xem nội dung VB
Điều 45. Trách nhiệm của Bộ Công thương về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
...
3. Tổ chức hệ thống cơ sở dữ liệu năng lượng quốc gia.
Khoản này được hướng dẫn bởi Điều 5 Nghị định 21/2011/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 5 năm 2011
Khoản này được hướng dẫn bởi Điều 5 Nghị định 21/2011/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 5 năm 2011
Căn cứ Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ngày 28 tháng 6 năm 2010;
...
Điều 5. Tổ chức hệ thống cơ sở dữ liệu năng lượng quốc gia

1. Bộ Công thương có trách nhiệm tổ chức, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu năng lượng quốc gia.

2. Các thông tin của cơ sở dữ liệu năng lượng quốc gia gồm:

a) Các chỉ tiêu thống kê về sử dụng năng lượng quy định tại Điều 3 Nghị định này.

b) Số lượng, khối lượng năng lượng sơ cấp được khai thác trong nước, nhập khẩu, gồm: than, dầu thô, khí thiên nhiên, thủy điện, điện năng, năng lượng tái tạo, năng lượng hạt nhân.

c) Số lượng, khối lượng năng lượng sản xuất trong nước, gồm: điện năng, nhiên liệu từ sản phẩm dầu mỏ, than đá.

d) Chỉ tiêu về chỉ số giá một số loại năng lượng chủ yếu.

Xem nội dung VB
Điều 45. Trách nhiệm của Bộ Công thương về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
...
3. Tổ chức hệ thống cơ sở dữ liệu năng lượng quốc gia.
Khoản này được hướng dẫn bởi Điều 5 Nghị định 21/2011/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 5 năm 2011
Khoản này được hướng dẫn bởi Điều 5 Nghị định 21/2011/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 5 năm 2011
Căn cứ Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ngày 28 tháng 6 năm 2010;
...
Điều 5. Tổ chức hệ thống cơ sở dữ liệu năng lượng quốc gia

1. Bộ Công thương có trách nhiệm tổ chức, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu năng lượng quốc gia.

2. Các thông tin của cơ sở dữ liệu năng lượng quốc gia gồm:

a) Các chỉ tiêu thống kê về sử dụng năng lượng quy định tại Điều 3 Nghị định này.

b) Số lượng, khối lượng năng lượng sơ cấp được khai thác trong nước, nhập khẩu, gồm: than, dầu thô, khí thiên nhiên, thủy điện, điện năng, năng lượng tái tạo, năng lượng hạt nhân.

c) Số lượng, khối lượng năng lượng sản xuất trong nước, gồm: điện năng, nhiên liệu từ sản phẩm dầu mỏ, than đá.

d) Chỉ tiêu về chỉ số giá một số loại năng lượng chủ yếu.

Xem nội dung VB
Điều 45. Trách nhiệm của Bộ Công thương về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
...
3. Tổ chức hệ thống cơ sở dữ liệu năng lượng quốc gia.
Khoản này được hướng dẫn bởi Điều 5 Nghị định 21/2011/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 5 năm 2011
Danh mục phương tiện, thiết bị phải loại bỏ được hướng dẫn bởi Điều 3 Quyết định 24/2018/QĐ-TTg có hiệu lực thi hành từ ngày 10 tháng 7 năm 2018 (VB hết hiệu lực: 15/07/2023)
Căn cứ Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ngày 28 tháng 6 năm 2010;
...
Thủ tướng Chính phủ Quyết định ban hành Danh mục và lộ trình phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng phải loại bỏ và các tổ máy phát điện hiệu suất thấp không được xây dựng mới.
...
Điều 3. Danh mục phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng có hiệu suất thấp phải loại bỏ và các tổ máy phát điện hiệu suất thấp không được xây dựng mới

1. Danh mục phương tiện, thiết bị bao gồm:

a) Nhóm thiết bị gia dụng: Bóng đèn huỳnh quang compact, balát điện tử dùng cho bóng đèn huỳnh quang, balát điện từ dùng cho bóng đèn huỳnh quang, bóng đèn huỳnh quang ống thẳng, quạt điện, tủ lạnh - tủ kết đông lạnh, máy điều hòa không khí không ống gió, máy giặt gia dụng, máy thu hình, nồi cơm điện và bình đun nước nóng có dự trữ.

b) Nhóm thiết bị văn phòng và thương mại: Màn hình máy tính, máy photocopy, máy in và tủ giữ lạnh thương mại.

c) Nhóm thiết bị công nghiệp: Động cơ điện không đồng bộ ba pha roto lồng sóc, máy biến áp phân phối, nồi hơi trong xí nghiệp công nghiệp.

2. Các tổ máy phát điện bằng than, khí trong các nhà máy nhiệt điện.

3. Chi tiết về phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng có hiệu suất thấp phải loại bỏ và các tổ máy phát điện hiệu suất thấp không được xây dựng mới được quy định tại Phụ lục I, Phụ lục II và Phụ lục III kèm theo Quyết định này.
...
PHỤ LỤC I DANH MỤC THIẾT BỊ KHÔNG CHO PHÉP NHẬP KHẨU, SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH TỪ NGÀY 10 THÁNG 7 NĂM 2018

PHỤ LỤC II DANH MỤC THIẾT BỊ KHÔNG CHO PHÉP NHẬP KHẨU, SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH ÁP DỤNG TỪ NGÀY 10 THÁNG 7 NĂM 2020

Xem nội dung VB
Điều 8. Các hành vi bị cấm
...
5. Sản xuất, nhập khẩu, lưu thông phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng thuộc Danh mục phương tiện, thiết bị phải loại bỏ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
Danh mục phương tiện, thiết bị phải loại bỏ được hướng dẫn bởi Điều 3 Quyết định 24/2018/QĐ-TTg có hiệu lực thi hành từ ngày 10 tháng 7 năm 2018 (VB hết hiệu lực: 15/07/2023)
Danh mục và lộ trình phương tiện, thiết bị phải loại bỏ được hướng dẫn bởi Điều 3, 4 Quyết định 24/2018/QĐ-TTg có hiệu lực thi hành từ ngày 10 tháng 7 năm 2018 (VB hết hiệu lực: 15/07/2023)
Căn cứ Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ngày 28 tháng 6 năm 2010;
...
Thủ tướng Chính phủ Quyết định ban hành Danh mục và lộ trình phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng phải loại bỏ và các tổ máy phát điện hiệu suất thấp không được xây dựng mới.
...
Điều 3. Danh mục phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng có hiệu suất thấp phải loại bỏ và các tổ máy phát điện hiệu suất thấp không được xây dựng mới

1. Danh mục phương tiện, thiết bị bao gồm:

a) Nhóm thiết bị gia dụng: Bóng đèn huỳnh quang compact, balát điện tử dùng cho bóng đèn huỳnh quang, balát điện từ dùng cho bóng đèn huỳnh quang, bóng đèn huỳnh quang ống thẳng, quạt điện, tủ lạnh - tủ kết đông lạnh, máy điều hòa không khí không ống gió, máy giặt gia dụng, máy thu hình, nồi cơm điện và bình đun nước nóng có dự trữ.

b) Nhóm thiết bị văn phòng và thương mại: Màn hình máy tính, máy photocopy, máy in và tủ giữ lạnh thương mại.

c) Nhóm thiết bị công nghiệp: Động cơ điện không đồng bộ ba pha roto lồng sóc, máy biến áp phân phối, nồi hơi trong xí nghiệp công nghiệp.

2. Các tổ máy phát điện bằng than, khí trong các nhà máy nhiệt điện.

3. Chi tiết về phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng có hiệu suất thấp phải loại bỏ và các tổ máy phát điện hiệu suất thấp không được xây dựng mới được quy định tại Phụ lục I, Phụ lục II và Phụ lục III kèm theo Quyết định này.

Điều 4. Lộ trình thực hiện

1. Không cho phép nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh kể từ khi Quyết định này có hiệu lực đối với các thiết bị có mức hiệu suất năng lượng không đáp ứng mức hiệu suất năng lượng tối thiểu trong tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) được quy định tại Phụ lục I kèm theo Quyết định này.

2. Không cho phép nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh sau 02 năm kể từ khi Quyết định này có hiệu lực đối với các thiết bị có mức hiệu suất năng lượng không đáp ứng mức hiệu suất năng lượng tối thiểu trong TCVN được quy định tại Phụ lục II kèm theo Quyết định này.
...
PHỤ LỤC I DANH MỤC THIẾT BỊ KHÔNG CHO PHÉP NHẬP KHẨU, SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH TỪ NGÀY 10 THÁNG 7 NĂM 2018
...
PHỤ LỤC II DANH MỤC THIẾT BỊ KHÔNG CHO PHÉP NHẬP KHẨU, SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH ÁP DỤNG TỪ NGÀY 10 THÁNG 7 NĂM 2020

Xem nội dung VB
Điều 40. Quản lý phương tiện, thiết bị dưới mức hiệu suất năng lượng tối thiểu

1. Phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng có mức hiệu suất năng lượng dưới mức hiệu suất năng lượng tối thiểu phải loại bỏ theo danh mục và lộ trình do Thủ tướng Chính phủ ban hành.

2. Không sản xuất, nhập khẩu phương tiện, thiết bị có mức hiệu suất năng lượng dưới mức hiệu suất năng lượng tối thiểu thuộc Danh mục phương tiện, thiết bị phải loại bỏ.

3. Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Bộ Công thương và các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục và lộ trình phương tiện, thiết bị phải loại bỏ phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, trình độ khoa học và công nghệ của đất nước theo từng thời kỳ.
Danh mục và lộ trình phương tiện, thiết bị phải loại bỏ được hướng dẫn bởi Điều 3, 4 Quyết định 24/2018/QĐ-TTg có hiệu lực thi hành từ ngày 10 tháng 7 năm 2018 (VB hết hiệu lực: 15/07/2023)
Danh mục và lộ trình tổ máy phát điện hiệu suất thấp không được xây dựng mới được hướng dẫn bởi Điều 3, 4 Quyết định 24/2018/QĐ-TTg có hiệu lực thi hành từ ngày 10 tháng 7 năm 2018 (VB hết hiệu lực: 15/07/2023)
Căn cứ Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ngày 28 tháng 6 năm 2010;
...
Thủ tướng Chính phủ Quyết định ban hành Danh mục và lộ trình phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng phải loại bỏ và các tổ máy phát điện hiệu suất thấp không được xây dựng mới.
...
Điều 3. Danh mục phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng có hiệu suất thấp phải loại bỏ và các tổ máy phát điện hiệu suất thấp không được xây dựng mới
...
2. Các tổ máy phát điện bằng than, khí trong các nhà máy nhiệt điện.

3. Chi tiết về phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng có hiệu suất thấp phải loại bỏ và các tổ máy phát điện hiệu suất thấp không được xây dựng mới được quy định tại Phụ lục I, Phụ lục II và Phụ lục III kèm theo Quyết định này.

Điều 4. Lộ trình thực hiện
...
3. Lộ trình thực hiện đối với các tổ máy phát điện bằng than, khí trong các nhà máy nhiệt điện áp dụng kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực:

a) Không cho phép xây dựng mới tổ máy phát điện bằng than, khí công nghệ lạc hậu, có hiệu suất tại thời điểm bắt đầu đưa vào vận hành thương mại thấp hơn hiệu suất quy định tương ứng với từng dải công suất của tổ máy được quy định tại Phụ lục III kèm theo Quyết định này.

b) Không cho phép nhập khẩu thiết bị cũ, lạc hậu đối với các tổ máy phát điện có công suất nằm ngoài các dải công suất được quy định tại Phụ lục III kèm theo Quyết định này.

c) Không phê duyệt chủ trương đầu tư các nhà máy nhiệt điện phát điện bằng than, khí đốt có hiệu suất năng lượng thấp hơn hiệu suất quy định tương ứng với dải công suất của tổ máy phát điện được quy định tại Phụ lục III kèm theo Quyết định này.
...
PHỤ LỤC III DANH MỤC CÁC TỔ MÁY PHÁT ĐIỆN BẰNG THAN, KHÍ TRONG CÁC NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN KHÔNG ĐƯỢC PHÉP XÂY DỰNG MỚI TỪ NGÀY 10 THÁNG 7 NĂM 2018

Xem nội dung VB
Điều 13. Biện pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong cơ sở sản xuất, cung cấp năng lượng
...
2. Không xây dựng mới tổ máy phát điện bằng than, dầu, khí có công nghệ lạc hậu, hiệu suất thấp theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
Danh mục và lộ trình tổ máy phát điện hiệu suất thấp không được xây dựng mới được hướng dẫn bởi Điều 3, 4 Quyết định 24/2018/QĐ-TTg có hiệu lực thi hành từ ngày 10 tháng 7 năm 2018 (VB hết hiệu lực: 15/07/2023)
Việc xây dựng danh sách cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm hằng năm được hướng dẫn bởi Mục 1 Chương II Thông tư 25/2020/TT-BCT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 13 tháng 11 năm 2020
Căn cứ Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ngày 17 tháng 6 năm 2010;
...
Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư quy định về việc lập kế hoạch, báo cáo thực hiện kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; thực hiện kiểm toán năng lượng.
...
Chương II XÂY DỰNG DANH SÁCH CƠ SỞ SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TRỌNG ĐIỂM, LẬP KẾ HOẠCH VÀ BÁO CÁO THỰC HIỆN KẾ HOẠCH SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ

Mục 1. XÂY DỰNG DANH SÁCH CƠ SỞ SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TRỌNG ĐIỂM HÀNG NĂM

Điều 4. Tổng hợp, thu thập dữ liệu sử dụng năng lượng hằng năm

1. Trước ngày 15 tháng 12 của năm N-1, Sở Công Thương có trách nhiệm ban hành công văn đề nghị các cơ sở sử dụng năng lượng trên địa bàn báo cáo về dữ liệu sử dụng năng lượng trong năm N-1, bao gồm:

a) Các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt danh sách cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm năm N-2;

b) Các cơ sở sử dụng năng lượng có mức tiêu thụ năng lượng từ 600 TOE (hoặc từ 3,6 triệu kWh) thuộc lĩnh vực sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, vận tải; từ 300 TOE (hoặc từ 1,8 triệu kWh) đối với các tòa nhà, công trình xây dựng. Danh sách các cơ sở sử dụng năng lượng này được Sở Công Thương xác định căn cứ trên danh mục thống kê các cơ sở sử dụng năng lượng cho năm gần nhất của Tổng cục Thống kê và sản lượng điện năng lũy kế ước tính cho cả năm N-1 của các cơ sở sử dụng điện thuộc danh mục khách hàng sử dụng điện lớn của Tập đoàn Điện lực Việt Nam tại trang thông tin điện tử: https://sudungdien.evn.com.vn.

Trong công văn yêu cầu báo cáo tình hình sử dụng năng lượng hằng năm, Sở Công Thương gửi kèm tài khoản và hướng dẫn đăng nhập báo cáo trực tuyến trên Trang thông tin điện tử http://dataenergy.vn cho các cơ sở sử dụng năng lượng để thực hiện báo cáo.

2. Tổng công ty Điện lực Thành phố Hà Nội, Tổng công ty Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh và các Công ty Điện lực tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm phối hợp và cung cấp thông tin cho Sở Công Thương sở tại về dữ liệu tiêu thụ điện trong năm N-1 của các cơ sở sử dụng điện trên địa bàn, phục vụ việc xây dựng danh sách cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm hằng năm.

Điều 5. Báo cáo tình hình sử dụng năng lượng của các cơ sở sử dụng năng lượng

1. Trước ngày 15 tháng 01 của năm N, các cơ sở sử dụng năng lượng quy định tại điểm a, b, khoản 1 Điều 4 có trách nhiệm gửi báo cáo cho Sở Công Thương sở tại về tình hình tiêu thụ năng lượng trong năm N-1 theo nội dung quy định tại Mẫu 1.1, Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này trên Trang thông tin điện tử http://dataenergy.vn.

2. Việc báo cáo tình hình sử dụng năng lượng hằng năm của cơ sở sử dụng năng lượng được thực hiện theo trình tự, thủ tục như sau:

a) Cơ sở sử dụng năng lượng truy cập vào Trang thông tin điện tử http://dataenergy.vn, thực hiện nhập dữ liệu theo các bước và trình tự hướng dẫn trên Trang thông tin điện tử và gửi báo cáo về Sở Công Thương;

b) Sau khi nhận được báo cáo, Sở Công Thương thực hiện việc xác minh dữ liệu trước khi phản hồi chính thức trên Trang thông tin điện tử http://dataenergy.vn tới cơ sở sử dụng năng lượng trong vòng 05 ngày làm việc;

c) Trường hợp cơ sở sử dụng năng lượng nhận được ý kiến của Sở Công Thương yêu cầu bổ sung, hiệu chỉnh thì phải thực hiện việc bổ sung, hiệu chỉnh, hoàn thiện báo cáo tình hình sử dụng năng lượng trên Trang thông tin điện tử trong vòng 05 ngày làm việc;

3. Sau ngày 15 tháng 01 của năm N, trường hợp cơ sở sử dụng năng lượng quy định tại điểm a, b, khoản 1 Điều 4 không gửi báo cáo về Sở Công Thương thì Sở Công Thương sẽ tiến hành:

a) Gửi công văn đến cơ sở sử dụng năng lượng yêu cầu gửi báo cáo tình hình sử dụng năng lượng về Sở Công Thương trong vòng 05 ngày làm việc;

b) Gửi công văn đến các Sở quản lý ngành, lĩnh vực (Sở Giao thông Vận tải; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Xây dựng) đề nghị phối hợp và cung cấp dữ liệu tiêu thụ năng lượng của cơ sở sử dụng năng lượng thuộc lĩnh vực quản lý trong vòng 05 ngày làm việc;

c) Gửi công văn đến Tổng công ty Điện lực, Công ty Điện lực tỉnh, thành phố trên địa bàn đề nghị cung cấp dữ liệu tiêu thụ điện của cơ sở sử dụng năng lượng trong vòng 05 ngày làm việc.

Điều 6. Lập danh sách và báo cáo danh sách cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm hằng năm

1. Sở Công Thương có trách nhiệm tổng hợp danh sách cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm của năm N-1 trên địa bàn, trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phê duyệt, gửi văn bản về Bộ Công Thương và đăng tải trên Trang thông tin điện tử http://dataenergy.vn trước ngày 01 tháng 02 năm N.

*Khoản 1, Điều 6 được sửa đổi bởi Điều 2 Thông tư 15/2023/TT-BCT có hiệu lực từ ngày 22/08/2023

1. Sở Công Thương có trách nhiệm tổng hợp danh sách cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm của năm N-1 trên địa bàn, trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để gửi văn bản về Bộ Công Thương trước ngày 01 tháng 02 năm N.*

2. Báo cáo danh sách cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm hằng năm quy định tại Mẫu 1.9, Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
...
Mẫu 1.1 MẪU BÁO CÁO TÌNH HÌNH SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG CỦA CƠ SỞ SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG VÀ CƠ QUAN, ĐƠN VỊ
...
Mẫu 1.9 TỔNG HỢP DANH SÁCH CƠ SỞ SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TRỌNG ĐIỂM

Xem nội dung VB
Điều 32. Cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm

Cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm là cơ sở sử dụng năng lượng hằng năm với khối lượng lớn theo quy định của Chính phủ.

Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ ban hành danh sách cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm hằng năm.
Việc xây dựng danh sách cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm hằng năm được hướng dẫn bởi Mục 1 Chương II Thông tư 25/2020/TT-BCT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 13 tháng 11 năm 2020
Việc xây dựng danh sách cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm hằng năm được hướng dẫn bởi Mục 1 Chương II Thông tư 25/2020/TT-BCT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 13 tháng 11 năm 2020
Căn cứ Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ngày 17 tháng 6 năm 2010;
...
Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư quy định về việc lập kế hoạch, báo cáo thực hiện kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; thực hiện kiểm toán năng lượng.
...
Chương II XÂY DỰNG DANH SÁCH CƠ SỞ SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TRỌNG ĐIỂM, LẬP KẾ HOẠCH VÀ BÁO CÁO THỰC HIỆN KẾ HOẠCH SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ

Mục 1. XÂY DỰNG DANH SÁCH CƠ SỞ SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TRỌNG ĐIỂM HÀNG NĂM

Điều 4. Tổng hợp, thu thập dữ liệu sử dụng năng lượng hằng năm

1. Trước ngày 15 tháng 12 của năm N-1, Sở Công Thương có trách nhiệm ban hành công văn đề nghị các cơ sở sử dụng năng lượng trên địa bàn báo cáo về dữ liệu sử dụng năng lượng trong năm N-1, bao gồm:

a) Các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt danh sách cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm năm N-2;

b) Các cơ sở sử dụng năng lượng có mức tiêu thụ năng lượng từ 600 TOE (hoặc từ 3,6 triệu kWh) thuộc lĩnh vực sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, vận tải; từ 300 TOE (hoặc từ 1,8 triệu kWh) đối với các tòa nhà, công trình xây dựng. Danh sách các cơ sở sử dụng năng lượng này được Sở Công Thương xác định căn cứ trên danh mục thống kê các cơ sở sử dụng năng lượng cho năm gần nhất của Tổng cục Thống kê và sản lượng điện năng lũy kế ước tính cho cả năm N-1 của các cơ sở sử dụng điện thuộc danh mục khách hàng sử dụng điện lớn của Tập đoàn Điện lực Việt Nam tại trang thông tin điện tử: https://sudungdien.evn.com.vn.

Trong công văn yêu cầu báo cáo tình hình sử dụng năng lượng hằng năm, Sở Công Thương gửi kèm tài khoản và hướng dẫn đăng nhập báo cáo trực tuyến trên Trang thông tin điện tử http://dataenergy.vn cho các cơ sở sử dụng năng lượng để thực hiện báo cáo.

2. Tổng công ty Điện lực Thành phố Hà Nội, Tổng công ty Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh và các Công ty Điện lực tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm phối hợp và cung cấp thông tin cho Sở Công Thương sở tại về dữ liệu tiêu thụ điện trong năm N-1 của các cơ sở sử dụng điện trên địa bàn, phục vụ việc xây dựng danh sách cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm hằng năm.

Điều 5. Báo cáo tình hình sử dụng năng lượng của các cơ sở sử dụng năng lượng

1. Trước ngày 15 tháng 01 của năm N, các cơ sở sử dụng năng lượng quy định tại điểm a, b, khoản 1 Điều 4 có trách nhiệm gửi báo cáo cho Sở Công Thương sở tại về tình hình tiêu thụ năng lượng trong năm N-1 theo nội dung quy định tại Mẫu 1.1, Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này trên Trang thông tin điện tử http://dataenergy.vn.

2. Việc báo cáo tình hình sử dụng năng lượng hằng năm của cơ sở sử dụng năng lượng được thực hiện theo trình tự, thủ tục như sau:

a) Cơ sở sử dụng năng lượng truy cập vào Trang thông tin điện tử http://dataenergy.vn, thực hiện nhập dữ liệu theo các bước và trình tự hướng dẫn trên Trang thông tin điện tử và gửi báo cáo về Sở Công Thương;

b) Sau khi nhận được báo cáo, Sở Công Thương thực hiện việc xác minh dữ liệu trước khi phản hồi chính thức trên Trang thông tin điện tử http://dataenergy.vn tới cơ sở sử dụng năng lượng trong vòng 05 ngày làm việc;

c) Trường hợp cơ sở sử dụng năng lượng nhận được ý kiến của Sở Công Thương yêu cầu bổ sung, hiệu chỉnh thì phải thực hiện việc bổ sung, hiệu chỉnh, hoàn thiện báo cáo tình hình sử dụng năng lượng trên Trang thông tin điện tử trong vòng 05 ngày làm việc;

3. Sau ngày 15 tháng 01 của năm N, trường hợp cơ sở sử dụng năng lượng quy định tại điểm a, b, khoản 1 Điều 4 không gửi báo cáo về Sở Công Thương thì Sở Công Thương sẽ tiến hành:

a) Gửi công văn đến cơ sở sử dụng năng lượng yêu cầu gửi báo cáo tình hình sử dụng năng lượng về Sở Công Thương trong vòng 05 ngày làm việc;

b) Gửi công văn đến các Sở quản lý ngành, lĩnh vực (Sở Giao thông Vận tải; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Xây dựng) đề nghị phối hợp và cung cấp dữ liệu tiêu thụ năng lượng của cơ sở sử dụng năng lượng thuộc lĩnh vực quản lý trong vòng 05 ngày làm việc;

c) Gửi công văn đến Tổng công ty Điện lực, Công ty Điện lực tỉnh, thành phố trên địa bàn đề nghị cung cấp dữ liệu tiêu thụ điện của cơ sở sử dụng năng lượng trong vòng 05 ngày làm việc.

Điều 6. Lập danh sách và báo cáo danh sách cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm hằng năm

1. Sở Công Thương có trách nhiệm tổng hợp danh sách cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm của năm N-1 trên địa bàn, trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phê duyệt, gửi văn bản về Bộ Công Thương và đăng tải trên Trang thông tin điện tử http://dataenergy.vn trước ngày 01 tháng 02 năm N.

*Khoản 1, Điều 6 được sửa đổi bởi Điều 2 Thông tư 15/2023/TT-BCT có hiệu lực từ ngày 22/08/2023

1. Sở Công Thương có trách nhiệm tổng hợp danh sách cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm của năm N-1 trên địa bàn, trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để gửi văn bản về Bộ Công Thương trước ngày 01 tháng 02 năm N.*

2. Báo cáo danh sách cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm hằng năm quy định tại Mẫu 1.9, Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
...
Mẫu 1.1 MẪU BÁO CÁO TÌNH HÌNH SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG CỦA CƠ SỞ SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG VÀ CƠ QUAN, ĐƠN VỊ
...
Mẫu 1.9 TỔNG HỢP DANH SÁCH CƠ SỞ SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TRỌNG ĐIỂM

Xem nội dung VB
Điều 32. Cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm

Cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm là cơ sở sử dụng năng lượng hằng năm với khối lượng lớn theo quy định của Chính phủ.

Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ ban hành danh sách cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm hằng năm.
Việc xây dựng danh sách cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm hằng năm được hướng dẫn bởi Mục 1 Chương II Thông tư 25/2020/TT-BCT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 13 tháng 11 năm 2020
Việc xây dựng danh sách cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm hằng năm được hướng dẫn bởi Mục 1 Chương II Thông tư 25/2020/TT-BCT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 13 tháng 11 năm 2020
Căn cứ Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ngày 17 tháng 6 năm 2010;
...
Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư quy định về việc lập kế hoạch, báo cáo thực hiện kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; thực hiện kiểm toán năng lượng.
...
Chương II XÂY DỰNG DANH SÁCH CƠ SỞ SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TRỌNG ĐIỂM, LẬP KẾ HOẠCH VÀ BÁO CÁO THỰC HIỆN KẾ HOẠCH SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ

Mục 1. XÂY DỰNG DANH SÁCH CƠ SỞ SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TRỌNG ĐIỂM HÀNG NĂM

Điều 4. Tổng hợp, thu thập dữ liệu sử dụng năng lượng hằng năm

1. Trước ngày 15 tháng 12 của năm N-1, Sở Công Thương có trách nhiệm ban hành công văn đề nghị các cơ sở sử dụng năng lượng trên địa bàn báo cáo về dữ liệu sử dụng năng lượng trong năm N-1, bao gồm:

a) Các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt danh sách cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm năm N-2;

b) Các cơ sở sử dụng năng lượng có mức tiêu thụ năng lượng từ 600 TOE (hoặc từ 3,6 triệu kWh) thuộc lĩnh vực sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, vận tải; từ 300 TOE (hoặc từ 1,8 triệu kWh) đối với các tòa nhà, công trình xây dựng. Danh sách các cơ sở sử dụng năng lượng này được Sở Công Thương xác định căn cứ trên danh mục thống kê các cơ sở sử dụng năng lượng cho năm gần nhất của Tổng cục Thống kê và sản lượng điện năng lũy kế ước tính cho cả năm N-1 của các cơ sở sử dụng điện thuộc danh mục khách hàng sử dụng điện lớn của Tập đoàn Điện lực Việt Nam tại trang thông tin điện tử: https://sudungdien.evn.com.vn.

Trong công văn yêu cầu báo cáo tình hình sử dụng năng lượng hằng năm, Sở Công Thương gửi kèm tài khoản và hướng dẫn đăng nhập báo cáo trực tuyến trên Trang thông tin điện tử http://dataenergy.vn cho các cơ sở sử dụng năng lượng để thực hiện báo cáo.

2. Tổng công ty Điện lực Thành phố Hà Nội, Tổng công ty Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh và các Công ty Điện lực tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm phối hợp và cung cấp thông tin cho Sở Công Thương sở tại về dữ liệu tiêu thụ điện trong năm N-1 của các cơ sở sử dụng điện trên địa bàn, phục vụ việc xây dựng danh sách cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm hằng năm.

Điều 5. Báo cáo tình hình sử dụng năng lượng của các cơ sở sử dụng năng lượng

1. Trước ngày 15 tháng 01 của năm N, các cơ sở sử dụng năng lượng quy định tại điểm a, b, khoản 1 Điều 4 có trách nhiệm gửi báo cáo cho Sở Công Thương sở tại về tình hình tiêu thụ năng lượng trong năm N-1 theo nội dung quy định tại Mẫu 1.1, Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này trên Trang thông tin điện tử http://dataenergy.vn.

2. Việc báo cáo tình hình sử dụng năng lượng hằng năm của cơ sở sử dụng năng lượng được thực hiện theo trình tự, thủ tục như sau:

a) Cơ sở sử dụng năng lượng truy cập vào Trang thông tin điện tử http://dataenergy.vn, thực hiện nhập dữ liệu theo các bước và trình tự hướng dẫn trên Trang thông tin điện tử và gửi báo cáo về Sở Công Thương;

b) Sau khi nhận được báo cáo, Sở Công Thương thực hiện việc xác minh dữ liệu trước khi phản hồi chính thức trên Trang thông tin điện tử http://dataenergy.vn tới cơ sở sử dụng năng lượng trong vòng 05 ngày làm việc;

c) Trường hợp cơ sở sử dụng năng lượng nhận được ý kiến của Sở Công Thương yêu cầu bổ sung, hiệu chỉnh thì phải thực hiện việc bổ sung, hiệu chỉnh, hoàn thiện báo cáo tình hình sử dụng năng lượng trên Trang thông tin điện tử trong vòng 05 ngày làm việc;

3. Sau ngày 15 tháng 01 của năm N, trường hợp cơ sở sử dụng năng lượng quy định tại điểm a, b, khoản 1 Điều 4 không gửi báo cáo về Sở Công Thương thì Sở Công Thương sẽ tiến hành:

a) Gửi công văn đến cơ sở sử dụng năng lượng yêu cầu gửi báo cáo tình hình sử dụng năng lượng về Sở Công Thương trong vòng 05 ngày làm việc;

b) Gửi công văn đến các Sở quản lý ngành, lĩnh vực (Sở Giao thông Vận tải; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Xây dựng) đề nghị phối hợp và cung cấp dữ liệu tiêu thụ năng lượng của cơ sở sử dụng năng lượng thuộc lĩnh vực quản lý trong vòng 05 ngày làm việc;

c) Gửi công văn đến Tổng công ty Điện lực, Công ty Điện lực tỉnh, thành phố trên địa bàn đề nghị cung cấp dữ liệu tiêu thụ điện của cơ sở sử dụng năng lượng trong vòng 05 ngày làm việc.

Điều 6. Lập danh sách và báo cáo danh sách cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm hằng năm

1. Sở Công Thương có trách nhiệm tổng hợp danh sách cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm của năm N-1 trên địa bàn, trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phê duyệt, gửi văn bản về Bộ Công Thương và đăng tải trên Trang thông tin điện tử http://dataenergy.vn trước ngày 01 tháng 02 năm N.

*Khoản 1, Điều 6 được sửa đổi bởi Điều 2 Thông tư 15/2023/TT-BCT có hiệu lực từ ngày 22/08/2023

1. Sở Công Thương có trách nhiệm tổng hợp danh sách cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm của năm N-1 trên địa bàn, trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để gửi văn bản về Bộ Công Thương trước ngày 01 tháng 02 năm N.*

2. Báo cáo danh sách cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm hằng năm quy định tại Mẫu 1.9, Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
...
Mẫu 1.1 MẪU BÁO CÁO TÌNH HÌNH SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG CỦA CƠ SỞ SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG VÀ CƠ QUAN, ĐƠN VỊ
...
Mẫu 1.9 TỔNG HỢP DANH SÁCH CƠ SỞ SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TRỌNG ĐIỂM

Xem nội dung VB
Điều 32. Cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm

Cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm là cơ sở sử dụng năng lượng hằng năm với khối lượng lớn theo quy định của Chính phủ.

Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ ban hành danh sách cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm hằng năm.
Việc xây dựng danh sách cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm hằng năm được hướng dẫn bởi Mục 1 Chương II Thông tư 25/2020/TT-BCT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 13 tháng 11 năm 2020
Việc xây dựng danh sách cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm hằng năm được hướng dẫn bởi Mục 1 Chương II Thông tư 25/2020/TT-BCT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 13 tháng 11 năm 2020
Căn cứ Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ngày 17 tháng 6 năm 2010;
...
Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư quy định về việc lập kế hoạch, báo cáo thực hiện kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; thực hiện kiểm toán năng lượng.
...
Chương II XÂY DỰNG DANH SÁCH CƠ SỞ SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TRỌNG ĐIỂM, LẬP KẾ HOẠCH VÀ BÁO CÁO THỰC HIỆN KẾ HOẠCH SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ

Mục 1. XÂY DỰNG DANH SÁCH CƠ SỞ SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TRỌNG ĐIỂM HÀNG NĂM

Điều 4. Tổng hợp, thu thập dữ liệu sử dụng năng lượng hằng năm

1. Trước ngày 15 tháng 12 của năm N-1, Sở Công Thương có trách nhiệm ban hành công văn đề nghị các cơ sở sử dụng năng lượng trên địa bàn báo cáo về dữ liệu sử dụng năng lượng trong năm N-1, bao gồm:

a) Các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt danh sách cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm năm N-2;

b) Các cơ sở sử dụng năng lượng có mức tiêu thụ năng lượng từ 600 TOE (hoặc từ 3,6 triệu kWh) thuộc lĩnh vực sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, vận tải; từ 300 TOE (hoặc từ 1,8 triệu kWh) đối với các tòa nhà, công trình xây dựng. Danh sách các cơ sở sử dụng năng lượng này được Sở Công Thương xác định căn cứ trên danh mục thống kê các cơ sở sử dụng năng lượng cho năm gần nhất của Tổng cục Thống kê và sản lượng điện năng lũy kế ước tính cho cả năm N-1 của các cơ sở sử dụng điện thuộc danh mục khách hàng sử dụng điện lớn của Tập đoàn Điện lực Việt Nam tại trang thông tin điện tử: https://sudungdien.evn.com.vn.

Trong công văn yêu cầu báo cáo tình hình sử dụng năng lượng hằng năm, Sở Công Thương gửi kèm tài khoản và hướng dẫn đăng nhập báo cáo trực tuyến trên Trang thông tin điện tử http://dataenergy.vn cho các cơ sở sử dụng năng lượng để thực hiện báo cáo.

2. Tổng công ty Điện lực Thành phố Hà Nội, Tổng công ty Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh và các Công ty Điện lực tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm phối hợp và cung cấp thông tin cho Sở Công Thương sở tại về dữ liệu tiêu thụ điện trong năm N-1 của các cơ sở sử dụng điện trên địa bàn, phục vụ việc xây dựng danh sách cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm hằng năm.

Điều 5. Báo cáo tình hình sử dụng năng lượng của các cơ sở sử dụng năng lượng

1. Trước ngày 15 tháng 01 của năm N, các cơ sở sử dụng năng lượng quy định tại điểm a, b, khoản 1 Điều 4 có trách nhiệm gửi báo cáo cho Sở Công Thương sở tại về tình hình tiêu thụ năng lượng trong năm N-1 theo nội dung quy định tại Mẫu 1.1, Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này trên Trang thông tin điện tử http://dataenergy.vn.

2. Việc báo cáo tình hình sử dụng năng lượng hằng năm của cơ sở sử dụng năng lượng được thực hiện theo trình tự, thủ tục như sau:

a) Cơ sở sử dụng năng lượng truy cập vào Trang thông tin điện tử http://dataenergy.vn, thực hiện nhập dữ liệu theo các bước và trình tự hướng dẫn trên Trang thông tin điện tử và gửi báo cáo về Sở Công Thương;

b) Sau khi nhận được báo cáo, Sở Công Thương thực hiện việc xác minh dữ liệu trước khi phản hồi chính thức trên Trang thông tin điện tử http://dataenergy.vn tới cơ sở sử dụng năng lượng trong vòng 05 ngày làm việc;

c) Trường hợp cơ sở sử dụng năng lượng nhận được ý kiến của Sở Công Thương yêu cầu bổ sung, hiệu chỉnh thì phải thực hiện việc bổ sung, hiệu chỉnh, hoàn thiện báo cáo tình hình sử dụng năng lượng trên Trang thông tin điện tử trong vòng 05 ngày làm việc;

3. Sau ngày 15 tháng 01 của năm N, trường hợp cơ sở sử dụng năng lượng quy định tại điểm a, b, khoản 1 Điều 4 không gửi báo cáo về Sở Công Thương thì Sở Công Thương sẽ tiến hành:

a) Gửi công văn đến cơ sở sử dụng năng lượng yêu cầu gửi báo cáo tình hình sử dụng năng lượng về Sở Công Thương trong vòng 05 ngày làm việc;

b) Gửi công văn đến các Sở quản lý ngành, lĩnh vực (Sở Giao thông Vận tải; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Xây dựng) đề nghị phối hợp và cung cấp dữ liệu tiêu thụ năng lượng của cơ sở sử dụng năng lượng thuộc lĩnh vực quản lý trong vòng 05 ngày làm việc;

c) Gửi công văn đến Tổng công ty Điện lực, Công ty Điện lực tỉnh, thành phố trên địa bàn đề nghị cung cấp dữ liệu tiêu thụ điện của cơ sở sử dụng năng lượng trong vòng 05 ngày làm việc.

Điều 6. Lập danh sách và báo cáo danh sách cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm hằng năm

1. Sở Công Thương có trách nhiệm tổng hợp danh sách cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm của năm N-1 trên địa bàn, trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phê duyệt, gửi văn bản về Bộ Công Thương và đăng tải trên Trang thông tin điện tử http://dataenergy.vn trước ngày 01 tháng 02 năm N.

*Khoản 1, Điều 6 được sửa đổi bởi Điều 2 Thông tư 15/2023/TT-BCT có hiệu lực từ ngày 22/08/2023

1. Sở Công Thương có trách nhiệm tổng hợp danh sách cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm của năm N-1 trên địa bàn, trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để gửi văn bản về Bộ Công Thương trước ngày 01 tháng 02 năm N.*

2. Báo cáo danh sách cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm hằng năm quy định tại Mẫu 1.9, Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
...
Mẫu 1.1 MẪU BÁO CÁO TÌNH HÌNH SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG CỦA CƠ SỞ SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG VÀ CƠ QUAN, ĐƠN VỊ
...
Mẫu 1.9 TỔNG HỢP DANH SÁCH CƠ SỞ SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TRỌNG ĐIỂM

Xem nội dung VB
Điều 32. Cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm

Cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm là cơ sở sử dụng năng lượng hằng năm với khối lượng lớn theo quy định của Chính phủ.

Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ ban hành danh sách cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm hằng năm.
Việc xây dựng danh sách cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm hằng năm được hướng dẫn bởi Mục 1 Chương II Thông tư 25/2020/TT-BCT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 13 tháng 11 năm 2020
Danh mục mặt hàng kiểm tra hiệu suất năng lượng và dán nhãn năng lượng thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công thương được hướng dẫn bởi Quyết định 1725/QĐ-BCT năm 2024 có hiệu lực từ ngày 01/07/2024
Căn cứ Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ngày 17 tháng 6 năm 2010;
...
Điều 1. Ban hành Danh mục các mặt hàng (kèm theo mà HS) kiểm tra hiệu suất năng lượng và dán nhãn năng lượng thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương tại các Phụ lục kèm theo Quyết định này.

Điều 2. Tổ chức thực hiện:

Giao Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (i) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan rà soát, cập nhật công bố danh mục các mặt hàng (kèm theo mã HS) thực hiện kiểm tra hiệu suất năng lượng và dán nhãn năng lượng thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương phù hợp yêu cầu quản lý nhà nước theo từng thời kỳ; (ii) Kịp thời hướng dẫn và giải đáp những vướng mắc, phát sinh (nếu có) của hoạt động kiểm tra chuyên ngành đối với danh mục tại Phụ lục của Quyết định này.

Điều 3. Điều khoản thi hành:

1. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

2. Quyết định này thay thế Phụ lục III Quyết định số 1182/QĐ-BCT ngày 20 tháng 5 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc ban hành Danh mục các mặt hàng (kèm theo mã HS) thực hiện kiểm tra chuyên ngành thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương.

3. Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật được dẫn chiếu tại Quyết định này có sự thay đổi, bổ sung thì thực hiện theo quy định tại văn bản tương ứng được ban hành.

Điều 4. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng các Vụ: Khoa học và Công nghệ, Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Công Thương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
...
PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC MẶT HÀNG KIỂM TRA HIỆU SUẤT NĂNG LƯỢNG VÀ DÁN NHÃN NĂNG LƯỢNG THUỘC TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG

Xem nội dung VB
Điều 39. Dán nhãn năng lượng
...
4. Bộ Công thương có trách nhiệm:

a) Xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng và lộ trình thực hiện;
Danh mục mặt hàng kiểm tra hiệu suất năng lượng và dán nhãn năng lượng thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công thương được hướng dẫn bởi Quyết định 1725/QĐ-BCT năm 2024 có hiệu lực từ ngày 01/07/2024
Danh mục mặt hàng kiểm tra hiệu suất năng lượng và dán nhãn năng lượng thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công thương được hướng dẫn bởi Quyết định 1725/QĐ-BCT năm 2024 có hiệu lực từ ngày 01/07/2024
Căn cứ Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ngày 17 tháng 6 năm 2010;
...
Điều 1. Ban hành Danh mục các mặt hàng (kèm theo mà HS) kiểm tra hiệu suất năng lượng và dán nhãn năng lượng thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương tại các Phụ lục kèm theo Quyết định này.

Điều 2. Tổ chức thực hiện:

Giao Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (i) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan rà soát, cập nhật công bố danh mục các mặt hàng (kèm theo mã HS) thực hiện kiểm tra hiệu suất năng lượng và dán nhãn năng lượng thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương phù hợp yêu cầu quản lý nhà nước theo từng thời kỳ; (ii) Kịp thời hướng dẫn và giải đáp những vướng mắc, phát sinh (nếu có) của hoạt động kiểm tra chuyên ngành đối với danh mục tại Phụ lục của Quyết định này.

Điều 3. Điều khoản thi hành:

1. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

2. Quyết định này thay thế Phụ lục III Quyết định số 1182/QĐ-BCT ngày 20 tháng 5 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc ban hành Danh mục các mặt hàng (kèm theo mã HS) thực hiện kiểm tra chuyên ngành thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương.

3. Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật được dẫn chiếu tại Quyết định này có sự thay đổi, bổ sung thì thực hiện theo quy định tại văn bản tương ứng được ban hành.

Điều 4. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng các Vụ: Khoa học và Công nghệ, Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Công Thương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
...
PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC MẶT HÀNG KIỂM TRA HIỆU SUẤT NĂNG LƯỢNG VÀ DÁN NHÃN NĂNG LƯỢNG THUỘC TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG

Xem nội dung VB
Điều 39. Dán nhãn năng lượng
...
4. Bộ Công thương có trách nhiệm:

a) Xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng và lộ trình thực hiện;
Danh mục mặt hàng kiểm tra hiệu suất năng lượng và dán nhãn năng lượng thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công thương được hướng dẫn bởi Quyết định 1725/QĐ-BCT năm 2024 có hiệu lực từ ngày 01/07/2024
Định mức sử dụng năng lượng trong ngành công nghiệp sản xuất nhựa được hướng dẫn bởi Thông tư 29/2024/TT-BCT có hiệu lực từ ngày 01/04/2025
Căn cứ Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ngày 17 tháng 6 năm 2010;
...
Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư quy định định mức sử dụng năng lượng trong ngành công nghiệp sản xuất nhựa.

Chương I QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định phương pháp xác định mức sử dụng năng lượng, định mức sử dụng năng lượng, chế độ báo cáo trong ngành công nghiệp sản xuất nhựa.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Cơ sở sản xuất các sản phẩm nhựa bao gói, nhựa vật liệu xây dựng, nhựa gia dụng, nhựa kỹ thuật có mức sử dụng điện từ 3.000.000 kWh/năm trở lên.

2. Các cơ quan, tổ chức và cá nhân khác có liên quan.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

1. Mức sử dụng năng lượng (SEC) là tổng mức năng lượng sử dụng để sản xuất một đơn vị khối lượng sản phẩm.

2. Định mức sử dụng năng lượng là mức sử dụng năng lượng áp dụng cho từng loại sản phẩm cụ thể quy định tại Thông tư này.

3. Túi nhựa: là túi nylon sản xuất theo công nghệ ép đùn thổi màng.

4. Chai nhựa: là các loại chai sản xuất từ nhựa PET (Polyethylene Terephthalate) theo công nghệ thổi khuôn và chai khác sản xuất theo công nghệ đùn thổi.

5. Nhựa bao bì: là các sản phẩm màng nhựa (màng co PE (Polyethylene), màng bọc thực phẩm, màng bảo vệ, màng xốp hơi), bao bì nhiều lớp, băng dính dân dụng, tấm nhựa.

6. Nhựa vật liệu xây dựng: là các loại ống nhựa sử dụng trong xây dựng được sản xuất thông qua quá trình đùn tạo hình bằng vật liệu nhựa PVC (Polyvinylchloride), nhựa HDPE (High Density Polyethylene) và nhựa PPR (Polypropylene Random Copolymers).

7. Nhựa gia dụng: là các sản phẩm nhựa gia dụng sản xuất thông qua quá trình ép phun tạo hình như đồ dùng nhà bếp, đồ dùng phòng tắm, đồ dùng dọn dẹp, hộp đựng đồ, kệ đựng đồ, giỏ nhựa, đồ chơi nhựa, ghế ngồi, xe đẩy trẻ em, ghế, bàn nhựa, chậu cây, bình tưới nước.

8. Nhựa kỹ thuật: là các sản phẩm nhựa kỹ thuật sản xuất thông qua quá trình ép phun tạo hình, trong đó không bao gồm sản phẩm nhựa kỹ thuật là linh kiện trong thiết bị điện - điện tử.

Chương II PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH VÀ ĐỊNH MỨC SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TRONG NGÀNH NHỰA VÀ CHẾ ĐỘ BÁO CÁO

Điều 4. Phương pháp xác định mức sử dụng năng lượng

Mức sử dụng năng lượng trong ngành công nghiệp sản xuất nhựa được xác định theo phương pháp được quy định tại Phụ lục I Thông tư này.

Điều 5. Định mức sử dụng năng lượng

Định mức sử dụng năng lượng áp dụng cho cơ sở sản xuất các sản phẩm nhựa, cụ thể:

(Bảng biểu, xem nội dung chi tiết tại văn bản)

Điều 6. Chế độ báo cáo định kỳ về tình hình thực hiện định mức sử dụng năng lượng trong ngành công nghiệp sản xuất nhựa

1. Trước ngày 31 tháng 01 hàng năm, các cơ sở sản xuất sản phẩm nhựa có trách nhiệm báo cáo Sở Công Thương địa phương bằng văn bản theo phương thức gửi trực tiếp hoặc thông qua dịch vụ bưu chính hoặc qua Trang thông tin điện tử https://dataenergy.vn về tình hình thực hiện định mức sử dụng năng lượng theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp thực hiện báo cáo qua trang thông tin điện tử https://dataenergy.vn, cơ sở sản xuất sản phẩm nhựa có trách nhiệm liên hệ với Sở Công Thương để được lập và cung cấp tài khoản.

Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo của cơ sở sản xuất sản phẩm nhựa, Sở Công Thương có ý kiến phản hồi, yêu cầu bổ sung thông tin (nếu có).

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu bổ sung thông tin của Sở Công Thương, cơ sở sản xuất sản phẩm nhựa có trách nhiệm chỉnh sửa, bổ sung thông tin theo yêu cầu.

2. Trước ngày 31 tháng 03 hàng năm, Sở Công Thương báo cáo tình hình thực hiện định mức sử dụng năng lượng gửi Bộ Công Thương (Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững) bằng văn bản theo phương thức gửi trực tiếp hoặc thông qua dịch vụ bưu chính hoặc qua Trang thông tin điện tử https://dataenergy.vn theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 7. Trách nhiệm của Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững

1. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan phổ biến, tuyên truyền, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân có liên quan việc thực hiện các quy định của Thông tư này.

2. Phối hợp với Sở Công Thương các địa phương kiểm tra tình hình thực hiện định mức sử dụng năng lượng đối với các cơ sở sản xuất nhựa thuộc đối tượng và phạm vi điều chỉnh tại Thông tư này.

3. Tổng hợp, thống kê số liệu định mức tiêu thụ năng lượng ngành công nghiệp nhựa từ báo cáo của các địa phương.

Điều 8. Trách nhiệm của Sở Công Thương

1. Hàng năm, chủ trì hướng dẫn, đôn đốc, nhắc nhở, xây dựng kế hoạch kiểm tra và kiểm tra việc tuân thủ quy định định mức sử dụng năng lượng của các cơ sở sản xuất thuộc đối tượng áp dụng tại Thông tư này ở địa phương và xử lý các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật.

2. Phối hợp với Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện định mức sử dụng năng lượng theo các nội dung của Thông tư này.

3. Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định tại Điều 6 của Thông tư này.

Điều 9. Trách nhiệm của các cơ sở sản xuất ngành nhựa

1. Quản lý, giám sát quá trình sản xuất để xác định lượng năng lượng đã tiêu thụ.

2. Tuân thủ định mức sử dụng năng lượng quy định tại Điều 5 Thông tư này. Trường hợp có sự thay đổi, biến động trong quá trình sản xuất dẫn đến cơ sở chưa đáp ứng được định mức, cơ sở có trách nhiệm báo cáo giải trình với cơ quan chức năng nguyên nhân và kế hoạch thực hiện để đáp ứng định mức trên cơ sở báo cáo kiểm toán năng lượng.

3. Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định tại Điều 6 của Thông tư này.

Điều 10. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 04 năm 2025 và thay thế Thông tư số 38/2016/TT-BCT ngày 28 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định định mức tiêu hao năng lượng trong ngành nhựa.

2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề vướng mắc, các cơ quan, tổ chức, cá nhân kịp thời phản ánh về Bộ Công Thương để nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Thông tư./.
...
PHỤ LỤC I PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH MỨC SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TRONG CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT SẢN PHẨM NHỰA
...
PHỤ LỤC II MẪU BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỰC HIỆN ĐỊNH MỨC SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT NHỰA
...
PHỤ LỤC III MẪU BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỰC HIỆN ĐỊNH MỨC SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG HÀNG NĂM

Xem nội dung VB
Điều 16. Trách nhiệm quản lý nhà nước về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong hoạt động xây dựng

1. Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ Công thương, bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan ban hành định mức về sử dụng năng lượng, quy chuẩn kỹ thuật về thiết kế, thi công, vật liệu xây dựng nhằm sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Định mức sử dụng năng lượng trong ngành công nghiệp sản xuất nhựa được hướng dẫn bởi Thông tư 29/2024/TT-BCT có hiệu lực từ ngày 01/04/2025
Định mức sử dụng năng lượng trong ngành công nghiệp sản xuất nhựa được hướng dẫn bởi Thông tư 29/2024/TT-BCT có hiệu lực từ ngày 01/04/2025
Căn cứ Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ngày 17 tháng 6 năm 2010;
...
Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư quy định định mức sử dụng năng lượng trong ngành công nghiệp sản xuất nhựa.

Chương I QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định phương pháp xác định mức sử dụng năng lượng, định mức sử dụng năng lượng, chế độ báo cáo trong ngành công nghiệp sản xuất nhựa.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Cơ sở sản xuất các sản phẩm nhựa bao gói, nhựa vật liệu xây dựng, nhựa gia dụng, nhựa kỹ thuật có mức sử dụng điện từ 3.000.000 kWh/năm trở lên.

2. Các cơ quan, tổ chức và cá nhân khác có liên quan.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

1. Mức sử dụng năng lượng (SEC) là tổng mức năng lượng sử dụng để sản xuất một đơn vị khối lượng sản phẩm.

2. Định mức sử dụng năng lượng là mức sử dụng năng lượng áp dụng cho từng loại sản phẩm cụ thể quy định tại Thông tư này.

3. Túi nhựa: là túi nylon sản xuất theo công nghệ ép đùn thổi màng.

4. Chai nhựa: là các loại chai sản xuất từ nhựa PET (Polyethylene Terephthalate) theo công nghệ thổi khuôn và chai khác sản xuất theo công nghệ đùn thổi.

5. Nhựa bao bì: là các sản phẩm màng nhựa (màng co PE (Polyethylene), màng bọc thực phẩm, màng bảo vệ, màng xốp hơi), bao bì nhiều lớp, băng dính dân dụng, tấm nhựa.

6. Nhựa vật liệu xây dựng: là các loại ống nhựa sử dụng trong xây dựng được sản xuất thông qua quá trình đùn tạo hình bằng vật liệu nhựa PVC (Polyvinylchloride), nhựa HDPE (High Density Polyethylene) và nhựa PPR (Polypropylene Random Copolymers).

7. Nhựa gia dụng: là các sản phẩm nhựa gia dụng sản xuất thông qua quá trình ép phun tạo hình như đồ dùng nhà bếp, đồ dùng phòng tắm, đồ dùng dọn dẹp, hộp đựng đồ, kệ đựng đồ, giỏ nhựa, đồ chơi nhựa, ghế ngồi, xe đẩy trẻ em, ghế, bàn nhựa, chậu cây, bình tưới nước.

8. Nhựa kỹ thuật: là các sản phẩm nhựa kỹ thuật sản xuất thông qua quá trình ép phun tạo hình, trong đó không bao gồm sản phẩm nhựa kỹ thuật là linh kiện trong thiết bị điện - điện tử.

Chương II PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH VÀ ĐỊNH MỨC SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TRONG NGÀNH NHỰA VÀ CHẾ ĐỘ BÁO CÁO

Điều 4. Phương pháp xác định mức sử dụng năng lượng

Mức sử dụng năng lượng trong ngành công nghiệp sản xuất nhựa được xác định theo phương pháp được quy định tại Phụ lục I Thông tư này.

Điều 5. Định mức sử dụng năng lượng

Định mức sử dụng năng lượng áp dụng cho cơ sở sản xuất các sản phẩm nhựa, cụ thể:

(Bảng biểu, xem nội dung chi tiết tại văn bản)

Điều 6. Chế độ báo cáo định kỳ về tình hình thực hiện định mức sử dụng năng lượng trong ngành công nghiệp sản xuất nhựa

1. Trước ngày 31 tháng 01 hàng năm, các cơ sở sản xuất sản phẩm nhựa có trách nhiệm báo cáo Sở Công Thương địa phương bằng văn bản theo phương thức gửi trực tiếp hoặc thông qua dịch vụ bưu chính hoặc qua Trang thông tin điện tử https://dataenergy.vn về tình hình thực hiện định mức sử dụng năng lượng theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp thực hiện báo cáo qua trang thông tin điện tử https://dataenergy.vn, cơ sở sản xuất sản phẩm nhựa có trách nhiệm liên hệ với Sở Công Thương để được lập và cung cấp tài khoản.

Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo của cơ sở sản xuất sản phẩm nhựa, Sở Công Thương có ý kiến phản hồi, yêu cầu bổ sung thông tin (nếu có).

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu bổ sung thông tin của Sở Công Thương, cơ sở sản xuất sản phẩm nhựa có trách nhiệm chỉnh sửa, bổ sung thông tin theo yêu cầu.

2. Trước ngày 31 tháng 03 hàng năm, Sở Công Thương báo cáo tình hình thực hiện định mức sử dụng năng lượng gửi Bộ Công Thương (Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững) bằng văn bản theo phương thức gửi trực tiếp hoặc thông qua dịch vụ bưu chính hoặc qua Trang thông tin điện tử https://dataenergy.vn theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 7. Trách nhiệm của Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững

1. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan phổ biến, tuyên truyền, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân có liên quan việc thực hiện các quy định của Thông tư này.

2. Phối hợp với Sở Công Thương các địa phương kiểm tra tình hình thực hiện định mức sử dụng năng lượng đối với các cơ sở sản xuất nhựa thuộc đối tượng và phạm vi điều chỉnh tại Thông tư này.

3. Tổng hợp, thống kê số liệu định mức tiêu thụ năng lượng ngành công nghiệp nhựa từ báo cáo của các địa phương.

Điều 8. Trách nhiệm của Sở Công Thương

1. Hàng năm, chủ trì hướng dẫn, đôn đốc, nhắc nhở, xây dựng kế hoạch kiểm tra và kiểm tra việc tuân thủ quy định định mức sử dụng năng lượng của các cơ sở sản xuất thuộc đối tượng áp dụng tại Thông tư này ở địa phương và xử lý các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật.

2. Phối hợp với Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện định mức sử dụng năng lượng theo các nội dung của Thông tư này.

3. Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định tại Điều 6 của Thông tư này.

Điều 9. Trách nhiệm của các cơ sở sản xuất ngành nhựa

1. Quản lý, giám sát quá trình sản xuất để xác định lượng năng lượng đã tiêu thụ.

2. Tuân thủ định mức sử dụng năng lượng quy định tại Điều 5 Thông tư này. Trường hợp có sự thay đổi, biến động trong quá trình sản xuất dẫn đến cơ sở chưa đáp ứng được định mức, cơ sở có trách nhiệm báo cáo giải trình với cơ quan chức năng nguyên nhân và kế hoạch thực hiện để đáp ứng định mức trên cơ sở báo cáo kiểm toán năng lượng.

3. Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định tại Điều 6 của Thông tư này.

Điều 10. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 04 năm 2025 và thay thế Thông tư số 38/2016/TT-BCT ngày 28 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định định mức tiêu hao năng lượng trong ngành nhựa.

2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề vướng mắc, các cơ quan, tổ chức, cá nhân kịp thời phản ánh về Bộ Công Thương để nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Thông tư./.
...
PHỤ LỤC I PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH MỨC SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TRONG CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT SẢN PHẨM NHỰA
...
PHỤ LỤC II MẪU BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỰC HIỆN ĐỊNH MỨC SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT NHỰA
...
PHỤ LỤC III MẪU BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỰC HIỆN ĐỊNH MỨC SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG HÀNG NĂM

Xem nội dung VB
Điều 16. Trách nhiệm quản lý nhà nước về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong hoạt động xây dựng

1. Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ Công thương, bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan ban hành định mức về sử dụng năng lượng, quy chuẩn kỹ thuật về thiết kế, thi công, vật liệu xây dựng nhằm sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Định mức sử dụng năng lượng trong ngành công nghiệp sản xuất nhựa được hướng dẫn bởi Thông tư 29/2024/TT-BCT có hiệu lực từ ngày 01/04/2025