Luật Đất đai 2024

Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 2019

Số hiệu Khongso
Cơ quan ban hành ***
Ngày ban hành 20/09/2019
Ngày công báo Đã biết
Lĩnh vực Bộ máy hành chính
Loại văn bản Điều lệ
Người ký ***
Ngày có hiệu lực Đã biết
Số công báo Đã biết
Tình trạng Đã biết

ĐIỀU LỆ

MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM

Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo, được thành lập ngày 18 tháng 11 năm 1930.

Trải qua các thời kỳ hoạt động với những tên gọi khác nhau, Mặt trận không ngừng phát huy tinh thần yêu nước, truyền thống đoàn kết dân tộc Việt Nam - một nhân tố quyết định thắng lợi của sự nghiệp giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Kế tục và phát huy vai trò lịch sử của Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam qua các thời kỳ, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ngày nay chủ trương phát huy truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý chí tự lực, tự cường, đoàn kết mọi người Việt Nam ở trong và ngoài nước, không phân biệt thành phần xã hội, dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, quá khứ, ý thức hệ và chính kiến, tán thành công cuộc đổi mới, nhằm mục tiêu giữ vững độc lập, thống nhất chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh", góp phần tích cực vào sự nghiệp hòa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, tầng lớp xã hội, dân tộc, tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là bộ phận của hệ thống chính trị của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân; nơi thể hiện ý chí, nguyện vọng, tập hợp khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; nơi hiệp thương, phối hợp và thống nhất hành động của các thành viên.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có nhiệm vụ tập hợp, xây dựng, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; giám sát và phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, hoạt động đối ngoại nhân dân góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Biểu trưng của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hình tròn, nửa phía trên là hình tượng cờ đỏ sao vàng năm cánh, dưới là hoa sen trắng. Đường ngoài vòng cung màu vàng biểu hiện hai nhánh lúa vươn lên nâng dòng chữ Mặt trận Tổ quốc trên nền cờ đỏ. Phía dưới cùng là hình tượng nửa bánh xe màu đỏ có dòng chữ Việt Nam.

Ngày 18 tháng 11 hằng năm là Ngày truyền thống của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và là Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc.

Chương I

THÀNH VIÊN CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM

Điều 1. Thành viên

Thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp bao gồm tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, tầng lớp xã hội, dân tộc, tôn giáo và người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

Việc gia nhập Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được thực hiện trên cơ sở tự nguyện, tán thành Điều lệ và các quy định cụ thể của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp xem xét công nhận.

Điều 2. Quyền và trách nhiệm của thành viên tổ chức

1. Quyền của thành viên tổ chức

a) Thảo luận, chất vấn, đánh giá, kiến nghị về tổ chức và hoạt động của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp;

b) Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp chủ trì hiệp thương giữa các thành viên có liên quan, nhằm hưởng ứng các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động nhân dân theo sáng kiến của tổ chức mình;

c) Giới thiệu người để hiệp thương cử vào Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp;

d) Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của tổ chức mình;

đ) Tham gia các Hội nghị của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp;

e) Được cung cấp thông tin về hoạt động của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp.

2. Trách nhiệm của thành viên tổ chức

a) Thực hiện Hiến pháp, pháp luật, Điều lệ, Chương trình hành động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Quy chế phối hợp và thống nhất hành động giữa các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; các Chương trình phối hợp giữa Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên với cơ quan nhà nước cùng cấp có liên quan;

b) Tập hợp ý kiến, kiến nghị của thành viên, đảng viên, đoàn viên, hội viên, nhân dân và kết quả thực hiện chương trình phối hợp và thống nhất hành động gửi Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp;

c) Tuyên truyền, vận động thành viên, đảng viên, đoàn viên, hội viên, nhân dân thực hiện Hiến pháp và pháp luật, thực hiện Chương trình hành động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

d) Vận động các thành viên, đảng viên, đoàn viên, hội viên của tổ chức mình thực hiện đúng chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc;

đ) Đoàn kết, hợp tác, giúp đỡ những tổ chức, cá nhân chưa gia nhập Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nhưng có tinh thần hưởng ứng, ủng hộ, thực hiện Chương trình hành động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

e) Tham gia thực hiện các nhiệm vụ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Điều 3. Quyền và trách nhiệm của thành viên cá nhân

1. Quyền của thành viên cá nhân

a) Thảo luận, kiến nghị, chất vấn về tổ chức và hoạt động của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp;

b) Được mời tham gia thực hiện nhiệm vụ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam liên quan đến lĩnh vực công tác; đề xuất các nội dung về chương trình công tác và chính sách cho Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp;

c) Thay mặt Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp tham gia các hoạt động liên quan đến công tác Mặt trận khi được phân công;

d) Đề nghị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình;

đ) Được mời dự Hội nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nơi mình cư trú;

e) Được cung cấp thông tin về hoạt động của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp;

g) Được Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp tạo điều kiện để hoàn thành trách nhiệm của mình trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

2. Trách nhiệm của thành viên cá nhân

a) Thực hiện Hiến pháp, pháp luật, Điều lệ, Chương trình hành động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chương trình phối hợp và thống nhất hành động của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp; báo cáo kết quả thực hiện trách nhiệm của thành viên với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp theo quy định;

b) Tập hợp và phản ánh tình hình về lĩnh vực mình đại diện, hoạt động với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp;

c) Phát huy vai trò nòng cốt trong tuyên truyền, động viên, đoàn kết nhân dân ở nơi cư trú và trong lĩnh vực hoạt động, công tác để thực hiện các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chủ trì và phát động;

d) Tham gia các hoạt động khi được mời và góp ý các văn bản khi được yêu cầu;

đ) Lắng nghe, tập hợp, phản ánh ý kiến, kiến nghị của nhân dân nơi mình công tác và cư trú với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp.

Điều 4. Quan hệ giữa các thành viên

Quan hệ giữa các thành viên trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là hợp tác bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng lẫn nhau, hiệp thương dân chủ, phối hợp và thống nhất hành động để cùng thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại của Nhà nước và Chương trình hành động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Chương II

NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM

Điều 5. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động

1. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức và hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp, pháp luật và Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

2. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, hiệp thương dân chủ, phối hợp và thống nhất hành động. Khi phối hợp và thống nhất hành động, các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tuân theo Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đồng thời vẫn giữ tính độc lập của tổ chức mình.

3. Đảng Cộng sản Việt Nam vừa là tổ chức thành viên, vừa lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Điều 6. Hệ thống tổ chức

1. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được tổ chức theo cấp hành chính:

a) Ở Trung ương có Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

b) Ở địa phương có Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là cấp tỉnh); Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện); Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã). Ở mỗi cấp có Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

2. Dưới cấp xã có Ban Công tác Mặt trận ở khu dân cư.

Điều 7. Đại hội

1. Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam mỗi cấp là cơ quan hiệp thương cao nhất của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp đó, 5 năm tổ chức một lần.

2. Số lượng, cơ cấu thành phần đại biểu dự Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam do Hội nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hiệp thương thỏa thuận.

3. Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có nhiệm vụ:

a) Thảo luận và thông qua báo cáo tổng kết nhiệm kỳ của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Chương trình hành động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nhiệm kỳ mới;

b) Sửa đổi, bổ sung Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

c) Hiệp thương dân chủ cử ra Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

d) Thông qua Nghị quyết Đại hội.

4. Số lượng, cơ cấu thành phần đại biểu dự Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp ở địa phương do Hội nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp đó thỏa thuận theo hướng dẫn của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp trên trực tiếp. Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp nào do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp đó triệu tập, có nhiệm vụ:

a) Thảo luận và thông qua báo cáo nhiệm kỳ của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Chương trình hành động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp mình nhiệm kỳ mới;

b) Góp ý kiến vào dự thảo báo cáo, Chương trình hành động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp trên trực tiếp và sửa đổi Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (nếu có);

c) Hiệp thương dân chủ cử ra Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp mình;

d) Hiệp thương dân chủ cử đại biểu đi dự Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp trên trực tiếp;

đ) Thông qua Nghị quyết Đại hội.

Điều 8. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

1. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở mỗi cấp là cơ quan chấp hành giữa hai kỳ Đại hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp đó.

2. Số lượng Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp nào, do Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp đó hiệp thương thỏa thuận và quyết định theo cơ cấu thành phần quy định tại Điều 13, Điều 22, Điều 24 Điều lệ này và hướng dẫn của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp trên trực tiếp.

3. Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở mỗi cấp đương nhiên không còn là Ủy viên trong những trường hợp sau đây:

a) Không còn là đại diện của tổ chức thành viên đã cử ra;

b) Không còn là đại diện của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp dưới hoặc Ban Công tác Mặt trận ở khu dân cư;

c) Cá nhân tiêu biểu tham gia Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp ở địa phương chuyển khỏi địa bàn cư trú tương ứng với cấp tham gia Ủy ban và không đại diện cho lĩnh vực được cơ cấu;

d) Cán bộ Mặt trận chuyên trách chuyển công tác khác hoặc nghỉ hưu.

Việc cử người thay thế do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp đó quyết định.

4. Trong nhiệm kỳ Đại hội, khi cần tăng thêm Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam mỗi cấp có quyền cử bổ sung một số Ủy viên nhưng không vượt quá 10% tổng số Ủy viên đã được Đại hội cử ra.

Trường hợp đặc biệt vượt quá 10% do Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xem xét, quyết định.

5. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp có thể cử một số Phó Chủ tịch không chuyên trách.

6. Trong nhiệm kỳ Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nếu có sự thay đổi về đơn vị hành chính thì việc kiện toàn Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Ban Thường trực ở cấp hành chính đó do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp trên trực tiếp thống nhất với các cơ quan có liên quan hướng dẫn.

Điều 9. Việc cử các chức danh lãnh đạo của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Việc cử các chức danh lãnh đạo của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp tại Điều 14, Điều 23 và Điều 24 của Điều lệ này được thực hiện theo nguyên tắc hiệp thương dân chủ, nếu không thống nhất được thì bầu bằng phiếu kín; người trúng cử phải được trên một phần hai tổng số Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp bầu tín nhiệm.

Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp được điều hành công việc ngay sau khi Hội nghị lần thứ nhất Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa mới hiệp thương cử ra. Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp ở địa phương được công nhận chính thức khi có quyết định chuẩn y của Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp trên trực tiếp.

Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có hướng dẫn cụ thể Điều này.

Điều 10. Chế độ làm việc của Ban Thường trực

Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp làm việc theo chế độ tập thể bàn bạc và quyết định theo đa số, có phân công cá nhân phụ trách.

Điều 11. Tổ chức và cán bộ cơ quan chuyên trách Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

1. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được quy định tại Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các văn bản pháp luật liên quan, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam sau khi thống nhất với cơ quan có thẩm quyền, quy định về tổ chức và cán bộ của cơ quan Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; phối hợp với Ban Thường vụ cấp ủy tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thống nhất triển khai thực hiện quy định của Ban Bí thư về tổ chức bộ máy, biên chế cơ quan chuyên trách của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh, cấp huyện; hướng dẫn tổ chức, cán bộ của Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã.

2. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp có trách nhiệm tổ chức việc bồi dưỡng, nâng cao năng lực, phẩm chất, nghiệp vụ cho cán bộ Mặt trận theo hướng dẫn của Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

3. Khi có sự thay đổi Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên Thường trực, Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã giữa nhiệm kỳ, Ban Thường trực cấp đó phải báo cáo Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp trên trực tiếp. Việc cử, bổ sung, công nhận chức danh đó tiến hành theo quy định tại Điều 20, Điều 23, Điều 24 và Điều 25 Điều lệ này.

Điều 12. Hội đồng tư vấn, Ban Tư vấn, cộng tác viên

1. Hội đồng tư vấn ở cấp Trung ương, cấp tỉnh, Ban Tư vấn ở cấp huyện và cộng tác viên ở mỗi cấp là tổ chức, cá nhân hoạt động không chuyên trách, gồm: Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, chuyên gia ở một số lĩnh vực có liên quan đến hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có nhiệm vụ giúp Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định.

2. Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp thành lập các tổ chức tư vấn, xây dựng đội ngũ cộng tác viên ở cấp mình. Các Hội đồng tư vấn ở cấp Trung ương do Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quyết định thành lập.

3. Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam mỗi cấp hướng dẫn, bảo đảm điều kiện cho hoạt động của các tổ chức tư vấn, cộng tác viên của cấp mình.

Chương III

CÁC CƠ QUAN CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM Ở CẤP TRUNG ƯƠNG

Điều 13. Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam do Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hiệp thương dân chủ cử, là cơ quan chấp hành giữa hai kỳ Đại hội, bao gồm:

1. Người đứng đầu của tổ chức thành viên cùng cấp. Trong trường hợp đặc biệt tổ chức thành viên mới cử đại diện lãnh đạo;

2. Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

3. Một số cá nhân tiêu biểu trong các tổ chức, các giai cấp, tầng lớp xã hội, dân tộc, tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và một số chuyên gia, nhà khoa học trên các lĩnh vực có liên quan đến hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

4. Một số cán bộ chuyên trách ở cơ quan Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Điều 14. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

1. Hiệp thương dân chủ ban hành Chương trình phối hợp và thống nhất hành động hằng năm nhằm thực hiện Chương trình hành động của Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

2. Hiệp thương dân chủ cử Đoàn Chủ tịch, cử, cử bổ sung, thay thế, cho thôi các chức danh Chủ tịch, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký, các Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; cử bổ sung, thay thế, cho thôi Ủy viên Ủy ban, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (trừ trường hợp cho thôi do bị kỷ luật quy định tại Điều 33);

3. Xét, quyết định công nhận, cho thôi làm tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở cấp Trung ương (trừ trường hợp cho thôi do bị kỷ luật quy định tại Điều 33);

4. Tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước; thực hiện giám sát và phản biện xã hội theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước;

5. Quyết định việc tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nhiệm kỳ tiếp theo.

Điều 15. Chế độ họp Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam họp thường kỳ một năm một lần, họp chuyên đề hoặc bất thường theo đề nghị của Đoàn Chủ tịch.

Chủ trì Hội nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam do Đoàn Chủ tịch quyết định.

Điều 16. Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

1. Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (gọi tắt là Đoàn Chủ tịch) do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hiệp thương dân chủ cử trong số Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, là đại diện của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam giữa hai kỳ họp.

2. Đoàn Chủ tịch bao gồm các vị:

- Người đứng đầu hoặc đại diện lãnh đạo của tổ chức chính trị; người đứng đầu của các tổ chức chính trị - xã hội, một số tổ chức xã hội;

- Một số cá nhân tiêu biểu trong các tầng lớp xã hội, trong các dân tộc, tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và một số chuyên gia, nhà khoa học trên các lĩnh vực có liên quan hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

- Một số vị Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cán bộ chuyên trách ở cơ quan Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

- Số lượng Ủy viên Đoàn Chủ tịch do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quyết định.

Điều 17. Nhiệm vụ, quyền hạn của Đoàn Chủ tịch

Đoàn Chủ tịch có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

1. Quyết định những chủ trương, công tác để thực hiện Chương trình phối hợp và thống nhất hành động và Nghị quyết của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

2. Tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước; thực hiện giám sát và phản biện xã hội theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước;

3. Trình dự án luật; báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân ra trước Quốc hội;

4. Hiệp thương lựa chọn, giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội và tham gia công tác bầu cử theo quy định của pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân;

5. Cùng với Chủ tịch nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ ban hành và kiểm điểm việc thực hiện quy chế phối hợp công tác;

6. Khi cần thiết ra lời kêu gọi nhân dân hưởng ứng chủ trương của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với sự kiện trọng đại của đất nước; ra tuyên bố thể hiện chính kiến đối với sự kiện quan trọng trên thế giới;

7. Thực hiện chủ trương đối ngoại nhân dân của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

8. Cho ý kiến về việc cử bổ sung, thay thế, cho thôi chức danh Chủ tịch, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký, Phó Chủ tịch, Ủy viên Đoàn Chủ tịch, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trước khi trình Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quyết định (trừ trường hợp cho thôi do bị kỷ luật quy định tại Điều 33);

9. Xem xét, quyết định hình thức kỷ luật đối với thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở cấp Trung ương khi có vi phạm Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và vi phạm pháp luật;

10. Quyết định thành lập các Hội đồng tư vấn.

Điều 18. Chế độ họp Đoàn Chủ tịch

Đoàn Chủ tịch họp thường kỳ sáu tháng một lần, họp chuyên đề hoặc bất thường theo đề nghị của Ban Thường trực. Khi họp chuyên đề, Đoàn Chủ tịch có thể mời thêm một số Ủy viên Ủy ban và các chuyên gia có liên quan tham dự.

Chủ trì Hội nghị Đoàn Chủ tịch do Ban Thường trực quyết định.

Điều 19. Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

1. Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hiệp thương dân chủ cử trong số Ủy viên Đoàn Chủ tịch, là cơ quan đại diện của Đoàn Chủ tịch giữa hai kỳ họp.

2. Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (gọi tắt là Ban Thường trực) gồm có Chủ tịch, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký và các Phó Chủ tịch chuyên trách.

Điều 20. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Thường trực

Ban Thường trực có những nhiệm vụ và quyền hạn:

1. Chuẩn bị các Hội nghị của Đoàn Chủ tịch và giúp Đoàn Chủ tịch chuẩn bị các Hội nghị của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

2. Tổ chức thực hiện Chương trình phối hợp và thống nhất hành động hằng năm của Ủy ban Trung ương; các Nghị quyết của Ủy ban Trung ương, Đoàn Chủ tịch; chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan đến trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

3. Thường xuyên tập hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân để phản ánh, kiến nghị với Đảng, Nhà nước. Thay mặt Ủy ban Trung ương và Đoàn Chủ tịch để kiến nghị với Đảng, Nhà nước về các chủ trương, chính sách pháp luật cần ban hành, sửa đổi;

4. Chuẩn bị các dự án luật để Đoàn Chủ tịch xem xét trình Quốc hội; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước; thực hiện giám sát và phản biện xã hội theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước;

5. Hướng dẫn thực hiện Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

6. Hướng dẫn, kiểm tra hoạt động của Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh; tổ chức Hội nghị Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh hằng năm;

7. Xem xét công nhận việc cử, bổ sung hoặc thay đổi chức danh Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh;

8. Hướng dẫn, bảo đảm điều kiện hoạt động của các Hội đồng tư vấn và quyết định sử dụng đội ngũ cộng tác viên của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

9. Tổ chức, chỉ đạo, quản lý bộ máy giúp việc ở cơ quan Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

10. Giữ mối quan hệ phối hợp công tác với cơ quan nhà nước, tổ chức thành viên;

11. Ban hành và kiểm tra việc thực hiện các văn bản theo thẩm quyền;

12. Xét, quyết định việc khen thưởng, đề nghị kỷ luật.

Điều 21. Chế độ họp Ban Thường trực

1. Ban Thường trực họp thường kỳ mỗi tháng hai lần, họp chuyên đề hoặc bất thường khi cần thiết.

2. Chủ tịch chủ trì hoặc phân công người chủ trì các phiên họp của Ban Thường trực.

Chương IV

CƠ QUAN CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM CÁC CẤP Ở ĐỊA PHƯƠNG

Điều 22. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh, cấp huyện

1. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là cấp tỉnh), huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện) do Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh, cấp huyện hiệp thương dân chủ cử, là cơ quan chấp hành giữa hai kỳ Đại hội, bao gồm:

a) Người đứng đầu của tổ chức thành viên cùng cấp; trong trường hợp đặc biệt tổ chức thành viên mới cử đại diện lãnh đạo;

b) Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp dưới trực tiếp;

c) Một số cá nhân tiêu biểu trong các tổ chức, các giai cấp, tầng lớp xã hội, dân tộc, tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và một số vị có chuyên môn, am hiểu sâu trên các lĩnh vực có liên quan đến hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

d) Một số cán bộ chuyên trách ở cơ quan Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp.

2. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh, cấp huyện họp thường kỳ sáu tháng một lần, họp bất thường hoặc chuyên đề theo đề nghị của Ban Thường trực cùng cấp.

Chủ trì Hội nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam mỗi cấp do Ban Thường trực cùng cấp quyết định.

Điều 23. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh, cấp huyện

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh, cấp huyện có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

1. Thảo luận về tình hình và kết quả thực hiện Chương trình phối hợp và thống nhất hành động thời gian qua; quyết định Chương trình phối hợp và thống nhất hành động của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp mình thời gian tới;

2. Hiệp thương dân chủ cử, cử bổ sung, thay thế hoặc cho thôi các chức danh Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, các Ủy viên Thường trực, Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp;

3. Xét, quyết định công nhận, cho thôi làm tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở cấp mình;

4. Tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước; thực hiện giám sát và phản biện xã hội theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước;

5. Hiệp thương lựa chọn, giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân cùng cấp và tham gia công tác bầu cử theo quy định của pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân;

6. Ra lời kêu gọi Nhân dân địa phương hưởng ứng chủ trương của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với sự kiện quan trọng khi cần thiết;

7. Quyết định việc tổ chức Đại hội đại biểu cấp mình theo hướng dẫn của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp trên trực tiếp;

8. Xem xét, quyết định hình thức kỷ luật thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở cấp mình khi có vi phạm Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và vi phạm pháp luật.

Điều 24. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã

1. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) do Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp hiệp thương dân chủ cử, là cơ quan chấp hành giữa hai kỳ Đại hội, bao gồm:

a) Người đứng đầu của tổ chức thành viên cùng cấp; trong trường hợp đặc biệt tổ chức thành viên mới cử đại diện lãnh đạo;

b) Một số Trưởng ban Công tác Mặt trận;

c) Một số cá nhân tiêu biểu trong các tầng lớp xã hội, các dân tộc, tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài (nếu có) và một số vị có chuyên môn, am hiểu sâu trên các lĩnh vực có liên quan đến hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

d) Một số cán bộ chuyên trách và không chuyên trách của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa trước.

2. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn như của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh, cấp huyện, quy định tại Điều 23 Điều lệ này (trừ việc hiệp thương lựa chọn, giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội). Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã còn có nhiệm vụ, quyền hạn: ra nghị quyết thành lập, giải thể, hợp nhất Ban Công tác Mặt trận, công nhận Ban Thanh tra nhân dân; thảo luận và quyết định những vấn đề khác thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp mình do Ban Thường trực trình.

3. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã họp thường kỳ sáu tháng một lần, họp bất thường hoặc chuyên đề theo đề nghị của Ban Thường trực. Chủ tịch, Phó Chủ tịch chủ trì hội nghị.

Điều 25. Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh, cấp huyện

1. Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh, cấp huyện (gọi tắt là Ban Thường trực) do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam mỗi cấp hiệp thương dân chủ cử trong số Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp đó, là cơ quan đại diện của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp giữa hai kỳ họp.

2. Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh, cấp huyện gồm có Chủ tịch, các Phó Chủ tịch chuyên trách và các Ủy viên Thường trực, là những người hoạt động chuyên trách. Số lượng Phó Chủ tịch và Ủy viên Thường trực theo hướng dẫn của Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

3. Ban Thường trực có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

a) Tổ chức việc chuẩn bị, triệu tập và chủ trì các Hội nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp mình;

b) Tổ chức thực hiện Nghị quyết, Chương trình phối hợp và thống nhất hành động hằng năm, sáu tháng của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp mình và các chủ trương công tác của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp trên; chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, Nghị quyết của Hội đồng nhân dân, Quyết định của Ủy ban nhân dân có liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

c) Tập hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân để phản ánh, kiến nghị với cấp ủy Đảng, chính quyền cùng cấp và Ban Thường trực cấp trên trực tiếp;

d) Tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước; thực hiện giám sát và phản biện xã hội theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước;

đ) Hướng dẫn, kiểm tra hoạt động của Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp dưới trực tiếp;

e) Xem xét công nhận việc cử, bổ sung hoặc thay thế chức danh Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp dưới trực tiếp;

g) Tổ chức, chỉ đạo, quản lý bộ máy giúp việc cơ quan Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp mình;

h) Giữ mối quan hệ phối hợp công tác với cơ quan nhà nước, các tổ chức thành viên;

i) Tổ chức, hướng dẫn, bảo đảm điều kiện hoạt động của các tổ chức tư vấn, cộng tác viên của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp mình;

k) Ban hành và kiểm tra thực hiện các văn bản theo thẩm quyền;

l) Xét, quyết định khen thưởng, đề nghị kỷ luật.

4. Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh, cấp huyện họp thường kỳ mỗi tháng một lần, họp bất thường khi cần thiết.

Chủ tịch chủ trì hoặc phân công người chủ trì các phiên họp của Ban Thường trực cùng cấp.

Điều 26. Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã

1. Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, phường, thị trấn (gọi chung là Ban Thường trực cấp xã) do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã hiệp thương dân chủ cử trong số Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, là cơ quan đại diện của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã giữa hai kỳ họp.

2. Ban Thường trực cấp xã gồm có Chủ tịch, không quá hai Phó Chủ tịch và Ủy viên Thường trực.

3. Ban Thường trực cấp xã có những nhiệm vụ, quyền hạn sau:

a) Tổ chức việc chuẩn bị, triệu tập và chủ trì các kỳ họp Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã;

b) Tổ chức thực hiện Nghị quyết, Chương trình phối hợp và thống nhất hành động hằng năm, sáu tháng của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp mình và các chủ trương công tác của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp trên; chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, Nghị quyết của Hội đồng nhân dân, Quyết định của Ủy ban nhân dân có liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của mình;

c) Thường xuyên tập hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân để phản ánh, kiến nghị với cấp ủy Đảng, chính quyền cấp xã, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp huyện;

d) Tham gia xây dựng Đảng, chính quyền; thực hiện giám sát và phản biện xã hội theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước ở địa phương;

đ) Tổ chức thực hiện các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước trong nhân dân; các nhiệm vụ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia xây dựng và củng cố chính quyền; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử và cán bộ, công chức, viên chức nhà nước; thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở; tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo ở địa phương;

e) Quyết định công nhận Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng; chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động của Ban Công tác Mặt trận, Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng;

g) Giữ mối quan hệ phối hợp công tác với cơ quan nhà nước và các tổ chức thành viên cấp xã;

h) Hướng dẫn hoạt động của các tổ chức tư vấn, cộng tác viên của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp;

i) Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản theo thẩm quyền;

k) Xét, quyết định khen thưởng, đề nghị kỷ luật.

4. Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã họp thường kỳ mỗi tháng một lần, họp bất thường khi cần thiết.

Chủ tịch chủ trì hoặc phân công người chủ trì các phiên họp của Ban Thường trực.

Điều 27. Ban công tác Mặt trận

1. Ban Công tác Mặt trận được thành lập ở thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố, khu phố, khối phố ... (gọi chung là khu dân cư) có nhiệm kỳ là hai năm rưỡi.

2. Cơ cấu của Ban Công tác Mặt trận bao gồm:

a) Một số Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã cư trú ở khu dân cư;

b) Đại diện chi ủy;

c) Người đứng đầu của Chi hội Người cao tuổi, Chi hội Cựu chiến binh, Chi hội Nông dân, Chi hội Phụ nữ, Chi đoàn Thanh niên, Chi hội Chữ Thập đỏ ...;

d) Một số người tiêu biểu trong các tầng lớp nhân dân, trong các dân tộc, tôn giáo....

3. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã ra quyết định thành lập Ban Công tác Mặt trận, trong đó có chức danh Trưởng ban, Phó Trưởng ban và các thành viên.

4. Khi có sự thay đổi Trưởng ban, Phó Trưởng ban hoặc thay đổi, bổ sung thành viên Ban Công tác Mặt trận, thì Ban Công tác Mặt trận tiến hành hiệp thương cử bổ sung, thay thế và báo cáo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã ra quyết định công nhận.

5. Ban Công tác Mặt trận có chức năng phối hợp và thống nhất hành động giữa các thành viên; phối hợp với Trưởng thôn (làng, ấp, bản...), Tổ trưởng dân phố để thực hiện nhiệm vụ:

a) Trực tiếp tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; Nghị quyết của Hội đồng nhân dân, Quyết định của Ủy ban nhân dân; Chương trình hành động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp;

b) Thu thập, phản ánh ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân ở khu dân cư với cấp ủy Đảng và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã;

c) Động viên Nhân dân giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử, cán bộ, công chức, viên chức nhà nước;

d) Phối hợp thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở và hoạt động tự quản ở cộng đồng dân cư.

6. Ban Công tác Mặt trận họp thường kỳ mỗi tháng một lần, họp bất thường khi cần thiết. Trưởng ban Công tác Mặt trận triệu tập và chủ trì cuộc họp.

Chương V

QUAN HỆ GIỮA ỦY BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM CÁC CẤP, QUAN HỆ GIỮA ỦY BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM VỚI CÁC TỔ CHỨC THÀNH VIÊN, VỚI CƠ QUAN NHÀ NƯỚC, VỚI NHÂN DÂN

Điều 28. Quan hệ giữa Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp

1. Quan hệ giữa Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp trên với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp dưới là quan hệ hướng dẫn, kiểm tra.

2. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp dưới thực hiện chủ trương, Chương trình hành động của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp trên; thực hiện chế độ báo cáo với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp trên; kiến nghị với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp trên về các vấn đề có liên quan đến tổ chức và hoạt động của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

3. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp trao đổi kinh nghiệm, phối hợp và giúp đỡ nhau trong hoạt động.

Điều 29. Quan hệ giữa Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với các tổ chức thành viên

Đảng Cộng sản Việt Nam vừa là tổ chức thành viên, vừa lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Quan hệ giữa Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với các tổ chức thành viên khác là quan hệ phối hợp. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam giữ vai trò chủ trì, hiệp thương dân chủ, phối hợp và thống nhất hành động giữa các tổ chức thành viên để thực hiện nhiệm vụ và Chương trình hành động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Điều 30. Quan hệ giữa Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với cơ quan nhà nước

1. Quan hệ giữa Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với các cơ quan nhà nước là quan hệ phối hợp để thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.

2. Quan hệ phối hợp giữa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với Nhà nước được thực hiện theo quy chế phối hợp công tác do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan nhà nước hữu quan ở từng cấp ban hành.

Điều 31. Quan hệ giữa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với Nhân dân

1. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; mở rộng và đa dạng hóa các hình thức tập hợp đoàn kết nhân dân; động viên nhân dân thực hiện dân chủ, quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

2. Nhân dân tham gia tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thông qua các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các cá nhân tiêu biểu là Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp và tham gia các hoạt động do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động, tổ chức. Nhân dân tham gia ý kiến, phản ánh, kiến nghị với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về những vấn đề Nhân dân quan tâm để phản ánh, kiến nghị với Đảng, Nhà nước; giám sát và phản biện xã hội theo quy định của Đảng và Nhà nước.

Chương VI

KHEN THƯỞNG - KỶ LUẬT

Điều 32. Khen thưởng

Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thành tích xuất sắc trong sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân tộc và công tác Mặt trận thì được khen thưởng.

Những cá nhân có quá trình công tác, cống hiến cho sự nghiệp xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc và công tác Mặt trận thì được Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xem xét tặng Kỷ niệm chương "Vì sự nghiệp Đại đoàn kết dân tộc" hoặc được đề nghị xem xét tặng thưởng Huân chương Đại đoàn kết dân tộc.

Điều 33. Kỷ luật

1. Thành viên nào làm trái quy định của Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và vi phạm pháp luật thì tùy mức độ sai phạm sẽ bị khiển trách hoặc cảnh cáo hoặc cho thôi làm thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

2. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở mỗi cấp xem xét, quyết định hình thức kỷ luật thành viên ở cấp mình. Ở Trung ương, do Đoàn Chủ tịch xem xét quyết định.

Chương VII

KINH PHÍ HOẠT ĐỘNG, TÀI SẢN CỦA ỦY BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM

Điều 34. Kinh phí hoạt động

Nguồn kinh phí hoạt động của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp bao gồm:

1. Kinh phí hoạt động do ngân sách nhà nước cấp;

2. Kinh phí được cấp khi thực hiện các chương trình, dự án;

3. Thu nhập từ hoạt động kinh doanh theo pháp luật;

4. Tổ chức, cá nhân ở trong nước và nước ngoài ủng hộ.

Kinh phí của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp nào do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp đó quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật.

Điều 35. Tài sản

Tài sản của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp bao gồm:

1. Tài sản Nhà nước giao;

2. Tài sản do tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài tặng, cho. Việc nhận, quản lý, sử dụng tài sản đó theo quy định của pháp luật.

Chương VIII

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 36. Hiệu lực thi hành

Điều lệ này gồm phần mở đầu và 8 chương, 37 điều được Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ IX tổ chức tại Thủ đô Hà Nội từ ngày 18 đến ngày 20 tháng 9 năm 2019 nhất trí thông qua.

Những quy định trước đây trái với Điều lệ này đều được bãi bỏ.

Điều 37. Hướng dẫn thi hành và sửa đổi Điều lệ

1. Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hướng dẫn thi hành Điều lệ này.

2. Chỉ có Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam mới có quyền sửa đổi, bổ sung Điều lệ.

74
Tiện ích dành riêng cho tài khoản TVPL Basic và TVPL Pro
Tiện ích dành riêng cho tài khoản TVPL Basic và TVPL Pro
Tiện ích dành riêng cho tài khoản TVPL Basic và TVPL Pro
Tải về Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 2019
Tải văn bản gốc Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 2019
Chưa có văn bản song ngữ
Văn bản được hướng dẫn - [0]
[...]
Văn bản được hợp nhất - [0]
[...]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
[...]
Văn bản bị đính chính - [0]
[...]
Văn bản bị thay thế - [0]
[...]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
[...]
Văn bản được căn cứ - [0]
[...]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [1]
[...]
Văn bản đang xem
Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 2019
Số hiệu: Khongso
Loại văn bản: Điều lệ
Lĩnh vực, ngành: Bộ máy hành chính
Nơi ban hành: ***
Người ký: ***
Ngày ban hành: 20/09/2019
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày đăng: Đã biết
Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản liên quan cùng nội dung - [0]
[...]
Văn bản hướng dẫn - [0]
[...]
Văn bản hợp nhất - [0]
[...]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
[...]
Văn bản đính chính - [0]
[...]
Văn bản thay thế - [0]
[...]
[...] Đăng nhập tài khoản TVPL Basic hoặc TVPL Pro để xem toàn bộ lược đồ văn bản
Điểm này được hướng dẫn bởi khoản 2.1 Mục 2 Thông tri 08/TT-MTTW-BTT có hiệu lực từ ngày 28/07/2020
Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã được Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ IX thông qua ngày 20/9/2019. Căn cứ quy định tại Điều 37, Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hướng dẫn thực hiện một số điều của Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (gọi tắt là Điều lệ) như sau:
...
2. Quyền và trách nhiệm của thành viên tổ chức theo Điều 2

2.1. Về điểm d, khoản 1: “Đề nghị ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cung cấp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của tổ chức mình”

- Các tổ chức thành viên của MTTQ Việt Nam tập hợp ý kiến, nguyện vọng của hội viên, đoàn viên và các tầng lớp nhân dân gửi đến Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam cùng cấp để tổng hợp, phản ánh, kiến nghị với Đảng và Nhà nước.

- Khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của hội viên, đoàn viên và công dân, các tổ chức thành viên có trách nhiệm phản ánh, kiến nghị đến cơ quan nhà nước có liên quan xem xét giải quyết và phản ánh kịp thời với Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam cùng cấp.

- Theo quy định của pháp luật, các tổ chức thành viên của Mặt trận tham gia phát hiện, tố giác hành vi phạm tội; tham gia đấu tranh phòng, chống tội phạm; tham gia hoạt động tố tụng góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của hội viên, đoàn viên và các tầng lớp nhân dân; giám sát hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến quyền và lợi ích của hội viên, đoàn viên và các tầng lớp nhân dân.

- Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp có trách nhiệm tổng hợp ý kiến, kiến nghị của thành viên và Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp dưới để phản ánh, kiến nghị với các cơ quan của Đảng, Nhà nước cùng cấp và giám sát việc giải quyết của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Xem nội dung VB
Điều 2. Quyền và trách nhiệm của thành viên tổ chức
...
1. Quyền của thành viên tổ chức
...
d) Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của tổ chức mình;
Điểm này được hướng dẫn bởi khoản 2.1 Mục 2 Thông tri 08/TT-MTTW-BTT có hiệu lực từ ngày 28/07/2020
Điểm này được hướng dẫn bởi khoản 2.2 Mục 2 Thông tri 08/TT-MTTW-BTT có hiệu lực từ ngày 28/07/2020
Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã được Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ IX thông qua ngày 20/9/2019. Căn cứ quy định tại Điều 37, Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hướng dẫn thực hiện một số điều của Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (gọi tắt là Điều lệ) như sau:
...
2. Quyền và trách nhiệm của thành viên tổ chức theo Điều 2
...
2.2. Về điểm b, khoản 2: “Tập hợp ý kiến, kiến nghị của thành viên, đảng viên, đoàn viên, hội viên, Nhân dân và kết quả thực hiện Chương trình phối hợp và thống nhất hành động gửi Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp”

- Các tổ chức thành viên có trách nhiệm thường xuyên tập hợp và phản ánh ý kiến, kiến nghị của thành viên, đảng viên, đoàn viên, hội viên, Nhân dân và kết quả hoạt động, thực hiện Chương trình phối hợp và thống hành động của Ủy ban MTTQ Việt Nam cùng cấp đến các cơ quan có thẩm quyền.

- Định kỳ ba tháng một lần và trước mỗi kỳ họp Quốc hội, Hội đồng nhân dân, các tổ chức thành viên tổng hợp ý kiến, kiến nghị của thành viên, đảng viên, đoàn viên, hội viên, Nhân dân gửi tới Quốc hội, Hội đồng nhân dân theo hướng dẫn của Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam cùng cấp.

- Phối hợp với Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam cùng cấp tham gia giám sát việc trả lời và giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân.

Xem nội dung VB
Điều 2. Quyền và trách nhiệm của thành viên tổ chức
...

2. Trách nhiệm của thành viên tổ chức
...

b) Tập hợp ý kiến, kiến nghị của thành viên, đảng viên, đoàn viên, hội viên, nhân dân và kết quả thực hiện chương trình phối hợp và thống nhất hành động gửi Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp;
Điểm này được hướng dẫn bởi khoản 2.2 Mục 2 Thông tri 08/TT-MTTW-BTT có hiệu lực từ ngày 28/07/2020
Điểm này được hướng dẫn bởi khoản 3.1 Mục 3 Thông tri 08/TT-MTTW-BTT có hiệu lực từ ngày 28/07/2020
Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã được Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ IX thông qua ngày 20/9/2019. Căn cứ quy định tại Điều 37, Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hướng dẫn thực hiện một số điều của Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (gọi tắt là Điều lệ) như sau:
...
3. Quyền và trách nhiệm của thành viên cá nhân theo Điều 3

3.1. Về điểm đ, khoản 1: “Được mời dự hội nghị của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nơi mình cư trú”

Khi tổ chức Hội nghị Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp ở địa phương hoặc Ban công tác Mặt trận ở khu dân cư, tùy theo tính chất, nội dung hội nghị, Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp tổ chức hội nghị hoặc Ban Công tác Mặt trận ở khu dân cư mời Ủy viên Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp trên đang cư trú trên địa bàn tham dự.

Xem nội dung VB
Điều 3. Quyền và trách nhiệm của thành viên cá nhân

1. Quyền của thành viên cá nhân
...
đ) Được mời dự Hội nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nơi mình cư trú;
Điểm này được hướng dẫn bởi khoản 3.1 Mục 3 Thông tri 08/TT-MTTW-BTT có hiệu lực từ ngày 28/07/2020
Điểm này được hướng dẫn bởi khoản 3.2 Mục 3 Thông tri 08/TT-MTTW-BTT có hiệu lực từ ngày 28/07/2020
Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã được Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ IX thông qua ngày 20/9/2019. Căn cứ quy định tại Điều 37, Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hướng dẫn thực hiện một số điều của Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (gọi tắt là Điều lệ) như sau:
...
3. Quyền và trách nhiệm của thành viên cá nhân theo Điều 3
...
3.2. Về điểm b, khoản 2: “Tập hợp và phản ánh tình hình về lĩnh vực mình đại diện, hoạt động với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp”

Ủy viên Ủy ban có trách nhiệm tập hợp, phản ánh tình hình của địa phương, lĩnh vực mà mình đại diện về Ủy ban MTTQ Việt Nam cùng cấp; nội dung và thời gian báo cáo định kỳ hoặc đột xuất của Ủy viên Ủy ban được thực hiện theo quy định của Ủy ban MTTQ Việt Nam cùng cấp.

Xem nội dung VB
Điều 3. Quyền và trách nhiệm của thành viên cá nhân
...
2. Trách nhiệm của thành viên cá nhân
...
b) Tập hợp và phản ánh tình hình về lĩnh vực mình đại diện, hoạt động với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp;
Điểm này được hướng dẫn bởi khoản 3.2 Mục 3 Thông tri 08/TT-MTTW-BTT có hiệu lực từ ngày 28/07/2020
Khoản này được hướng dẫn bởi Mục 4 Thông tri 08/TT-MTTW-BTT có hiệu lực từ ngày 28/07/2020
Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã được Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ IX thông qua ngày 20/9/2019. Căn cứ quy định tại Điều 37, Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hướng dẫn thực hiện một số điều của Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (gọi tắt là Điều lệ) như sau:
...
4. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động theo Điều 5

Về khoản 2: “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, hiệp thương dân chủ, phối hợp và thống nhất hành động. Khi phối hợp và thống nhất hành động, các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tuân theo Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đồng thời vẫn giữ tính độc lập của tổ chức mình”

- Nguyên tắc hiệp thương dân chủ trong tổ chức và hoạt động của MTTQ Việt Nam các cấp được thể hiện thông qua những nội dung như: giới thiệu và hiệp thương nhân sự tham gia Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp; cử các chức danh trong Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp; xây dựng Chương trình hành động toàn khóa, Chương trình phối hợp và thống nhất hành động của Ủy ban MTTQ Việt Nam mỗi cấp; xây dựng kế hoạch giám sát và phản biện xã hội; tổ chức các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước; hiệp thương lựa chọn, giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp...

- Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam mỗi cấp chịu trách nhiệm chủ trì việc phối hợp và thống nhất hành động giữa các thành viên cùng cấp để thực hiện Chương trình phối hợp và thống nhất hành động của Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp mình.

- Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam và từng tổ chức thành viên ở mỗi cấp có quyền đề xuất nội dung hoạt động. Khi thành viên nào có sáng kiến hoặc đề xuất về một hoạt động nào đó liên quan đến việc thực hiện Chương trình phối hợp và thống nhất hành động của Ủy ban MTTQ Việt Nam cùng cấp, thì Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp đó tổ chức hiệp thương để thống nhất với các tổ chức thành viên liên quan phối hợp thực hiện.

- Khi hai hoặc nhiều tổ chức thành viên cùng cấp cần phối hợp để thực hiện một nội dung hoặc chương trình công tác nào đó thì tiến hành ký kết quy chế, chương trình, nội dung phối hợp công tác và đề nghị Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp đó chứng kiến và giám sát việc thực hiện.

- Việc thực hiện nguyên tắc hiệp thương dân chủ, phối hợp và thống nhất hành động giữa các tổ chức thành viên thông qua các hình thức: gặp gỡ trao đổi, hội nghị, hội thảo, diễn đàn, khảo sát thực tế, trao đổi qua văn bản hoặc điện thoại. Mỗi tổ chức thành viên có thể tham gia vào một hoặc nhiều hoạt động đã được hiệp thương và thống nhất, tùy theo tính chất, điều kiện và mong muốn của từng tổ chức.

- Các tổ chức thành viên của MTTQ Việt Nam độc lập về tổ chức bộ máy và cán bộ, tổ chức và hoạt động theo Điều lệ của mỗi tổ chức. Trong quá trình phối hợp và thống nhất hành động, các tổ chức thành viên giữ tính độc lập của tổ chức mình.

Xem nội dung VB
Điều 5. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động
...
2. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, hiệp thương dân chủ, phối hợp và thống nhất hành động. Khi phối hợp và thống nhất hành động, các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tuân theo Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đồng thời vẫn giữ tính độc lập của tổ chức mình.
Khoản này được hướng dẫn bởi Mục 4 Thông tri 08/TT-MTTW-BTT có hiệu lực từ ngày 28/07/2020
Khoản này được hướng dẫn bởi khoản 5.1 Mục 5 Thông tri 08/TT-MTTW-BTT có hiệu lực từ ngày 28/07/2020
Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã được Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ IX thông qua ngày 20/9/2019. Căn cứ quy định tại Điều 37, Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hướng dẫn thực hiện một số điều của Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (gọi tắt là Điều lệ) như sau:
...
5. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam theo Điều 8

5.1. Về khoản 2: “Số lượng Ủy viên Ủy ban trận Tổ quốc Việt Nam…”

Trước kỳ Đại hội của MTTQ Việt Nam các cấp, căn cứ Nghị quyết của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam có hướng dẫn cụ thể về số lượng Ủy viên Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp. Căn cứ hướng dẫn của Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp ở địa phương hướng dẫn cho Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp dưới trực tiếp.

Xem nội dung VB
Điều 8. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
...
2. Số lượng Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp nào, do Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp đó hiệp thương thỏa thuận và quyết định theo cơ cấu thành phần quy định tại Điều 13, Điều 22, Điều 24 Điều lệ này và hướng dẫn của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp trên trực tiếp.
Khoản này được hướng dẫn bởi khoản 5.1 Mục 5 Thông tri 08/TT-MTTW-BTT có hiệu lực từ ngày 28/07/2020
Khoản này được hướng dẫn bởi khoản 5.2 Mục 5 Thông tri 08/TT-MTTW-BTT có hiệu lực từ ngày 28/07/2020
Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã được Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ IX thông qua ngày 20/9/2019. Căn cứ quy định tại Điều 37, Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hướng dẫn thực hiện một số điều của Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (gọi tắt là Điều lệ) như sau:
...
5. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam theo Điều 8
...
5.2. Về khoản 3: “Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở mỗi cấp đương nhiên không còn là Ủy viên...”

- Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp tổng hợp những người đương nhiên không còn là Ủy viên Ủy ban MTTQ Việt Nam cùng cấp, báo cáo với Hội nghị Ủy ban MTTQ Việt Nam cùng cấp tại kỳ họp gần nhất. Đối với cấp Trung ương, Ban Thường trực báo cáo Đoàn Chủ tịch và Hội nghị Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tại kỳ họp gần nhất.

- Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam cùng cấp ban hành văn bản thông báo cho các tổ chức, cá nhân có liên quan biết để thực hiện.

Xem nội dung VB
Điều 8. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
...
3. Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở mỗi cấp đương nhiên không còn là Ủy viên trong những trường hợp sau đây:

a) Không còn là đại diện của tổ chức thành viên đã cử ra;

b) Không còn là đại diện của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp dưới hoặc Ban Công tác Mặt trận ở khu dân cư;

c) Cá nhân tiêu biểu tham gia Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp ở địa phương chuyển khỏi địa bàn cư trú tương ứng với cấp tham gia Ủy ban và không đại diện cho lĩnh vực được cơ cấu;

d) Cán bộ Mặt trận chuyên trách chuyển công tác khác hoặc nghỉ hưu.

Việc cử người thay thế do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp đó quyết định.
Khoản này được hướng dẫn bởi khoản 5.2 Mục 5 Thông tri 08/TT-MTTW-BTT có hiệu lực từ ngày 28/07/2020
Khoản này được hướng dẫn bởi khoản 5.3 Mục 5 Thông tri 08/TT-MTTW-BTT có hiệu lực từ ngày 28/07/2020
Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã được Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ IX thông qua ngày 20/9/2019. Căn cứ quy định tại Điều 37, Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hướng dẫn thực hiện một số điều của Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (gọi tắt là Điều lệ) như sau:
...
5. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam theo Điều 8
...
5.3. Về khoản 6: “Trong nhiệm kỳ Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nếu có sự thay đổi về đơn vị hành chính...”

Trong nhiệm kỳ của Ủy ban MTTQ Việt Nam các địa phương, nếu có sự thay đổi về đơn vị hành chính thì việc thành lập, chia tách, sáp nhập Ủy ban MTTQ Việt Nam và Ban Thường trực ở cấp hành chính đó được thực hiện theo Hướng dẫn số 20/HD-MTTW-BTT ngày 20/3/2020 của Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, gồm các bước như sau:

a) Thành lập Ủy ban MTTQ Việt Nam lâm thời

- Việc thành lập Ủy ban MTTQ Việt Nam mới phải thực hiện đồng bộ với việc sắp xếp của đơn vị hành chính cùng cấp.

- Sau khi có văn bản của cấp ủy về việc thành lập MTTQ Việt Nam mới (trên cơ sở chia tách, sáp nhập của các đơn vị hành chính cùng cấp), Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp trên trực tiếp hiệp y thống nhất với cấp ủy Đảng ở cấp thành lập Ủy ban MTTQ Việt Nam mới để quyết định thành lập Ủy ban MTTQ Việt Nam lâm thời, chỉ định danh sách Ủy viên Ủy ban và Ban Thường trực của Ủy ban MTTQ Việt Nam lâm thời.

- Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp trên trực tiếp phối hợp cùng cấp ủy Đảng ở cấp thành lập đơn vị hành chính mới, căn cứ vào tình hình cụ thể của địa phương để quy định thời hạn tổ chức Đại hội nhưng không quá 03 tháng kể từ khi Ủy ban MTTQ Việt Nam lâm thời được thành lập.

- Trong trường hợp 02 cấp liền nhau đều có sự thay đổi về địa giới hành chính, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp trên chỉ ra quyết định thành lập Ủy ban MTTQ Việt Nam lâm thời, chỉ định Ủy viên Ủy ban, Ban Thường trực của cấp dưới trực tiếp. Trong trường hợp đặc biệt xin ý kiến của Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam xem xét quyết định.

Ví dụ: Tỉnh A có sự chia tách và thành lập mới cấp huyện và cấp xã, thì sau khi cấp ủy cấp huyện có quyết định thành lập MTTQ Việt Nam cấp huyện, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp tỉnh hiệp y thống nhất với cấp ủy cấp huyện ban hành quyết định thành lập Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp huyện lâm thời, lập và chỉ định danh sách Ủy viên Ủy ban, Ban Thường trực lâm thời; Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp huyện ban hành quyết định thành lập Ủy ban MTTQ cấp xã, lập và chỉ định danh sách Ủy viên Ủy ban và Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp xã lâm thời.

b) Về nhân sự

- Ủy viên Ủy ban, Ban Thường trực đương nhiệm của đơn vị hành chính cũ được tách ra, hoặc sáp nhập lại; số lượng Ủy viên Ủy ban lâm thời tối đa không vượt quá số lượng ủy viên của các đơn vị hành chính sáp nhập lại. Khuyến khích việc thực hiện giảm số lượng ủy viên đảm bảo theo quy định chung.

- Sau khi đã sáp nhập hoặc chia tách đơn vị hành chính, tổ chức nào đã là thành viên của MTTQ Việt Nam ở những đơn vị hành chính cũ sẽ đương nhiên là thành viên của MTTQ Việt Nam ở những đơn vị hành chính mới.

- Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam lâm thời (sau khi được chỉ định của Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp trên trực tiếp) thay mặt Ủy ban MTTQ Việt Nam lâm thời triệu tập Đại hội.

- Về sắp xếp tổ chức bộ máy, bố trí cán bộ, công chức và chế độ chính sách đối với đội ngũ cán bộ, công chức, người lao động do bị thay đổi, thực hiện theo các văn bản hiện hành của Đảng, Nhà nước và Hướng dẫn của Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam.

c) Tổ chức Đại hội MTTQ Việt Nam ở các đơn vị hành chính mới

- Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp trên trực tiếp thống nhất với cấp ủy Đảng của đơn vị hành chính mới chỉ đạo tổ chức Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam để hiệp thương cử Ủy ban và các chức danh trong Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam của đơn vị hành chính mới.

- Về thời gian, nội dung cụ thể của Đại hội thực hiện theo hướng dẫn của Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp trên trực tiếp.

Xem nội dung VB
Điều 8. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
...
6. Trong nhiệm kỳ Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nếu có sự thay đổi về đơn vị hành chính thì việc kiện toàn Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Ban Thường trực ở cấp hành chính đó do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp trên trực tiếp thống nhất với các cơ quan có liên quan hướng dẫn.
Khoản này được hướng dẫn bởi khoản 5.3 Mục 5 Thông tri 08/TT-MTTW-BTT có hiệu lực từ ngày 28/07/2020
Điều này được hướng dẫn bởi Mục 6 Thông tri 08/TT-MTTW-BTT có hiệu lực từ ngày 28/07/2020
Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã được Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ IX thông qua ngày 20/9/2019. Căn cứ quy định tại Điều 37, Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hướng dẫn thực hiện một số điều của Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (gọi tắt là Điều lệ) như sau:
...
6. Việc cử các chức danh lãnh đạo của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam theo Điều 9

- Việc cử các chức danh lãnh đạo của Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp tại Điều 14, Điều 23 và Điều 24 được thực hiện theo nguyên tắc hiệp thương dân chủ để biểu quyết bằng hình thức giơ tay, nếu không nhất trí được thì bầu bằng phiếu kín và người trúng cử phải được trên ½ (một phần hai) số Ủy viên Ủy ban MTTQ Việt Nam cùng cấp bầu tín nhiệm.

- Trước khi hiệp thương cử các chức danh lãnh đạo theo quy định của Điều 14, Điều 23, Điều 24, Chủ tọa hội nghị xin ý kiến hội nghị về hình thức biểu quyết. Nếu có trên ½ (một phần hai) số Ủy viên Ủy ban đồng ý hình thức biểu quyết nào thì hội nghị tiến hành theo hình thức đó.

6.1. Việc cử các chức danh tại Hội nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ nhất

a) Việc cử Đoàn Chủ tịch và các chức danh Chủ tịch, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký, các Phó Chủ tịch, Phó Chủ tịch không chuyên trách Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam

- Triệu tập viên Hội nghị Ủy ban lần thứ nhất: Đoàn Chủ tịch Đại hội cử 01 vị trong Ban Thường trực khóa cũ được tái cử (trong trường hợp không có nhân sự nào trong Ban Thường trực khóa cũ được tái cử, thì cử 01 vị Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban khóa cũ) làm triệu tập viên.

- Các bước tiến hành cử các chức danh lãnh đạo của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam được tiến hành như sau:

(1) Triệu tập viên Hội nghị giới thiệu Chủ tọa hội nghị để Hội nghị biểu quyết thông qua (số lượng và thành phần do Hội nghị quyết định);

(2) Chủ tọa Hội nghị giới thiệu Thư ký hội nghị để biểu quyết thông qua;

(3) Hiệp thương cử Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam;

(4) Hiệp thương cử lần lượt các chức danh Chủ tịch, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký, các Phó Chủ tịch, các Phó Chủ tịch không chuyên trách Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam trong số Ủy viên Đoàn Chủ tịch;

(5) Công bố các chức danh lãnh đạo của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam khóa mới.

b) Cử các chức danh Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp (cấp tỉnh, huyện, xã)

- Triệu tập viên Hội nghị Ủy ban lần thứ nhất: Đoàn Chủ tịch Đại hội cử 01 vị trong Ban Thường trực khóa cũ được tái cử (trong trường hợp không có nhân sự nào trong Ban Thường trực khóa cũ tái cử thì cử 01 vị Ủy viên Ủy ban dự kiến phân công, giới thiệu để hiệp thương cử giữ chức danh chuyên trách của Ban Thường trực khóa mới) làm triệu tập viên.

- Các bước tiến hành cử các chức danh lãnh đạo của Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp tỉnh, huyện, xã được tiến hành như sau:

(1) Triệu tập viên Hội nghị giới thiệu Chủ tọa hội nghị để Hội nghị biểu quyết thông qua (số lượng và thành phần chủ tọa hội nghị do Hội nghị quyết định);

(2) Chủ tọa Hội nghị giới thiệu Thư ký hội nghị để Hội nghị biểu quyết thông qua;

(3) Hiệp thương cử lần lượt các chức danh Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, các Phó Chủ tịch không chuyên trách (nếu có) và các ủy viên Thường trực của Ủy ban MTTQ Việt Nam cùng cấp trong số Ủy viên Ủy ban;

(4) Công bố các chức danh lãnh đạo của Ủy ban MTTQ Việt Nam khóa mới.

c) Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp được điều hành công việc ngay sau khi hội nghị lần thứ nhất Ủy ban MTTQ Việt Nam khóa mới hiệp thương cử ra

Sau khi Hội nghị lần thứ nhất cử ra các chức danh trong Ban Thường trực, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam được phép thay mặt Ủy ban, Ban Thường trực ký các văn bản (kể cả Tờ trình đề nghị công nhận, chuẩn y các chức danh trong Ban Thường trực); các chức danh Phó Chủ tịch và Ủy viên Thường trực được ký các văn bản sau khi có quyết định chuẩn y của Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp trên trực tiếp.

6.2. Việc cử các chức danh trong Ban Thường trực để kiện toàn, bổ sung, thay thế trong nhiệm kỳ

a) Quy trình kiện toàn, bổ sung, thay thế

- Bước 1: Sau khi có chủ trương của cấp ủy cùng cấp về nhân sự, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam xin ý kiến hiệp y của Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp trên trực tiếp về nhân sự cụ thể để cử giữ chức danh trong Ban Thường trực. Riêng chức danh Chủ tịch, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tham mưu cho Ban Thường vụ cấp ủy cùng cấp có văn bản hiệp y với Đảng đoàn MTTQ Việt Nam (ở Trung ương, cấp tỉnh), Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam ở cấp huyện về nhân sự cần kiện toàn bổ sung, thay thế.

- Bước 2: Tổ chức Hội nghị Ủy ban hiệp thương cử tham gia Ủy ban và cử giữ chức danh Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên Thường trực (khi đã có văn bản hiệp y của Đảng đoàn, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp trên trực tiếp).

- Bước 3: Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam cùng cấp có văn bản đề nghị Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp trên trực tiếp ban hành quyết định công nhận chức danh (thời hạn 10 ngày, sau Hội nghị Ủy ban MTTQ Việt Nam).

b) Hồ sơ, văn bản kiện toàn nhân sự

- Hồ sơ, văn bản hiệp y nhân sự (bước 1)

+ Văn bản giới thiệu nhân sự (Nghị quyết, kết luận...) của cấp ủy;

+ Văn bản xin ý kiến của Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam;

+ Sơ yếu lý lịch theo mẫu 2C của Ban Tổ chức Trung ương.

- Hồ sơ, thủ tục công nhận, chuẩn y chức danh (bước 3)

+ Văn bản của Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam đề nghị công nhận, chuẩn y chức danh;

+ Biên bản (hoặc trích biên bản) Hội nghị Ủy ban;

+ Công văn đề nghị bổ sung Ủy viên Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp trên trực tiếp (đối với chức danh Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam).

c) Thời gian trao đổi, làm việc (hoặc gửi văn bản, hồ sơ nhân sự) của Ban Thường vụ cấp ủy, Đảng đoàn, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp xin ý kiến (tại bước 1) phải trước ít nhất 15 ngày làm việc tính đến thời điểm tổ chức hội nghị Ủy ban MTTQ Việt Nam cùng cấp.

d) Trường hợp đặc biệt (do thiên tai, dịch bệnh kéo dài), không thể tổ chức Hội nghị Ủy ban để xin biểu quyết của Ủy viên Ủy ban được thì xin ý kiến Ủy viên Ủy ban bằng phiếu kín nhưng phải được sự đồng ý của Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp trên trực tiếp. Trước khi trình xin ý kiến Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp trên trực tiếp, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp tổ chức hội nghị phải xin ý kiến của Ủy viên Ủy ban về hình thức tổ chức hội nghị.

Xem nội dung VB
Điều 9. Việc cử các chức danh lãnh đạo của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Việc cử các chức danh lãnh đạo của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp tại Điều 14, Điều 23 và Điều 24 của Điều lệ này được thực hiện theo nguyên tắc hiệp thương dân chủ, nếu không thống nhất được thì bầu bằng phiếu kín; người trúng cử phải được trên một phần hai tổng số Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp bầu tín nhiệm.

Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp được điều hành công việc ngay sau khi Hội nghị lần thứ nhất Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa mới hiệp thương cử ra. Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp ở địa phương được công nhận chính thức khi có quyết định chuẩn y của Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp trên trực tiếp.

Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có hướng dẫn cụ thể Điều này.
Điều này được hướng dẫn bởi Mục 6 Thông tri 08/TT-MTTW-BTT có hiệu lực từ ngày 28/07/2020
Điều này được hướng dẫn bởi Mục 7 Thông tri 08/TT-MTTW-BTT có hiệu lực từ ngày 28/07/2020
Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã được Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ IX thông qua ngày 20/9/2019. Căn cứ quy định tại Điều 37, Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hướng dẫn thực hiện một số điều của Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (gọi tắt là Điều lệ) như sau:
...
7. Hội đồng tư vấn, Ban tư vấn, Cộng tác viên theo Điều 12

- Tổ chức tư vấn ở cấp Trung ương, cấp tỉnh gọi là Hội đồng tư vấn, ở cấp huyện gọi là Ban tư vấn. Phạm vi tư vấn về lĩnh vực nào thì có tên gọi về lĩnh vực ấy. Ví dụ: (Hội đồng (Ban) tư vấn về Dân chủ và Pháp luật, Kinh tế, Văn hóa - xã hội...).

- Hội đồng tư vấn cấp Trung ương, cấp tỉnh có Chủ nhiệm, một số Phó Chủ nhiệm và các Ủy viên. Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam phân công Ban chuyên môn giúp việc cho từng Hội đồng và cử 01 cán bộ tham gia là Ủy viên Thường trực kiêm Thư ký Hội đồng. Ban Tư vấn cấp huyện có Trưởng ban, một số Phó Trưởng ban.

- Nhiệm kỳ của tổ chức tư vấn các cấp theo nhiệm kỳ của Ủy ban MTTQ Việt Nam cùng cấp, được thành lập ngay sau Đại hội MTTQ Việt Nam và tự giải thể khi hết nhiệm kỳ.

- Nhiệm vụ của tổ chức tư vấn, cộng tác viên được thực hiện theo Quy chế tổ chức và hoạt động của tổ chức tư vấn do Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam từng cấp ban hành. Tùy theo công việc, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp mời cộng tác viên để giúp đỡ công tác tư vấn cho Ủy ban, Ban Thường trực trong thời hạn nhất định.

Xem nội dung VB
Điều 12. Hội đồng tư vấn, Ban Tư vấn, cộng tác viên

1. Hội đồng tư vấn ở cấp Trung ương, cấp tỉnh, Ban Tư vấn ở cấp huyện và cộng tác viên ở mỗi cấp là tổ chức, cá nhân hoạt động không chuyên trách, gồm: Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, chuyên gia ở một số lĩnh vực có liên quan đến hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có nhiệm vụ giúp Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định.

2. Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp thành lập các tổ chức tư vấn, xây dựng đội ngũ cộng tác viên ở cấp mình. Các Hội đồng tư vấn ở cấp Trung ương do Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quyết định thành lập.

3. Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam mỗi cấp hướng dẫn, bảo đảm điều kiện cho hoạt động của các tổ chức tư vấn, cộng tác viên của cấp mình.
Điều này được hướng dẫn bởi Mục 7 Thông tri 08/TT-MTTW-BTT có hiệu lực từ ngày 28/07/2020
Khoản này được hướng dẫn bởi khoản 8.1 Mục 8 Thông tri 08/TT-MTTW-BTT có hiệu lực từ ngày 28/07/2020
Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã được Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ IX thông qua ngày 20/9/2019. Căn cứ quy định tại Điều 37, Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hướng dẫn thực hiện một số điều của Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (gọi tắt là Điều lệ) như sau:
...
8. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam theo Điều 14

8.1. Về khoản 2: “Hiệp thương dân chủ cử Đoàn Chủ tịch, cử, cử bổ sung, thay thế, cho thôi các chức danh Chủ tịch Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký, các Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; cử bổ sung, thay thế, cho thôi, Ủy viên Ủy ban Trung ương, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (trừ trường hợp cho thôi do bị kỷ luật…)”

Trình tự cử bổ sung, thay thế, cho thôi Ủy viên Ủy ban Trung ương, ủy viên Đoàn Chủ tịch, các chức danh Chủ tịch, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký và các Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam như sau:

- Ban Thường trực trình Hội nghị Đoàn Chủ tịch xem xét cho ý kiến về nhân sự bổ sung, thay thế và cho thôi các chức danh.

- Đoàn Chủ tịch trình Hội nghị Ủy ban Trung ương xem xét, quyết định về nhân sự bổ sung, thay thế và cho thôi các chức danh.

Xem nội dung VB
Điều 14. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
...
2. Hiệp thương dân chủ cử Đoàn Chủ tịch, cử, cử bổ sung, thay thế, cho thôi các chức danh Chủ tịch, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký, các Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; cử bổ sung, thay thế, cho thôi Ủy viên Ủy ban, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (trừ trường hợp cho thôi do bị kỷ luật quy định tại Điều 33);
Khoản này được hướng dẫn bởi khoản 8.1 Mục 8 Thông tri 08/TT-MTTW-BTT có hiệu lực từ ngày 28/07/2020
Khoản này được hướng dẫn bởi khoản 8.2 Mục 8 Thông tri 08/TT-MTTW-BTT có hiệu lực từ ngày 28/07/2020
Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã được Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ IX thông qua ngày 20/9/2019. Căn cứ quy định tại Điều 37, Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hướng dẫn thực hiện một số điều của Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (gọi tắt là Điều lệ) như sau:
...
8. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam theo Điều 14
...
8.2. Về khoản 3: “Xét, quyết định công nhận, cho thôi làm tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở cấp Trung ương...”

Căn cứ hồ sơ của tổ chức xin tham gia hoặc thôi tham gia làm thành viên MTTQ Việt Nam ở cấp Trung ương và Quy định về tiêu chuẩn, điều kiện về công nhận, cho thôi làm thành viên của MTTQ Việt Nam, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam trình Đoàn Chủ tịch xem xét cho ý kiến; Đoàn Chủ tịch trình Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam xem xét, quyết định việc công nhận hoặc cho thôi làm thành viên MTTQ Việt Nam.

Xem nội dung VB
Điều 14. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
...
3. Xét, quyết định công nhận, cho thôi làm tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở cấp Trung ương (trừ trường hợp cho thôi do bị kỷ luật quy định tại Điều 33);
Khoản này được hướng dẫn bởi khoản 8.2 Mục 8 Thông tri 08/TT-MTTW-BTT có hiệu lực từ ngày 28/07/2020
Điều này được hướng dẫn bởi Mục 9 Thông tri 08/TT-MTTW-BTT có hiệu lực từ ngày 28/07/2020
Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã được Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ IX thông qua ngày 20/9/2019. Căn cứ quy định tại Điều 37, Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hướng dẫn thực hiện một số điều của Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (gọi tắt là Điều lệ) như sau:
...
9. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Thường trực theo Điều 20

Về khoản 6: “Hướng dẫn, kiểm tra hoạt động của Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh;…”

Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam hướng dẫn, kiểm tra hoạt động của Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp tỉnh thông qua các nội dung chủ yếu sau đây:

- Ban hành các văn bản hướng dẫn và tổ chức các hoạt động công tác Mặt trận; kiểm tra thường xuyên, đột xuất việc thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, Chương trình hành động của MTTQ Việt Nam, Chương trình phối hợp và thống nhất hành động của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và các trọng tâm công tác của Đoàn Chủ tịch, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam;

- Chủ trì tổ chức Hội nghị Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp tỉnh mỗi năm một lần vào khoảng thời gian giữa năm hoặc họp đột xuất theo chương trình, chuyên đề do Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam quyết định;

- Chủ trì kiểm tra, đánh giá các cụm thi đua MTTQ Việt Nam các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

- Tổ chức duyệt công tác chuẩn bị tổ chức Đại hội của MTTQ Việt Nam cấp tỉnh.

Xem nội dung VB
Điều 20. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Thường trực

Ban Thường trực có những nhiệm vụ và quyền hạn:
...
6. Hướng dẫn, kiểm tra hoạt động của Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh; tổ chức Hội nghị Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh hằng năm;
Điều này được hướng dẫn bởi Mục 9 Thông tri 08/TT-MTTW-BTT có hiệu lực từ ngày 28/07/2020
Khoản này được hướng dẫn bởi Mục 10 Thông tri 08/TT-MTTW-BTT có hiệu lực từ ngày 28/07/2020
Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã được Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ IX thông qua ngày 20/9/2019. Căn cứ quy định tại Điều 37, Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hướng dẫn thực hiện một số điều của Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (gọi tắt là Điều lệ) như sau:
...
10. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh, cấp huyện theo Điều 22, cấp xã theo Điều 24

Về khoản 2, Điều 22 và khoản 3, Điều 24: Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã họp thường kỳ sáu tháng một lần, họp bất thường hoặc chuyên đề theo đề nghị của Ban Thường trực.

Nghị quyết của Hội nghị Ủy ban MTTQ Việt Nam có hiệu lực khi có ít nhất ⅔ (hai phần ba) tổng số Ủy viên Ủy ban tham dự và được ½ số Ủy viên Ủy ban biểu quyết thông qua.

Xem nội dung VB
Điều 22. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh, cấp huyện
...
2. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh, cấp huyện họp thường kỳ sáu tháng một lần, họp bất thường hoặc chuyên đề theo đề nghị của Ban Thường trực cùng cấp.

Chủ trì Hội nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam mỗi cấp do Ban Thường trực cùng cấp quyết định.
Khoản này được hướng dẫn bởi Mục 10 Thông tri 08/TT-MTTW-BTT có hiệu lực từ ngày 28/07/2020
Khoản này được hướng dẫn bởi Mục 10 Thông tri 08/TT-MTTW-BTT có hiệu lực từ ngày 28/07/2020
Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã được Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ IX thông qua ngày 20/9/2019. Căn cứ quy định tại Điều 37, Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hướng dẫn thực hiện một số điều của Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (gọi tắt là Điều lệ) như sau:
...
10. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh, cấp huyện theo Điều 22, cấp xã theo Điều 24

Về khoản 2, Điều 22 và khoản 3, Điều 24: Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã họp thường kỳ sáu tháng một lần, họp bất thường hoặc chuyên đề theo đề nghị của Ban Thường trực.

Nghị quyết của Hội nghị Ủy ban MTTQ Việt Nam có hiệu lực khi có ít nhất ⅔ (hai phần ba) tổng số Ủy viên Ủy ban tham dự và được ½ số Ủy viên Ủy ban biểu quyết thông qua.

Xem nội dung VB
Điều 24. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã
...
3. Ban Thường trực có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

a) Tổ chức việc chuẩn bị, triệu tập và chủ trì các Hội nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp mình;

b) Tổ chức thực hiện Nghị quyết, Chương trình phối hợp và thống nhất hành động hằng năm, sáu tháng của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp mình và các chủ trương công tác của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp trên; chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, Nghị quyết của Hội đồng nhân dân, Quyết định của Ủy ban nhân dân có liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

c) Tập hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân để phản ánh, kiến nghị với cấp ủy Đảng, chính quyền cùng cấp và Ban Thường trực cấp trên trực tiếp;

d) Tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước; thực hiện giám sát và phản biện xã hội theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước;

đ) Hướng dẫn, kiểm tra hoạt động của Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp dưới trực tiếp;

e) Xem xét công nhận việc cử, bổ sung hoặc thay thế chức danh Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp dưới trực tiếp;

g) Tổ chức, chỉ đạo, quản lý bộ máy giúp việc cơ quan Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp mình;

h) Giữ mối quan hệ phối hợp công tác với cơ quan nhà nước, các tổ chức thành viên;

i) Tổ chức, hướng dẫn, bảo đảm điều kiện hoạt động của các tổ chức tư vấn, cộng tác viên của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp mình;

k) Ban hành và kiểm tra thực hiện các văn bản theo thẩm quyền;

l) Xét, quyết định khen thưởng, đề nghị kỷ luật.
Khoản này được hướng dẫn bởi Mục 10 Thông tri 08/TT-MTTW-BTT có hiệu lực từ ngày 28/07/2020
Khoản này được hướng dẫn bởi khoản 11.1 Mục 11 Thông tri 08/TT-MTTW-BTT có hiệu lực từ ngày 28/07/2020
Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã được Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ IX thông qua ngày 20/9/2019. Căn cứ quy định tại Điều 37, Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hướng dẫn thực hiện một số điều của Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (gọi tắt là Điều lệ) như sau:
...
11. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh, cấp huyện theo Điều 23, cấp xã theo Điều 24

11.1. Về khoản 2, Điều 23 và khoản 2, Điều 24: Sau khi hiệp thương dân chủ cử, cử bổ sung, thay thế các chức danh trong Ban Thường trực và Ủy viên Ủy ban MTTQ Việt Nam ở cấp mình thì lập hồ sơ đề nghị Ban Thường trực cấp trên trực tiếp chuẩn y công nhận các chức danh trong Ban Thường trực. Đồng thời ban hành quyết định công nhận đối với Ủy viên Ủy ban cùng cấp.

Xem nội dung VB
Điều 23. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh, cấp huyện

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh, cấp huyện có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
...
2. Hiệp thương dân chủ cử, cử bổ sung, thay thế hoặc cho thôi các chức danh Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, các Ủy viên Thường trực, Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp;
Khoản này được hướng dẫn bởi khoản 11.1 Mục 11 Thông tri 08/TT-MTTW-BTT có hiệu lực từ ngày 28/07/2020
Khoản này được hướng dẫn bởi khoản 11.1 Mục 11 Thông tri 08/TT-MTTW-BTT có hiệu lực từ ngày 28/07/2020
Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã được Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ IX thông qua ngày 20/9/2019. Căn cứ quy định tại Điều 37, Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hướng dẫn thực hiện một số điều của Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (gọi tắt là Điều lệ) như sau:
...
11. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh, cấp huyện theo Điều 23, cấp xã theo Điều 24

11.1. Về khoản 2, Điều 23 và khoản 2, Điều 24: Sau khi hiệp thương dân chủ cử, cử bổ sung, thay thế các chức danh trong Ban Thường trực và Ủy viên Ủy ban MTTQ Việt Nam ở cấp mình thì lập hồ sơ đề nghị Ban Thường trực cấp trên trực tiếp chuẩn y công nhận các chức danh trong Ban Thường trực. Đồng thời ban hành quyết định công nhận đối với Ủy viên Ủy ban cùng cấp.

Xem nội dung VB
Điều 24. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã
...
2. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn như của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh, cấp huyện, quy định tại Điều 23 Điều lệ này (trừ việc hiệp thương lựa chọn, giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội). Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã còn có nhiệm vụ, quyền hạn: ra nghị quyết thành lập, giải thể, hợp nhất Ban Công tác Mặt trận, công nhận Ban Thanh tra nhân dân; thảo luận và quyết định những vấn đề khác thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp mình do Ban Thường trực trình.
Khoản này được hướng dẫn bởi khoản 11.1 Mục 11 Thông tri 08/TT-MTTW-BTT có hiệu lực từ ngày 28/07/2020
Khoản này được hướng dẫn bởi khoản 11.2 Mục 11 Thông tri 08/TT-MTTW-BTT có hiệu lực từ ngày 28/07/2020
Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã được Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ IX thông qua ngày 20/9/2019. Căn cứ quy định tại Điều 37, Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hướng dẫn thực hiện một số điều của Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (gọi tắt là Điều lệ) như sau:
...
11. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh, cấp huyện theo Điều 23, cấp xã theo Điều 24
...
11.2. Về khoản 3, Điều 23: “Xét, quyết định công nhận, cho thôi làm tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở cấp mình”

Căn cứ hồ sơ của tổ chức xin tham gia hoặc thôi tham gia làm thành viên của MTTQ Việt Nam và Quy định về tiêu chuẩn, điều kiện công nhận, cho thôi làm thành viên của MTTQ Việt Nam ở cấp mình, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam trình Ủy ban MTTQ Việt Nam cùng cấp xem xét, quyết định việc công nhận hoặc cho thôi làm thành viên MTTQ Việt Nam.

Xem nội dung VB
Điều 23. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh, cấp huyện

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh, cấp huyện có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
...
3. Xét, quyết định công nhận, cho thôi làm tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở cấp mình;
Khoản này được hướng dẫn bởi khoản 11.2 Mục 11 Thông tri 08/TT-MTTW-BTT có hiệu lực từ ngày 28/07/2020
Điểm này được hướng dẫn bởi Mục 12 Thông tri 08/TT-MTTW-BTT có hiệu lực từ ngày 28/07/2020
Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã được Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ IX thông qua ngày 20/9/2019. Căn cứ quy định tại Điều 37, Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hướng dẫn thực hiện một số điều của Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (gọi tắt là Điều lệ) như sau:
...
12. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh, cấp huyện theo Điều 25

Về điểm đ, khoản 3: “Hướng dẫn, kiểm tra hoạt động của Ban Thường trực ủy han Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp dưới trực tiếp” gồm những nội dung sau:

- Ban hành văn bản hướng dẫn công tác Mặt trận và tổ chức các hoạt động kiểm tra thường xuyên, đột xuất việc thực hiện các văn bản đó.

- Kiểm tra, hướng dẫn, đánh giá công tác Mặt trận sáu tháng, một năm đối với Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp dưới trực tiếp.

- Tổ chức duyệt các nội dung chuẩn bị tổ chức Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam cấp dưới trực tiếp.

Xem nội dung VB
Điều 25. Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh, cấp huyện
...
3. Ban Thường trực có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
...
đ) Hướng dẫn, kiểm tra hoạt động của Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp dưới trực tiếp;
Điểm này được hướng dẫn bởi Mục 12 Thông tri 08/TT-MTTW-BTT có hiệu lực từ ngày 28/07/2020
Điều này được hướng dẫn bởi Mục 13 Thông tri 08/TT-MTTW-BTT có hiệu lực từ ngày 28/07/2020
Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã được Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ IX thông qua ngày 20/9/2019. Căn cứ quy định tại Điều 37, Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hướng dẫn thực hiện một số điều của Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (gọi tắt là Điều lệ) như sau:
...
13. Ban Công tác Mặt trận theo Điều 27

13.1. Nhiệm kỳ của Ban Công tác Mặt trận là hai năm rưỡi (2,5 năm)

Nhiệm kỳ Đại hội MTTQ Việt Nam cấp xã bằng 02 nhiệm kỳ của Ban Công tác Mặt trận, việc kiện toàn nhiệm kỳ Ban Công tác Mặt trận phải phù hợp với nhiệm kỳ của Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp xã.

Ví dụ: Nhiệm kỳ của Đại hội MTTQ Việt Nam cấp xã là 2019-2024, thì nhiệm kỳ của Ban Công tác Mặt trận sẽ là 2019-2021 và 2021-2024.

13.2. Trình tự cử bổ sung, thay thế thành viên Ban Công tác Mặt trận như sau:

(1) Ban công tác Mặt trận họp, thống nhất ý kiến và báo cáo với Chi ủy về chủ trương kiện toàn đồng thời làm việc với người đứng đầu các tổ chức thành viên, cá nhân tiêu biểu để giới thiệu người tham gia Ban Công tác Mặt trận.

(2) Trưởng ban Công tác Mặt trận làm văn bản kèm theo danh sách người được giới thiệu tham gia Ban Công tác Mặt trận đề nghị Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp xã xem xét quyết định.

(3) Căn cứ Nghị quyết của Hội nghị, Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp xã ban hành quyết định công nhận thành viên Ban Công tác Mặt trận.

(4) Ban công tác Mặt trận thông báo việc thay đổi, bổ sung thành viên tại cuộc họp gần nhất.

Xem nội dung VB
Điều 27. Ban công tác Mặt trận

1. Ban Công tác Mặt trận được thành lập ở thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố, khu phố, khối phố ... (gọi chung là khu dân cư) có nhiệm kỳ là hai năm rưỡi.

2. Cơ cấu của Ban Công tác Mặt trận bao gồm:

a) Một số Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã cư trú ở khu dân cư;

b) Đại diện chi ủy;

c) Người đứng đầu của Chi hội Người cao tuổi, Chi hội Cựu chiến binh, Chi hội Nông dân, Chi hội Phụ nữ, Chi đoàn Thanh niên, Chi hội Chữ Thập đỏ ...;

d) Một số người tiêu biểu trong các tầng lớp nhân dân, trong các dân tộc, tôn giáo....

3. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã ra quyết định thành lập Ban Công tác Mặt trận, trong đó có chức danh Trưởng ban, Phó Trưởng ban và các thành viên.

4. Khi có sự thay đổi Trưởng ban, Phó Trưởng ban hoặc thay đổi, bổ sung thành viên Ban Công tác Mặt trận, thì Ban Công tác Mặt trận tiến hành hiệp thương cử bổ sung, thay thế và báo cáo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã ra quyết định công nhận.

5. Ban Công tác Mặt trận có chức năng phối hợp và thống nhất hành động giữa các thành viên; phối hợp với Trưởng thôn (làng, ấp, bản...), Tổ trưởng dân phố để thực hiện nhiệm vụ:

a) Trực tiếp tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; Nghị quyết của Hội đồng nhân dân, Quyết định của Ủy ban nhân dân; Chương trình hành động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp;

b) Thu thập, phản ánh ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân ở khu dân cư với cấp ủy Đảng và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã;

c) Động viên Nhân dân giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử, cán bộ, công chức, viên chức nhà nước;

d) Phối hợp thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở và hoạt động tự quản ở cộng đồng dân cư.

6. Ban Công tác Mặt trận họp thường kỳ mỗi tháng một lần, họp bất thường khi cần thiết. Trưởng ban Công tác Mặt trận triệu tập và chủ trì cuộc họp.
Điều này được hướng dẫn bởi Mục 13 Thông tri 08/TT-MTTW-BTT có hiệu lực từ ngày 28/07/2020
Điều này được hướng dẫn bởi Mục 14 Thông tri 08/TT-MTTW-BTT có hiệu lực từ ngày 28/07/2020
Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã được Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ IX thông qua ngày 20/9/2019. Căn cứ quy định tại Điều 37, Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hướng dẫn thực hiện một số điều của Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (gọi tắt là Điều lệ) như sau:
...
14. Khen thưởng theo Điều 32

Thủ tục, trình tự khen thưởng các tổ chức, đơn vị, cá nhân có thành tích xuất sắc trong sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân tộc và công tác Mặt trận được thực hiện theo các quy định pháp luật về thi đua, khen thưởng của Nhà nước và quy chế thi đua, khen thưởng của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam.

Xem nội dung VB
Điều 32. Khen thưởng

Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thành tích xuất sắc trong sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân tộc và công tác Mặt trận thì được khen thưởng.

Những cá nhân có quá trình công tác, cống hiến cho sự nghiệp xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc và công tác Mặt trận thì được Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xem xét tặng Kỷ niệm chương "Vì sự nghiệp Đại đoàn kết dân tộc" hoặc được đề nghị xem xét tặng thưởng Huân chương Đại đoàn kết dân tộc.
Điều này được hướng dẫn bởi Mục 14 Thông tri 08/TT-MTTW-BTT có hiệu lực từ ngày 28/07/2020
Điều này được hướng dẫn bởi Mục 15 Thông tri 08/TT-MTTW-BTT có hiệu lực từ ngày 28/07/2020
Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã được Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ IX thông qua ngày 20/9/2019. Căn cứ quy định tại Điều 37, Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hướng dẫn thực hiện một số điều của Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (gọi tắt là Điều lệ) như sau:
...
15. Kỷ luật theo Điều 33

15.1. Về khoản 1: “Thành viên nào làm trái quy định của Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và vi phạm pháp luật thì tùy mức độ sai phạm sẽ bị khiển trách hoặc cảnh cáo hoặc cho thôi làm thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam”

Điều lệ quy định có 3 hình thức kỷ luật là khiển trách, cảnh cáo, cho thôi (thôi công nhận) là thành viên của MTTQ Việt Nam, cụ thể như sau:

- Khiển trách: Áp dụng đối với những thành viên vi phạm lần đầu, ở mức độ nhẹ, nhất thời, ảnh hưởng trong phạm vi hẹp.

- Cảnh cáo: Áp dụng đối với những thành viên vi phạm kỷ luật bị khiển trách mà còn tái phạm, hoặc vi phạm lần đầu nhưng tính chất tương đối nghiêm trọng, phạm vi ảnh hưởng rộng.

- Cho thôi (thôi công nhận) là thành viên của MTTQ Việt Nam:

+ Áp dụng đối với các cá nhân vi phạm pháp luật đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự; bị kỷ luật về Đảng, chính quyền từ cách chức trở lên.

+ Áp dụng đối với các tổ chức bị buộc giải thể theo quyết định của cơ quan quản lý nhà nước; những tổ chức thành viên trong thời gian dài không thực hiện quyền và trách nhiệm theo quy định của Điều lệ MTTQ Việt Nam hoặc mâu thuẫn trong nội bộ kéo dài không giải quyết được.

15.2. Về quy trình xử lý kỷ luật đối với Ủy viên Ủy ban

(1) Khi có văn bản của cấp ủy, chính quyền cùng cấp đề nghị xem xét, xử lý kỷ luật hành chính, đoàn thể theo quy định của cơ quan Nhà nước và Điều lệ của các tổ chức, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp có ủy viên bị xử lý kỷ luật họp Ban Thường trực xem xét để đánh giá sai phạm của Ủy viên. Về hình thức kỷ luật của Ủy ban MTTQ Việt Nam không cao hơn mức kỷ luật của Đảng, chính quyền (hường hợp cần thiết có thể mời ủy viên có sai phạm tham dự cuộc họp). Trong trường hợp Ủy viên Ủy ban vi phạm không phải là đảng viên, cán bộ, công chức thì Ban Thường trực yêu cầu ủy viên đó viết kiểm điểm, tự nhận hình thức kỷ luật. Ban Thường trực thảo luận thống nhất đề nghị hình thức kỷ luật (bằng biểu quyết hoặc bỏ phiếu kín).

(2) Tổ chức hội nghị Ủy ban MTTQ Việt Nam để xem xét quyết định hình thức kỷ luật: Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam báo cáo kết quả cuộc họp xem xét hình thức kỷ luật đối với Ủy viên vi phạm kỷ luật. Hội nghị thảo luận, xem xét quyết định hình thức kỷ luật (bằng bỏ phiếu kín); nếu có trên ½ (một phần hai) số Ủy viên Ủy ban MTTQ Việt Nam cùng cấp tán thành hình thức kỷ luật nào thì Ủy viên đó phải chịu hình thức kỷ luật đó. Trong trường hợp không có hình thức kỷ luật nào có số phiếu trên ½ (một phần hai), thì được phép cộng dồn từ hình thức cao hơn trở xuống đến khi đạt trên 50% phiếu tán thành ở hình thức nào thì sẽ kỷ luật ở hình thức đó.

Ví dụ: Số phiếu mức kỷ luật khiển trách là 40%; số phiếu mức kỷ luật cảnh cáo là 35%; số phiếu mức kỷ luật cho thôi là thành viên là 25%, thì hình thức kỷ luật sẽ là cảnh cáo (25%+35%=60%).

Trường hợp, 01 cá nhân đồng thời tham gia Ủy ban từ 2 cấp trở lên, thì việc xử lý hình thức kỷ luật do Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp cao nhất quyết định, Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp thấp hơn có văn bản đề nghị xem xét hình thức xử lý kỷ luật đối với Ủy viên vi phạm, Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp trên có Ủy viên vi phạm xem xét quyết định hình thức kỷ luật.

(3) Thông báo đến các tổ chức, cơ quan đơn vị, cá nhân có liên quan biết về quyết định kỷ luật đối với Ủy viên Ủy ban MTTQ Việt Nam.

15.3. Về xử lý kỷ luật đối với tổ chức thành viên

(1) Căn cứ văn bản của các cơ quan có thẩm quyền về mức độ vi phạm và Báo cáo giải trình của tổ chức thành viên, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam cùng cấp thảo luận, xem xét đề nghị hình thức kỷ luật đối với tổ chức thành viên.

(2) Ban Thường trực trình Hội nghị Ủy ban MTTQ Việt Nam cùng cấp xem xét quyết định về hình thức kỷ luật đối với tổ chức thành viên (đối với cấp Trung ương thì trình Hội nghị Đoàn Chủ tịch xem xét quyết định, báo cáo Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam). Nếu có trên ½ (một phần hai) số Ủy viên Ủy ban MTTQ Việt Nam cùng cấp tán thành hình thức kỷ luật nào thì thực hiện theo hình thức đó. Tổ chức thành viên nào bị kỷ luật cho thôi là thành viên của MTTQ Việt Nam, thì người đại diện của tổ chức thành viên tham gia Ủy ban MTTQ Việt Nam cùng cấp đương nhiên không còn là Ủy viên Ủy ban MTTQ Việt Nam.

(3) Thông báo đến các tổ chức, cơ quan đơn vị, có liên quan về việc cho thôi làm tổ chức thành viên của MTTQ Việt Nam.

Trên đây là Thông tri hướng dẫn thực hiện một số điều của Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp tổ chức triển khai thực hiện. Trong quá trình thực hiện, nếu có gì vướng mắc cần sửa đổi, bổ sung Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam sẽ xem xét, sửa đổi cho phù hợp với tình hình thực tiễn./.

Xem nội dung VB
Điều 33. Kỷ luật

1. Thành viên nào làm trái quy định của Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và vi phạm pháp luật thì tùy mức độ sai phạm sẽ bị khiển trách hoặc cảnh cáo hoặc cho thôi làm thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

2. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở mỗi cấp xem xét, quyết định hình thức kỷ luật thành viên ở cấp mình. Ở Trung ương, do Đoàn Chủ tịch xem xét quyết định.
Điều này được hướng dẫn bởi Mục 15 Thông tri 08/TT-MTTW-BTT có hiệu lực từ ngày 28/07/2020