39218

Thông tư liên bộ 02 TT/LB năm 1995 hướng dẫn kinh doanh dịch vụ cầm đồ do Ngân Hàng Nhà Nước - Bộ Thương Mại ban hành

39218
LawNet .vn

Thông tư liên bộ 02 TT/LB năm 1995 hướng dẫn kinh doanh dịch vụ cầm đồ do Ngân Hàng Nhà Nước - Bộ Thương Mại ban hành

Số hiệu: 02TT/LB Loại văn bản: Thông tư liên tịch
Nơi ban hành: Bộ Thương mại Người ký: Hoàng Đình Cầu
Ngày ban hành: 03/10/1995 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 02TT/LB
Loại văn bản: Thông tư liên tịch
Nơi ban hành: Bộ Thương mại
Người ký: Hoàng Đình Cầu
Ngày ban hành: 03/10/1995
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ THƯƠNG MẠI-NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 02TT/LB

Hà Nội , ngày 03 tháng 10 năm 1995

 

THÔNG TƯ LIÊN BỘ

CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC - THƯƠNG MẠI SỐ 02/TT/LB NGÀY 3 THÁNG 10 NĂM 1995 HƯỚNG DẪN KINH DOANH DỊCH VỤ CẦM ĐỒ

Để thực hiện Nghị định 02/CP ngày 5 tháng 1 năm 1995 của Chính phủ "Quy định về hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh thương mại và hàng hoá, dịch vụ kinh doanh thương mại có điều kiện ở thị trường trong nước", Liên Bộ Thương mại - Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn về tổ chức và kinh doanh dịch vụ cầm đồ có điều kiện ở thị trường trong nước như sau:

I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

1. Dịch vụ cầm đồ: Là hình thức cho vay tiền đòi hỏi người vay phải có tài sản cầm cố để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của mình ghi trong hợp đồng cầm đồ. Người vay tiền có tài sản cầm cố gọi là Bên cầm đồ; người cho vay tiền nhận tài sản cầm cố gọi là Bên nhận cầm đồ.

2. Tài sản cầm cố: là động sản, có giá trị và giá trị sử dụng thuộc quyền sở hữu hợp pháp của Bên cầm đồ có thể mua, bán hoặc chuyển quyền sở hữu.

Tài sản được cầm cố:

2.1. Quyền về tài sản được phép giao dịch;

2.2. Một tài sản có đăng ký theo quy định của Pháp luật thì có thể được cầm cố để bảo đảm việc thực hiện các nghĩa vụ dân sự, nếu tài sản cầm cố đó có giá trị lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm.

2.3. Tài sản thuộc sở hữu của người thứ ba, được uỷ quyền bằng văn bản cho bên cầm đồ;

2.4. Tài sản sở hữu chung được nhất trí bằng văn bản của các hợp đồng sở hữu;

2.5. Tài sản sở hữu tập thể phải tuân theo pháp luật và phù hợp với Điều lệ của hợp tác xã;

2.6. Tài sản thuộc sở hữu Nhà nước đối với doanh nghiệp Nhà nước thực hiện theo điều 6 và Điều 27, Luật Doanh nghiệp Nhà nước;

3. Tài sản không được nhận cầm cố:

3.1. Tài sản thuộc diện luật pháp cấm kinh doanh, mua bán, chuyển nhượng;

3.2. Tài sản đang còn tranh chấp;

3.3. Tài sản đã bị các cơ quan có thẩm quyền tạm giữ, niêm phong, phong toả;

3.4. Tài sản đang dùng làm bảo lãnh, thế chấp, cho thuê, cho mượn hoặc tài sản đang cầm cố nơi khác (trừ trường hợp quy định tại điểm 3.2 mục II của Thông tư này).

4. Điều kiện để được kinh doanh cầm đồ:

4.1. Tổ chức, cá nhân muốn kinh doanh dịch vụ cầm đồ phải thành lập doanh nghiệp theo quy định hiện hành của pháp luật về thành lập doanh nghiệp. Doanh nghiệp đó có thể là chuyên doanh hoặc kiêm doanh dịch vụ cầm đồ.

4.2. Doanh nghiệp khi kinh doanh dịch vụ cầm đồ phải có: cửa hàng hoặc cửa hiệu cầm đồ, có nơi cất giữ, bảo quản tài sản cầm cố, đảm bảo an toàn cho tài sản cầm cố chống được mất mát, hư hỏng trong thời gian cầm đồ, có cán bộ kỹ thuật am hiểu tài sản cầm cố.

5. Bên cầm đồ:

- Là pháp nhân được thành lập theo pháp luật hiện hành nếu là pháp nhân nước ngoài phải được nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thừa nhận, có trụ sở tại Việt Nam.

- Là cá nhân gồm công dân Việt Nam hoặc công dân người nước ngoài từ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự, cư trú hợp pháp tại Việt Nam theo quy định của luật pháp Việt Nam.

6. Bên nhận cầm đồ:

- Là các doanh nghiệp được thành lập theo luật định, gồm: doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty liên doanh, doanh nghiệp hợp tác xã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ cầm đồ theo quy định tại Mục III của Thông tư này.

7. Mức tiền vay cầm đồ:

Là mức tiền được vay của một lần cầm đồ. Mức tiền vay cầm đồ không quá 65% giá trị tài sản cầm cố, tính theo thời giá khi ký hợp đồng. Riêng các chứng từ có giá, vàng, đá quý, nếu được Bên nhận cầm đồ chấp nhận thì có thể được vay tối đa bằng 80% giá trị của tài sản đó.

8. Lãi suất cầm đồ và phí cầm đồ: tối đa không quá 4,2% tháng, tính trên số tiền được vay của mỗi lần cầm đồ. Trường hợp nếu bên cầm đồ muốn vay nóng ngắn hạn (dưới 15 ngày) lãi suất và phí cầm đồ cao nhất không quá 0,3%/ngày.

9. Vốn pháp định để thành lập doanh nghiệp:

Doanh nghiệp chuyên doanh dịch vụ cầm đồ phải có mức vốn pháp định ít nhất bằng mức vốn pháp định quy định tại Nghị định 221/HĐBT hoặc Nghị định 222/HĐBT. Vốn các đơn vị phụ thuộc thực hiện dịch vụ cầm đồ của doanh nghiệp kiêm doanh do Doanh nghiệp quản lý cấp.

II. HỢP ĐỒNG CẦM ĐỒ VÀ TRÁCH NHIỆM, NGHĨA VỤ CỦA CÁC BÊN

1. Hợp đồng cầm đồ và hình thức của hợp đồng cầm đồ:

1.1. Việc vay và cho vay tiền có tài sản cầm cố trong dịch vụ này phải lập hợp đồng và gọi là "Hợp đồng cầm đồ", nội dung của hợp đồng phải thể hiện đầy đủ các yếu tố được ghi tại điểm 1.2 dưới đây do hai bên thoả thuận nhất trí, phù hợp với Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế (nếu bên cầm là tổ chức, cá nhân kinh doanh) hoặc Pháp lệnh hợp đồng dân sự (nếu bên cầm đồ không phải là tổ chức, cá nhân kinh doanh) và các quy định của Thông tư này.

Ngoài hình thức hợp đồng cầm đồ nói trên, để đơn giản thủ tục, thuận tiện cho cả hai bên, nếu tài sản cầm cố có giá trị dưới 1 triệu VNĐ và cầm trong thời hạn ngắn (dưới 3 tháng) có thể dùng hình thức "phiếu cầm đồ kiêm khế ước", nội dung phiếu cầm đồ phải có đủ các yếu tố: Họ và tên, địa chỉ người cầm, giá trị tài sản cầm cố (do hai bên xác định theo điểm 1.8 Mục II dưới đây) số tiền vay lãi suất, thời hạn cầm, thời gian trả nợ và lãi suất.

1.2. Trong hợp đồng cầm đồ phải ghi đủ các yếu tố:

- Họ và tên, người đại diện có đủ tư cách hoặc có thẩm quyền của hai bên;

- Địa chỉ cụ thể của tổ chức, doanh nghiệp, nếu cá nhân thì ghi rõ số, ngày và nơi cấp giấy chứng minh nhân dân;

- Số hiệu tài khoản giao dịch tại Ngân hàng;

- Loại tài sản cầm cố: ghi rõ chủng loại (mác, mã, số, ký hiệu), chất lượng, giá trị tài sản hiện tại theo thời điểm ký hợp đồng cầm đồ và các loại giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu tài sản đó (nếu luật pháp có quy định);

- Số tiền vay (theo quy định điểm 7 mục I trong Thông tư này);

- Mức lãi suất, phí cầm đồ đã được thoả thuận;

- Thời hạn cầm đồ, ngày kết thúc hợp đồng;

- Phương thức trả nợ và lãi vay;

- Phương thức xử lý tài sản cầm cố khi có vi phạm hợp đồng;

- Các cam kết khác hợp lý do một trong hai bên yêu cầu.

1.3. Trường hợp những tài sản cầm cố mà pháp luật có quy định phải đăng ký hoặc phải có giấy chứng nhận của cơ quan công chứng Nhà nước, thì bên cầm đồ có trách nhiệm xác nhận công chứng hợp đồng cầm đồ.

1.4. Việc thay đổi nội dung hợp đồng cầm đồ phải được các bên tham gia thoả thuận bằng văn bản.

1.5. Tài sản cầm cố mà chủ sở hữu từ hai người trở lên được thực hiện theo điểm 2.4 mục I của Thông tư này.

1.6. Một pháp nhân có tài sản cầm cố, khi sáp nhập, tách ra thì phải xác định trách nhiệm của pháp nhân mới để có trách nhiệm tiếp tục thực hiện hợp đồng cầm đồ.

1.7. Khi cá nhân cầm đồ bị chết hoặc mất tích thì người thừa kế hợp pháp là người được quyền tiếp tục hoặc từ chối thực hiện hợp đồng cầm đồ.

1.8. Tài sản cầm cố phải được kiểm định, đánh giá, tính lại giá trị tại thời điểm ký hợp đồng theo nguyên tắc thoả thuận và có sự hiện diện của hai bên.

1.9. Chấm dứt hợp đồng trong các trường hợp sau:

1.9.1. Các bên thoả thuận huỷ bỏ hợp đồng;

1.9.2. Bên cầm đồ đã thanh toán số tiền gốc và lãi đã vay của bên nhận cầm đồ;

1.9.3. Bên nhận cầm đồ đã thu được đủ nợ, lãi vay và phí từ việc phát mại tài sản cầm cố.

Khi chấm dứt hợp đồng theo các khoản 1.9.1 và 1.9.2 thì bên nhận cầm đồ phải trao lại tài sản cầm cố kể cả các giấy tờ (nếu có) cho bên cầm đồ.

2. Trách nhiệm và nghĩa vụ của bên cầm đồ

2.1. Giao tài sản cầm cố, kể cả vật phụ (vật phụ là vật có thể tách rời tài sản chính, nhưng là một bộ phận của tài sản chính. Khi thực hiện nghĩa vụ chuyển giao tài sản chính thì phải chuyển giao vật phụ kèm theo tài sản chính) cho bên nhận cầm đồ theo đúng thoả thuận trong hợp đồng, nếu tài sản cầm có giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản thì giao thêm cho bên nhận cầm đồ bản gốc hoặc bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản có chứng thực của cơ quan công chứng Nhà nước.

2.2. Đăng ký tài sản cầm cố, nếu tài sản đó phải đăng ký theo quy định của pháp luật.

2.3. Trong trường hợp nếu các pháp nhận có tài sản cầm cố bị phá sản thì tài sản cầm cố được xử lý theo điều 38 Luật phá sản doanh nghiệp.

3. Trách nhiệm và nghĩa vụ của Bên nhận cầm đồ

3.1. Bên nhận cầm đồ phải bảo quản, giữ gìn tài sản cầm cố không được trao đổi, cho thuê, cho mượn, bán, tặng, thế chấp, không được sử dụng, nếu các bên không có thoả thuận nào khác.

3.2. Trong trường hợp tài sản cầm cố có nhiều hợp đồng cùng cầm một tài sản cầm cố. Người đầu tiên nhận cầm đồ có quyền giữ tài sản cầm cố (kể cả giấy tờ) trừ trường hợp có thoả thuận khác. Khi một hợp đồng cầm đồ phải xử lý bằng biện pháp phát mại tài sản cầm cố thì các hợp đồng cầm đồ khác dù tuy chưa đến hạn đều coi là đến hạn. Thứ tự ưu tiên thanh toán được xác định theo thứ tự thời điểm lập hợp đồng cầm đồ.

3.3. Nếu Bên nhận cầm đồ làm hư hỏng tài sản cầm cố thì phải bồi thường thiệt hại cho bên cầm đồ giá trị tài sản bị hư hỏng. Trường hợp tài sản đó bị giảm chất lượng do nguyên nhân khách quan thì hai bên kiểm định, đánh giá lại, xác định nguyên nhân và thoả thuận biện pháp xử lý.

3.4. Trong trường hợp bên nhận cầm đồ làm mất tài sản cầm cố phải bồi thường cho bên cầm đồ theo giá trị do hai bên thoả thuận, nhưng không được thấp hơn giá ghi trong hợp đồng.

3.5. Việc gia hạn nợ: Đến hạn trả nợ theo hợp đồng cầm đồ, nếu bên cầm đồ không trả được nợ (cả gốc và lãi) mà không được bên nhận cầm đồ đồng ý cho gia hạn nợ thì bên nhận cầm đồ có quyền phát mại tài sản cầm cố để thu hồi vốn.

4. Xử lý tài sản cầm cố

4.1. Bên nhận cầm đồ được quyền phát mại tài sản cầm cố để thu hồi vốn trong các trường hợp sau:

4.1.1. Hết thời hạn trả nợ hoặc hết thời hạn gia hạn nợ mà bên cầm đồ không có khả năng thanh toán.

4.1.2. Theo đề nghị bằng văn bản của bên cầm đồ khi chưa đến hạn trả nợ.

4.1.3. Bên cầm đồ là cá nhân bị chết hoặc mất tích mà không có người thừa kế hoặc người được quyền thừa kế không nhận thừa kế.

4.1.4. Các pháp nhân có tài sản cầm cố bị giải thể mà không có khả năng trả nợ.

4.2. Việc phát mại tài sản cầm cố được thực hiện theo phương thức đấu giá công khai và theo đúng quy định của pháp luật.

4.3. Tiền thu được từ việc bán tài sản cầm cố được xử lý theo thứ tự sau:

4.3.1. Bù đắp các khoản chi phí tổ chức phát mại tài sản cầm cố.

4.3.2. Trả nợ tiền cầm đồ (gốc và lãi kể cả lãi phạt).

4.3.3. Phần còn lại trả cho người có tài sản cầm cố; trường hợp không có người nhận số tiền còn lại thì bên nhận cầm đồ phải hạch toán theo dõi riêng chờ xử lý theo quy định của pháp luật.

4.3.4. Trường hợp số tiền thu được từ việc bán tài sản cầm cố không đủ thanh toán tiền nợ (gồm gốc và lãi kể cả lãi phạt) thì bên nhận cầm đồ yêu cầu bên cầm đồ phải hoàn trả phần còn thiếu hoặc được khởi kiện trước pháp luật.

III. THỦ TỤC XIN CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH DỊCH VỤ CẦM ĐỒ

1. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ cầm đồ phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ cầm đồ do Sở Thương mại hoặc Ngân hàng Nhà nước cấp theo quy định dưới đây và phải đăng ký kinh doanh dịch vụ cầm đồ tại cơ quan đăng ký kinh doanh tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đóng trụ sở.

2. Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ cầm đồ:

2.1. Đối với một pháp nhân đang kinh doanh, nay muốn bổ sung dịch vụ kinh doanh cầm đồ:

- Đơn xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh;

- Bản sao có công chứng xác nhận đăng ký kinh doanh;

- Bảng kê khai về địa điểm cửa hàng, trang thiết bị cất giữ, bảo quản;

- Báo cáo tài chính trong đó ghi rõ Vốn pháp định thực có (bằng hiện vật hoặc bằng tiền).

2.2. Đối với tổ chức, cá nhân lần đầu ra kinh doanh: phải có đơn xin kinh doanh, dịch vụ cầm đồ, kèm theo hồ sơ xin thành lập doanh nghiệp theo quy định của thông tư 472/PLSKT ngày 20-5-1993 của Bộ Tư pháp.

2.3. Sau khi được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ cầm đồ, doanh nghiệp phải đăng ký hoặc bổ sung thêm dịch vụ cầm đồ trong đăng ký kinh doanh.

3. Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận và thu hồi giấy chứng nhận:

3.1. Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và điều kiện kinh doanh, cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ cầm đồ cho các Ngân hàng thương mại cổ phần, Ngân hàng liên doanh, Công ty tài chính cổ phần. Riêng đối với các Ngân hàng thương mại quốc doanh, Tổng công ty vàng bạc đá quý theo sự phân cấp về tổ chức của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

3.2. Giám đốc sở thương mại tỉnh, thành phố tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và điều kiện kinh doanh, cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ cầm đồ của các doanh nghiệp, trừ các doanh nghiệp thuộc hệ thống Tổ chức tín dụng và Tổng công ty vàng bạc đá quý do Ngân hàng Nhà nước quản lý.

3.3. Ngày đơn vị nộp hồ sơ đúng và đủ theo quy định trên, được coi là ngày tiếp nhận hồ sơ để xem xét. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận cấp hoặc từ chối cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ cầm đồ phải trả lời cho bên gửi đơn.

4. Lệ phí cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ cầm đồ theo quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước hoặc của Bộ Thương mại.

5. Cơ quan cấp giấy chứng nhận kinh doanh dịch vụ cầm đồ có trách nhiệm kiểm tra trước về hồ sơ và điều kiện kinh doanh dịch vụ cầm đồ và kiểm tra quá trình hoạt động kinh doanh dịch vụ cầm đồ theo nội dung giấy phép và các quy định của Thông tư này; có quyền xử lý các vi phạm của doanh nghiệp theo quy định của Pháp luật và theo phân cấp của Bộ Thương mại và Ngân hàng Nhà nước.

6. Chấm dứt hiệu lực của giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ cầm đồ trong các trường hợp:

6.1. Quá thời hạn 60 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ cầm đồ, nhưng không đăng ký kinh doanh với cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.

6.2. Bên nhận cầm đồ bị thu hồi đăng ký kinh doanh.

V. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

1. Các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ cầm đồ hiện đang hoạt động phải điều chỉnh theo quy định của thông tư này trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày ký.

2. Các văn bản quy định trước đây có các điều khoản trái với Thông tư này không có hiệu lực thi hành.

3. Thông tư này thi hành kể từ ngày ký. Việc sửa đổi bổ sung Thông tư này thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Thương mại và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

 

Hoàng Đình Cầu

(Đã ký)

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản
Văn bản khác