Thông tư 98-TTg năm 1960 về việc thanh toán các khoản nợ của các xí nghiệp tư bản tư doanh khi thực hiện công tư hợp doanh do Phủ Thủ Tướng ban hành.
Thông tư 98-TTg năm 1960 về việc thanh toán các khoản nợ của các xí nghiệp tư bản tư doanh khi thực hiện công tư hợp doanh do Phủ Thủ Tướng ban hành.
Số hiệu: | 98-TTg | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Phủ Thủ tướng | Người ký: | Phạm Văn Đồng |
Ngày ban hành: | 23/04/1960 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | 04/05/1960 | Số công báo: | 18-18 |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 98-TTg |
Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Phủ Thủ tướng |
Người ký: | Phạm Văn Đồng |
Ngày ban hành: | 23/04/1960 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | 04/05/1960 |
Số công báo: | 18-18 |
Tình trạng: | Đã biết |
PHỦ
THỦ TƯỚNG |
VIỆT
NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ |
Số: 98-TTg |
Hà Nội, ngày 23 tháng 04 năm 1960 |
VỀ VIỆC THANH TOÁN CÁC KHOẢN NỢ CỦA CÁC XÍ NGHIỆP TƯ BẢN TƯ DOANH KHI THỰC HIỆN CÔNG TƯ HỢP DOANH
Phần lớn các xí nghiệp tư bản tư doanh lớn hay nhỏ khi hợp doanh với Nhà nước, đều khai mắc những khoản nợ tương đối lớn. Có xí nghiệp mà toàn bộ tài sản đưa vào hợp doanh chỉ đủ trả nợ, cá biệt có xí nghiệp nợ gấp 2, 3 lần số vốn kiểm kê đưa vào hợp doanh. Các khoản nợ ấy phân làm 3 loại:
- Nợ Nhà nước: nợ thuế, nợ cơ quan và xí nghiệp quốc doanh đặt hàng, nợ tiền dùng điện, nước, thuê nhà, v.v…
- Nợ công nhân: nợ tiền lương, nợ tiền thưởng lãi chưa trả, nợ tiền phụ cấp đi nghỉ phép hàng năm và các khoản vay khác.
- Nợ tư nhân.
Tình trạng nợ chủ yếu là do tinh thần tiêu cực của chủ xí nghiệp, cũng có trường hợp do khó khăn trong kinh doanh.
Tình hình này đã gây khó khăn cho việc hợp doanh và cho sản xuất.
Để giải quyết thỏa đáng tình hình trên nhằm đẩy mạnh sản xuất trong xí nghiệp hợp doanh, căn cứ vào nghị quyết của Hội đồng Chính phủ (phiên họp Thường vụ) ngày 30 tháng 3 năm 1960, Thủ tướng Chính phủ quy định như sau:
Có nợ thì phải trả sòng phẳng, không được lợi dụng việc mắc nợ mà phân tán tài sản. Thanh toán nợ phải chú trọng bảo đảm sản xuất, bảo đảm kinh doanh bình thường của xí nghiệp, việc thanh toán nợ phải thực sự cầu thị, hợp tình, hợp lý, có chiếu cố đến những trường hợp xí nghiệp thực sự có khó khăn.
Thanh toán nợ phải gọn, hết sức tranh thủ làm trước khi thực hiện công tư hợp doanh.
- Thuế doanh nghiệp, thuế hàng hóa, thuế lợi tức năm 1959, tiền và nguyên liệu của các cơ quan và xí nghiệp quốc doanh ứng trước hoặc đặt hàng, tiền điện, tiền nước, tất cả các khoản kể trên đều phải được thanh toán hết.
- Thuế truy thu về các năm trước, tiền phạt về gian lậu thuế, nguyên liệu ăn cắp của Nhà nước nay phát hiện ra cũng phải được thanh toán, nhưng có châm chước, tuỳ tình hình cụ thể từng trường hợp mà miễn giảm. Trường hợp chủ xí nghiệp bộc lộ những thủ đoạn gian lậu trong lúc làm công tư hợp doanh có thể được miễn truy tố, nhưng phải thanh toán các khoản gian lậu. Nếu chủ xí nghiệp thực sự có khó khăn, thì tùy tình hình cụ thể mà miễn hoặc giảm. Trường hợp quần chúng phát hiện những thủ đoạn gian lậu của chủ xí nghiệp, thì tùy tội nặng hay nhẹ mà truy tố hoặc miễn truy tố.
- Lương của công nhân phải được thanh toán sòng phẳng. Tuy nhiên, trường hợp vì kinh doanh của xí nghiệp bị đình đốn có lý do chính đáng mà phải nợ lương công nhân, thì hai bên công nhân và chủ thương lượng mà giải quyết theo tinh thần có chiếu cố thích đáng đến hoàn cảnh khó khăn thực sự của xí nghiệp.
Về tiền thưởng lãi năm 1959, nếu xí nghiệp kinh doanh có lãi như đã quy định trong Thông tư số 334-LĐ ngày 22/2/1958 và Thông tư số 2-LĐ/TT ngày 19/1/1959 của Bộ Lao động, thì phải trích thưởng lãi và phải thanh toán cho đến ngày hợp doanh.
Tiền thưởng lãi năm 1958, nếu đã hiệp thương thưởng lãi rồi mà chưa thanh toán, thì phải thanh toán, nếu chưa hiệp thương thì thôi.
Về tiền phụ cấp nghỉ phép hàng năm của công nhân trước khi công tư hợp doanh, hai bên công nhân và chủ xí nghiệp căn cứ các thể lệ về chế độ nghỉ phép hiện hành mà thương lượng giải quyết theo tinh thần có chiếu cố lẫn nhau, có châm chước trong trường hợp xí nghiệp thực sự có khó khăn. Bộ Lao động sẽ hướng dẫn cụ thể giải quyết việc này.
- Trường hợp vay có chứng từ hợp pháp và thực sự dùng vào hoạt động của xí nghiệp thì giải quyết như sau: nếu vay của những người thuộc các tầng lớp nhân dân lao động, thì phải thanh toán, nếu vay của các nhà tư sản, thì giải quyết bằng cách đầu tư số nợ đó vào xí nghiệp hợp doanh và tính thành cổ phần của chủ nợ.
- Trường hợp vay để chi tiêu vào việc khác, hoặc không có chứng từ hợp pháp, thì chủ xí nghiệp tự thu xếp.
4. Nợ các nơi khác vay của xí nghiệp:
- Đối với nợ các nơi khác vay của xí nghiệp, thì phải thu hồi và tính vào vốn của chủ xí nghiệp.Trường hợp công nhân vay của xí nghiệp, nếu có khả năng thì trả, nếu không thì miễn.
- Đối với những khoản tiền mà chủ xí nghiệp bắt công nhân bồi thường về các khoản tổn thất, thì nói chung là miễn thanh toán, trừ trường hợp công nhân là người thân cận của chủ xí nghiệp, thì phải xét kỹ.
Trong khi thanh toán nợ, các địa phương cần phải chú ý thanh toán trước nợ lương công nhân và nợ Nhà nước. Trước hết phải chú trọng động viên số vốn của chủ xí nghiệp chưa bỏ vào hợp doanh hoặc vốn phân tán để thanh toán nợ. Nếu chủ xí nghiệp thật sự không còn khả năng, thì có thể trừ vào vốn đưa vào hợp doanh, hoặc trừ dần vào tiền lãi của chủ xí nghiệp được hưởng.
Trường hợp trừ hết vốn đưa vào hợp doanh mới trả đủ nợ hoặc vẫn còn nợ, thì phải có chiếu cố, sắp xếp công việc làm cho người chủ xí nghiệp để họ sinh sống. Nếu đã xếp việc làm mà mức sống của gia đình họ vẫn còn quá thấp, thì giành cho họ một số vốn bằng cổ phần trong xí nghiệp hợp doanh để họ đủ sống; các khoản nợ sẽ giải quyết dần sau.
Trường hợp chủ xí nghiệp còn khả năng mà ngoan cố không chịu thanh toán nợ, thì phải xử lý thích đáng.
Trường hợp phải lấy vốn đưa vào hợp doanh để trả nợ thì thanh toán như sau:
- Đối với nợ của Nhà nước, có hai trường hợp: hoặc trả lại cho cơ quan sở quan, hoặc nếu trả nợ mà ảnh hưởng không tốt đến hoạt động bình thường của xí nghiệp hợp doanh, thì có thể coi như là vốn của Nhà nước đầu tư vào xí nghiệp, cơ quan sở quan sẽ chuyển khoản nợ đó cho Bộ Tài chính.
- Đối với nợ vay của công nhân, thì phải trả cho công nhân; cũng có trường hợp vận động công nhân gửi vào xí nghiệp hợp doanh coi như gửi tiền tiết kiệm lấy lãi.
- Đối với nợ vay của những người không thuộc thành phần tư sản và cũng không phải là công nhân, nếu xét họ cần dùng tiền để giải quyết đời sống và thanh toán mà không ảnh hưởng gì đến hoạt động của xí nghiệp, thì trả cho chủ nợ. Trường hợp chủ nợ có cách sinh sống, thì vận động họ gửi tiền vào xí nghiệp để lấy lãi.
- Đối với nợ vay của nhà tư sản, thì tính ra cổ phần của chủ nợ đầu tư vào hợp doanh.
|
THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây