22413

Thông tư 766-TC/HCP năm 1957 quy định chế độ đối với nhân viên thuê mượn theo hợp đồng do Bộ Tài Chính ban hành

22413
LawNet .vn

Thông tư 766-TC/HCP năm 1957 quy định chế độ đối với nhân viên thuê mượn theo hợp đồng do Bộ Tài Chính ban hành

Số hiệu: 766-TC/HCP Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Tài chính Người ký: Trịnh Văn Bính
Ngày ban hành: 19/07/1957 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: 07/08/1957 Số công báo: 32-32
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 766-TC/HCP
Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Tài chính
Người ký: Trịnh Văn Bính
Ngày ban hành: 19/07/1957
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: 07/08/1957
Số công báo: 32-32
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 766-TC/HCP

Hà Nội, ngày 19 tháng 07 năm 1957 

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ ĐỐI VỚI NHÂN VIÊN THUÊ MƯỢN THEO HỢP ĐỒNG

BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH

Kính gửi:

- Các Bộ, cơ quan, đoàn thể trung ương
- Các Ủy ban Hành chính liên khu, khu, tỉnh, thành phố

 

Từ khi Chính phủ có chủ trương đình chỉ tuyển dụng cán bộ nhân viên mới, nhằm chấn chỉnh bộ máy, ổn định biên chế chính thức để giảm bớt số người thoát ly sản xuất đặng giảm bớt chi tiêu hành chính thì việc thuê mượn theo hợp đồng từng kỳ hạn 01 tháng, 03 tháng, 06 tháng có chiều hướng phát triển ở các cơ quan.

Chế độ lương trả theo hợp đồng đã quy định tại Thông tư số 05-VP/B ngày 14-01-1957 của Bộ Nội vụ là tính theo ngày thực sự làm việc, làm ngày nào hưởng ngày ấy, không làm việc không hưởng lương, ngoài ra không được hưởng một khoản nào khác nữa.

Nhưng dần đây có cơ quan thuê mượn hàng tháng mà vẫn trả lương công nhật mỗi ngày 1.500đ, 1.600đ.... thành thử lương của người thuê mượn công nhật lại cao hơn cả lương của một cán bộ loại khá trong biên chế (ở bậc 12, 11...). Có nơi đòi trả phụ cấp thai sản cho những người cấp dưỡng mượn theo hợp đồng như Thông tư số 16-TT/LB và 19-TT/LB của Liên Bộ Lao động -  Tài chính quy định cho công trường, xí nghiệp.

Để bổ khuyết tình trạng trên đây, Bộ chúng tôi quy định một số nguyên tắc sau đây:

1) Phân biệt rõ nhân viên tuyển dụng vào trong biên chế chính thức theo chế độ lương hợp đồng trước đây với nhân viên thuê mượn tạm thời theo hợp đồng từ khi có chủ trương không tuyển dụng nhân viên mới vào biên chế chính thức:

a) Những nhân viên tuyển theo hợp đồng trước đây là do yêu cầu công tác mà tuyển dụng chính thức vào biên chế, nhưng với mức lương tương đối cao hơn lương cán bộ, nhân viên khác nên không tiện theo chế độ lương chung đang thi hành lúc ấy. Hiện nay cũng còn có những trường hợp cá biệt tuyển dụng vào biên chế chính thức, nhưng theo hợp đồng coi như đối với một số cán bộ kỹ thuật ở một số ngành cần thiết.

b) Những nhân viên thuê mượn theo hợp đồng từ ngày đình chỉ việc tuyển dụng nhân viên mới là những người do các cơ quan thuê mượn tạm thời để làm  công việc nhất định trong một thời gian ngắn không nằm trong biên chế chính thức, nên họ làm ngày nào thì được trả công ngày ấy, không làm không có lương, hết việc hay hết hạn hợp đồng thì thôi việc không có phụ cấp thôi việc.

2) Những nhân viên thuộc loại a nói trên đây, đều được hưởng các quyền lợi như cán bộ nhân viên trong biên chế vì mặc dù tuyển theo hợp đồng thực tế họ cũng là cán bộ trong biên chế chính thức.

Còn những nhân viên thuộc loại b chỉ được hưởng lương hay sinh hoạt phí theo đúng số đã ghi trong hợp đồng về những ngày thực sự công tác, ngoài ra không được hưởng một khoản phụ cấp hoặc tiêu chuẩn nào khác nữa.

3) Chế độ trả lương những người thuê mượn tạm thời theo hợp đồng có thể tính bằng 2 cách:

a) Lương công nhật là 1.150đ, 1.250đ, hay 1.350đ, một ngày tùy theo khả năng công tác.

b) Lương tháng sẽ lấy mức lương công nhật trên mà nhân với 25 ngày để trả. Đối với những người mượn hợp đồng lương tháng, nhưng nếu trong tháng phải làm cả 30 ngày thì cũng trả đủ 30 ngày (không tính theo cách nhân công nhật với 25).

Mức lương trên đây là mức tối đa để trả những người thuê mượn tạm thời vào cơ quan, không nên trả hơn, vì hiện nay ở công trường, những người làm công tác lao động mệt nhọc hơn cũng chi được hưởng mức lương ấy thôi.

4) Hiện nay biên chế của các cơ quan rất lớn, hầu hết đều thừa người, nhất là những nhân viên thuộc bộ phận hành chính quản trị. Vì vậy việc thuê mượn tạm thời theo hợp đồng cần phải hết sức hạn chế để tránh chi tiêu lãnh phí; chỉ thuê mượn trong những trường hợp có công tác thật cần thiết, sau khi công trình đã nghiên cứu kỹ và xét thấy không thể chuyển người ở các bộ phận khác hoặc số nhân viên nằm chờ sang làm được. Trước khi mượn người, các cơ quan ở Trung ương cần được Liên Bộ Nội vụ - Tài chính thỏa thuận; các cơ quan ở địa phương cần được Ủy ban Hành chính và các cơ quan Tài chính đồng ý.

Tuyệt đối không thuê mượn người tạm thời để làm công tác hành chính hay nghiệp vụ thay thế cho những người đi công tác đột xuất, ốm hoặc nghỉ thai sản.

Chúng tôi đề nghị các cơ quan các ngành, các cấp cho kiểm điểm tại việc thuê mượn người thuộc loại b nói trên: nếu thấy có trường hợp nào xét không cần thiết hoặc có thể chuyển người ở bộ phận khác đến thay thế thì cương quyết cho những người mới thuê mượn nghỉ việc.

Trong khi xét duyệt kinh phí, các cơ quan tài chính sẽ đặc biệt chú ý đến những trường hợp thuê mượn người theo hợp đồng (kiểm soát các giấy hợp đồng của cơ quan) và nếu phát hiện ra những hiện tượng không hợp lý thì không được cấp kinh phí.

 

K.T. BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
THỨ TRƯỞNG





Trịnh Văn Bính

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản
Văn bản khác