Thông tư 58-NV năm 1961 hướng dẫn trợ cấp đợt thứ hai cho quân nhân phục viên mất sức lao động do Bộ Nội Vụ ban hành.
Thông tư 58-NV năm 1961 hướng dẫn trợ cấp đợt thứ hai cho quân nhân phục viên mất sức lao động do Bộ Nội Vụ ban hành.
Số hiệu: | 58-NV | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Nội vụ | Người ký: | Nguyễn Văn Ngọc |
Ngày ban hành: | 01/12/1961 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | 27/12/1961 | Số công báo: | 50-50 |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 58-NV |
Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Nội vụ |
Người ký: | Nguyễn Văn Ngọc |
Ngày ban hành: | 01/12/1961 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | 27/12/1961 |
Số công báo: | 50-50 |
Tình trạng: | Đã biết |
BỘ
NỘI VỤ |
VIỆT
NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
Số: 58-NV |
Hà Nội, ngày 01 tháng 12 năm 1961 |
HƯỚNG DẪN VIỆC TRỢ CẤP ĐỢT THỨ HAI CHO QUÂN NHÂN PHỤC VIÊN MẤT SỨC LAO ĐỘNG
Kính gửi: Ủy ban hành chính các khu, thành phố, tỉnh và khu vực Vĩnh linh.
Việc trợ cấp mất sức lao động cho quân nhân phục viên trong đợt 1 đã có tác dụng tốt, thiết thực giúp cho những quân nhân phục viên bị mất sức lao động duy trì mức sinh hoạt bình thường và gây được ảnh hưởng tốt về chính trị.
Nhưng việc thực hiện thì còn thiếu sót nhiều, mà chủ yếu là diện trợ cấp rộng, vì sự nhận xét, giới thiệu của xã chưa đúng, sự khám nghiệm của Hội đồng giám định y khoa chưa kỹ và sự kiểm tra đôn đốc của Bộ và các tỉnh, huyện chưa được chặt chẽ. Sự hướng dẫn của Bộ đối với một số điểm trong chính sách cũng chưa thật cụ thể.
Dựa vào những kinh nghiệm đã tổng kết trong đợt 1, Bộ ra thông tư này để bổ sung một số điểm cụ thể và hướng dẫn việc trợ cấp mất sức lao động cho quân nhân phục viên đợt thứ hai:
I. GIẢI THÍCH VỀ TIÊU CHUẨN VÀ CÁCH XÉT TRỢ CẤP
1. Điều 1 của Nghị định số 523-TTg ngày 6-12-1958 của Phủ Thủ tướng đã quy định chỉ xét trợ cấp cho “quân nhân tình nguyện đã phục viên từ ngày 20-7-1954 đến ngày 11-11-1958 bị bệnh kinh niên tái phát ốm yếu không còn khả năng lao động”. Công văn số 81-NV-DC ngày 13-12-1958 của Bộ đã nói rõ tiêu chuẩn xét trợ cấp là “mất hẳn hoặc mất 1 phần lớn sức khỏe lao động sản xuất”.
Tuy vậy, trong đợt 1, nhiều tỉnh chưa nhận thức đúng tiêu chuẩn trên đây và chưa quan niệm rõ thế nào là mất sức lao động nên vận dụng vào từng trường hợp cụ thể còn sai lệch. Một số tỉnh lại quy định thêm một số tiêu chuẩn trong khi xét trợ cấp như chiếu cố hoàn cảnh túng thiếu, nhiều tuổi quân, nhiều thành tích, bận nhiều công tác xã… Có tỉnh dựa chủ yếu vào bệnh án cũ, khi khám nghiệm thấy còn bệnh là trợ cấp. Vì vậy diện trợ cấp trong đợt 1 có rộng. Ngược lại có một vài tỉnh chưa quan tâm đúng mức nên còn để sót 1 số anh em chưa trợ cấp.
Để nắm vững tiêu chuẩn xét trợ cấp cho quân nhân phục viên trong đợt hai, các địa phương cần thống nhất quan niệm về vấn đề trợ cấp cho quân nhân phục viên như sau: khoản trợ cấp cho quân nhân phục viên là trợ cấp mất sức lao động, chứ không phải trợ cấp bệnh tật hay trợ cấp cho quân nhân phục viên gặp khó khăn trong đời sống. Quân nhân phục viên tuy có bệnh cũ tái phát nhưng chưa đến mức độ mất sức lao động thực sự thì không trợ cấp mất sức lao động (chủ yếu là giải quyết cho đi chữa bệnh).
Mất sức lao động thực sự là mất một phần lớn hay mất hoàn toàn sức lao động hay nói cách khác mất từ 60% đến 100% sức lao động sản xuất đối với nghề nghiệp của quân nhân phục viên hiện nay (như làm ruộng, làm thợ mộc, thợ nề…) Một quân nhân phục viên đang được hưởng trợ cấp mất sức lao động, nhưng nay chuyển sang làm một nghề khác thích hợp với sức khỏe và làm việc được gần như người bình thường thì không coi quân nhân phục viên đó là người bị mất sức lao động nữa (thôi hưởng trợ cấp).
Thí dụ: đang làm ruộng nay chuyển sang làm nghề dệt, nghề may, nghề cắt tóc… hoặc đi công tác. Sự sắp xế cho các xã viên yếu sức làm các công việc thích hợp hoặc làm thêm các nghề phụ thì không coi là chuyển sang làm một nghề mới.
2. Muốn xác định một quân nhân phục viên có mất sức lao động thực sự hay không, phải nhận xét qua sinh hoạt và lao động nghề nghiệp của quân nhân phục viên đó trong một thời gian dài (ít nhất từ 3 tháng trở lên). Việc này tập thể cán bộ xã và nhân dân, nơi quân nhân phục viên ở, có đủ khả năng nhận xét một cách tương đối chính xác, nếu cán bộ, nhân dân và quân nhân phục viên đã thông suốt chính sách, tiêu chuẩn và nhận rõ trách nhiệm của mình. Khi xã hay khu phố đã nhận xét kỹ và đúng thì Hội đồng giám định y khoa mới có chỗ dựa tốt để xác minh lại một lần nữa về mức độ mất sức lao động và xét xem tình trạng mất sức lao động có phải do bệnh cũ tái phát không.
Trong công văn số 3346-BYT-CB ngày 30-5-1959 của Bộ Y tế đã nêu “một số tiêu chuẩn bệnh tật để làm cơ sở cho các Hội đồng giám định y khoa xét”. “Những tiêu chuẩn bệnh tật kể trên chỉ có tính chất hướng dẫn…”. Như vậy việc quy định bằng tiêu chuẩn bệnh tật là nhằm giúp cho Hội đồng giám định y khoa xác định dễ dàng hơn chứ không phải hễ ai có bệnh ghi trong bảng không kể mức độ bệnh thế nào, là được trợ cấp. Ngược lại, có đồng chí mắc một bệnh (bệnh kinh niên cũ) không ghi trong bảng tiêu chuẩn nhưng thực sự mất sức lao động thì vẫn được trợ cấp.
1. Chỉ trợ cấp mất sức lao động cho những quân nhân phục viên mất sức lao động thực sự, làm được ít nên bản thân có thu nhập rất ít hoặc không có thu nhập, nhằm giúp cho các quân nhân phục viên có thêm điều kiện duy trì mức sống bình thường và bồi dưỡng sức lao động.
2. Không trợ cấp mất sức lao động cho những quân nhân phục viên:
- Đã chuyển sang làm một công việc mới thích hợp với sức khỏe như: là công nhật, làm khoán, phụ động, làm theo hợp đồng cho các công, nông, lâm trường, xí nghiệp, cơ quan Nhà nước, sản xuất ở các cơ sở sản xuất tiểu thủ công… mà thu nhập hàng tháng bằng hay cao hơn lương tối thiểu (chỉ ngừng trợ cấp sau 6 tháng kể từ ngày chuyển nghề để anh chị em có thời gian ổn định công việc làm ăn).
- Đã được Chính phủ cho hưởng một khoản trợ cấp khác nhằm duy trì mức sống cho quân nhân phục viên như học bổng, sinh hoạt phí… mà khoản trợ cấp này đã bằng hay cao hơn mức trợ cấp mất sức lao động (trừ trường hợp phụ cấp của các cán bộ xã hiện nay). Nếu những khoản trợ cấp nói trên thấp hơn mức trợ cấp mất sức lao động thì quân nhân phục viên sẽ được hưởng khoản chênh lệch.
- Nếu bị tòa án nhân dân kết án phạt giam (tù ngồi), quân nhân phục viên không được lĩnh trợ cấp mất sức lao động nữa. Khi hết hạn phạt giam, quân nhân phục viên sẽ được xét trợ cấp nếu vẫn mất sức lao động.
3. Việc lĩnh trợ cấp và thu hồi sổ trợ cấp theo thể thức như sau:
- Quân nhân phục viên ở huyện nào phải lĩnh trợ cấp mất sức lao động ở huyện đó. Nếu quân nhân phục viên di chuyển hộ khẩu chính thức đến nơi ở mới thì được tiếp tục lĩnh trợ cấp mất sức lao động ở huyện mới. Các cơ quan, công, nông, lâm trường, xí nghiệp, bệnh viện, trường học… không phụ trách trả tiền trợ cấp mất sức lao động cho quân nhân phục viên.
- Nếu quân nhân phục viên ốm yếu không đi lĩnh trợ cấp được thì có thể ủy quyền cho thân nhân đi lĩnh thay từng quý và phải có giấy chứng nhận của Ủy ban hành chính xã. Nếu quân nhân phục viên đi vắng nhà bất cứ vì lý do gì khác, xã cũng không chứng nhận cho quân nhân phục viên ủy người khác đi lĩnh thay (huyện không phát tiền).
Nếu gặp các trường hợp ghi trong điều 2 trên đây thì Ủy ban hành chính xã cần báo cáo ngay lên huyện xét việc thôi trợ cấp, đồng thời xã cần giải thích cho quân nhân phục viên mang nộp sổ trợ cấp cho huyện.
- Nếu quân nhân phục viên chết, Ủy ban hành chính xã cần báo cáo lên huyện để thu hồi sổ trợ cấp.
Tất cả những sổ trợ cấp mất sức lao động do quân nhân phục viên nộp lại hay thu hồi, Ủy ban hành chính huyện, thị xã phải ghi rõ ở tờ đầu của sổ: “Hết giá trị từ ngày… tháng… năm…” có đóng dấu của huyện, thị xã và phải nộp trả Ủy ban hành chính hành chính tỉnh, thành phố.
A. PHỔ BIẾN CHÍNH SÁCH CHO CÁN BỘ VÀ QUÂN NHÂN PHỤC VIÊN:
Các tỉnh, thành phố cần tổ chức kiểm tra sự thực hiện đợt trợ cấp thứ nhất ở tỉnh, huyện, xã để đánh giá được đúng ưu, khuyết điểm về các mặt chỉ đạo, thực hiện và thấy rõ diện trợ cấp rộng, hẹp đến mức độ nào.
Sau khi đã kiểm tra, các tỉnh, thành phố cần tổ chức tổng kết công tác, nhằm làm cho cán bộ tỉnh, thành phố, các huyện, Hội đồng giám định y khoa nắm vững chính sách, thấy rõ trách nhiệm, thống nhất nhận thức về tiêu chuẩn trợ cấp và đặt kế hoạch thực hiện cho tốt.
Các huyện cần tổ chức phổ biến chính sách, kinh nghiệm, tiêu chuẩn và kế hoạch thực hiện cho cán bộ xã, nâng cao tinh thần trách nhiệm cho cán bộ xã trong khi nhận xét, giới thiệu quân nhân phục viên đi khám.
Các xã phải tổ chức phổ biến tiêu chuẩn trợ cấp mất sức lao động cho cán bộ xã, thôn, các ban quản trị hợp tác xã và quân nhân phục viên trong xã, làm cho cán bộ và quân nhân phục viên nhận rõ tiêu chuẩn và tiến hành nhận xét cho đúng.
B. TIẾN HÀNH XÉT TRỢ CẤP MẤT SỨC LAO ĐỘNG:
1. Đối với quân nhân phục viên đã được trợ cấp. Vì việc trợ cấp trước đây rộng, trong thời gian tới phải sửa thiếu sót này, rút bớt diện trợ cấp cho đúng tiêu chuẩn, đúng chính sách. Tùy theo từng trường hợp sẽ tiến hành như sau:
a) Những quân nhân phục viên đã hết hạn trợ cấp 2 năm:
- Nếu vẫn mất sức lao động, sau khi có sự nhận xét kỹ của tập thể cán bộ xã, thôn, xóm và hợp tác xã, các xã lập danh sách gửi lên huyện, khu phố, thị xã để đề nghị lên Ủy ban hành chính tỉnh, thành phố cho khám lại sức khỏe để xét trợ cấp đợt thứ hai.
Quân nhân phục viên được xét trợ cấp đợt 2 sẽ tiếp tục lĩnh trợ cấp từ ngày hết hạn trợ cấp đợt thứ nhất.
- Nếu đã bình phục sức khỏe thì xã cần giải thích cho anh chị em rõ để tự nguyện không không đề nghị trợ cấp đợt 2 nữa (trả lại sổ cũ và không cần đi khám sức khỏe nữa). Nếu có anh chị em chưa thông suốt, nhất thiết đề nghị được khám sức khỏe thì xã phải báo cáo cụ thể ý kiến nhận xét của mình cho huyện, khu phố, thị xã để đề nghị tỉnh, thành phố cho đi khám ở Hội đồng giám định y khoa để xác minh lại cho thật chính xác.
b) Những quân nhân phục viên chưa hết hạn trợ cấp 2 năm nhưng đã khỏe thì cần xét cụ thể:
- Nếu trước đây có mất sức lao động, việc trợ cấp trước đây là đúng thì vẫn để anh chị em hưởng trợ cấp cho đến hết hai năm. Khi hết hạn thì giải thích cho anh chị em tự nguyện không đề nghị xin trợ cấp đợt thứ hai như đã hướng dẫn ở trên.
- Nếu trước đây trợ cấp sai, từ trước đến nay anh chị em vẫn khỏe, không mất sức lao động, thì giải thích để anh chị em đó tự nguyện không lĩnh trợ cấp nữa (trả lại sổ trợ cấp cho huyện). Nếu anh chị em không thông suốt thì xã cần báo cáo lên huyện, khu phố, thị xã đề nghị lên tỉnh, thành phố cho đi khám lại, nếu xác nhận không mất sức lao động thì thu hồi sổ, không tiếp tục trợ cấp nữa.
c) Đối với những quân nhân phục viên đã được đơn vị quân đội trợ cấp theo Nghị định Liên bộ số 500-NĐ/LB bao gồm những quân nhân tình nguyện phục viên từ sau ngày 11-11-1958 và những quân nhân nghĩa vụ quân sự bị tai nạn mà mất sức lao động (theo thông tư số 95-TTg ngày 11-3-1961 của Phủ Thủ tướng), nếu đã hết hạn lĩnh trợ cấp, cũng giải quyết theo sự hướng dẫn trong mục a nói trên, nếu chưa hết hạn 2 năm thì vẫn để anh chị em hưởng trợ cấp cho đến hết hạn. Khi hết hạn sẽ giải quyết theo sự hướng dẫn trong mục a.
Về định suất trợ cấp: những chiến sĩ đã hưởng trợ cấp 12đ một tháng, trong đợt 2 sẽ tùy theo mức độ mất sức lao động mà trợ cấp 8đ, 10đ, hay 12đ 1 tháng, những cán bộ đã hưởng trợ cấp theo phần trăm lương, nếu còn mất sức lao động thì vẫn hưởng theo phần trăm lương như cũ.
2. Đối với những quân nhân phục viên từ 20-7-1954 đến 11-11-1958 bị mất sức lao động mà chưa được trợ cấp :
Các tỉnh, thành phố cần chú ý giải quyết sớm cho những anh chị em này.
Sau khi phổ biến chính sách, tiêu chuẩn, Ủy ban hành chính hành chính xã sẽ tổ chức nhận xét kỹ, lập phiếu nhận xét từng người và lập danh sách báo cáo lên huyện, thị xã để đề nghị lên tỉnh, thành phố cho đi khám sức khỏe ở Hội đồng giám định Y khoa và xét trợ cấp.
3. Đối với những quân nhân tình nguyện phục viên từ sau ngày 11-11-1958, thuộc diện thi hành của Nghị định số 500-NĐ-LB, nhưng chưa được quân đội trợ cấp mất sức lao động vì khi phục viên chưa bị mất sức lao động, nay vì bệnh cũ tái phát nên bị mất sức lao động, Bộ sẽ hướng dẫn cách giải quyết sau.
C. TỔ CHỨC KHÁM, QUYẾT ĐỊNH TRỢ CẤP VÀ KIỂM TRA.
Tùy tình hình cụ thể, các tỉnh, thành phố sẽ tổ chức cho Hội đồng giám định y khoa khám nghiệm ở tỉnh hoặc về khám ở huyện. Khi khám phải có đủ thành phần của Hội đồng, có bàn bạc tập thể, có nghiên cứu kỹ những nhận xét đề nghị của xã để những kết luận của Hội đồng được chính xác. Sau một hoặc hai đợt khám, Hội đồng giám định y khoa cần họp rút kinh nghiệm để tiến hành khám những đợt sau được tôt hơn. Nếu Hội đồng giám định y khoa có thay thế hoặc bổ sung một hay nhiều ủy viên thì ủy viên mới phải được phổ biến kỹ chính sách, tiêu chuẩn trước khi làm nhiệm vụ.
Căn cứ vào đề nghị của Ủy ban hành chính xã và Hội đồng giám định y khoa, Ủy ban hành chính khu, tỉnh, thành phố sẽ ra quyết định trợ cấp.
Từng thời gian ngắn, huyện, tỉnh, cần tổ chức những đợt kiểm tra ở xã để kịp thời phát hiện những thiếu sót lệch lạc để uốn nắn lại hoặc đôn đốc sự thực hiện.
Việc trợ cấp mất sức lao động cho quân nhân phục viên trong đợt hai cần làm đúng tiêu chuẩn, đúng chính sách, đảm bảo được ảnh hưởng tốt về chính trị. Các tỉnh, thành phố cần tiến hành khẩn trương, chu đáo.
Để đạt được yêu cầu nói trên, các tỉnh, thành phố cần chỉ đạo chặt chẽ ba mặt công tác:
- Xã nhận xét, giới thiệu đúng.
- Hội đồng giám định y khoa khám kỹ.
- Tỉnh, huyện đôn đốc và kiểm tra chặt chẽ.
Trong khi tiến hành công tác trợ cấp, các tỉnh, thành phố cần báo cáo đều đặn về Bộ.
|
KT. BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây