Thông tư 403-TTg năm 1958 về việc trợ cấp thù lao và công tác phí, hội nghị phí cho cán bộ xã do Phủ Thủ tướng ban hành
Thông tư 403-TTg năm 1958 về việc trợ cấp thù lao và công tác phí, hội nghị phí cho cán bộ xã do Phủ Thủ tướng ban hành
Số hiệu: | 403-TTg | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Phủ Thủ tướng | Người ký: | Phạm Văn Đồng |
Ngày ban hành: | 14/08/1958 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | 03/09/1958 | Số công báo: | 32-32 |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 403-TTg |
Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Phủ Thủ tướng |
Người ký: | Phạm Văn Đồng |
Ngày ban hành: | 14/08/1958 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | 03/09/1958 |
Số công báo: | 32-32 |
Tình trạng: | Đã biết |
PHỦ
THỦ TƯỚNG |
VIỆT
|
Số: 403-TTg |
Hà Nội , ngày 14 tháng 08 năm 1958 |
VỀ VIỆC TRỢ CẤP THÙ LAO VÀ CÔNG TÁC PHÍ, HỘI NGHỊ PHÍ CHO CÁN BỘ XÃ
Trong thời gian vừa qua, một số địa phương đã chấp hành chủ trương của Trung ương về việc trợ cấp thù lao và công tác phí, hội nghị phí cho cán bộ xã nên đã giúp cho cán bộ xã giải quyết được một phần khó khăn trong sinh hoạt, để yên tâm, tích cực công tác.
Tuy nhiên còn nhiều địa phương, trong việc thi hành chủ trương đã có nhiều thiếu sót và lệch lạc, như:
- Nhiều nơi đã chia suất trợ cấp ra làm nhiều suất nhỏ, không theo đúng những điều đã quy định.
- Một số xã lại tập trung số gạo trợ cấp tại trụ sở để cán bộ nào đến phiên thường trực thì ăn, hoặc tổ chức ăn chung khi hội họp, hoặc dùng làm công tác phí.
- Có cán bộ không làm việc lại được trợ cấp, ngược lại có cán bộ làm việc nhiều, nhưng được trợ cấp thù lao không thích đáng.
- Nhiều địa phương không cấp công tác phí cho cán bộ xã khi lên tỉnh, huyện hội họp.
Thậm chí, có huyện, tỉnh triệu tập cán bộ xã lên họp cũng không cấp tiền ăn để cán bộ xã phải tự túc. Có nơi chỉ cấp công tác phí cho cán bộ chính quyền, không cấp cho cán bộ đoàn thể ở xã.
Những thiếu sót, sai lệch như trên đã làm giảm ý nghĩa, mục đích của việc trợ cấp thù lap và công tác phí, hội nghị phí cho cán bộ xã, ảnh hưởng đến tình đoàn kết và tinh thần công tác của cán bộ xã.
I – Ý NGHĨA CỦA VIỆC TRỢ CẤP THÙ LAO VÀ CÔNG TÁC PHÍ, HỘI NGHỊ PHÍ CHO CÁN BỘ XÃ
Các bộ xã không phải là cán bộ thoát ly sản xuất. Đặc điểm của cán bộ xã là vừa tham gia công tác, vừa tham gia sản xuất. Cán bộ xã có tham gia sản xuất thì mới bảo đảm đời sống cho bản thân và gia định và mới có điều kiện thuận tiện để liên hệ chặt chẽ với nhân dân và lãnh đạo nhân dân.
Nhưng hiện nay cán bộ xã đang gặp khó khăn trong việc kết hợp sản xuất và công tác. Nói chung cán bọ xã, nhát là những cán bộ chủ chốt, bận nhiều về công tác, ít có thì giờ sản xuất nên không giúp đỡ được gia đình giải quyết khó khăn trong sinh hoạt. Ngược lại tình hình sinh hoạt khó khăn của gia đình đã ảnh hưởng đến tinh thần công tác của cán bộ xã.
Để giải quyết khó khăn nói trên của cán bộ xã, cần phải có một kế hoạch toàn diện bao gồm nhiều mặt: cải tiến tổ chức và lề lối làm việc ở xã, cải tiến lề lối làm việc của cấp trên đối với xã, tránh tình trạng cấp trên dồn việc xuống xã, thiếu kế hoạch, thiếu kết hợp, phối hợp, gây khó khăn cho cán bộ xã trong công tác, trong sản xuất.
Việc trợ cấp thù lao và công tác phí, hội nghị phí cho cán bộ xã không phải là việc trả lương cho cán bộ xã. Nó nhằm giúp đỡ một số cán bộ xã vì bận công tác mất nhiều thì giờ sản xuất, giải quyết một phần khó khăn trong sinh hoạt.
Việc trợ cấp thù lao và công tác phí, hội nghị phí là căn cứ vào tình hình nông thôn và hoàn cảnh công tác hiện nay của cán bộ xã mà quy định.
II – YÊU CẦU CỦA VIỆC TRỢ CẤP THÙ LAO VÀ CÔNG TÁC PHÍ, HỘI NGHỊ PHÍ
Để đạt được ý nghĩa trên, việc trợ cấp thù lao và công tác phí, hội nghị phí cho cán bộ xã phải đảm bảo những yêu cầu và phương châm sau đây:
Yêu cầu: Giúp đỡ cán bộ xã, chủ yếu là một số cán bộ chủ chốt, giải quyết một phần khó khăn trong sinh hoạt, để đảm bảo công tác ở xã tiến hành tốt.
Phương châm.
– Phải căn cứ vào điều kiện công tác của cán bộ xã, căn cứ vào đặc điểm tình hình xã của ta hiện nay, căn cứ vào khả năng tài chính của Nhà nước và dựa vào chế độ hiện hành mà cải tiến việc trợ cấp thù lao, công tác phí, hội nghị phí một cách thích hợp.
– Đi đôi với việc trợ cấp thù lao, công tác phí, hội nghị phí, cần cải tiến tổ chức và lề lối làm việc ở xã, cũng như tổ chức và lề lối làm việc của các cấp trên đối với xã.
– Trong khi thi hành việc trợ cấp thù lao, công tác phí, hội nghị phí, các cấp cần coi trọng việc lãnh đạo và giáo dục tư tưởng cho cán bộ xã và nhân dân.
a) Trợ cấp thù lao cho cán bộ chính quyền và đoàn thể ở xã do ngân sách tỉnh đài thọ.
1) Số suất trợ cấp:
Mỗi xã miền đồng bằng, trung du đươc cấp nhiều nhất là 8 suất mỗi tháng, trong đó có từ 3 đến 4 suất để trợ cấp cho cán bộ làm nhiệm vụ thường trực, phải để nhiều thì giờ làm công tác, số còn lại là dự trữ.
Mỗi xã miền núi rẻo thấp được cấp nhiều nhất là 7 suất, trong đó có từ 3 đến 4 suất để trợ cấp cho cán bộ làm nhiệm vụ thường trực, phải để nhiều thì giờ làm công tác, số suất còn lại là dự trữ.
Mỗi xã miền nút rẻo cao được cấp nhiều nhất là 6 suất, trong đó có 3 suất để trợ cấp cho cán bộ làm nhiệm vụ thường trực, phải để nhiều thì giờ làm công tác, số suất còn lại là dự trữ.
2) Mức trợ cấp:
Các xã miền đồng bằng và trung du được cấp mỗi suất là một vạn đồng (10.000 đồng) một tháng.
Các xã miền núi rẻo thấp được cấp mỗi suất là một vạn hai nghìn đồng (12.000 đồng) một tháng.
Các xã miền nút rẻo cao được cấp mỗi suất là một vạn bốn nghìn đồng (14.000 đồng) một tháng.
3) Cách sử dụng:
Số cán bộ làm nhiệm vụ thường thực phải để nhiều thì giờ làm công tác như: Chủ tịch Ủy ban Hành chính, Bí thư chi bộ, Thư ký văn phòng được trợ cấp cả suất.
Số suất dự trữ nhằm để cấp cho những cán bộ phải để nhiều thì giờ làm những công tác bất thường trong tháng, ảnh hưởng nhiều đến thì giờ sản xuất.
Số suất dự trữ cũng giao về xã chứ không để ở huyện, châu hay tỉnh. Việc sử dụng sẽ căn cứ vào tình hình và yêu cầu công tác của cán bộ, có thể cấp cả suất cho một người có thể chỉ cấp một phần.
Theo đề nghị của Ủy ban Hành chính huyện, châu, căn cứ vào hoàn cảnh khác nhau của từng loại xã trong địa phương, Ủy ban Hành chính khu tự trị, thành phố, tỉnh có trách nhiệm quy định cụ thể số suất trợ cấp cho cán bộ làm nhiệm vụ thường trực và số suất dự trữ cần thiết cho từng xã.
Việc xét trợ cấp số suất cho từng cán bộ xã phải làm nhiệm vụ thường trực và văn phòng là do Ủy ban Hành chính huyện, châu quyết định theo đề nghị của xã.
Dưới sự hướng dẫn của Ủy ban Hành chính huyện, châu, Ủy ban Hành chính xã căn cứ vào điều kiện công tác mất nhiều thì giờ sản xuất mà cùng với cán bộ xã thảo luận và quyết định. Căn cứ vào đó, Ủy ban Hành chính xã sử dụng số suất dự trữ để trợ cấp.
– Thù lao sẽ cấp bằng tiền vào cuối tháng.
b) Việc cấp thù lao cho trưởng trạm bưu chính xã do ngành Bưu điện quy định. Ngoài ra, các cán bộ, nhân viên chuyên môn thuộc ngành sự nghiệp và xí nghiệp hoạt động ở xã (như giáo viên dân lập, y tá, nữ hộ sinh, nhân viên thủy lợi, thủ ngư, v.v…) trong khi phục vụ nhân dân được hưởng thù lao theo mức quy định của các ngành sở quan và do nhân dân đài thọ.
c) Dân quan xã trong khi làm nhiệm vụ cũng được trợ cấp thù lao như đã quy định trong nghị định số 350-TTg ngày 9 tháng 7 năm 1958.
B.– Về công tác phí, hội nghị phí.
Các cán bộ xã (kể cả cán bộ chính quyền và đoàn thể) đến huyện, châu, tỉnh công tác, hội họp, học tập, đều được cấp các khoản chi sau đây:
1) Được phụ cấp công tác phí theo đường đi, nếu phải đi nửa ngày đường thì cấp 400 đồng, nếu phải đi cả ngày đường thì được cấp 800 đồng.
2) Tiền chi phí về tầu, xe, theo thực tế phải chi.
3) Trường hợp cán bộ xã đến cơ quan huyện, châu, tỉnh công tác hay dự hội nghị, nếu phải ăn thì được cấp theo mức ăn bình thường của cơ quan hay hội nghị (mức ăn bình thường ở cơ quan hiện nay từ 500đ đến 600đ một ngày).
Ủy ban Hành chính huyện, châu, tỉnh có trách nhiệm dự trù để có thể thanh toán ngay cho cán bộ xã khi tới huyện, châu, tỉnh công tác hay dự hội nghị.
C.– Về thù lao công tác phí, hội nghị phí cho các cán bộ đoàn thể xã.
Để việc quản lý tài chính được dễ dàng, từ nay việc cấp thù lao, công tác phí, hội nghị phí cho các cán bộ đoàn thể xã do các đoàn thể huyện, châu, tỉnh dự trù và thống nhất vào ngân sách dự trù chi thu của Ủy ban Hành chính huyện, châu, tỉnh.
1) Các cấp cần phổ biến kỹ cho cán bộ từ trên xuống dưới, nhất là cán bộ xã hiểu rõ ý nghĩa, mục đích của việc trợ cấp thù lao, công tác phí, hội nghị phí để cán bộ thấy rõ chủ trương của Đảng và Chính phủ là hợp tình, hợp lý, làm cho cán bộ xã thấy được Đảng và Chính phủ luôn luôn quan tâm đến để động viên và đề cao tinh thần phục vụ của cán bộ xã.
Mặt khác cần chú ý khắc phục những nhận thức không đúng về trợ cấp thù lao, (coi thủ trợ cấp này như tiền lương, hoặc coi như hoa thơm, mỗi người hưởng một ít), đi đôi với việc khắc phục tư tưởng đòi hỏi đãi ngộ cao và tư tưởng suy bì tị nạnh.
2) Các cấp huyện, châu, tỉnh cần hướng dẫn chấn chỉnh các tổ chức ở xã. Chú ý phân công, phân nhiệm cán bộ cho hợp lý và cải tiến lề lối làm việc ở xã (bớt hội họp, giảm thường trực, chú trọng sinh hoạt thường kỳ, bớt những cuộc họp bất thường…), làm cho đại bộ phận cán bộ xã có nhiều thì giờ sản xuất và có điều kiện hoạt động sát ở xóm, bản, lợi cho sản xuất, lợi cho công tác.
3) Song song với việc hướng dẫn xã cải tiến lề lối làm việc các cấp trên cũng cần cải tiến lề lối làm việc của mình, đối với các xã, tránh dồn việc về xã nhiều quá, không đòi hỏi cán bộ xã phải làm việc cán bộ thoát ly, phải ý thức tôn trọng thì giờ sản xuất của cán bộ xã và của nhân dân. Nên đặt thành nguyên tắc là tăng cường việc cấp trên xuống trực tiếp làm việc với xã và hết sức hạn chế việc triệu tập xã lên làm việc với cấp trên. Cấp huyện, châu cần giảm bớt những cuộc họp ở huyện, châu xét ra không thật cần thiết, để tránh triệu tập cán bộ đến huyện, châu hội họp nhiều, mất nhiều thì giờ sản xuất, và tốn kém cho công quỹ.
Thông tư này thay thế cho các quy định về thù lao công tác phí, hội nghị phí trước dây. Các Ủy ban Hành chính Khu tự trị, thành phố, tỉnh đặc biệt chú ý kiểm tra đôn đốc cấp dưới thi hành đúng tinh thần thông tư này. Nên chỉ đạo riêng một vài nơi để lấy kinh nghiệm chỉ đạo chung. Trong quá trình thực hiện, yêu cầu các Ủy ban Hành chính Khu tự trị, thành phố, tỉnh báo cáo kết quả và kinh nghiệm về Thủ tướng phủ và Bộ Nội vụ.
|
THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây