Thông tư 34/2010/TT-BGTVT quy định về tổ chức và hoạt động của Cảng vụ Đường thủy nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
Thông tư 34/2010/TT-BGTVT quy định về tổ chức và hoạt động của Cảng vụ Đường thủy nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
Số hiệu: | 34/2010/TT-BGTVT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Giao thông vận tải | Người ký: | Hồ Nghĩa Dũng |
Ngày ban hành: | 08/11/2010 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | 24/11/2010 | Số công báo: | 690-691 |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 34/2010/TT-BGTVT |
Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Giao thông vận tải |
Người ký: | Hồ Nghĩa Dũng |
Ngày ban hành: | 08/11/2010 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | 24/11/2010 |
Số công báo: | 690-691 |
Tình trạng: | Đã biết |
BỘ
GIAO THÔNG VẬN TẢI |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 34/2010/TT-BGTVT |
Hà Nội, ngày 08 tháng 11 năm 2010 |
QUY ĐỊNH VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CẢNG VỤ ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA
Căn cứ Luật Giao thông đường thủy
nội địa ngày 15 tháng 6 năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 51/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tổ chức và hoạt động của Cảng vụ đường
thủy nội địa như sau:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Thông tư này quy định về tổ chức và hoạt động của Cảng vụ đường thủy nội địa.
2. Thông tư này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến tổ chức và hoạt động của Cảng vụ đường thủy nội địa.
Điều 2. Vị trí và chức năng của Cảng vụ đường thủy nội địa
1. Cảng vụ đường thủy nội địa là cơ quan trực thuộc Cục Đường thủy nội địa Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; thực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành về giao thông vận tải đường thủy nội địa tại cảng, bến thủy nội địa nhằm bảo đảm việc chấp hành các quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa và phòng ngừa ô nhiễm môi trường.
2. Cảng vụ đường thủy nội địa có tư cách pháp nhân, được sử dụng con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước.
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Vùng nước cảng thủy nội địa là vùng nước trước cầu cảng, vùng neo đậu phương tiện và luồng vào cảng, vùng nước dành cho dịch vụ cung ứng, vùng chuyển tải hàng hóa (nếu có), được quy định tại quyết định công bố cảng thủy nội địa.
2. Vùng nước bến thủy nội địa là vùng nước trước bến và vùng neo đậu phương tiện, luồng vào bến (nếu có), được quy định tại giấy phép hoạt động của bến thủy nội địa.
PHẠM VI QUẢN LÝ VÀ NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA CẢNG VỤ ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA
1. Cảng vụ đường thủy nội địa quản lý các cảng, bến thủy nội địa (trừ bến khách ngang sông) đã được cơ quan có thẩm quyền công bố hoặc cấp giấy phép hoạt động.
2. Phạm vi quản lý của Cảng vụ đường thủy nội địa trực thuộc Cục Đường thủy nội địa Việt Nam bao gồm:
a) Cảng, bến thủy nội địa nằm trên tuyến đường thủy nội địa quốc gia;
b) Cảng, bến thủy nội địa nằm trên tuyến đường thủy nội địa chuyên dùng nối với đường thủy nội địa quốc gia, đường thủy nội địa chuyên dùng nằm trên địa gới hành chính hai tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên;
c) Cảng, bến thủy nội địa do một tổ chức, cá nhân quản lý khai thác cùng nằm trên một khu đất vừa nằm trên tuyến đường thủy nội địa quốc gia vừa nằm trên tuyến đường thủy nội địa địa phương; hoặc vừa nằm trên tuyến đường thủy nội địa quốc gia vừa nằm trên vùng nước cảng biển.
3. Phạm vi quản lý của Cảng vụ đường thủy nội địa trực thuộc Sở Giao thông vận tải bao gồm:
a) Cảng, bến thủy nội địa nằm trên tuyến đường thủy nội địa địa phương;
b) Cảng, bến thủy nội địa nằm trên tuyến đường thủy nội địa chuyên dùng nối với đường thủy nội địa địa phương;
c) Cảng, bến thủy nội địa nằm trên vùng nước cảng biển thuộc phạm vi địa giới hành chính của địa phương.
1. Quy định nơi neo đậu cho phương tiện, tàu biển trong vùng nước cảng, bến thủy nội địa.
2. Kiểm tra việc thực hiện quy định của pháp luật về an toàn giao thông và bảo vệ môi trường của phương tiện, tàu biển; kiểm tra bằng, chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên và người lái phương tiện; cấp phép cho phương tiện, tàu biển ra, vào cảng, bến thủy nội địa.
3. Không cho phương tiện, tàu biển ra, vào cảng, bến thủy nội địa khi cảng, bến hoặc phương tiện không bảo đảm điều kiện an toàn hoặc cảng, bến không đủ điều kiện pháp lý hoạt động.
4. Thông báo tình hình luồng cho phương tiện, tàu biển ra, vào cảng, bến thủy nội địa.
5. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông vận tải đường thủy nội địa.
6. Kiểm tra điều kiện an toàn đối với cần tàu, bến, luồng, báo hiệu và các công trình khác có liên quan trong phạm vi cảng, bến thủy nội địa; khi phát hiện có dấu hiệu mất an toàn phải thông báo cho tổ chức, cá nhân có trách nhiệm xử lý kịp thời.
7. Giám sát việc khai thác, sử dụng cầu tàu, bến bảo đảm an toàn; yêu cầu tổ chức, cá nhân khai thác cảng, bến thủy nội địa tạm ngừng khai thác cầu tàu, bến khi xét thấy có ảnh hưởng đến an toàn cho người, phương tiện hoặc công trình.
8. Tổ chức tìm kiếm, cứu người, hàng hóa, phương tiện, tàu biển bị nạn trong vùng nước cảng, bến thủy nội địa.
9. Huy động phương tiện, thiết bị, nhân lực trong khu vực cảng, bến thủy nội địa để tham gia cứu người, hàng hóa, phương tiện, tàu biển trong trường hợp khẩn cấp và xử lý ô nhiễm môi trường trong phạm vi cảng, bến thủy nội địa.
10. Tham gia lập biên bản, kết luận nguyên nhân tai nạn, sự cố xảy ra trong khu vực cảng, bến thủy nội địa; yêu cầu các bên liên quan khắc phục hậu quả tai nạn.
11. Xử phạt vi phạm hành chính; lưu giữ phương tiện; thu phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.
12. Chủ trì phối hợp hoạt động với các cơ quan quản lý nhà nước khác tại cảng, bến thủy nội địa có tiếp nhận phương tiện, tàu biển nước ngoài.
13. Xây dựng kế hoạch hoạt động hàng năm trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện; tham gia xây dựng quy hoạch phát triển cảng, bến thủy nội địa trong phạm vi quản lý khi có yêu cầu.
4. Quản lý, sử dụng tài sản, kinh phí, biên chế được giao và thực hiện chế độ thống kê, báo cáo theo quy định.
15. Thực hiện những nhiệm vụ khác do Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam hoặc Giám đốc Sở Giao thông vận tải giao.
1. Cảng vụ đường thủy nội địa được quyền quan hệ với cơ quan có thẩm quyền công bố cảng thủy nội địa, cấp phép hoạt động bến thủy nội địa; chính quyền địa phương và các cơ quan liên quan để thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao.
2. Cảng vụ đường thủy nội địa được yêu cầu các đơn vị quản lý đường thủy nội địa, bảo đảm an toàn hàng hải cung cấp các thông tin về luồng chạy tàu thuyền để thông báo cho các tổ chức, đơn vị, cá nhân có nhu cầu về tình hình luồng cho phương tiện ra, vào cảng, bến thủy nội địa thuộc phạm vi trách nhiệm.
TỔ CHỨC CỦA CẢNG VỤ ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA
1. Cảng vụ đường thủy nội địa trực thuộc Cục Đường thủy nội địa Việt Nam được tổ chức theo khu vực và do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định thành lập.
2. Cảng vụ đường thủy nội địa trực thuộc Sở Giao thông vận tải do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định thành lập.
1. Cảng vụ đường thủy nội địa trực thuộc Cục Đường thủy nội địa Việt Nam chịu sự lãnh đạo trực tiếp và chịu trách nhiệm trước Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam.
2. Cảng vụ đường thủy nội địa trực thuộc Sở Giao thông vận tải chịu sự lãnh đạo trực tiếp và chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở Giao thông vận tải; chịu sự hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ của Bộ Giao thông vận tải, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam.
1. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Cảng vụ đường thủy nội địa gồm có:
a) Tổ chức giúp việc Giám đốc là các phòng nghiệp vụ;
b) Các Đại diện Cảng vụ đường thủy nội địa.
2. Đại diện Cảng vụ đường thủy nội địa được sử dụng con dấu riêng, thực hiện chức năng quản lý nhà nước tại cảng, bến thủy nội địa hoặc cụm cảng, bến thủy nội địa được giao. Tùy theo yêu cầu và địa bàn quản lý thực tế, Đại diện Cảng vụ đường thủy nội địa có thể tổ chức các Tổ Cảng vụ đường thủy nội địa và do Giám đốc Cảng vụ đường thủy nội địa quyết định.
3. Việc thành lập, tổ chức lại, giải thể các phòng nghiệp vụ, Đại diện Cảng vụ đường thủy nội địa do Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam hoặc Giám đốc Sở Giao thông vận tải quyết định theo đề nghị của Giám đốc Cảng vụ đường thủy nội địa. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng nghiệp vụ và Đại diện Cảng vụ đường thủy nội địa do Giám đốc Cảng vụ đường thủy nội địa quy định.
Điều 10. Cán bộ Cảng vụ đường thủy nội địa
1. Cảng vụ đường thủy nội địa do Giám đốc lãnh đạo, có Phó Giám đốc giúp việc. Giám đốc là người đứng đầu cơ quan Cảng vụ đường thủy nội địa, điều hành hoạt động Cảng vụ theo chế độ thủ trưởng; Phó Giám đốc giúp Giám đốc thực hiện nhiệm vụ theo phân công của Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về phần việc được phân công. Khi Giám đốc vắng mặt, có một Phó Giám đốc được Giám đốc ủy quyền điều hành Cảng vụ.
Đại diện Cảng vụ đường thủy nội địa do Trưởng Đại diện lãnh đạo, có Phó Trưởng Đại diện giúp việc.
2. Đối với Cảng vụ đường thủy nội địa trực thuộc Cục Đường thủy nội địa Việt Nam:
a) Giám đốc do Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam bổ nhiệm, miễn nhiệm;
b) Phó Giám đốc, Kế toán trưởng do Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Giám đốc;
c) Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh khác thuộc Cảng vụ đường thủy nội địa theo phân cấp quản lý cán bộ của Cục Đường thủy nội địa Việt Nam.
3. Đối với Cảng vụ đường thủy nội địa trực thuộc Sở Giao thông vận tải:
Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, bố trí cán bộ Cảng vụ đường thủy nội địa thực hiện theo phân cấp quản lý cán bộ của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Điều 11. Biên chế và chế độ đối với cán bộ, nhân viên Cảng vụ
1. Biên chế Cảng vụ đường thủy nội địa do:
a) Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải giao hàng năm cho Cảng vụ đường thủy nội địa trực thuộc Cục Đường thủy nội địa Việt Nam theo quy định của pháp luật;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giao hàng năm cho Cảng vụ đường thủy nội địa trực thuộc Sở Giao thông vận tải theo quy định của pháp luật.
2. Cán bộ, viên chức, người lao động Cảng vụ đường thủy nội địa thuộc biên chế đơn vị sự nghiệp công lập, được tuyển dụng, sử dụng và quản lý theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức và pháp luật về lao động; được xếp lương, trả lương và hưởng các chế độ khác theo quy định của pháp luật.
3. Cán bộ, viên chức Cảng vụ đường thủy nội địa được cấp trang phục theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định và phải sử dụng trang phục khi thi hành công vụ.
Điều 12. Kinh phí hoạt động của Cảng vụ đường thủy nội địa
Kinh phí hoạt động và cơ chế tài chính của Cảng vụ đường thủy nội địa được thực hiện theo quy định hiện hành của pháp luật.
Thông tư này có hiệu lực sau 45 ngày, kể từ ngày ký ban hành. Bãi bỏ Quyết định số 32/2004/QĐ-BGTVT ngày 21 tháng 12 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tổ chức, hoạt động của Cảng vụ đường thủy nội địa.
1. Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra và đánh giá tình hình thực hiện Thông tư này.
2. Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra, Vụ trưởng các Vụ, Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, Giám đốc các Sở Giao thông vận tải, Thủ trưởng cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
3. Trong quá trình thực hiện nếu có vấn đề phát sinh hoặc vướng mắc, các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Giao thông vận tải để xem xét, giải quyết theo thẩm quyền./.
Nơi nhận: |
BỘ
TRƯỞNG |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây